10 Sai lầm điển hình của quản lý khiến nhân viên nghỉ việc

04/03/2019
1085

Có nhiều nguyên nhân khiến nhân viên nghỉ việc, chẳng như mức lương, cơ hội phát triển, tìm được công việc tốt hơn, chuyển nơi ở v.v. Một nhân viên nghỉ việc sẽ gây ra nhiều khó khăn, gián đoạn cho công ty và phát sinh nhiều chi phí. Câu hỏi lớn đặt ra là: Bạn có biết tại sao nhân viên của bạn nghỉ việc không?

10 sai lầm điển hình của quản lý khiến nhân viên nghỉ việc

Một trong những lý do hàng đầu khiến nhân viên giỏi bỏ việc là do quản lý kém. Ngay cả khi nhân viên rất yêu thích công việc hiện tại của họ, họ vẫn có thể lựa chọn từ bỏ chỉ vì không thích phong cách quản lý của bạn. Đó là một thực tế khắc nghiệt, nhưng may mắn thay đó cũng là thứ dễ dàng thay đổi được.

Để mất thành viên trong nhóm do quản lý tồi là điều có thể tránh được. Chỉ cần thay đổi cách bạn quản lý team của mình, bạn có thể tăng khả năng giữ chân nhân viên và tăng sự hài lòng của nhân viên. Thành quả của điều đó là rất lớn và sẽ giúp làm cho doanh nghiệp của bạn thành công hơn. Dưới đây bạn sẽ tìm thấy 10 điều sai lầm điển hình của quản lý khiến nhân viên nghỉ việc:

1. Bắt nhân viên làm việc quá sức

Hãy làm quen và tìm hiểu nhân viên của bạn, hãy tìm hiểu giới hạn của họ. Đừng giao cho nhân viên khối lượng công việc vượt quá khả năng xử lý của họ.

2. Kiểm soát nhân viên thái quá

Một khi nhân viên của bạn đã thành thạo công việc, hãy để cho họ tự xử lý. Liên tục giám sát gắt gao công việc của họ, đưa ra những đòi hỏi quá cao và khó tính với những tiểu tiết không phải là một điều tốt.

3. Không phản hồi, tương tác hay huấn luyện nhân viên

sai lầm của cấp trên khiến nhân viên nghỉ việc

Nhân viên luôn muốn trở nên giỏi hơn, tốt hơn trong những công việc. Do đó để tăng sự cam kết của nhân viên, việc của bạn là đưa ra những phản hồi tích cực, những lời phê bình có tính xây dựng và cung cấp những chỉ dẫn và huấn luyện hữu ích để giúp họ trau dồi kỹ năng và cải thiện hiệu quả trong công việc.

4. Không tôn trọng nhân viên

Nhân viên cũng là con người và bạn cần đối xử với họ một cách tôn trọng. Hãy vứt bỏ sự kênh kiệu của bề trên, hãy thể hiện sự quan tâm chân thành đến nhân viên. Hãy đối xử với họ theo cách bạn muốn được người khác đối xử.

5. Quá cứng nhắc

Linh hoạt là một trong những yếu tố quan trọng nhất của công việc. Miễn là nhóm của bạn hoàn thành công việc của họ, tại sao không cho phép họ một chút linh động về thời gian để sống cuộc sống và làm công việc của họ?

6. Phân biệt đối xử

Mọi người ở nơi làm việc xứng đáng được đối xử bình đẳng. Bạn có thể ưa thích nhân viên này hơn nhân viên khác và thể hiện rõ sự thiên vị của mình, nhưng nó sẽ có những ảnh hưởng, tác hại rất lớn đối với phần còn lại của đội bạn.

>>> 5 bài học rút ra từ việc quản lý nhân sự yếu kém

7. Đề bạt, thăng chức không đúng người

sai lầm khi chọn nhân viên

Những người được bạn đặt trong vai trò lãnh đạo sẽ có tác động ngay lập tức đến năng suất, tinh thần và sự gắn kết của những người mà họ quản lý. Khi bạn muốn đề bạt, thăng chức cho ai đó, hãy lựa chọn một cách khôn ngoan.

8. Không nhiệt tình với công việc

Điều quan trọng đối với người quản lý là cho thấy rằng họ quan tâm đến con người, đến sản phẩm, dịch vụ và công ty của họ. Từ góc nhìn của một nhân viên, nếu người quản lý còn không quan tâm, không nhiệt tình với công việc thì tại sao họ phải làm vậy.

9. Không cởi mở và trung thực

Nhân viên muốn biết những gì đang diễn ra trong công việc. Khi bạn cởi mở, trung thực và minh bạch, nhân viên sẽ nhiệt tình hỗ trợ hơn.

 

10. Không khuyến khích sự sáng tạo

Nhân viên của bạn không phải là những cỗ máy. Hãy để họ tự suy nghĩ và sáng tạo. Một ý tưởng mà bạn đã không nghĩ đến có thể thay đổi cách thức hoạt động của công ty bạn hiệu quả hơn.

sai lầm của cấp trên làm nhân viên nghỉ việc

>>> Vai trò của quản trị nhân sự trong thời đại 4.0

Nếu bạn đã và đang làm những điều trên và điều đó khiến cho các nhân viên hàng đầu của bạn phải nghỉ việc, thật không may, bạn đã thất bại với tư cách là người quản lý. Hãy thành thật với bản thân: bạn có bao nhiêu trong số những sai lầm trên? Hành động của bạn có khiến nhân viên nghỉ việc không? Liệu đã đến lúc phải thay đổi?

Thật dễ dàng để kêu ca phàn nàn về việc đánh mất một nhân viên tài năng, nhưng tốt hơn là hãy làm gì đó để nó không còn lặp lại nữa. Hãy xác định những sai lầm và điều chỉnh phong cách quản lý của bạn cho phù hợp. Để quản lý người khác tốt thì hãy bắt đầu với chính bạn. Hãy đối xử với nhân viên của bạn theo cách bạn muốn được đối xử mỗi ngày. Nếu team của bạn thích làm việc cho bạn, thì bạn đã đi đúng hướng rồi đó.

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Ngọc Ánh
Tác giả
Chuyên gia phát triển nguồn nhân lực
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả