Kiến thức nhân sự Đánh giá nhân sự 4 ứng dụng của khung năng lực trong quản trị nhân nhân...

Khung năng lực giữ vai trò then chốt, được ứng dụng đa dạng cho việc quản trị nguồn nhân lực của nhiều công ty hiện nay gồm: tuyển chọn, đào tạo nhân sự, quy trình đánh giá và ưu đãi nhân viên,… Vậy ứng dụng của khung năng lực là như thế nào? Đội ngũ quản viên và giám đốc ứng dụng chuẩn này với vai trò gì? Cùng đọc bài viết sau của MISA AMIS HRM để tìm được câu trả lời.

1. 4 ứng dụng của khung năng lực trong doanh nghiệp

1.1 Ứng dụng của khung năng lực trong tuyển dụng nhân sự

Khung năng lực có thể dùng như căn cứ cho việc tuyển dụng. Các kỹ năng trong chuẩn này sẽ cho phép doanh nghiệp xác định cụ thể nhu cầu của từng người phù hợp với những ngành nghề nào. Ngoài ra, khung này cho phép các doanh nghiệp đánh giá năng lực có thể đào tạo, năng lực cần thiết để thực hiện ngay trong tuyển chọn nhân sự và cả năng lực khó phát triển. 

Khi phỏng vấn ứng cử viên, cùng với phương pháp tuyển dụng hoặc chương trình đánh giá, doanh nghiệp sẽ biết rõ khả năng của họ từng cấp bậc và ở những mức độ khác nhau. Nhờ vậy, nhà tuyển dụng sẽ thấy rằng một kết quả khảo sát có tính chất cạnh tranh và muốn tuyển những ứng viên có cơ hội thành công với việc làm cao hơn nữa. 

Ứng dụng của khung năng lực trong tuyển dụng nhân sự
Ứng dụng của khung năng lực trong tuyển dụng nhân sự

Ví dụ trong tuyển dụng, doanh nghiệp ứng dụng khung đánh giá năng lực tốt sẽ có thể:

  • Xác định tiêu chí tuyển chọn ứng viên rõ ràng hơn.
  • Cải thiện quy trình tuyển chọn và gia tăng cơ hội chọn được ứng viên vào vị trí việc làm.
  • Tiếp cận nguồn lao động dễ dàng hơn.
  • Giảm chi phí phát sinh từ các quyết định bổ nhiệm sai lầm.

Đồng thời, sử dụng khung năng lực trong tuyển dụng không chỉ giúp doanh nghiệp bù đắp số nhân sự thiếu hụt trước đó mà còn góp phần mang lại cho công ty nguồn lao động chất lượng cao – những con người trẻ trung, thông minh và có các kỹ năng cần thiết. 

Ngoài ra, vấn đề nhân sự cũng có ý nghĩa quan trọng khác. Nó là bước khởi đầu của quy trình quản lý nhân lực và vấn đề phải được giải quyết ổn thỏa thì các công việc sau đấy mới có thể hoạt động trơn tru. 

Nhờ vào khung năng lực, doanh nghiệp sẽ tuyển dụng thành công những nhân sự giỏi, mang lại kết quả tốt và lợi ích cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, nhân tài cũng giúp các công ty có thêm khả năng phát triển vững chắc. Có được càng nhiều tài năng thì công ty sẽ có cơ hội ngẩng cao đầu khi “chiến đấu” với những đối thủ lớn.

1.2. Ứng dụng của khung năng lực trong đào tạo nhân sự

Khung năng lực là nền tảng cơ bản trong việc phát triển nhân sự bao gồm định hướng yêu cầu đào tạo của công ty, nội dung chương trình giảng dạy, lộ trình xây dựng đội ngũ nhân viên. Khi thiết kế khung năng lực, công ty phải nắm rõ nhu cầu từng loại năng lực của vị trí hiện tại hoặc vị trí được đào tạo làm đồng thời tiến hành đánh giá năng lực giữa đội ngũ lãnh đạo và nhân sự. 

Khi có hai cơ sở dữ liệu trên, việc quyết định ai sẽ được bồi dưỡng kỹ năng như thế nào, học tới cấp độ bao nhiêu trở nên rất dễ dàng nếu xem xét sự phù hợp và nhu cầu đầu ra. Với việc sử dụng cơ sở dữ liệu này, công ty sẽ chú trọng tới các kĩ năng, tri thức cùng một số yếu tố có liên quan như hiệu quả và do đó khai thác được nguồn lực về tài chính dùng để nghiên cứu và sáng tạo. 

Ứng dụng của khung năng lực trong đào tạo nhân sự
Ứng dụng của khung năng lực trong đào tạo nhân sự

Đây cũng là khâu người quản nên làm ngay khi đã hiểu rõ chuẩn năng lực. Nó cũng coi như cơ sở cần thiết cho việc đào tạo với những bước rõ ràng: 

  • Những yêu cầu cần sự hướng dẫn, học tập. 
  • Khung chiến lược trong những dự án xây dựng kỹ năng người quản trị và nhà lãnh đạo. 

Khi phát triển, bạn phải phân tích và định vị các mức độ. Để nhận thấy rằng bạn cần có tầm nhìn cân bằng về vị thế hiện nay và trong tương lai. Khi đã có hai thông tin này, sẽ nhanh chóng giải đáp được: 

  •  Ai muốn học gì? 
  •  Mức độ phù hợp sẽ hướng tới của khung năng lực là như thế nào? 

Khung năng lực giúp doanh nghiệp đầu tư tốt hơn tri thức, kĩ năng và điều kiện phải có. Nhờ đó, tài chính và tri thức sẽ sử dụng với cấp độ cao nhất trong quá trình thành công.

1.3. Xác định và thiết lập chính sách đãi ngộ 

Trong doanh nghiệp, “đãi ngộ” là các lợi ích mà người ta đang thụ hưởng tương ứng với những cống hiến của mình suốt thời gian lao động.Khung năng lực giúp cho công ty tìm thấy cơ sở trong quá trình thiết lập việc đánh giá lương và ưu đãi chính xác. 

Qua Khung này, doanh nghiệp sẽ có một cách tiếp cận thống nhất xem điều gì sẽ được kiểm tra, đo đạc và xác định, cái gì nên ưu tiên và khuyến khích đối với việc tính bổ ích. Nó cho phép nhà quản lý xác định những gì phải quan tâm và hỗ trợ trong quá trình đánh giá thành tích. 

Đối với quá trình xây dựng bảng lương, để xác định một nhân viên thuộc cấp bậc lương bao nhiêu của một thang lương sẽ đơn giản hơn và có hiệu quả cao hơn bởi vì họ chỉ phải đánh giá sự hài lòng và nhu cầu thu nhập.

Doanh nghiệp có thể áp dụng trong xây dựng chính sách đãi ngộ nhân viên
Doanh nghiệp có thể áp dụng trong xây dựng chính sách đãi ngộ nhân viên

Ví dụ: Khi một công ty thiết kế được một khung năng lực tốt ứng với từng vị trí thì từ đó sẽ có được chính sách đãi ngộ tốt từ đó thu hút nhiều nguồn nhân lực hơn.

Chế độ ưu đãi nhân viên của công ty có một vai trò vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp và đặc biệt là người lao động. Bạn có thể thấy trong mỗi thông tin tuyển dụng, tại bất cứ vị trí đâu, ngoại trừ các điều kiện đối với việc làm và tiền lương thì nhà tuyển dụng cũng nêu bật những sự ưu đãi ở đoạn kết của bản tuyển dụng bởi chính sách này là một trong nhiều cách để doanh nghiệp đó giữ chân nhân tài. 

Vì vậy, nhờ khung năng lực doanh nghiệp sẽ có thể thực hiện được đầy đủ chính sách phúc lợi cùng cuộc sống vật chất và tinh thần của nhân sự do họ chăm lo tạo những động lực cho mọi người dự tuyển đến làm việc trong công ty.

1.4. Xây dựng hệ thống quản lý thành tích và cơ sở trả lương nhân viên

Quản lý thành tích nhân viên là sự ghi nhận một cách có tổ chức và chính xác về tình hình hoàn thành nhiệm vụ của người lao động phù hợp với các tiêu chí đã được đặt ra và đánh giá, phản ánh những kết quả ấy với chủ lao động.

Khung năng lực quản lý này sẽ có vai trò then chốt cho việc xây dựng một cơ chế kiểm soát hiệu quả và là căn cứ tính tiền lương, đánh giá, áp dụng những chính sách ưu đãi đối với nhân viên và từng vị trí lãnh đạo tại công ty. Với quản trị nhân sự, căn cứ trên khung này mà công ty sẽ có một cách tiếp cận tổng thể hơn điều gì sẽ cần quan tâm và theo dõi. Từ đấy sẽ biết mình nên đầu tư những nguồn lực để đánh giá thành công.

Ví dụ: nhờ vào khung năng lực, người quản trị thành tích sẽ hướng vào việc đưa đến các hiệu quả cao hơn nữa, thông qua đó tìm hiểu và quản lý thành tích công việc của từng người với những mục đích, những tiêu chí và những đòi hỏi về năng lực đã được nhất trí thực hiện trước hết bằng sự đánh giá và cải tiến thành tích công việc. 

  • Xác định căn cứ và chế độ ưu đãi: như nâng lương, khen thưởng, trợ cấp….
  • Phát triển hệ thống.
  • Hoạch định chính sách.
Ứng dụng khung năng lực trong chi trả lương, việc tính lương minh bạch hơn
Ứng dụng khung năng lực trong chi trả lương, việc tính lương minh bạch hơn

2. Kết luận

Mỗi nhiệm vụ sẽ đòi hỏi một nhóm những năng lực bao gồm cả phẩm chất lẫn kỹ năng và đặc trưng cá thể cần thiết phải thực hiện trong một vị trí/việc làm và thường được coi là chỉ số năng lực hay khung năng lực. Khung năng lực là một công cụ quan trọng để phục vụ cho việc lập và thực hiện chương trình quy hoạch đội ngũ lãnh đạo – quản lý. Mong rằng bài viết về những ứng dụng của khung năng lực trong quản trị nhân lực này sẽ giúp ích cho bạn. 

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 3 Trung bình: 5]