Trong bối cảnh toàn cầu hóa, việc mở rộng ra thị trường quốc tế không chỉ là cơ hội mà còn là thử thách lớn đối với doanh nghiệp. Để thành công, các công ty cần có chiến lược quản trị kinh doanh quốc tế linh hoạt và hiệu quả.
Cùng MISA AMIS khám phá những yếu tố then chốt giúp doanh nghiệp vượt qua rào cản và chinh phục thị trường mới.
I. Quản trị kinh doanh quốc tế là gì?
1. Khái niệm quản trị kinh doanh quốc tế
Quản trị kinh doanh quốc tế là quá trình lập kế hoạch, tổ chức, điều hành và kiểm soát các hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp trong môi trường quốc tế.
Khác với kinh doanh nội địa, quản trị kinh doanh quốc tế sẽ đòi hỏi nhiều sự linh hoạt và thích nghi với các bối cảnh văn hóa, chính trị, pháp luật và kinh tế khác nhau, đồng thời nắm bắt rõ tâm lý khách hàng của từng khu vực.
Vì thế, trong bối cảnh phát triển quốc tế, các nhà quản trị khi quyết định phát triển doanh nghiệp thường không chỉ dừng lại ở mục tiêu mở rộng thị phần mà họ còn mong muốn xây dựng hình ảnh thương hiệu mạnh mẽ trên quy mô toàn cầu.
2. Phạm vi và khía cạnh chính của quản trị kinh doanh quốc tế
Quản trị kinh doanh quốc tế bao trùm các hoạt động kinh doanh trên phạm vi đa quốc gia. Do đó, nó đòi hỏi sự kết hợp hài hòa giữa tầm nhìn chiến lược và kỹ năng quản lý thực tiễn trong tất cả các lĩnh vực.
Các khía cạnh chính của quản trị kinh doanh quốc tế có thể kể đến:
2.1. Văn hóa quốc tế
Trong môi trường kinh doanh quốc tế, quản trị văn hóa đóng vai trò sống còn trong việc xây dựng mối quan hệ với công chúng. Trong đó, doanh nghiệp cần đặt trọng tâm vào:
- Thích nghi với sự khác biệt văn hóa: Hiểu rõ phong tục, tập quán tại từng quốc gia để giảm thiểu xung đột và nâng cao hiệu quả hợp tác.
- Truyền thông theo văn hóa: Sử dụng ngôn ngữ và cách giao tiếp phù hợp với địa phương khác nhau.
- Đồng cảm văn hóa: Điều chỉnh thông điệp thương hiệu để phản ánh đúng giá trị phù hợp với nhu cầu của từng cộng đồng khách hàng.
2.2. Pháp luật & chính sách quốc tế
Mỗi quốc gia có hệ thống pháp luật và quy định riêng, buộc doanh nghiệp phải tuân theo và điều chỉnh chiến lược sao cho không vi phạm quy định của khu vực mà doanh nghiệp hoạt động:
- Nắm bắt pháp lý địa phương: Hiểu rõ các quy định về thuế, lao động, và thương mại tại từng quốc gia, tránh rủi ro pháp lý.
- Xử lý các hạn chế thương mại: Xử lý các rào cản thuế quan, quota nhập khẩu, hoặc các biện pháp bảo hộ ngành hàng.
- Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ: Bảo vệ các sản phẩm, thương hiệu và công nghệ của doanh nghiệp trước các hành vi vi phạm bản quyền trước khi thâm nhập vào thị trường mới.
2.3. Tài chính quốc tế
Để đảm bảo doanh nghiệp phát triển ổn định và bền vững, doanh nghiệp cần đưa ra các bài toán về tài chính quốc tế và cân nhắc giá trị lợi nhuận đem lại:
- Biến động tỷ giá: Xử lý các rủi ro do thay đổi tỷ giá hối đoái, đặc biệt khi thanh toán ngoại tệ.
- Đầu tư quốc tế: Quyết định chiến lược đầu tư dài hạn như xây dựng cơ sở sản xuất, liên doanh với đối tác địa phương.
- Thuế và chính sách tài chính: Quản lý chi phí thuế phát sinh tại các quốc gia khác nhau, tránh đánh thuế hai lần để tối ưu chi phí.
2.4. Chuỗi cung ứng toàn cầu
Trong bối cảnh doanh nghiệp mở rộng hoạt động quốc tế, khả năng quản trị chuỗi cung ứng của doanh nghiệp là yếu tố then chốt quyết định hiệu suất vận hành trong kinh doanh quốc tế:
- Quản lý nguồn cung: Đưa ra các quyết định về nguồn cung ứng và phân phối quốc tế để tối ưu hóa quá trình vận hành.
- Hậu cần quốc tế: Tổ chức hệ thống vận chuyển, kho bãi, và phân phối sản phẩm qua biên giới tinh gọn nhất.
- Kiểm soát rủi ro chuỗi cung ứng: Giảm thiểu rủi ro do biến động chính trị, thiên tai hay gián đoạn bất ngờ tại các thị trường cung ứng nước ngoài.
II.Đặc thù của quản trị kinh doanh quốc tế
Mặc dù quản trị kinh doanh quốc tế là một lĩnh vực đầy tiềm năng, đi kèm với nó lại là không ít những thách thức đòi hỏi doanh nghiệp phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng và chiến lược phù hợp để vượt qua.
Về cơ bản, quản trị kinh doanh quốc tế mang tính đặc trưng hơn quản trị kinh doanh ở một số đặc thù:
1. Rào cản văn hóa
Mỗi quốc gia mang trong mình một nền văn hóa, ảnh hưởng trực tiếp đến cách họ tiếp nhận và đánh giá sản phẩm, dịch vụ.
Chẳng hạn, có rất nhiều sản phẩm có thể nhận được sự đón nhận nồng nhiệt ở quốc gia này nhưng lại bị từ chối ở quốc gia khác do mâu thuẫn với giá trị văn hóa địa phương.
Vì thế, trước khi tiếp cận và thâm nhập một thị trường mới, doanh nghiệp buộc phải nghiên cứu thị trường một cách kỹ lưỡng và cân nhắc liệu sản phẩm, thương hiệu mình có vượt qua được rào cản về văn hóa hay không, đồng thời tạo các điểm chạm tương đồng cho các khách hàng bản địa.
Case Study: McDonald’s và chiến lược điều chỉnh sản phẩm linh hoạt theo văn hóa thị trường
Khi mở rộng vào thị trường Nhật Bản vào những năm 1970, Mcdonald’s đã phải đối mặt với không ít thách thức do sự khác biệt rõ rệt trong văn hóa ẩm thực.
Lúc bấy giờ, với truyền thống ẩm thực chủ yếu là sushi, tempura và ramen, người Nhật không quen với các món ăn nhanh phương Tây. Do đó, McDonald’s buộc phải điều chỉnh chiến lược sản phẩm để phù hợp với khẩu vị và thói quen tiêu dùng của thị trường này.
Thay vì chỉ đơn giản du nhập các món ăn từ Mỹ, McDonald’s đã phát triển các món ăn đặc trưng cho thị trường Nhật Bản như “Ebi Filet-O” (bánh sandwich tôm) và “Teriyaki Burger.”
Sự sáng tạo này không chỉ giúp McDonald’s thu hút sự chú ý của người tiêu dùng Nhật Bản mà còn thể hiện sự tôn trọng đối với nền văn hóa ẩm thực bản địa, từ đó tạo ra sự kết nối sâu sắc hơn với văn hóa và hòa nhập vào phong cách người Nhật.
Bên cạnh việc tùy chỉnh menu, McDonald’s còn chú trọng đến việc xây dựng trải nghiệm khách hàng phù hợp với thói quen xã hội và môi trường tiêu dùng tại mỗi quốc gia mà họ gia nhập.
Mô hình này không chỉ giúp McDonald’s duy trì sự phát triển bền vững tại Nhật Bản mà còn tạo nên một chiến lược mở rộng thành công ở các thị trường quốc tế khác, trong đó có Việt Nam.
2. Biến động kinh tế toàn cầu
Đặc trưng thứ hai trong môi trường quản trị kinh doanh toàn cầu là doanh nghiệp bị ảnh hưởng mạnh những biến động kinh tế và chính trị mang tính vĩ mô.
Có thể nhận thấy rõ ở thời điểm hiện tại, nền kinh tế quốc tế đang ngày càng chịu áp lực bởi những biến động khó lường, từ khủng hoảng kinh tế khu vực, biến động lãi suất và các vấn đề liên quan đến xung đột chính trị.
Đây là một thách thức rất lớn cho các doanh nghiệp đầu tư và phát triển nước ngoài, đặc biệt là những doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa có tiềm lực tài chính vững vàng hoặc thiếu hỗ trợ từ các tổ chức, đối tác chiến lược.
3. Chính sách pháp luật phức tạp
Một trong những đặc điểm nổi bật của quản trị kinh doanh quốc tế là sự đa dạng và phức tạp của các chính sách pháp luật tại từng quốc gia. Từ thuế suất, hạn ngạch nhập khẩu đến các lệnh cấm vận thương mại, mỗi thị trường đều có những quy định đặc thù mà doanh nghiệp buộc phải tuân thủ.
Thậm chí, ở một số khu vực còn xuất hiện các quy định cấm vận đặc biệt, làm ảnh hưởng trầm trọng tới tình hình xuất, nhập khẩu của các nền kinh tế nói chung và doanh nghiệp có liên quan nói riêng.
Điển hình là trong chiến tranh thương mại Mỹ – Trung kéo dài liên tục hơn 6 năm qua kể từ năm 2018, các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa từ Mỹ sang Trung Quốc (hay ngược lại) phải luôn đối mặt với hàng loạt khó khăn và rào cản.
Các lệnh áp thuế cao, hạn chế xuất nhập khẩu, và những chính sách bảo hộ từ hai phía liên tục được áp dụng đã làm tăng chi phí sản xuất, cản trở chuỗi cung ứng, và suy giảm nghiêm trọng năng lực cạnh tranh của nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
III. Tầm quan trọng của quản trị kinh doanh quốc tế
Trong bối cảnh toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ, quản trị kinh doanh quốc tế đã trở thành một yếu tố cốt lõi, giúp doanh nghiệp định hình chiến lược tăng trưởng bền vững và tận dụng tối đa cơ hội để phát triển.
Do đó, dù đã phát triển thị trường quốc nội hay chưa, có thể coi quản trị kinh doanh quốc tế là một công cụ hữu ích cho các doanh nghiệp phát triển chiến lược kinh doanh dài hạn cho mình.
1. Mở rộng thị trường và khai thác cơ hội kinh doanh toàn cầu
Quản trị kinh doanh quốc tế cho phép doanh nghiệp vượt qua ranh giới quốc gia, tiếp cận các thị trường mới với tiềm năng tăng trưởng cao.
Không chỉ dừng lại ở việc mở rộng doanh thu, hoạt động quốc tế giúp doanh nghiệp xây dựng mạng lưới khách hàng đa dạng, giảm thiểu rủi ro phụ thuộc vào một thị trường duy nhất.
Những thương hiệu lớn với vốn hóa doanh nghiệp lớn trên thế giới như Samsung hay Apple đều đã xây dựng hệ sinh thái sản phẩm của mình không chỉ tại thị trường nội địa mà còn phủ sóng mạnh mẽ trên toàn cầu. Nhờ đó mới có thể trở thành những thương hiệu mang tính biểu tượng tại nhiều quốc gia.
2. Tăng cường khả năng cạnh tranh
Bước chân vào thị trường quốc tế đồng nghĩa với việc doanh nghiệp có tầm nhìn đáp ứng những tiêu chuẩn chất lượng khắt khe và thích nghi với nhu cầu đa dạng của khách hàng.
Khi đó, các doanh nghiệp phải không ngừng đổi mới và nâng cao năng lực cạnh tranh để đáp ứng kỳ vọng khách hàng mục tiêu. Kết quả không chỉ là thành công tại thị trường quốc tế mà còn là sự gia tăng uy tín và củng cố hình ảnh thương hiệu tại thị trường nội địa.
3. Giảm thiểu rủi ro nhờ đa dạng hóa
Quản trị kinh doanh quốc tế còn giúp doanh nghiệp phân tán rủi ro hiệu quả. Khi một thị trường đối mặt với khủng hoảng kinh tế hoặc chính trị, doanh nghiệp vẫn có thể duy trì sự ổn định nhờ nguồn thu từ các khu vực khác.
4. Nâng cao năng lực quản trị và đổi mới
Việc hoạt động trong môi trường quốc tế buộc doanh nghiệp phải tiếp cận với các công nghệ tiên tiến và những thực tiễn quản trị hiện đại. Đây là động lực thúc đẩy sự đổi mới liên tục, cải thiện năng suất và hiệu quả hoạt động.
Doanh nghiệp không chỉ học hỏi từ các đối thủ cạnh tranh quốc tế mà còn tích lũy kinh nghiệm quý báu từ việc thích nghi với các điều kiện thị trường khác biệt.
Một minh chứng rõ ràng cho sự đổi mới và hiệu quả trong quản trị là việc áp dụng các hệ thống quản lý quan hệ khách hàng (CRM) nhằm phân tích dữ liệu khách hàng, quản lý tiến độ bán hàng để đưa ra chiến lược phù hợp.
MISA AMIS CRM là một ví dụ điển hình của công cụ quản lý bán hàng hiện đại. Phần mềm MISA AMIS CRM giúp doanh nghiệp:
- Theo dõi toàn bộ quy trình bán hàng: Từ việc quản lý thông tin khách hàng đến theo dõi các cơ hội bán hàng, đảm bảo mọi dữ liệu được cập nhật liên tục và chính xác.
- Phân tích dữ liệu thông minh: Cung cấp các báo cáo và biểu đồ trực quan, hỗ trợ nhà quản trị đánh giá hiệu quả và đưa ra quyết định kịp thời.
- Tăng khả năng thích nghi: Phần mềm update tính năng liên tục hỗ trợ doanh nghiệp nhanh chóng thích nghi với các thay đổi mới trong điều kiện thị trường quốc tế.
Với các công nghệ tiên tiến như MISA AMIS CRM, doanh nghiệp không chỉ tinh gọn quy trình quản trị mà còn có cơ hội bứt phá trong đổi mới và sáng tạo.
5. Xây dựng và phát triển thương hiệu toàn cầu
Rõ ràng, những thành công trong quản trị kinh doanh quốc tế không chỉ mang lại cho doanh nghiệp giá trị thương mại mà còn giúp tạo dựng hình ảnh thương hiệu mạnh mẽ trên toàn cầu.
Điển hình như Nike – một trong những thương hiệu hiệu giày thể thao nổi tiếng nhất thế giới. Sự thành công của Nike không chỉ nằm ở chất lượng vượt trội của sản phẩm, mà còn ở chiến lược xây dựng thương hiệu thông minh và sự am hiểu thị trường toàn cầu.
Nike đã tạo dựng được hình ảnh biểu tượng của phong cách sống năng động và hiện đại thông qua việc liên kết với các vận động viên hàng đầu thế giới, tổ chức những chiến dịch Marketing sáng tạo như “Just Do It”, tài trợ cho các sự kiện thể thao quốc tế.
Các chiến lược Marketing phủ rộng này của Nike cũng rất hiệu quả, giúp tăng độ nhận diện một cách hiệu quả cho thương hiệu.
6. Phát triển nguồn nhân lực đa quốc gia
Để doanh nghiệp tối ưu hóa được chiến lược kinh doanh trên nhiều thị trường, đội ngũ nhân sự đa quốc gia cũng là một yếu tố quan trọng.
Quản trị kinh doanh quốc tế tạo cơ hội cho doanh nghiệp tiếp cận và phát triển đội ngũ nhân sự từ nhiều nền văn hóa khác nhau, đồng nghĩa với việc thúc đẩy sự sáng tạo khác nhau trong các chiến lược kinh doanh.
Nhờ vào góc nhìn đa chiều và khả năng thích nghi linh hoạt, đội ngũ nhân sự đa quốc gia có thể đối mặt và giải quyết hiệu quả những thách thức riêng biệt của từng thị trường.
Đây là yếu tố giúp doanh nghiệp không chỉ duy trì hoạt động ổn định mà còn phát triển mạnh mẽ trong môi trường kinh doanh quốc tế cạnh tranh khốc liệt.
7. Đóng góp vào sự hội nhập và phát triển kinh tế toàn cầu
Không chỉ mang lại lợi ích cho doanh nghiệp, quản trị kinh doanh quốc tế còn đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự hội nhập kinh tế và hợp tác chính trị giữa các quốc gia.
Thông qua các mối quan hệ hợp tác kinh doanh, doanh nghiệp trở thành cầu nối góp phần tạo nên một nền kinh tế toàn cầu bền vững, hỗ trợ sự phát triển và hợp tác trên trường quốc tế.
Tháng 9 vừa qua, NVIDIA – tập đoàn sản xuất chip đắt giá nhất thế giới – đã chính thức quyết định thành lập văn phòng đại diện tại Hà Nội.
Chủ tịch NVIDIA, ông Jensen Huang, dẫn dắt chiến lược mở rộng này, là người đánh dấu những bước đi phát triển đầu tiên của công nghệ và trí tuệ nhân tạo (AI) tại khu vực Đông Nam Á.
Sự hiện diện của một “gã khổng lồ” công nghệ như NVIDIA không chỉ đem lại lợi ích trực tiếp cho doanh nghiệp mà còn mở ra cơ hội đột phá cho nền kinh tế Việt Nam.
Đây là cầu nối thúc đẩy chuyển giao công nghệ tiên tiến, nâng cao năng lực chuyên môn của nguồn nhân lực trong nước, và đẩy mạnh tốc độ đổi mới sáng tạo – yếu tố then chốt trong quá trình hiện đại hóa công nghiệp.
Nhìn xa hơn, trong xu thế toàn cầu hóa, NVIDIA tạo tiền đề để các doanh nghiệp Việt Nam gia nhập chuỗi cung ứng toàn cầu, nâng cao năng lực cạnh tranh và khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế.
Tìm hiểu thêm:
IV. Bí quyết thành công trên trường quốc tế – quản trị kinh doanh quốc tế cần gì?
Để đạt được thành công trên trường quốc tế, các nhà quản trị cần trang bị những kỹ năng, chiến lược nhằm tận dụng cơ hội và vượt qua các thách thức quốc tế.
1. Hiểu biết về thị trường và văn hóa quốc tế
- Nghiên cứu thị trường kỹ lưỡng: Hiểu rõ nhu cầu, thị hiếu và hành vi tiêu dùng tại thị trường mục tiêu.
- Thích nghi với văn hóa địa phương: Xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp với các đặc điểm văn hóa như ngôn ngữ, phong tục và thói quen tiêu dùng của từng quốc gia.
- Đội ngũ địa phương: Sử dụng nhân sự địa phương hoặc hợp tác với các đối tác bản địa để tạo gần gũi và hiệu quả trong hoạt động kinh doanh.
2. Kỹ năng quản lý nội bộ trong bối cảnh đa văn hóa
- Giao tiếp hiệu quả: Đảm bảo được khả năng giao tiếp và thấu hiểu giữa nhà quản trị kinh doanh quốc tế và nhân sự.
- Tôn trọng sự khác biệt: Tôn trọng và khai thác một cách tích cực các phong cách làm việc, góc nhìn và giá trị của các nền văn hóa khác nhau.
- Đào tạo liên tục: Trang bị cho đội ngũ nhân viên kiến thức, kĩ năng làm việc trong môi trường quốc tế.
3. Nắm vững kiến thức pháp luật và chính sách quốc tế
- Am hiểu luật pháp: Nắm rõ các quy định về thương mại, đầu tư, lao động và thuế tại từng quốc gia và rủi ro pháp lý.
- Tuân thủ tiêu chuẩn quốc tế: Đảm bảo sản phẩm/dịch vụ tuân thủ các tiêu chuẩn chất lượng và đạo đức của thị trường toàn cầu.
- Chính sách thương mại: Theo dõi và thích nghi với các hiệp định thương mại tự do (FTA) hoặc các rào cản bảo hộ thương mại của các quốc gia.
4. Tư duy chiến lược và sáng tạo
- Xây dựng chiến lược dài hạn: Tập trung vào phát triển chiến lược dài hạn và bền vững.
- Đổi mới sáng tạo: Tích hợp công nghệ hiện đại, đổi mới sản phẩm và quy trình để đáp ứng nhanh với sự thay đổi của thị trường.
- Linh hoạt và thích nghi: Luôn sẵn sàng thay đổi chiến lược kinh doanh để phù hợp với xu hướng và nhu cầu quốc tế.
5. Quản trị tài chính và nguồn lực hiệu quả
- Tối ưu hóa chi phí: Quản lý nguồn lực để đạt hiệu quả cao nhất trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt.
- Đa dạng hóa rủi ro tài chính: Quản lý các rủi ro liên quan đến tỷ giá, biến động kinh tế và bất ổn chính trị.
- Đầu tư vào công nghệ: Sử dụng các công cụ quản trị và phân tích để tối ưu hóa vận hành và ra quyết định.
6. Xây dựng thương hiệu toàn cầu
- Định vị thương hiệu rõ ràng: Tạo ra hình ảnh thương hiệu độc đáo, nhất quán trên thị trường quốc tế.
- Truyền thông quốc tế: Sử dụng chiến lược tiếp thị và kênh tiếp thị phù hợp để tiếp cận đối tượng khách hàng toàn cầu.
- Trách nhiệm xã hội: Đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường và phát triển cộng đồng để nâng cao uy tín và tạo niềm tin với người tiêu dùng.
7. Xây dựng mạng lưới đối tác và liên minh
- Hợp tác chiến lược: Kết nối với các đối tác địa phương và quốc tế để mở rộng mạng lưới kinh doanh.
- Tham gia hiệp hội thương mại: Tham gia vào các tổ chức hoặc diễn đàn kinh tế để học hỏi và tận dụng cơ hội giao thương.
Khi quá trình quản trị kinh doanh đảm bảo được tất cả các yếu tố trên trong quá trình hoạt động, có thể khẳng định doanh nghiệp rất có tiềm năng phát triển các hoạt động quốc tế trong tương lai gần.
V. Xu hướng mới trong quản trị kinh doanh quốc tế
1. Xu hướng số hóa – Digital Transformation
Công nghệ đã trở thành động lực cốt lõi thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp trên thị trường quốc tế. Trong bối cảnh đó, chuyển đổi số không chỉ giúp tối ưu hóa quy trình quản trị mà còn mở ra những cơ hội đổi mới trong các mô hình kinh doanh.
Hiện nay, ngay cả các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng đang tích cực ứng dụng các công nghệ tiên tiến như trí tuệ nhân tạo (AI), blockchain, và phân tích dữ liệu lớn (Big Data) nhằm cung cấp trải nghiệm vượt trội cho khách hàng.
Thật vậy, các nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới như Amazon, Alibaba, và eBay cũng là một minh chứng cho sức mạnh của chuyển đổi số. Nó không chỉ giúp doanh nghiệp mở rộng phạm vi tiếp cận thị trường mà còn thay đổi hoàn toàn cách thức giao dịch và tương tác giữa doanh nghiệp với khách hàng quốc tế.
Hiện nay, MISA AMIS CRM cũng đang góp phần tối ưu hóa quy trình quản trị kinh doanh và bán hàng bằng cách tích hợp công nghệ trí tuệ nhân tạo AI vào toàn bộ hệ thống. Trợ lý ảo AVA là công cụ đắc lực, tự động hóa hàng loạt nhiệm vụ quan trọng như:
- Tra cứu kho tri thức chào hàng, bán hàng
- Tra cứu và thêm nhanh thông tin khách hàng, cơ hội tiềm năng theo MST/SĐT/email
- Gợi ý nội dung email thông báo, marketing, chào hàng
- Tổng hợp, cung cấp số liệu doanh thu, cơ hội, lượt tương tác,… của NVKD
- …
Nhờ có trợ lý ảo AVA, doanh nghiệp không chỉ đơn giản hóa được toàn bộ quy trình mà còn nâng cao khả năng cá nhân hóa dịch vụ, tối đa hóa trải nghiệm cho khách hàng.
Đây chính là chìa khóa để các doanh nghiệp Việt Nam cạnh tranh thành công trên thị trường toàn cầu đầy khắc nghiệt.
2. Xu hướng trách nhiệm xã hội
Người tiêu dùng toàn cầu, đặc biệt là ở các thị trường phát triển, ngày càng đặt ra yêu cầu cao về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Họ không chỉ kỳ vọng vào chất lượng sản phẩm mà còn đánh giá cao các cam kết bảo vệ môi trường, sự minh bạch và những đóng góp tích cực cho cộng đồng.
Đối với các doanh nghiệp nước ngoài, điều này đòi hỏi sự nghiêm túc trong việc xây dựng chiến lược phát triển bền vững, bao gồm giảm thiểu lượng phát thải carbon, ưu tiên sử dụng năng lượng tái tạo và triển khai các chương trình xã hội ý nghĩa.
3. Xu hướng mở rộng nhân lực quốc tế một cách linh hoạt
Trong bối cảnh toàn cầu hóa, đội ngũ nhân lực quốc tế không chỉ là một lợi thế mà còn trở thành yếu tố quyết định sự thành công của doanh nghiệp.
Đây là sự hiện diện gián tiếp của doanh nghiệp tại địa phương, giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về thị trường, văn hóa và hệ thống pháp lý bản địa, từ đó nâng cao khả năng thích nghi và phát triển tại từng quốc gia.
Bên cạnh đó, các hình thức làm việc linh hoạt như làm việc từ xa (remote work) đang trở thành một xu hướng tất yếu, giảm thiểu cho doanh nghiệp đáng kể chi phí, đồng thời linh hoạt tiếp cận một cách gần gũi lượng khách hàng tiềm năng.
Những mô hình mới này không chỉ giúp doanh nghiệp tiếp cận nguồn nhân lực đa dạng mà còn tối ưu hóa chi phí và tăng cường sự sáng tạo thông qua sự kết hợp của nhiều góc nhìn văn hóa khác nhau.
GitLab – công ty phát triển phần mềm nổi tiếng hoàn toàn làm việc hoàn toàn từ xa.
GitLab là một công ty lớn trên thế giới sử dụng mô hình làm việc từ xa – remote work. Không có văn phòng tập trung, GitLab vận hành với 1.000 nhân viên đến từ hơn 60 quốc gia.
Mô hình làm việc này không chỉ giúp công ty tiết kiệm đáng kể chi phí vận hành mà còn mở ra cơ hội thu hút nhân tài từ khắp nơi trên thế giới. Sự đa dạng về văn hóa và góc nhìn sáng tạo của các nhân viên giúp GitLab phát triển sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường toàn cầu.
Ngoài ra, tính linh hoạt trong làm việc từ xa cho phép GitLab tối ưu hóa quy trình và duy trì hiệu suất cao mà không bị giới hạn bởi khoảng cách địa lý.
Chính nhờ sự kết hợp hiệu quả giữa nhân sự toàn cầu và mô hình làm việc từ xa, GitLab đã phát triển mạnh mẽ và duy trì vị thế dẫn đầu trong ngành phần mềm thế giới.
Tạm kết
Trong kỷ nguyên toàn cầu hóa hiện nay, quản trị kinh doanh quốc tế chính là chìa khóa để doanh nghiệp không chỉ tồn tại mà còn vươn lên mạnh mẽ.
Chính nhờ vậy, doanh nghiệp sẽ có thể chinh phục thị trường quốc tế và tạo dựng vị thế vững chắc cho mình trên phạm vi đa quốc gia.