Quản lý nhân sự Tuyển dụng 16 câu hỏi phỏng vấn nhân viên nhân sự chọn lọc dành...

Khi tuyển dụng nhân sự, có sẵn một bộ câu hỏi trong buổi phỏng vấn là rất cần thiết. Những câu hỏi phỏng vấn nhân sự giúp HR và doanh nghiệp có thể kiểm tra tính cách, thái độ, năng lực của ứng viên. Bên cạnh đó, qua đây doanh nghiệp cũng biết được ứng viên có phù hợp với văn hóa công ty không, mức đãi của công ty có đáp ứng kỳ vọng ứng viên không,….

báo cáo tuyển dụng

Tải miễn phí – Mẫu Báo cáo Tuyển dụng Nhân sự Chính xác nhất 2024 dành cho CEO & HR

Mục lục Hiện

I. Câu hỏi khai thác thông tin cá nhân của nhân viên nhân sự

Bộ câu hỏi phỏng vấn nhân viên nhân sự

1. Bạn có thể giới thiệu đôi chút về bản thân mình?

Câu hỏi vốn không xa lạ và là khởi đầu của hầu hết các cuộc phỏng vấn. Ứng viên có thể ghi điểm với NTD bằng sự tự tin, mạch lạc khi giới thiệu về bản thân, sở thích, tính cách,…hay bất cứ thông tin gì muốn NTD ghi nhớ.

Mục đích của nhà tuyển dụng: Đây là câu hỏi không chỉ giúp nhà tuyển dụng hiểu thêm về thông tin cá nhân của ứng viên mà còn muốn biết về những kinh nghiệm, thành tích ứng viên đã đạt được trong quãng thời gian trước đó.

2. Điểm mạnh, điểm yếu của bạn là gì?

Ngoài cách hỏi trên, NTD cũng có thể sử dụng một số mẫu câu hỏi với cùng mục đích như:

  • Bạn có những ưu điểm gì?
  • Bạn có phải là một người hoạt ngôn không? (Khai thác thông tin dựa trên CV ứng tuyển của ứng viên)
  • Bạn có muốn thay đổi gì một trong những tính cách của bản thân không?
  • Bạn có điểm yếu không? Hãy chia sẻ cho chúng tôi biết cách bạn khắc phục điểm yếu của mình.

Điều NTD tìm kiếm ở ứng viên từ câu hỏi này là thái độ trung thực, sự tự tin và khéo léo của ứng viên. Nếu là một người thông minh, ứng viên sẽ biết cách đưa ra thế mạnh của mình, lồng ghép điểm yếu và cho thấy điểm mạnh của họ sẽ giúp ích nhiều cho công việc.

>>> Đọc thêm:

3. Bạn thường làm gì vào thời gian rảnh?

Nghe có vẻ là một câu hỏi đơn giản, nhưng NTD có thể khám phá được rất nhiều thứ mới từ ứng viên qua câu trả lời của họ, điều mà CV không thể hiện. Qua cách sử dụng thời gian của ứng viên, NTD có thể nhận thấy;

  • Ứng viên có phải một người biết cách quản lý và sử dụng thời gian hiệu quả?
  • Ứng viên có những thói quen tốt?
  • Họ có phải người ham học hỏi, cầu tiến, có sự chuẩn bị cho tương lai, trau dồi kiến thức kỹ năng mới cho công việc?…

Một người thường sử dụng buổi tối để đọc sách, tham gia các khóa học kỹ năng, tập thể dục,… có thể được đánh giá cao hơn với một người không có kế hoạch sử dụng thời gian hiệu quả.

4. Lý do vì sao bạn lại ứng tuyển vào vị trí này?

Lương thưởng là yếu tố khiến nhiều ứng viên ứng tuyển vào công ty của bạn. Tuy nhiên bạn cần kiểm tra xem đó có phải là động lực duy nhất của họ hay không. Có rất nhiều ứng viên ứng tuyển vì phúc lợi, đãi ngộ, lĩnh vực công ty, vì khoảng cách giữa công ty và nhà gần hoặc vì những định hướng cá nhân….

Câu hỏi về lý do ứng tuyển vào công ty tưởng như đơn giản nhưng nó lại rất quan trọng. Bởi có những ứng viên “rải” CV rất nhiều công ty và chỉ phỏng vấn vì thích. Ngoài ra, đây cũng là câu hỏi giúp nhà tuyển dụng có thể hiểu hơn về ứng viên.

5. Tại sao bạn nghỉ việc ở công ty cũ?

Có rất nhiều lý do khiến nhân viên nghỉ việc ở công ty cũ. Với những ai có thói quen đổ lỗi cho hoàn cảnh thì thường đưa ra những lý do như: Quản lý không thích họ, công ty cũ không quan tâm, đồng nghiệp không giúp đỡ, công việc chán nản,… Nếu như bạn thấy ứng viên phàn nàn nhiều thì hãy tự đặt ra câu hỏi xem họ có thực sự hạnh phúc khi ở công ty của bạn hay không.

Là người tuyển dụng, bạn hãy yêu cầu ứng viên nói về sự chuyển đổi giữa các công việc thay vì hỏi chi tiết quá nhiều vấn đề liên quan. Điều này sẽ giúp bạn hình dung tốt hơn giá trị của ứng viên và có quyết định chính xác.

II. Câu hỏi kiểm tra năng lực của ứng viên nhân sự

Có rất nhiều năng lực mà NTD muốn tìm kiếm ở ứng viên, nhưng không phải kỹ năng, kiến thức nào cũng thường xuyên được sử dụng trong công việc. Để biết sự am hiểu, năng lực cá nhân của mỗi ứng viên có đáp ứng được vị trí nhân viên HR tại doanh nghiệp, bạn hãy sử dụng những mẫu câu hỏi sau để khai thác thêm thông tin từ ứng viên.

6. Theo bạn, công việc nhân sự bao gồm những công việc gì?

Kiểm tra xem ứng viên có am hiểu vị trí công việc nhân sự cần làm gì hay không? Nếu doanh nghiệp bạn tìm kiếm một chuyên viên nhân sự tổng hợp, câu hỏi này thực sự cần thiết. Dù là một ứng viên có hay chưa có kinh nghiệm, nếu có thể trả lời mạch lạc những công việc của một HRer, điều này chứng tỏ ứng viên đã có sự chuẩn bị kỹ lưỡng cho cuộc phỏng vấn. Có thể họ cũng đã đảm nhiệm và có khả năng làm những công việc từng phụ trách.

7. Bạn thường tìm kiếm ứng viên trên những kênh nào? Bạn cho rằng đâu là kênh tìm kiếm ứng viên hiệu quả nhất hiện nay?

Nếu đang tìm kiếm 1 ứng viên cho vị trí chuyên viên tuyển dụng, đừng quên đặt câu hỏi này để kiểm tra kỹ năng của ứng viên nhé. Người có thể kể tên những trang tin tuyển dụng, các kênh tuyển dụng cho vị trí chuyên môn, biết cách khai khác các kênh thông tin sẽ giúp doanh nghiệp tìm kiếm được nhân tài với chi phí thấp nhất.

8. Hãy kể những kỹ năng mềm bạn thường xuyên ứng dụng chúng trong công việc?

Hãy xem ứng viên có đủ những tố chất, kỹ năng mềm phục vụ công việc không bằng cách đặt ra câu hỏi và kiểm tra ngẫu nhiên một trong những kỹ năng ấy với tình huống bất ngờ. Những kỹ năng NTD cần tìm kiếm ở 1 ứng viên chất lượng cho vị trí nhân viên/chuyên viên nhân sự:

  • Kỹ năng giao tiếp
  • Kỹ năng quản trị xung đột
  • Kỹ năng xây dựng và phát triển đội nhóm
  • Kỹ năng phân tích, xử lý tình huống và ra quyết định
  • Kỹ năng xây dựng mối quan hệ
  • Tư duy tập trung vào kết quả
  • Kỹ năng tổ chức và quản lý thời gian
  • Năng lực giải trình
  • Kỹ năng đàm phán, thuyết phục
  • Kỹ năng quản trị sự thay đổi
  • Kỹ năng làm việc nhóm…..

Vì công việc nhân sự thường gồm những vị trí chuyên môn riêng như chuyên viên C&B, chuyên viên tuyển dụng, chuyên viên đánh giá & đào tạo…, tương ứng với mỗi vị trí doanh nghiệp hãy thiết lập những tiêu chí chọn lọc riêng, yêu cầu kỹ năng riêng. Không đòi hỏi một ứng viên phải có được đầy đủ kỹ năng kể trên.

9. Nếu gặp phải tình huống này, bạn sẽ giải quyết nó thế nào? (Đưa ra tình huống cụ thể thường gặp trong thực tế)

Kiểm tra khả năng xử lý tình huống và kinh nghiệm của ứng viên bằng cách đặt ra tình huống cụ thể cho họ. Có rất nhiều việc phát sinh trong công việc hàng ngày một nhân sự cần làm, tại sao NTD không thử đặt ứng viên vào tình huống ấy? Chẳng hạn:

  • Bạn sẽ làm gì khi giám đốc đột nhiên có cuộc hẹn quan trọng không thể tham gia phỏng vấn khi cuộc phỏng vấn ứng viên mới chuẩn bị bắt đầu?
  • Nếu hàng loạt nhân viên không đồng tình với chính sách đãi ngộ mới, bạn sẽ làm gì trước tình huống đó?
  • Khi tỷ lệ biến động nhân sự tại doanh nghiệp ngày càng tăng, bạn sẽ làm gì để giảm thiểu tình trạng đó?…

Những tình huống này chính là chìa khóa để chọn lọc ra những ứng viên nhạy bén, giàu kinh nghiệm nhất trong số những người lọt vào mắt xanh của NTD trong buổi phỏng vấn.

10. Bạn có am hiểu quy trình tuyển dụng không?

Có thể thay thế câu hỏi này khi hỏi cho những vị trí khác như:

  • Bạn hãy nêu một quy trình đào tạo nhân viên mới đã từng làm việc tại công ty trước đây?
  • Quy trình tạo và ban hành chính sách nhân sự mới tại doanh nghiệp bạn từng làm việc?…

>>> Đọc thêm:

amis tuyển dụng phần mềm quản lý tuyển dụng Dùng ngay miễn phí

11. Chúng tôi đang xem xét bổ sung chính sách khen thưởng cho nhân viên xuất sắc, bạn có sáng kiến gì không?

Thử xem ứng viên của bạn có những sáng kiến, sáng tạo trong công việc hay không? Dù không phải tuyển dụng các vị trí Creative, nhưng nếu một chuyên viên nhân sự có tính sáng tạo, họ sẽ là làn gió mới giúp doanh nghiệp bạn chiêu mộ, giữ chân nhân tài hiệu quả hơn đó.

12. Bạn có hiểu biết cách gắn kết nhân viên và truyền tải văn hóa doanh nghiệp tới từng nhân viên không?

Tại nhiều doanh nghiệp, người làm nhân sự có thêm vai trò gắn kết nội bộ, xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp, xây dựng văn hóa doanh nghiệp đúng với tinh thần, sứ mệnh, giá trị cốt lõi mà doanh nghiệp theo đuổi. Nếu doanh nghiệp bạn cũng tìm kiếm một nhân viên nhân sự như thế, đừng quên đặt câu hỏi số 10 để am hiểu hơn về ứng viên.

III. Bộ câu hỏi phỏng vấn nhân viên nhân sự dùng để tham khảo

Ngoài các câu hỏi phổ biến kể trên, bạn có thể tham khảo thêm bộ câu hỏi phỏng vấn nhân viên nhân sự kể sau.

13. Những số liệu nào phản ánh hiệu quả tuyển dụng tại doanh nghiệp?

Mỗi công ty, doanh nghiệp sẽ có những chỉ số riêng để đánh giá hiệu quả của công tác tuyển dụng nói riêng cũng như phòng nhân sự nói chung. Câu hỏi này không giúp nhà tuyển dụng có thể đánh giá được trình độ, kỹ năng của nhân viên ở vị trí nhân viên tuyển dụng. Ngoài ra, bạn cũng có thể biết được kiến thức, khả năng thực hành tuyển chọn nhân tài của ứng viên có phù hợp với công ty hay không.

14. Bạn đã từng sử dụng phần mềm quản lý nhân sự nào chưa? Những tính năng bạn thường sử dụng là gì?

Nhiều doanh nghiệp hiện đã ứng dụng phần mềm quản lý nhân sự để tối ưu hóa quy trình làm việc và tiết kiệm thời gian, công sức. Mục đích của câu hỏi này là để biết được ứng viên trước đây thực hiện công việc như thế nào, hiệu quả nó mang lại ra sao, ứng viên là người thích làm việc theo phong cách truyền thống hay hiện đại, công nghệ?

15. Những tố chất nào bạn cho là quan trọng nhất đối với người làm nghề nhân sự?

Câu hỏi này nó giúp nhà tuyển dụng biết được góc nhìn của ứng viên về nghề nhân sự. Từ đây, bạn cũng đánh giá được họ có phù hợp với văn hóa doanh nghiệp hay không, tính cách của họ như thế nào cũng như quan điểm của họ về nghề nhân sự ra sao, có phù hợp với công ty không.

16. Bạn có câu hỏi gì dành cho chúng tôi không?

Phỏng vấn là sự trao đổi hai chiều giữa ứng viên cùng nhà tuyển dụng, chính vì thế, bạn cần để ứng viên được trao đổi thẳng thắn, giải đáp những khúc mắc của họ. Ứng viên cũng có quyền được biết về công việc mình sẽ làm, những đãi ngộ khi làm việc tại công ty. Từ đó, họ sẽ cân nhắc xem có đi làm tại công ty hay không.

Để việc tuyển chọn nhân sự cho vị trí HR trở nên đơn giản và hiệu quả hơn, nhiều doanh nghiệp đã sử dụng phần mềm tuyển dụng, trong đó AMIS TUYỂN DỤNG là giải pháp được dùng nhiều nhất.

Phần mềm giúp kết nối với nhiều ứng viên, tự động đăng tin lên các kênh, thu hút được nhiều CV, ứng viên tiềm năng. Chưa hết, với AMIS tuyển dụng, bộ phận nhân sự có thể dễ dàng lên lịch phỏng vấn, đưa ra được các bộ câu hỏi phù hợp nhất với từng trình độ ứng viên.

Dùng ngay miễn phí

Có thể nói, đây là giải pháp tuyệt vời bộ phận HR tuyển dụng được những nhân viên chất lượng, giảm thiểu thời gian, chi phí, công sức, đồng thời nâng cao thương hiệu tuyển dụng cho tổ chức, công ty. Phần mềm đã nhận được sự tin dùng của nhiều Doanh nghiệp và tổ chức lớn như Trống đồng Palace, IVY moda, …

Trên đây là bộ câu hỏi phỏng vấn nhân viên nhân sự phổ biến nhất được NTD sử dụng khi chiêu mộ ứng viên cho vị trí HR. Chúc doanh nghiệp bạn ứng dụng thành công và sớm tìm được nhân tài phù hợp.

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 4 Trung bình: 5]