Quản lý cửa hàng là gì? Mô tả công việc quản lý cửa hàng

29/02/2024
733

Trong doanh nghiệp, quản lý cửa hàng là vị trí quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả kinh doanh. Vậy quản lý cửa hàng phụ trách những công việc gì? Hãy cùng MISA AMIS HRM tìm hiểu kỹ hơn và xây dựng bản mô tả công việc quản lý cửa hàng.

1. Quản lý cửa hàng là gì?

Quản lý cửa hàng là người đứng đầu của mỗi cửa hàng hoặc chi nhánh kinh doanh của doanh nghiệp. Họ là những người đảm nhận công việc trực tiếp giám sát đội ngũ bán hàng, thúc đẩy đội ngũ nhân viên làm việc chuyên nghiệp nhằm gia tăng doanh thu cho công ty.

mô tả công việc quản lý cửa hàng
Quản lý cửa hàng là gì?

2. Mô tả công việc quản lý cửa hàng

Trong doanh nghiệp, quản lý mỗi lĩnh vực sẽ đảm nhận những công việc khác nhau. Quản lý cửa hàng đa số sẽ là người chịu trách nhiệm chính đối với mọi hoạt động của cửa hàng. Nhìn chung công việc của quản lý cửa hàng bao gồm: 

2.1 Quản lý đội ngũ nhân viên

Quản lý nhân viên là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của quản lý cửa hàng.

  • Lên kế hoạch và điều phối nhân viên thực hiện công việc.
  • Đưa ra lịch/ca làm việc, ca làm việc và phân bố công việc cho nhân viên một cách hợp lý.
  • Kiểm tra, đánh giá thái độ và hiệu quả làm việc của nhân viên tại cửa hàng.
  • Sắp xếp, tổ chức các cuộc họp định kỳ để tiếp nhận báo cáo công việc từ nhân viên.
  • Phát hiện các vấn đề tồn đọng, tiếp nhận vấn đề phát sinh và xử lý kịp thời.
  • Nâng cao năng lực cho đội ngũ nhân viên, đề xuất lương thưởng, chế độ đãi ngộ cho các vị trí trong cửa hàng mình phụ trách.

2.2 Tuyển dụng, hướng dẫn và đào tạo đội ngũ nhân viên

Muốn nhận được sự tin yêu của khách hàng đối với doanh nghiệp, cần phải có một đội ngũ nhân viên bán hàng giàu kinh nghiệm, tận tâm, nhiệt tình. Quản lý cửa hàng có chịu trách nhiệm dẫn dắt đội ngũ nhân viên. Khi này quản lý cửa hàng cần: 

  • Cùng với bộ phận tuyển dụng lên kế hoạch tuyển dụng số lượng nhân sự cần thiết cho cửa hàng.
  • Các ứng viên tiềm năng phải được chọn lọc kỹ càng dưới sự giám sát của quản lý cửa hàng.
  • Tiếp nhận thông tin về nhân viên mới và trực tiếp hướng dẫn công việc.
  • Tổ chức huấn luyện kỹ năng và đào tạo cho nhân viên trong cửa hàng.

2.3 Giám sát quy trình bán hàng

Quản lý cửa hàng có nhiệm vụ nghiên cứu thị trường để nắm bắt thị trường thực tế. Đồng thời quản lý phải giám sát quy trình bán hàng của nhân viên để kịp thời xử lý những vấn đề phát sinh:

  • Theo định kỳ cần phải theo dõi và giám sát những vấn đề liên quan đến chi phí, doanh thu và lợi nhuận của cửa hàng.
  • Đánh giá hiệu quả kinh doanh sản phẩm hoặc dịch vụ, nắm bắt được các mặt hàng bán chạy hoặc đang tồn kho để có được phương án xử lý phù hợp.
  • Nắm bắt được những vấn đề liên quan đến việc cải thiện chất lượng của sản phẩm hoặc dịch vụ đang được bán tại cửa hàng.
  • Phối hợp với bộ phận kinh doanh đưa ra những kế hoạch liên quan đến thúc đẩy doanh số trong các sản phẩm và dịch vụ.
  • Đảm bảo việc trưng bày sản phẩm phải phù hợp và kích thích được nhu cầu mua sắm của khách hàng tốt hơn.
Giám sát quy trình bán hàng

2.4 Quản lý hoạt động của cửa hàng

Mọi công việc của cửa hàng đều phải có sự giám sát từ quản lý cửa hàng, những nhiệm vụ mà quản lý cửa hàng phải thực hiện đó là:

  • Gửi cho cấp trên những cáo kết quả kinh doanh hàng của cửa hàng theo ngày, tuần, tháng, quý, năm.
  • Nắm bắt và báo cáo lại số lượng hàng tồn kho, lỗi hoặc hỏng.
  • Kiểm soát, nắm bắt về số lượng hàng hóa, tài sản cửa hàng, không để gây thâm hụt ngân sách.
  • Giữ gìn vệ sinh, đảm bảo thẩm mỹ cửa hàng.
  • Về tác phong và thái độ phục vụ khách hàng của đội ngũ bán hàng phải đảm bảo tính chuyên nghiệp.

2.5 Phân tích, nghiên cứu thị trường, khảo sát khách hàng 

Phân tích, nghiên cứu thị trường và khảo sát khách hàng là những nhiệm vụ quan trọng đối với người quản lý cửa hàng. Do đó quản lý cửa hàng cần phải thực hiện những nhiệm vụ sau:

  • Tìm hiểu, khảo sát nhu cầu nhóm khách hàng, thị trường.
  • Phân tích các phân khúc khách hàng, mỗi phân khúc nên đưa ra phương án bán hàng hiệu quả.
  • Tìm hiểu và phân tích, đưa ra chiến lược kinh doanh của đối thủ cạnh tranh có cùng phân khúc khách hàng.
  • Liên tục cập nhật xu hướng tiêu dùng về sản phẩm/dịch vụ trên thị trường của doanh nghiệp.
  • Đưa ra các phương án tìm kiếm và giữ chân khách hàng.

2.6 Lập báo cáo kinh doanh

Báo cáo kinh doanh là một trong những khâu cần thiết để có thể nắm rõ được những chỉ số kinh doanh của cửa hàng. Bởi vậy quản lý cửa hàng cũng phải nắm được các quy trình lập báo cáo kinh doanh. 

  • Lập báo cáo kinh doanh.
  • So sánh doanh thu cửa hàng.
  • Lên kế hoạch phát triển kinh doanh bằng những con số cụ thể.

2.7 Đưa ra kế hoạch phát triển cửa hàng

Bên cạnh việc duy trì cửa hàng, quản lý cửa hàng cần có dự án, kế hoạch để có thể phát triển hoạt động kinh doanh:

  • Đưa ra kế hoạch phát triển cửa hàng và tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận cửa hàng.
  • Lên kế hoạch giải quyết các mặt hàng tồn kho đồng thời đưa ra phương án nhập hàng mới. 
  • Lên kế hoạch tuyển dụng nhân sự để đáp ứng mục tiêu phát triển của cửa hàng.
  • Phối hợp cùng bộ phận Marketing lên các chiến lược quảng cáo sản phẩm/dịch vụ và xây dựng hình ảnh cửa hàng.
Đưa ra kế hoạch phát triển là một công việc của quản lý cửa hàng

2.8 Quản lý lương nhân sự 

Mỗi nhân sự sẽ có mức lương khác nhau dựa vào ca làm, giờ làm, vị trí làm việc hay trình độ, thái độ. Điều này cần quản lý cửa hàng theo dõi, giám sát tiến độ công việc của nhân viên một cách sát sao để có thể đưa ra cơ chế phù hợp.

  • Tổng hợp, phê duyệt bảng công, lương của nhân viên.
  • Hỗ trợ xây dựng chính sách lương cho nhân viên bán hàng.
  • Đánh giá nhân viên, đề xuất tăng lương.
  • Khen thưởng và kỷ luật.

2.9 Giải quyết khiếu nại của khách hàng

Người chịu toàn bộ trách nhiệm xử lý các khiếu nại và phát sinh trong quá trình hoạt động cửa hàng chính là quản lý. Trong trường hợp có sự cố, nhiệm vụ của quản lý cửa hàng sẽ là:

  • Tiếp nhận phản hồi và giải quyết trực tiếp những phản hồi của khách nhằm đảm bảo sự hài lòng của khách hàng.
  • Chịu trách nhiệm về việc khảo sát khách hàng để kiểm tra mức độ hài lòng và chất lượng phục vụ của nhân viên đối với sản phẩm/dịch vụ tại cửa hàng.
  • Chăm sóc khách hàng thường xuyên theo đúng quy định.

2.10 Đảm nhận một số công việc khác 

Bên cạnh những công việc trên, quản lý công việc còn phải giải quyết một số vấn đề như:

  • Theo dõi, giám sát  tiến độ trong việc bố trí, tu sửa cửa hàng.
  • Thực hiện các chương trình khuyến mãi của công ty.
  • Tiếp nhận các công việc đột xuất theo yêu cầu của cấp trên.

3. Những kỹ năng cần có của một quản lý cửa hàng

3.1 Kỹ năng chuyên môn và học vấn 

Bên cạnh việc phát huy những vai trò chính trong công việc, quản lý cửa hàng cũng sẽ cần phải đáp ứng một số yếu tố liên quan đến vấn đề chuyên môn, kinh nghiệm và học vấn. 

  • Kỹ năng chuyên môn: Là những kỹ năng liên quan đến quản lý và bán hàng tại cửa hàng trực tiếp. Sẽ lợi thế hơn nếu bạn có những kiến thức chuyên môn liên quan đến sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp đang kinh doanh.
  • Kinh nghiệm làm việc: Thường các doanh nghiệp sẽ trao cơ hội cho các ứng viên đã có kinh nghiệm trong lĩnh vực bán hàng từ 3 đến 5 năm, hoặc đã làm việc từ 1 đến 2 năm ở vị trí tương đương.
  • Về học vấn: Quản lý cửa hàng sẽ phù hợp với các bạn học liên quan tới chuyên ngành như quản trị kinh doanh, marketing, kinh tế hoặc những ngành liên quan khác,…

3.2 Các kỹ năng mềm hỗ trợ công việc

Bên cạnh những yêu cầu ở trên thì việc có thêm những kỹ năng mềm khác cũng vô cùng lợi thế đối với các quản lý cửa hàng như: 

  • Kỹ năng giao tiếp hiệu quả.
  • Có sự năng động, đảm nhận được nhiều vị trí.
  • Kỹ năng quản lý lãnh đạo.
  • Tầm nhìn xa và biết xác định được những rủi ro tiềm ẩn liên quan đến quá trình bán hàng tại cửa hàng.
  • Có khả năng về thuyết trình và đào tạo.
  • Có các kỹ năng khác như kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng làm việc nhóm,…

4. Mức lương của quản lý cửa hàng 

Các bạn muốn ứng tuyển vị trí quản lý cửa hàng có thể tham khảo một vài mức lương sau đây. Tuy nhiên mức thu nhập của quản lý cửa hàng sẽ tùy thuộc vào quy mô cửa hàng mà họ sẽ quản lý. Bên cạnh đó tổng thu nhập cũng sẽ tùy thuộc vào chính sách lương, thưởng của từng doanh nghiệp:

  • Lương trung bình: 12-16 triệu đồng/tháng.
  • Dải lương phổ biến: 13-20 triệu đồng/tháng.
  • Lương mức thấp nhất: 5 triệu đồng/tháng.
  • Lương mức cao nhất: lên tới 60 triệu đồng/tháng.

5. 10 câu hỏi phỏng vấn quản lý cửa hàng

mô tả công việc quản lý cửa hàng
Các câu hỏi phỏng vấn khi tuyển dụng quản lý cửa hàng
  1. Với vị trí là người quản lý cửa hàng thì chiến lược thúc đẩy nhân viên của bạn là gì?
  2. Nhân viên trong cửa hàng sẽ được đào tạo và phát triển như thế nào ?
  3. Bạn làm cách nào để phân công và bàn giao nhiệm vụ cho nhân viên tại cửa hàng?
  4. Để đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ của quản lý cửa hàng bạn cần làm gì?
  5. Những bước cần thực hiện để giao tiếp tốt với nhóm bán hàng là gì?
  6. Để cải thiện tình trạng kinh doanh và tăng doanh số bạn đã phát triển và thực hiện chiến lược cụ thể nào tại cửa hàng?
  7. Quan điểm của bạn trong việc làm dịch vụ chăm sóc khách hàng là gì?
  8. Trong trường hợp cửa hàng phải đón tiếp một khách hàng khó tính, có thái độ tức giận, mất kiểm soát, bạn sẽ xử lý ra sao với tư cách là quản lý cửa hàng ?
  9. Để giải quyết tình huống xung đột giữa các nhân viên trong cửa hàng bạn cần làm gì ?
  10. Nhân viên trong cửa hàng vì hành vi kém bạn sẽ xử lý như thế ?

6. Phần mềm AMIS Tuyển Dụng – hỗ trợ tuyển dụng quản lý cửa hàng hiệu quả 

AMIS Tuyển Dụng là một trợ thủ đắc lực giúp đỡ bạn trong quá trình tuyển dụng quản lý cửa hàng và bất kỳ vị trí nào khác trong doanh nghiệp.

Phần mềm AMIS Tuyển Dụng kết nối với toàn bộ mạng xã hội và website tuyển dụng phổ biến nhất tại Việt Nam. Phần mềm sẽ chọn lọc những hồ sơ ứng viên, dễ dàng tổ chức và quản lý từng chiến dịch tuyển dụng một cách sát sao.

  • Đăng tin tuyển dụng và lấy hồ sơ ứng viên chỉ với một cú click.
  • Tự động lấy hồ sơ ứng viên chất lượng từ các sàn phổ biến nhất: Vietnamworks, Career Viet, Vieclam24h…
  • Các nhà tuyển dụng sẽ phân bổ nguồn lực hợp lý cho từng kênh dựa vào báo cáo tổng quan và chi tiết.
  • Cung cấp mẫu website tuyển dụng đa dạng, giúp nâng tầm thương hiệu và thu hút nhiều ứng viên tài năng.

quy trình quản lý nhân sự

Dùng ngay miễn phí

7. Kết luận

Trên đây là toàn bộ những thông tin về mô tả công việc quản lý cửa hàng cũng như các yêu cầu về chuyên môn, kỹ năng mà quản lý cửa hàng cần đáp ứng được. Mong rằng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu hơn về vị trí quản lý cửa hàng, hỗ trợ các ứng viên và HR trong quá trình tuyển dụng nhân tài cho doanh nghiệp.

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Ngọc Ánh
Tác giả
Chuyên gia phát triển nguồn nhân lực
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả