Kiến thức nhân sự Tuyển dụng nhân sự Bộ câu hỏi phỏng vấn nhân viên nhà hàng thường gặp

Chắc chắn rằng, các chủ doanh nghiệp sẽ cần đến bộ Phỏng vấn nhân viên nhà hàng chuyên biệt để có thể tuyển dụng nhân sự tốt cho khối nhà hàng, quán ăn, bởi tính chất công việc khá đặc thù so với các lĩnh vực liên quan.

1.Tính chất chung khi phỏng vấn nhân viên nhà hàng

Hàng quán, nhà hàng, khách sạn và đơn vị phân phối thực phẩm từ trước đến nay luôn là những đơn vị tuyển dụng hấp dẫn, đặc biệt với các bạn trẻ. Làm nghề phục vụ chính là cách để rèn luyện kỹ năng lắng nghe, sức chịu đựng cũng như tôi luyện khả năng giao tiếp và đối thoại tốt với khách hàng. 

Về phương diện của người tuyển dụng, các chủ nhà hàng, khách sạn và quán ăn cũng ưu tiên thích tiếp xúc với các bạn trẻ với sức khỏe tốt, với mức lương khá tốt, với sự nhanh nhẹn trong công việc và đáp ứng công việc rất nhanh theo nhu cầu của khách hàng.

Trong bối cảnh COVID-19, nghề phục vụ lại càng trở nên ‘khó nhằn’ hơn, vì chủ cửa hàng chỉ có thể bán hàng trực tuyến, với yêu cầu kiểm soát về Y tế và chỉn chu cao, đặc biệt vào thời gian cao điểm trong ngày. 

Số lượng nhân viên cần thiết sẽ tùy thuộc vào loại quán ăn, và bị co hẹp trong thời điểm COVID-19. Tính chất ngành nghề sẽ năng động hơn rất nhiều so với nhóm doanh nghiệp vừa và lớn, có thể kể đến các vai trò như Quản lý chung, Sale & Marketing, Chăm sóc bán hàng, Quản lý nhà hàng & nhân viên phục vụ…

Với các cơ sở có quy mô nhỏ hơn, như quán cà phê hay quán ăn địa phương, các hoạt động quản lý tổng thể thường sẽ được điều hành bởi chủ đầu tư, còn các vị trí Back-Office thường sẽ làm freelance – tự do thời gian hoặc part-time, làm nửa ngày tại văn phòng.

Vì vậy, chủ nhà hàng nên có những công cụ gì để phỏng vấn nhân viên nhà hàng hiệu quả, tránh thay đổi người quá nhiều, cũng như tránh hỏng hóc cơ sở vật chất, chi phí đền bù khi nhân viên làm sai hỏng? 

2. 3 nhóm công việc tại nhà hàng, quán ăn

2.1. Công việc của nhà hàng (Front House)

Đây là nhóm công việc đối mặt với khách hàng như nhân viên pha chế, phục vụ và quản lý cửa hàng. Nhóm nhân viên này có tương tác trực tiếp với khách hàng và có trách nhiệm đem đến những trải nghiệm tốt nhất. Do vậy, các câu hỏi dành cho nhóm nhân viên này thường phải tính đến sự thân thiện, nhanh nhẹn, có khả năng làm nhiều công việc một lúc, để có thể tự chủ động phục vụ khách hàng và tự hoàn thiện công việc hay không.

Qua đó, điều quan trọng nhất khi phỏng vấn nhóm nhân viên này chính là khả năng hỏi đáp đầy tự tin, phong cách năng động và khả năng tổng hợp kiến thức nhanh chóng và chính xác, để tránh gây hiểu lầm và đưa thông tin Đơn hàng sai vào hệ thống hay trực tiếp tới khu vực bếp.

2.2. Công việc chế biến (Back House)

Chính là nhóm các vai trò liên quan đến việc chuẩn bị và chế biến thực phẩm, như bếp trường, đầu bếp chuẩn bị, đầu bếp đứng lửa và tạp vụ rửa bát. Quản lý bếp và bếp trưởng chịu trách nhiệm gọi món, lên đơn và đào tạo các nhân viên thuộc cùng nhóm. 

Đây là công việc cần khá nhiều sự trao đổi khi làm việc, do vậy, chủ đầu tư sẽ ưu tiên những đầu bếp có kỹ năng phản hồi và tương tác tốt, kể cả khi họ không tiếp xúc trực tiếp với khách hàng. Cũng như thành thạo trong lĩnh vực chuyên môn của mình, nhân viên bộ phận hậu cần cần có khả năng hòa đồng với đồng nghiệp của họ, đặc biệt là phải chịu được áp lực cao

2.3. Công việc chuyên môn (Specialist)

Đây là các vị trí quan trọng trong các nhà hàng tiêu chuẩn, có thể kể đến Đầu bếp chế biến thực phẩm trực tiếp trước mặt khách hàng (Khá phổ biến với đồ Nhật, với vỉ nước sắt ngay tại bàn).

Ngoài ra, nhóm nhân viên bartenders cũng có thể kể trong nhóm công việc chuyên môn này, chuyên pha chế rượu ngon và đồ uống có cồn. Để có thể phỏng vấn được nhóm nhân viên này hiệu quả, chủ đầu tư cần có chuyên môn sâu để có thể hiểu được khả năng của họ.

3. Các vị trí làm việc & câu hỏi phỏng vấn

3.1. Tổng quản lý bếp

Một Quản lý Bếp trưởng (còn được gọi là Bếp trưởng hoặc Bếp trưởng Điều hành) có nhiệm vụ phụ trách tất cả các nhóm công việc thuộc khu vực bếp. Trách nhiệm của họ bao gồm quản lý nhà bếp, mua hàng và hàng tồn kho. Quản lý cũng có nhiệm vụ tạo thực đơn, định giá, lập ngân sách cho nhân viên và lên lịch cho nhân viên.

Câu hỏi phỏng vấn:

Anh chị đã có kinh nghiệm bao nhiêu năm làm việc trong lĩnh vực quản lý?

  • Hãy nêu một ví dụ nhân sự anh chị đã đào tạo thành công. Nhân sự đó đã làm việc trong vị trí nào và đang làm việc trong vị trí nào?
  • Anh chị bắt buộc phải đảm nhận rất nhiều công việc khi làm Bếp trưởng. Vậy, anh chị sẽ sắp xếp công việc như thế nào?
  • Anh chị sẽ làm gì trong thời điểm chi phí lao động đang tăng cao?
  • Anh chị sẽ làm gì để cắt giảm chi phí, tối ưu hiệu quả và năng suất làm việc, trong thời điểm bùng nổ đại dịch COVID-19?

3.2. Điều hành nhà hàng (theo chuỗi)

Đây là vị trí và vai trò quan trọng nhất để đảm bảo chất lượng và lợi nhuận của nhà hàng. Anh chị đảm nhận vị trí này sẽ chịu trách nhiệm về tất cả các hoạt động ở cả hai bộ phận Front & Back house, qua đó, nhiệm vụ của họ có thể kể đến: 

  • Xây dựng quy trình tuyển dụng & đào tạo nhân viên
  • Sa thải nhân viên không có năng lực
  • Thiết lập lịch trình và mô tả công việc ở từng bộ phận
  • Xây dựng quy chế thưởng phạt, các quy định quan trọng của chuỗi nhà hàng
  • Đảm bảo trải nghiệm hài lòng của khách hàng sau mỗi lần ghé thăm một trong các nhà hàng quản lý

Do đây là vị trí cực kỳ quan trọng, chủ đầu tư thường phải có suy nghĩ cực kỳ sáng suốt khi lựa chọn nhân sự phù hợp cho vị trí này. 

Trong các chuỗi nhà hàng hiện tại, điều hành nhà hàng có thể phân tách ra thành 2 nhóm: Quản lý theo chuỗi và quản lý theo nhà hàng. Qua đó, quản lý theo chuỗi chính là người tổng phụ trách và có định hướng chung.

Do vậy, nhân sự yêu cầu cho vị trí này cần có kỹ năng quản lý và tầm nhìn đặc biệt tốt, để đảm bảo doanh thu cho toàn hệ thống.

Câu hỏi phỏng vấn:

  • Để có thể trở thành một người điều hành tốt, anh/ chị cần biết những gì? 
  • Hãy cho tôi biết trường hợp nhân viên tệ nhất mà đã từng quản lý. Anh chị sẽ ứng xử như thế nào? 
  • Anh chị sẽ tiếp cận và phản hồi với đầu bếp như thế nào để có thể chế biến nhanh một món ăn không có trong thực đơn.

3.3. Trợ lý Điều hành chuỗi nhà hàng

Trợ lý Điều hành nhà hàng sẽ hỗ trợ người quản lý chính bằng cách đảm bảo rằng mọi nhân viên làm việc trong nhà hàng đều nắm chắc quy định, yêu cầu của ban tổng giám đốc, cũng như tuân thủ các quy trình và nhiệm vụ đã được giao.

Qua đó, trợ lý điều hành có trách nhiệm tương tác trực tiếp với khách hàng để đảm bảo rằng khách luôn có ấn tượng tốt với sản phẩm và dịch vụ tại nhà hàng. Ngoài ra, một trợ lý tổng giám đốc cũng chịu trách nhiệm đào tạo nhân viên.

Câu hỏi phỏng vấn:

  • Anh chị sẽ làm gì nếu phải đưa ra một quyết định quan trọng nhưng không thể nắm được thông tin phản hồi từ người quản lý?
  • Anh chị sẽ thực hiện những bước nào nếu nhân viên làm việc kém hiệu quả?
  • Trợ lý tổng điều hành có trách nhiệm chuẩn bị những loại báo cáo nào?

3.4. Quản lý cơ sở

Quản lý nhà hàng (một cơ sở) chính là nhân sự đưa ra chiến lược chung dựa theo định hướng trước đó đã đề ra. Qua đó, các quản lý cơ sở sẽ họp cùng nhau, đưa ra chiến lược kinh doanh dựa theo tính chất vùng miền thực tế, qua đó đề xuất với người Điều hành tổng về định hướng làm việc trong thời gian sắp tới. 

Nhóm quản lý này chính là những  cho các giám đốc chung. Giám đốc khu vực hỗ trợ các giám đốc chung có trụ sở tại một khu vực cụ thể. Họ có trách nhiệm củng cố văn hóa và giá trị của nhà hàng và phải tận tâm nâng cao các tiêu chuẩn của nhà hàng.

Tốt nhất, Điều hành nhà hàng nên là người địa phương, để có thể hiểu hết được văn hoá, thói quen, lối sống của khách hàng, cũng như hiểu biết về nguồn nhân sự có chất lượng tốt và chi phí lương hợp lý.

Câu hỏi phỏng vấn:

  • Mô tả thời điểm anh chị đã giải quyết thành công các vấn đề về hiệu suất của cấp dưới. Anh chị đã học được gì từ trải nghiệm này?
  • Anh chị chịu trách nhiệm hoàn toàn về doanh thu của cơ sở, cũng như trải nghiệm tốt nhất của nhân viên và các nhóm khách hàng. Vậy, anh chị đã làm thế nào để đảm bảo rằng nhà hàng đang hoạt động tốt nhất?
  • Làm thế nào để anh chị thúc đẩy khả năng làm việc của nhân viên khi anh chị bắt buộc phải vắng mặt?

3.5. Quản lý nhà hàng Fine Dining

Fine Dining Restaurant – Nhà hàng cao cấp với tiêu chuẩn 5 sao chính là một trong những thử thách khó khăn nhất với mọi quản lý nhà hàng nói chung. 

Người quản lý bắt buộc phải đảm bảo rằng không gian ăn uống luôn được lau dọn, bài trí với mức độ thẩm mỹ cao nhất, qua đó có thể cung cấp trải nghiệm dịch vụ tốt nhất tới các quý khách hàng.

Anh chị quản lý các nhà hàng Fine Dining đặc biệt quan tâm tới nhu cầu của khách hàng, qua đó để đảm bảo duy trì chất lượng đồ ăn, thức uống, song song với chất lượng dịch vụ.

Đây là nhánh nhà hàng tương đối khó, đặc biệt với thời điểm của đại dịch COVID-19. Bởi, một khi chủ đầu tư đã xác định muốn làm nhà hàng Fine-Dining, thì sẽ chắc chắn phải đảm bảo yếu tố thực phẩm luôn ở tiêu chuẩn cao cấp kể cả sau thời gian giao hàng, cũng như chất lượng đóng gói, bao bì tốt, đảm bảo thương hiệu của nhà hàng.

Câu hỏi phỏng vấn:

  • Anh chị sẽ làm gì nếu khách hàng thông báo với anh chị rằng họ không dung nạp gluten, hoặc bị dị ứng với đậu phộng?
  • Đã bao giờ anh chị cung cấp dịch vụ vượt quá mong đợi của khách hàng, bằng cách dự đoán được nhu cầu của khách hàng?

3.6. Front House Manager – Nhân viên quản lý sự hài lòng của khách hàng

Đây là nhân viên, người quản lý đảm bảo trải nghiệm tốt nhất của khách hàng khi ghé thăm nhà hàng. Qua đó, đây là cấp trực tiếp chịu trách nhiệm tuyển dụng, sa thải và đào tạo các nhân viên trực ban làm việc trong bộ phận này. Anh chị quản lý Front cũng chín là người lên lịch ca kíp đầy đủ cho nhà hàng.

Câu hỏi phỏng vấn:

  • Anh chị đã từng là khách hàng tại nhà hàng của chúng tôi trước đây chưa? Vui lòng mô tả kinh nghiệm của anh chị.
  • Làm thế nào để anh chị đối phó với những thay đổi bất chợt, chẳng hạn như nhà bếp hết món trong thực đơn?
  • Làm cách nào để anh chị đảm bảo rằng luôn có đủ lượng nhân viên làm việc tại bất kỳ thời điểm nào?

3.7. Dining Room Manager – Quản lý Tiệc tối

Đây là người quản lý khá ‘đa nhiệm’ bắt buộc phải vừa giám sát nhân viên phục vụ và cũng như đảm bảo món được đưa lên đúng lúc, đặc biệt trong các buổi tiệc quan trọng. Anh chị quản lý này sẽ chịu trách nhiệm điều phối người lao động và cũng có tiếng nói trong việc tuyển dụng và sa thải nhân viên. Vai trò của người quản lý chính là giám sát ngân sách và duy trì hồ sơ sổ sách kế toán.

Câu hỏi phỏng vấn:

  • Phong cách quản lý của anh chị là gì?
  • Anh chị đã thực hiện chương trình phát triển cá nhân nào trong năm qua để đạt hiệu quả hơn khi là người quản lý tiệc tối?
  • Anh chị nghĩ kinh nghiệm cụ thể nào trong quá khứ sẽ hữu ích nhất để trở thành người quản lý Dinner Room tại nhà hàng của chúng tôi?

3.8. Giám sát ca trực

Đây là người giám sát đặc biệt quan trọng để theo dõi lịch trình làm việc của mọi nhân viên. Qua đó, họ có trách nhiệm điều phối nhân viên và đảm bảo rằng khách hàng luôn có trải nghiệm tốt tại nhà hàng.

Đây là vị trí nhỏ lẻ trong từng nhà hàng, là chức năng có thể gộp chung với các vị trí khác.

Để có thể giám sát ca trực hiệu quả, anh chị chủ doanh nghiệp sẽ cần tìm hiểu thêm về các phương thức Chấm công, tổng hợp ca, qua đó xây dựng bảng lương tự động, hỗ trợ giảm bớt chi phí thuê thêm nhân viên kiểm soát vấn đề này. Qua đó, vị trí này có thể gộp chung với trách nhiệm nhân viên HR trực thuộc tổng công ty.

Câu hỏi phỏng vấn:

  • Ba kỹ năng quan trọng hàng đầu cần có với tư cách là một trưởng ca, giám sát ca trực.
  • Người quản lý trước của anh chị mô tả phong cách giao tiếp của anh chị như thế nào?
  • Hãy cho chúng tôi biết về các trường hợp anh chị đã phải giải quyết vấn đề mâu thuẫn giữa các nhân viên.

3.9. Quản lý bếp

Một người quản lý nhà bếp cần có khả năng tổ chức các hoạt động của bếp và nhân viên logic, hiệu quả. Chức năng quản lý bếp thường sẽ được gộp chung vào vị trí quản lý chung ở các cửa hàng nhỏ. Đây cũng chính là bộ phận phụ trách thu mua thiết bị và đảm bảo nguồn cung cấp thực phẩm an toàn, đạt tiêu chuẩn.

Câu hỏi phỏng vấn:

  • Làm thế nào để anh chị luôn lạc quan và có động lực khi thời gian trở nên áp lực, căng thẳng?
  • Hãy cho chúng tôi biết về đạo đức làm việc của anh chị.
  • Phần nào của vai trò quản lý nhà bếp hấp dẫn anh chị nhất?
  • Làm thế nào để anh chị đối phó với nhân viên lười biếng với nhiều yêu cầu phi thực tế?
  • Mục tiêu công việc của anh chị là gì?
  • Điểm yếu lớn nhất của anh chị là gì và điều này ảnh hưởng như thế nào đến công việc của anh chị với tư cách là trợ lý bếp?

3.10. Đầu bếp trưởng

Đầu bếp chính có một số trách nhiệm giám sát trong nhà bếp, nhưng không phải là nhân sự đảm nhận nhiều trách nhiệm như người quản lý nhà bếp và khu vực bếp. Đây là người nấu chính, với nhiệm vụ quan trọng nhất trong việc tuân thủ các điều kiện vệ sinh và an toàn trong nhà bếp.

Câu hỏi phỏng vấn:

  • Trách nhiệm chính của anh chị với tư cách là Bếp trưởng?
  • Anh chị đã có bằng cấp gì cho vai trò quan trọng này?
  • Phần công việc  khó nhất khi làm bếp trưởng là gì?

3.11. Bếp phó

Bếp phó là người quan trọng thứ 2 trong bếp. Qua đó, đây chính là những người báo cáo với Bếp trưởng và giám sát việc chuẩn bị và chế biến thực phẩm. 

Qua đó, người bếp phó chính là những người quản lý nhân viên bên dưới, để đảm bảo các tiêu chuẩn chất lượng, an toàn và vệ sinh được duy trì.

Câu hỏi phỏng vấn:

  • Khía cạnh thách thức nhất của việc trở thành một đầu bếp phí là gì?
  • Anh chị sẽ làm gì khi cảm thấy mình được giao quá nhiều việc?
  • Làm thế nào để anh chị bắt kịp các xu hướng về thực phẩm mới nhất?

3.12. Đầu bếp thông thường

Đầu bếp phụ báo cáo với Bếp phó và chịu trách nhiệm chuẩn bị, sơ chế nguyên liệu. Qua đó, đầu bếp phải rất hiểu về kỹ thuật, có chuyên môn sâu về cách thức chế biến món ăn.

Ngoài ra, đầu bếp giúp đầu bếp trưởng tạo ra những cách nấu ăn mới và cả những món mới trong thực đơn. Cũng như chế biến, người đầu bếp cũng có trách nhiệm chuẩn bị nguyên liệu và đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh được tuân thủ.

Câu hỏi phỏng vấn:

  • Sự khác biệt giữa braising và broiling?
  • Món ăn nào thể hiện rõ nhất sự sáng tạo của anh chị?
  • Hãy cho tôi biết anh chị sẽ làm gì nếu không tìm thấy thương hiệu mà bếp trưởng yêu cầu khi thu mua nguyên liệu
  • Làm thế nào anh chị xử lý căng thẳng vào những thời điểm bận rộn?
  • Anh chị sẽ làm gì nếu ai đó bị bỏng hoặc bị đứt tay?
  • Anh chị sẽ làm gì nếu một mặt hàng sắp hết, nhưng anh chị lại đang bận làm việc khác?

3.13. Nhân viên chế biến món lạnh – Pantry Chef

Đây là đầu bếp phụ trách các món ăn nguội, như salad, hay các món ăn nấu lạnh. Qua đó, nhiệm vụ quan trọng nhất của họ chính là duy trì bếp thật sạch sẽ, và chuẩn bị nguyên liệu hoàn toàn không sử dụng nhiệt.

Câu hỏi phỏng vấn:

  • Mô tả các cách anh chị làm sạch và vệ sinh khu vực làm việc.
  • Hãy cho chúng tôi biết về thời gian anh chị ghi lại chính xác việc sử dụng thực phẩm.
  • Chia sẻ kinh nghiệm khi anh chị làm sạch thực phẩm thô.

3.14. Nhân viên sơ chế – Prep Cook

Đầu bếp sơ chế món ăn có mô tả công việc khá rõ ràng, bao gồm chế biến sơ thực phẩm, nướng sơ, cắt thịt và gia giảm nước sốt. Đây là đầu bếp có trách nhiệm báo cáo với Bếp trưởng, và có thời gian làm việc theo ca sớm hơn so với cả team, để chuẩn bị sẵn sàng mọi thứ khi bắt đầu nấu ăn.

Câu hỏi phỏng vấn:

  • Anh chị sẽ đối phó như thế nào với một đầu bếp đã yêu cầu bạn chuẩn bị một loại nước sốt mà bạn chưa từng làm trước đây?
  • Anh chị sẽ làm gì nếu cần hỏi Bếp trưởng nhưng sếp lại vắng mặt
  • Mô tả kinh nghiệm xử lý thực phẩm của anh chị.

3.15. Thợ làm bánh/ Thợ phụ

Tại Việt Nam, bánh mì thường được sản xuất ở cơ sở riêng biệt và phân phối bánh mỳ, bánh ngọt tới cơ sở lớn hơn. Do vậy, có thể coi bánh là một ngành thực phẩm nhỏ thuộc hệ thống phân phối thực phẩm nói chung. 

Qua đó, các nhóm thợ làm bánh sẽ sản xuất bánh, và bán trực tiếp tới khách lẻ hoặc các nhóm khách buôn. Họ sẽ có xưởng riêng, cung cấp bánh tươi hàng ngày, cũng như tiến hành kiểm tra chất lượng để loại bỏ các thành phần đã hết hạn sử dụng hoặc bị hư hỏng.

Nếu anh chị xác định có cơ sở làm bánh riêng, có thể có thêm vị trí Nhân viên Bakery-Cafe để có thể chuẩn bị đồ uống nóng/ lạnh song song với các món bánh tuyệt ngon.

Câu hỏi phỏng vấn:

  • Làm thế nào để anh chị giữ lịch trình và duy trì quy trình làm bánh, để đảm bảo bánh được nướng đạt chuẩn chất lượng sản phẩm
  • Anh chị thích ăn bánh nướng, bánh mỳ hay bánh ngọt?
  • Anh chị ó thích trang trí bánh nướng nhỏ và bánh ngọt?
  • Anh chị có thể kể tên thời điểm mà đã xử lý thành công một nhiệm vụ khó không?
  • Anh chị đã ăn ở đây bao giờ chưa? Làm thế nào anh chị tìm thấy dịch vụ?
  • Làm thế nào để anh chị xử lý công việc đa nhiệm.

3.16. Phụ trách quầy bar

Cùng điểm danh một số vị trí trong quầy bar, đặc biệt quan trọng với nhóm nhà hàng, khách sạn có quầy bar riêng:

  • Barback: Là người chịu trách nhiệm chuẩn bị cho quầy bar sẵn sàng cho thời gian mở cửa và hỗ trợ nhân viên pha chế. Đây là những người đảm bảo kho chế biến luôn đầy đủ, giải quyết việc giao hàng và đảm bảo rằng quầy bar và khu vực phục vụ khách hàng luôn sạch sẽ và trật tự.
  • Barista: Nhân viên pha chế pha chế và phục vụ đồ uống nóng và lạnh để phục vụ khách hàng. Một nhân viên pha cà phê có tay nghề cao am hiểu về các chất liệu pha chế khác nhau và có khả năng hướng dẫn khách hàng cũng như gợi ý các loại bánh ngọt và bánh quy đi kèm phù hợp.
  • Apprentice Bartender – Học việc Bartender: Đối với những ứng viên đang tìm kiếm sự nghiệp trong nghề quán bar, nên trở thành học việc bartender là một lựa chọn tốt để bắt đầu. Người học nghề học cách pha chế và phục vụ đồ uống, cung cấp dịch vụ khách hàng, xử lý các khoản thanh toán và các dịch vụ khác, qua đó có thể học tập và trau dồi thêm kinh nghiệm dày dặn.
  • Bartender – Nhân viên Bartender (Quầy bar 18++): Một nhân viên pha chế chuẩn bị các loại cocktail và mocktail và phục vụ chúng cho khách hàng tại quầy bar. Họ chịu trách nhiệm nhận đơn đặt hàng từ khách hàng, nhân viên chờ và đưa ra các đề xuất về đồ uống. Nhân viên pha chế cũng có nhiệm vụ kiểm tra giấy tờ tùy thân để xác minh rằng khách hàng có đủ tuổi uống rượu hợp pháp.

Cần lưu ý rằng, nhóm nhân viên bar thường có tuổi đời khá trẻ, với niềm đam mê đặc biệt với các món đồ uống. Đây chính là môit rường khá thoải mái và năng động thuộc nhóm công việc nhà hàng – khách sạn.

Câu hỏi phỏng vấn:

  • Bạn có bất kỳ kinh nghiệm trong việc pha chế?
  • Bạn đã thực hiện những bước nào để phát triển sự nghiệp pha chế của mình?
  • Mục tiêu nghề nghiệp của bạn là gì nếu bạn thành công khi hoàn thành khóa học việc này?
  • Làm thế nào bạn bắt đầu làm việc như một trở lại? Điều gì thúc đẩy bạn?
  • Cung cấp một số ví dụ về các nhiệm vụ bạn đã thực hiện khi còn là một trở ngại.
  • Làm thế nào để bạn đối phó với khách hàng giận dữ?
  • Tại sao điều quan trọng là phải giữ cho quầy pha chế sạch sẽ trong ca làm việc của bạn?
  • Bạn có muốn cho một trong những người bạn của mình một ly cà phê “tại nhà” không?
  • Bạn là một nhân viên pha chế được đào tạo hay tự học? Việc đào tạo của bạn đã chuẩn bị cho bạn làm việc ở đây theo những cách nào?
  • Bạn có làm bất cứ điều gì khác biệt cho khách hàng vào những dịp đặc biệt, như sinh nhật và tiệc độc thân không?
  • Làm thế nào để bạn tạo ra một Ly White Russian?
  • Khi một quán bar đầy khách, làm thế nào để bạn quyết định phục vụ ai trước?

3.17. Nhóm các nhân viên phục vụ bàn

Nhân viên chạy bàn chính là những người hỗ trợ nhân viên phục vụ để thức ăn được mang ra nhanh chóng. Họ chịu trách nhiệm dọn đĩa, dọn bàn, đổ đầy nước cho thực khách và các công việc khác giúp nhà hàng luôn ngăn nắp.

Đây cũng chính là những người giúp nhân viên phục vụ bằng cách vận chuyển đồ ăn từ nhà bếp đến các bàn. Họ có trách nhiệm giao thức ăn cho khách hàng ngay lập tức mà không có sai sót. Một người bán đồ ăn sắp xếp vé và trao đổi với nhân viên nhà bếp về tiến độ của món ăn.

Câu hỏi phỏng vấn:

  • Bạn có bất kỳ trình độ học vấn hoặc bằng cấp liên quan nào không?
  • Mô tả kinh nghiệm của bạn khi làm việc trong một nhà hàng.
  • Là một người chạy bàn, bạn làm thế nào để đảm bảo rằng khách hàng có trải nghiệm ăn uống thú vị?
  • Hãy kể cho tôi nghe về khoảng thời gian bạn phải đối mặt với một tình huống khó khăn.
  • Làm thế nào để bạn đối phó với giai đoạn cực kỳ bận rộn?

Nhân viên phục vụ chính là nhân viên ‘đầu não’ trong hệ thống quản lý trải nghiệm khách hàng, là nhóm nhân viên trực tại nhà hàng và chịu trách nhiệm nhận đơn đặt hàng, phục vụ đồ ăn, thức uống và xử lý các khoản thanh toán của khách hàng.

Ngoài ra, đây cũng chính là những người dẫn khách, với thái độ chào đón nồng nhiệt và đưa khách hàng vào chỗ ngồi. Nhân viên phục vụ cũng chính là người lên lịch đặt bữa tối, phân bổ chỗ ngồi và phục vụ cho bất kỳ yêu cầu đặc biệt nào của khách hàng.

Câu hỏi phỏng vấn:

  • Bạn có cảm nghĩ gì về việc chia sẻ tiền boa?
  • Mô tả khoảng thời gian mà bạn phải xoa dịu một khách hàng đang giận dữ, khó chịu do có các trải nghiệm không vui vẻ.
  • Tại sao bạn nên mỉm cười với mọi khách hàng?
  • Đưa ra ví dụ về thời điểm bạn phải giải quyết xung đột với khách hàng.

3.18. Cashier – Nhân viên thu ngân

Thu ngân nhà hàng chính là người nhận thông tin đơn từ người phục vụ bàn, lên hoá đơn đồ ăn uống, theo các hình thức như:

  • Hoá đơn ăn uống tại chỗ 
  • Hoá đơn mang đi 
  • Hoá đơn công nợ gửi đơn vị vận chuyển.

Sở dĩ tôi làm rất rõ nghiệp vụ này, bởi thu ngân chính là người làm việc trực tiếp với kế toán và thủ quỹ của tổng công ty. Ngoài ra, bộ phận Marketing có thể có các hoạt động ưu đãi khác nhau để tăng lượng khách ghé thăm và trải nghiệm dịch vụ tại nhà hàng, do vậy, sẽ có mức chiết khấu tuỳ thuộc theo hình thức vận chuyển.

Câu hỏi phỏng vấn dành

  • Bạn nhận được đơn đặt hàng vào nửa đêm, và nhà hàng chỉ hoạt động sau 9h sáng ngày hôm sau. Bạn sẽ làm gì?
  • Làm thế nào để bạn xử lý một khách hàng khăng khăng rằng họ đã đưa cho bạn 500.000VND, trong khi họ đưa cho bạn một tờ 200.000VND
  • Mô tả những gì bạn tin là quan trọng để cung cấp dịch vụ khách hàng tuyệt vời.

3.19. Tạp vụ rửa bát

Người rửa bát chịu trách nhiệm làm sạch mọi đồ dùng, bát đĩa, cốc chén và thiết bị trong nhà hàng. Qua đó, người rửa chén có trách nhiệm duy trì các tiêu chuẩn vệ sinh để đảm bảo rằng các đầu bếp làm việc trong nhà bếp sạch sẽ và có trật tự.

Đây là vị trí dành cho nhân viên mới bắt đầu đi làm, do vậy mức lương có thể không cao so với mong muốn, tuy nhiên lại cần nhân sự có khả năng sắp xếp công việc và đặc biệt nhanh nhẹn khi làm việc.

Câu hỏi phỏng vấn:

  • Đây là công việc đòi hỏi độ nhanh nhạy, đặc biệt trong thời gian cao điểm, nhưng vẫn phải giữ tiêu chuẩn vệ sinh chung. Bạn có tự tin với điều này?
  • Vì bạn chưa có kinh nghiệm trước đó, hãy cho chúng tôi biết ba lý do tại sao chúng tôi nên thuê bạn.

4. Kinh nghiệm tuyển nhân viên phục vụ

Số lượng nhân viên và quản lý cần tuyển kể trên không hề cố định, hoàn toàn phụ thuộc vào quy mô của các nhà hàng. Do vậy, để có chiến lược nhân sự hiệu quả nhất, với các doanh nghiệp lớn, bộ phận nhân sự cần làm rõ về quy mô nhà hàng, số lượng khách (dự kiến) ghé thăm, ngân sách lương (đã cân đối với nguồn doanh thu dự tính), qua đó tiến hành thực hiện lựa chọn và tuyển dụng hiệu quả.

Khi tuyển dụng nhân viên nhà hàng, bộ phận nhân sự cần biết 4 lưu ý đặc biệt quan trọng sau đây, để đảm bảo công tác nhân sự, qua đó nhân viên được đặt đúng vị trí, với khả năng làm việc luôn ở mức tốt nhất:

  • Nắm chính xác nhu cầu nhân sự, có thể kể đến số lượng nhân viên cần tuyển, thời gian ca kíp, lương phạt rõ ràng
  • Tuyển dụng những vị trí ưu tiên: có thể hiểu rằng, nên tuyển các vị trí quan trọng trước như Bếp trưởng, Quản lý điều hành Front House và bộ phận Thu ngân… trước khi quyết định tuyển nhóm nhân viên chạy bàn
  • Tính toán chi phí lao động: đây là điều đặc biệt cần rõ ràng với nhân sự, để tránh gây cảm giác khó chịu, không công bằng ở nhân viên, có thể ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất làm việc thực tế
  • Am hiểu luật lao động, không thuê trẻ chưa tới vị thành niên, không ép lao động làm quá giờ, với giờ ăn nghỉ đàng hoàng, được nêu rõ trong hợp đồng và phụ lục lao động.

5. Lưu ý dành cho ứng viên khi ứng tuyển vị trí phục vụ

Bạn cần có một sức khoẻ tốt để có thể làm việc trong lĩnh vực này. Đây là các vị trí phục vụ đặc biệt cần sức khoẻ và khả năng chịu áp lực và cường độ làm việc lớn.

Lương cơ bản vị trí phục vụ khá thấp, nhưng mức đãi ngộ khá cao, với các khoản lương thưởng khác như chi phí bảo vệ sức khoẻ người lao động, làm việc trong môi trường độc hại, làm việc theo ca, trong ngày Lễ tết … 

Thời gian thử việc của nhân viên phục vụ khá ngắn, chỉ khoảng 1 tháng. Nhân viên phục vụ cần để ý để có thể lấy được hợp đồng lao động, cũng như phụ lục để bảo vệ quyền lợi cho bản thân . 

Cần đặc biệt cẩn thận và chỉn chu khi làm việc, bởi mức phạt khi làm thiệt hại thiết bị trong nhà bếp, cũng như chủ nhà hàng sẽ phạt các nhân viên để chênh lệch doanh thu trong ca, gây thất thu cho nhà hàng. 

phong-van-nhan-vien-nha-hang-4

5.1. 5K – Chung tay chống dịch COVID-19

Một số điều nên biết, đặc biệt trong bối cảnh COVID-19 diễn ra phức tạp. Đây cũng chính là những quy định anh chị cần đặc biệt tuân thủ kể cả với hình thức giao hàng tận nhà, để đảm bảo tránh lây nhiễm, lây lan dịch bệnh COVID-19:

  • Luôn đeo khẩu trang y tế mọi lúc, mọi nơi, tại nơi công cộng, tập trung đông người, cơ sở y tế, khu cách ly… 
  • Khử khuẩn, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay. Vệ sinh tất cả các bề mặt tiếp xúc. Giữ vệ sinh lau rửa, đảm bảo nhà cửa luôn thông thoáng.
  • Giữ khoảng cách khi tiếp xúc với người khác.
  • Không tập trung nơi đông người.
  • Khai báo y tế, đặc biệt khi có dấu hiệu ho, khó thở, theo đường dây nóng của bộ Y tế 19009095.

Ngoài ra, cũng cần lưu ý rằng, các nhà hàng quan ăn và dịch vụ tại chỗ hiện nay đang bị hạn chế hoạt động hoàn toàn để đảm bảo phòng dịch COVID-19. Do vậy giải pháp của anh chị chủ nhà hàng chính là tăng cường các hình thức ship hàng thuận tiện, để có thể đảm bảo được doanh thu, và phục vụ tốt tới người tiêu dùng. 

6. Tính năng AMIS Chấm công – Tính lương

Đây là một giải pháp tăng trải nghiệm nhân viên, cải thiện chất lượng dịch vụ. Yếu tố quan trọng nhất để có được một nơi làm việc hiệu quả và thành công là đội ngũ nhân viên có tay nghề cao và làm việc chăm chỉ.

Và để làm được điều đó, anh chị cần sẵn sàng đầu tư thời gian và tiền bạc vào việc thuê và đào tạo đội ngũ nhân viên tốt nhất có thể. Công nghệ là một trong những cách đã làm thay đổi nhiều ngành công nghiệp và có thể nâng cao tiềm lực của nhà hàng. 

Lý do lựa chọn sản phẩm AMIS Chấm Công – Tính Lương:

  • Liên thông dữ liệu, nhập 1 lần, liên kết với tất cả các ứng dụng trong cùng phân hệ
  • Hoạt động như trợ lý ảo, phần mềm cho phép nhân viên tự chủ động làm nghiệp vụ
  • Hệ thống báo cáo trực quan cung cấp góc nhìn toàn diện cho lãnh đạo
  • Quản lý C&B chuyên sâu, đáp ứng tốt với bối cảnh dịch COVID-19 diễn ra phức tạp, doanh nghiệp hoàn toàn không gặp khó khăn trong công tác quản lý nhân sự từ xa.  

Để lại thông tin, trải nghiệm miễn phí AMIS HRM trong vòng 15 ngày!

Dùng ngay miễn phí

7. Tổng kết

Trên đây là tất tần tật những gì anh chị chủ nhà hàng, quán ăn cần biết để có thể phỏng vấn nhân viên nhà hàng, quán ăn hiệu quả, qua đó lựa chọn những nhân sự tốt, để có thể đảm bảo luồng máy vận hành hiệu quả, đem đến chất lượng sản phẩm, dịch vụ ‘đáng tiền’ nhất, tốt nhất với khách hàng trải nghiệm.

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 4 Trung bình: 5]