Outbound Sales là gì? 5 bước xây dựng chiến lược bán hàng Outbound

26/04/2022
3145

Chiến lược bán hàng Outbound Sales là chiến lược tập trung vào việc tiếp cận khách hàng thông qua cold-calling, gửi email và các chiến dịch quảng cáo. Khi áp dụng chiến lược Outbound Sales hiệu quả, doanh nghiệp có thể tăng doanh thu bán hàng bằng cách tiếp cận được tới một lượng lớn khách hàng tiềm năng. 

chiến lược Outbound Sales

Hiện nay, chiến lược bán hàng Inbound Sales đang được các doanh nghiệp tìm hiểu và một số doanh nghiệp đang dần chuyển sang Inbound Sales.  

Tuy nhiên, chiến lược bán hàng Outbound Sales vẫn đang được phần lớn các doanh nghiệp áp dụng do chiến lược này vẫn phát huy tác dụng trong việc tiếp cận được một lượng lớn khách hàng và tăng tỉ lệ chuyển đổi nếu được áp dụng một cách hiệu quả. 

Vậy chiến lược bán hàng Outbound Sales là gì? Ưu, nhược điểm của chiến lược Outbound Sales là gì cũng như làm thế nào để lên được chiến lược bán hàng Outbound Sales hiệu quả? Hãy cùng MISA AMIS tìm hiểu thêm về chiến lược Outbound Sales thông qua bài viết này.   

1. Chiến lược bán hàng Outbound Sales là gì? 

Chiến lược bán hàng Outbound Sales là chiến lược bán hàng tập trung vào việc tiếp cận khách hàng mục tiêu thông qua những phương pháp như cold-calling, gửi email, phát tờ rơi, quảng cáo,… 

outbound sales là gì

Khi áp dụng chiến lược bán hàng Outbound Sales, thông thường, nhân viên kinh doanh sẽ là người tìm đến khách hàng và thuyết phục họ dùng thử hoặc mua sản phẩm của doanh nghiệp. Đó là sự khác biệt lớn nhất giữa chiến lược Outbound Sales và chiến lược Inbound Sales. Đối với chiến lược Inbound Sales, bên cạnh việc doanh nghiệp tiếp cận khách hàng một cách trực tiếp, thì khách hàng có thể tự tìm đến doanh nghiệp thông qua những nội dung hữu ích mà doanh nghiệp cung cấp. 

Đối với chiến lược Outbound Sales, nhân viên kinh doanh sẽ cố gắng tiếp cận đến với càng nhiều khách hàng càng tốt. Những khách hàng này có thể sẽ bao gồm cả những người không có hứng thú hoặc không có nhu cầu mua sản phẩm. Khách hàng có thể còn chưa biết đến thương hiệu của doanh nghiệp. 

Chiến lược Outbound Sales khuyến khích nhân viên kinh doanh tập trung vào việc tiếp cận đến một số lượng lớn khách hàng nhưng không chắc chắn về tỉ lệ chuyển đổi đối với những khách hàng đó. Đối với những khách hàng không quan tâm, họ sẽ thấy khó chịu và cảm giác bị đeo bám, làm phiền thường xuyên bởi những cuộc gọi từ nhân viên kinh doanh.

Vì vậy, để có thể lên được một chiến lược Outbound Sales hiệu quả, doanh nghiệp cần xác định được chính xác thị trường mục tiêu cũng như chân dung khách hàng để có thể tiếp cận đúng những khách hàng tiềm năng và thật sự có hứng thú đối với sản phẩm, từ đó tăng tỉ lệ chuyển đổi và tăng doanh thu bán hàng. 

2. Ưu điểm và nhược điểm của chiến lược bán hàng Outbound Sales

Chiến lược bán hàng Outbound có thể đem đến cho doanh nghiệp những lợi ích cụ thể nhất định, tuy nhiên, chiến lược Outbound Sales cũng sẽ gây ra những bất lợi cho doanh nghiệp nếu áp dụng không đúng cách. Vậy những ưu, nhược điểm mà chiến lược bán hàng Outbound Sales đem lại cho doanh nghiệp là gì?

ưu và nhược điểm của outbound sales

2.1. Ưu điểm của chiến lược Outbound Sales

2.1.1. Thu được kết quả tức thì

Với chiến lược bán hàng Inbound Sales, doanh nghiệp sẽ tập trung chủ yếu vào việc cung cấp nội dung hữu ích cho khách hàng. Tuy nhiên, để làm được điều này không phải là dễ dàng. Việc áp dụng chiến lược Inbound Sales hiệu quả bằng những nội dung hữu ích sẽ tốn thời gian và cần triển khai trong dài hạn.

Mặt khác, Outbound Sales sẽ xoay quanh những hoạt động chủ yếu như cold-calling, chạy quảng cáo trên mạng xã hội cũng như đặt biển quảng cáo ngoài trời. 

cold-calling

Mặc dù doanh nghiệp cần tốn khá nhiều chi phí cho các hoạt động Outbound Sales, nhưng doanh nghiệp sẽ có thể thu được kết quả trong thời gian ngắn. Với những hoạt động quảng cáo, doanh nghiệp có thể tăng độ nhận diện thương hiệu một cách nhanh nhất khi khách hàng thường xuyên nhìn thấy các mẫu quảng cáo trên những trang mạng xã hội phổ biến hiện nay. 

Để có thể đạt được kết quả tốt, hãy đảm bảo rằng các nhà quản lý cũng như nhân viên kinh doanh xác định chính xác chân dung khách hàng để có thể nhắm tới đúng đối tượng khách hàng tiềm năng, tránh lãng phí số tiền mà doanh nghiệp đầu tư vào các hoạt động Outbound Sales.

2.1.2. Dễ dàng thực hiện

Xây dựng được những chiến lược nội dung có giá trị để cung cấp tới khách hàng là điều không hề dễ. Doanh nghiệp cần đầu tư nhiều nguồn lực cũng như thời gian để có thể xây dựng được những kế hoạch nội dung hấp dẫn, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng cũng như giải quyết được những vấn đề mà họ đang gặp phải. 

outbound sales dễ dàng thực hiện

Đối với chiến lược bán hàng Inbound Sales chú trọng nội dung và cung cấp những giải pháp có giá trị đến với khách hàng thì những hoạt động bán hàng Outbound Sales sẽ dễ dàng thực hiện hơn. 

Những doanh nghiệp nhỏ hoặc những doanh nghiệp start-up khi chưa có đủ thời gian cũng như nguồn lực để áp dụng chiến lược bán hàng Inbound Sales thì chiến lược bán hàng Outbound Sales sẽ là sự lựa chọn thích hợp hơn. Bởi việc tiếp cận khách hàng qua nhiều cuộc gọi điện thoại, email hay chạy quảng cáo trên các trang mạng xã hội hoặc phát tờ rơi có thể sẽ dễ dàng được thực hiện hơn. 

2.1.3. Tiếp cận được nhiều khách hàng 

Khi áp dụng chiến lược bán hàng Outbound Sales, nhân viên kinh doanh có thể tiếp cận được đến nhiều khách hàng tiềm năng nhất có thể, kể cả những khách hàng chưa biết đến sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần tiếp cận đúng đối tượng khách hàng mục tiêu – những người thật sự có nhu cầu mua sản phẩm. Tuy nhiên, nếu nhân viên kinh doanh có thể tiếp cận được tới một số lượng khách hàng đủ lớn thì họ cũng vẫn sẽ có khả năng bán được hàng thành công.

quảng cáo outbound sales

Bên cạnh đó, nếu các hoạt động Outbound Sales được triển khai một cách hiệu quả thì doanh nghiệp sẽ có thể tăng độ nhận diện thương hiệu. Khi tiếp cận được nhiều đối tượng khách hàng khác nhau thì sẽ có nhiều người nhớ tới thương hiệu hay sản phẩm mà doanh nghiệp quảng cáo hơn. “Mưa dầm thấm lâu” nên có thể khách hàng sẽ nghĩ đến sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp ngay khi họ có nhu cầu. 

2.2. Nhược điểm của chiến lược Outbound Sales 

2.2.1. Ảnh hưởng đến danh tiếng của doanh nghiệp

Thông thường, các hoạt động Outbound sales sẽ tập trung vào việc gọi điện thoại thường xuyên cho khách hàng, gửi email hàng loạt hay chạy quảng cáo nhắm tới nhiều khách hàng nhất có thể. Những hoạt động này có thể đem lại lợi ích về mặt phủ sóng và tiếp cận được nhiều khách hàng. Tuy nhiên, về lâu dài, khách hàng sẽ cảm thấy bị làm phiền và không hài lòng. Điều này có thể làm ảnh hưởng đến danh tiếng của doanh nghiệp.

nhược điểm của outbound sales

Khi khách hàng bị quấy rầy bởi hàng chục cuộc gọi mỗi ngày, hay đi đâu cũng nhìn thấy những mẫu quảng cáo của những sản phẩm mà họ không quan tâm, thì rất có thể họ sẽ có ấn tượng xấu về những sản phẩm đó. Theo như một bài báo của tờ Forbes, ở Mỹ, có khoảng 4,000 đến 10,000 cuộc gọi đến từ nhân viên kinh doanh mỗi ngày. Với việc phải tiếp xúc với quá nhiều lời mời chào mua hàng như vậy sẽ khiến khách hàng cảm thấy tức giận và có ấn tượng không mấy tích cực về doanh nghiệp.

2.2.2. Đem lại ít giá trị cho khách hàng

Khi chiến lược Inbound Sales chú trọng vào cung cấp những nội dung hữu ích cho khách hàng, thì chiến lược Outbound Sales tập trung vào việc tiếp cận càng nhiều khách hàng càng tốt. Những khách hàng này có thể bao gồm cả những người không quan tâm đến sản phẩm hay không có nhu cầu mua sản phẩm. 

Việc tiếp cận cả những đối tượng khách hàng không quan tâm đến sản phẩm giống như hành động chào hàng nhưng không biết khách hàng là ai và có nhu cầu mua sản phẩm thật sự hay không. Đối với những khách hàng không quan tâm, họ sẽ thấy khó chịu và cảm giác bị đeo bám, làm phiền thường xuyên bởi những cuộc gọi từ nhân viên kinh doanh.

bất lợi của chiến lược outbound sales

Chiến lược bán hàng Outbound Sales sẽ chú trọng vào số lượng khách hàng có thể tiếp cận được hơn là chất lượng của khách hàng tiềm năng. Chính vì vậy, những hoạt động bán hàng Outbound sẽ không thật sự đem lại nhiều giá trị đến cho khách hàng. Các hoạt động này sẽ hiếm khi tạo ra những thông điệp hữu ích hay giúp giải quyết những vấn đề mà khách hàng đang quan tâm, lo ngại. 

2.2.3. Tỉ lệ chuyển đổi thấp

Chiến lược bán hàng Outbound Sales có thể dễ dàng được thực hiện hơn và thu được kết quả tức thì. Tuy nhiên, việc thành công nhờ chiến lược Outbound Sales sẽ khó có thể đến với doanh nghiệp một cách nhanh chóng. Việc tiếp cận được nhiều khách hàng không có nghĩa là những khách hàng đó đang quan tâm hoặc có nhu cầu mua sản phẩm.

Bên cạnh đó, hiện nay khách hàng thường có xu hướng tìm kiếm nhiều thông tin nhất có thể trước khi đưa ra quyết định mua hàng. Vì vậy, họ sẽ tin tưởng những doanh nghiệp cung cấp cho họ nhiều thông tin bổ ích, giúp họ giải quyết vấn đề và đem lại giá trị cho họ. Đối với chiến lược bán hàng Outbound Sales thì khách hàng sẽ khó có thể tin tưởng và lựa chọn mua sản phẩm. Vì vậy, tỉ lệ chuyển đổi sẽ thấp hơn. 

2.2.4. Không phù hợp với thời đại công nghệ 4.0

Trong thời đại công nghệ và chuyển đổi số, việc áp dụng các hoạt động bán hàng Outbound Sales truyền thống đã không còn phù hợp. Việc tiếp cận khách hàng thông qua những phương pháp như gọi điện thoại hay quảng cáo qua TV, loa đài và phát tờ rơi không thật sự phát huy tác dụng. Khách hàng hiện nay có xu hướng tự tìm hiểu thông tin kỹ lưỡng trên mạng Internet trước khi đưa ra quyết định mua hàng. Bên cạnh đó, khách hàng cũng thích áp dụng công nghệ nhiều hơn trong đời sống vì sự tiện lợi và nhanh chóng. 

Vì vậy, doanh nghiệp cần đổi mới và lựa chọn chiến lược bán hàng hiện đại hơn.

 Doanh nghiệp có thể đổi mới chiến lược bán hàng của mình bằng cách sử dụng phần mềm CRM. Với phần mềm CRM, các nhà quản lý và nhân viên kinh doanh có thể tối ưu hóa quy trình bán hàng cũng như xây dựng các hoạt động bán hàng hiệu quả, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng và tăng doanh thu bán hàng. Anh / chị chủ doanh nghiệp có thể tìm hiểu thêm về lợi ích của CRM tại đây.

Để giúp doanh nghiệp lên chiến lược bán hàng phù hợp, phần mềm AMIS CRM cung cấp những tính năng hữu ích như:

  • Quản lý dữ liệu khách hàng hiệu quả: Dữ liệu sẽ được lưu trữ tập trung trong một giao diện duy nhất, giúp doanh nghiệp có thể tìm kiếm được thông tin khách hàng dễ hơn khi cần. Với dữ liệu CRM, doanh nghiệp sẽ có cơ sở để lên chiến lược bán hàng hiệu quả hơn. 
  • Xây dựng quy trình bán hàng: Bằng việc xây dựng quy trình bán hàng bằng workflow, AMIS CRM có thể giúp doanh nghiệp doanh nghiệp dễ dàng nắm bắt từng cơ hội bán hàng tại mọi điểm trên hành trình khách hàng nhờ đó tăng hiệu quả chăm sóc
  • Nắm bắt hiệu quả bán hàng: Tự động tổng hợp & cập nhật theo thời gian thực hơn 30 loại báo cáo và nắm bắt ngay lập tức tình hình kinh doanh. Các báo cáo được tự động cập nhật số liệu mọi lúc, giúp nhà quản lý kịp thời điều chỉnh kế hoạch, chiến lược bán hàng

Anh / chị có thể đăng ký dùng thử miễn phí AMIS CRM tại đây.

CTA dùng thử

3. Tổng quan về quy trình bán hàng trong Outbound Sales 

Doanh nghiệp khác nhau sẽ có những quy trình bán hàng khi áp dụng chiến lược Outbound Sales khác nhau. Tuy nhiên, về tổng quan, quy trình bán hàng trong Outbound Sales sẽ được triển khai qua 4 bước.

3.1. Nhận biết thị trường mục tiêu

Thị trường mục tiêu là sự phân khúc khách hàng vào từng nhóm nhất định phù hợp với chiến lược, mục tiêu của từng doanh nghiệp. Hay nói cách khác, thị trường mục tiêu bao gồm những khách hàng tiềm năng thực sự quan tâm đến sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. 

Doanh nghiệp sẽ bán sản phẩm hoặc dịch vụ của mình cho ai? Đối tượng nào là khách hàng mục tiêu phù hợp với doanh nghiệp? Nếu như không có câu trả lời thích hợp cho những câu hỏi này, đội ngũ nhân viên kinh doanh sẽ không thể tiếp cận chính xác khách hàng tiềm năng và giảm tỉ lệ chuyển đổi khi thực hiện những hoạt động bán hàng. 

Phân loại thị trường mục tiêu của doanh nghiệp thành nhiều nhóm nhỏ và tiếp cận khách hàng theo những cách khác nhau phù hợp với tâm lý, hành vi, sở thích của họ là bước quan trọng trong quy trình bán hàng Outbound Sales.

thị trường mục tiêu

3.2. Tạo danh sách những khách hàng tiềm năng

Đối với chiến lược bán hàng Outbound Sales, việc tạo danh sách những khách hàng mà nhân viên kinh doanh sẽ liên hệ để chào hàng là bước cần thiết trong quy trình bán hàng. 

Đôi khi anh / chị chủ doanh nghiệp sẽ có một đội ngũ nhân viên có năng lực làm việc để có thể thu được danh sách những khách hàng tiềm năng đó. Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng có thể mua danh sách thông tin những thông tin liên hệ cá nhân của khách hàng từ bên thứ ba. 

Ở bước này của quy trình bán hàng, doanh nghiệp sẽ có được danh sách những khách hàng tiềm năng để tiếp cận và giới thiệu về sản phẩm. 

khách hàng tiềm năng

3.3. Phân loại khách hàng tiềm năng

Đây là bước trong quy trình bán hàng Outbound Sales mà đội ngũ nhân viên kinh doanh bắt đầu những hoạt động bán hàng của mình. 

Nhân viên kinh doanh sẽ liên lạc với khách hàng qua điện thoại hoặc email. Trong lần tương tác đầu tiên với họ, nhân viên kinh doanh đã có thể phân loại được khách hàng tiềm năng. Nếu như khách hàng nào không phù hợp hoặc không có nhu cầu mua sản phẩm, nhân viên Sales sẽ loại họ khỏi danh sách những khách hàng tiềm năng và sẽ không tiếp cận họ nữa. Mặt khác, nếu như khách hàng thật sự có nhu cầu mua sản phẩm, nhân viên kinh doanh sẽ triển khai bước tiếp theo trong quy trình bán hàng

3.4. Thực hiện bán hàng

Đã đến lúc đội ngũ nhân viên kinh doanh bắt tay vào việc bán hàng. Ở bước này, nhân viên kinh doanh có thể hẹn gặp khách hàng và tiến hành demo sản phẩm, hoặc gọi điện cho khách hàng để bàn luận về những tính năng của sản phẩm cũng như lợi ích mà sản phẩm đem lại cho khách hàng. 

Tùy thuộc vào thị trường mục tiêu của doanh nghiệp mà quá trình thực hiện bán hàng sẽ dài hoặc ngắn. Đối với những doanh nghiệp B2B, việc thực hiện bán hàng có lẽ cần nhiều thời gian hơn bởi có nhiều người sẽ tham gia vào quá trình thảo luận trước khi đưa ra quyết định mua hàng. 

4. Năm bước để phát triển chiến lược bán hàng Outbound Sales hiệu quả

Sau khi đã tìm hiểu về chiến lược Outbound Sales là gì cũng như nắm được những ưu, nhược điểm của Outbound Sales, nếu cảm thấy phù hợp, các nhà quản lý vẫn có thể lựa chọn chiến lược Outbound Sales để áp dụng cho doanh nghiệp của mình. Vậy làm thế nào để có thể phát triển chiến lược Outbound Sales một cách hiệu quả để tránh tạo nên “tác dụng ngược” khi bán hàng?

4.1. Xây dựng đội ngũ nhân viên có năng lực

Để có thể xây dựng được chiến lược Outbound Sales hiệu quả, trước hết, các nhà quản lý nên xây dựng một đội ngũ nhân viên có năng lực. Khi có một đội ngũ những con người làm việc hiệu quả.

nhân viên bán hàng
Xây dựng đội ngũ nhân viên trong Outbound Sales

Có hai cách chủ yếu để doanh nghiệp có thể xây dựng đội ngũ nhân viên bán hàng của mình:

  • Tuyển dụng những người phù hợp với những tiêu chí mà doanh nghiệp đề ra ở một nhân viên bán hàng phù hợp 
  • Thuê một bên thứ ba để triển khai các hoạt động bán hàng

Tùy vào mỗi doanh nghiệp mà cách xây dựng đội ngũ nhân viên của mình sẽ khác nhau. Tuy nhiên, hãy đảm bảo rằng doanh nghiệp có đủ những nhân viên kinh doanh phù hợp trước khi bắt đầu triển khai những hoạt động bán hàng Outbound Sales.

4.2. Phân tích dữ liệu khách hàng

Dữ liệu đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng một chiến lược Outbound Sales. Từ việc phân tích dữ liệu khách hàng, doanh nghiệp có thể xác định được đối tượng khách hàng tiềm năng có nhu cầu mua sản phẩm để có thể tiếp cận họ một cách hiệu quả. 

Tuy nhiên, vẫn còn ít doanh nghiệp chú trọng đến việc phân tích dữ liệu. Bên cạnh đó, có nhiều doanh nghiệp thường hiểu sai dữ liệu hoặc không đủ dữ liệu để có thể đưa ra kết luận chính xác.

Để có thể giải quyết được vấn đề trên, anh / chị chủ doanh nghiệp có thể sử dụng phần mềm CRM để có thể tối ưu việc quản lý và phân tích dữ liệu khách hàng. Khi dữ liệu khách hàng được lưu trữ tập trung và có hệ thống, doanh nghiệp sẽ có thể phân tích dữ liệu đó một cách hiệu quả hơn.

Các nhà quản lý có thể tìm hiểu thêm cách khai thác dữ liệu CRM hiệu quả tại đây.

Hoặc nếu gặp khó khăn trong quá trình quản lý cũng như phân tích dữ liệu khách hàng bằng phần mềm CRM, anh / chị có thể đăng ký tư vấn tại đây.

CTA nhận tư vấn

4.3. Xác định giá trị của doanh nghiệp 

Tại sao khách hàng mục tiêu lại muốn mua sản phẩm của doanh nghiệp? Câu trả lời nằm ở giá trị mà sản phẩm đem lại cho khách hàng. Hãy đảm bảo rằng doanh nghiệp có thể chứng minh được giá trị của mình đến với khách hàng để thuyết phục họ tin dùng sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp. 

giá trị doanh nghiệp

Để xác định được giá trị phù hợp với khách hàng, các nhà quản lý nên:

  • Hiểu được những vấn đề mà khách hàng đang gặp phải
  • Nhận biết được những lợi ích mà sản phẩm có thể đem lại cho khách hàng để giải quyết vấn đề của họ
  • Chứng minh được sự khác biệt của sản phẩm so với đối thủ. Tại sao khách hàng lại nên chọn sản phẩm của doanh nghiệp mà không phải là những sản phẩm cạnh tranh

Ở đây, ta có thể lấy ví dụ về phần mềm CRM. Cụ thể hơn, phần mềm AMIS CRM sẽ giúp doanh nghiệp giải quyết những vấn đề sau:

  • Chưa quản lý hiệu quả dữ liệu khách hàng
  • Dữ liệu chưa được bảo mật và an toàn
  • Khó kiểm soát lịch sử giao dịch với khách hàng
  • Chưa quản lý được tổng quát đội ngũ nhân viên kinh doanh

Khi sử dụng AMIS CRM, chủ doanh nghiệp sẽ có thể quản lý được các dữ liệu cá nhân của khách hàng bằng cách lưu trữ dữ liệu tập trung trong 1 giao diện duy nhất. Bên cạnh đó, dữ liệu sẽ được đảm bảo an toàn tuyệt đối với chức năng truy cập phân quyền, chỉnh sửa. 

AMIS CRM cũng có thể giúp doanh nghiệp quản lý tương tác của khách hàng bằng cách lưu lại toàn bộ lịch sử tương tác với khách hàng qua điện thoại, email hay gặp mặt trực tiếp.

Thêm vào đó, các nhà quản lý có thể dễ dàng phân công mục tiêu theo từng tháng/quý/năm đến từng nhân viên và theo sát hiệu quả làm việc với các loại báo cáo tự động cho từng cá nhân như: số lượng cơ hội, tỉ lệ thắng thua, phần trăm cơ hội, tỉ lệ chuyển đổi,…

Anh / chị có thể trải nghiệm phần mềm AMIS CRM miễn phí trong 15 ngày. 

CTA dùng thử

4.4. Thu hút khách hàng tiềm năng 

Sau khi đã xác định được giá trị mà doanh nghiệp có thể mang lại cho khách hàng, đã đến lúc doanh nghiệp bắt đầu thu hút khách hàng tiềm năng.

thu hút khách hàng

Đối với chiến lược Outbound, những hoạt động có thể thu hút khách hàng có thể kể đến như: phát tờ rơi, quảng cáo ngoài trời, quảng cáo trên TV, báo đài, mạng xã hội,… 

Để có thể thu hút khách hàng tiềm năng một cách hiệu quả nhất, doanh nghiệp cần xác định thị trường mục tiêu cũng như chân dung khách hàng để có thể tiếp cận được đúng đối tượng muốn mua sản phẩm, từ đó tăng tỉ lệ chuyển đổi. 

Hãy lựa chọn những hoạt động thu hút khách hàng tiềm năng phù hợp nhất với ngành nghề, quy trình bán hàng cũng như giai đoạn phát triển của doanh nghiệp.  

4.5. Tiếp cận khách hàng và bắt đầu thực hiện những hoạt động bán hàng 

Khi thu hút được khách hàng tiềm năng phù hợp, đã đến lúc đội ngũ nhân viên kinh doanh tiếp cận khách hàng và bắt đầu thực hiện những hoạt động bán hàng. Nhưng đầu tiên, hãy lên một bản kế hoạch tiếp cận khách hàng một cách tổng thể. Bản kế hoạch đó có thể bao gồm:  

  • Nhân viên kinh doanh nên gọi điện thoại hay gửi email trước
  • Thông điệp bán hàng chính mà nhân viên kinh doanh truyền đạt tới khách hàng
  • Lịch trình cụ thể cho các hoạt động follow-up khách hàng
  • Chi phí cho các hoạt động quảng cáo ngoài trời, trên mạng xã hội hoặc báo đài,…

Nếu nhân viên kinh doanh đã có kinh nghiệm thực hiện những hoạt động bán hàng Outbound Sales thì họ có thể dựa vào kinh nghiệm của mình để tận dụng điểm mạnh và khắc phục điểm yếu trong quá trình triển khai chiến lược bán hàng Outbound Sales. Còn nếu như chưa có kinh nghiệm, doanh nghiệp có thể bắt đầu tiếp cận khách hàng bằng những thứ mà khách hàng đang quan tâm hoặc những vấn đề mà họ đang gặp phải. 

kế hoạch kinh doanh

Sau khi doanh nghiệp đã lên được một bản kế hoạch về việc tiếp cận khách hàng, đã đến lúc đội ngũ nhân viên kinh doanh bắt đầu hoạt động bán hàng của mình và gọi điện hoặc gửi email ngay cho khách hàng tiềm năng. 

Tổng kết 

Ở bài viết này, MISA AMIS đã cung cấp cho doanh nghiệp những thông tin tổng quan về chiến lược Outbound Sales như định nghĩa chiến lược Outbound Sales là gì, ưu nhược điểm của Outbound Sales, quy trình bán hàng trong chiến lược Outbound Sales và các bước để có thể lên được chiến lược Outbound Sales.

Khi áp dụng chiến lược Outbound Sales một cách hiệu quả, doanh nghiệp có thể tiếp cận được tới nhiều khách hàng và tăng doanh số bán hàng. 

Chúc anh / chị chủ doanh nghiệp thành công với việc đưa ra chiến lược bán hàng Outbound Sales hiệu quả!  

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Tuyến Phạm
Tác giả
Giám đốc Kinh doanh tại MISA
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả