Chuyển đổi số quản trị nhân sự: Đừng để vụt mất nhân tài vì lowtech

17/11/2023
147

“Offer lương cao chưa chắc đã giữ được những ứng viên giỏi cho công ty. Rất nhiều bạn trẻ có năng lực tốt nhưng rời đi chỉ sau 1 tuần thử việc vì cảm thấy môi trường công ty hơi lowtech. Đây là một điều khiến HR cảm thấy rất tiếc nuối.”

Chị N.M.A chia sẻ với MISA AMIS HRM về những khó khăn trong công tác tuyển dụng thời gian gần đây. Qua trao đổi với hàng trăm chuyên viên, quản lý phòng nhân sự, chúng tôi nhận thấy đây là vấn đề chung của nhiều doanh nghiệp: mong muốn tìm kiếm nhân tài nhưng không thể giữ chân họ vì trải nghiệm kém, không áp dụng công nghệ trong quản trị nhân sự.

Trong ba năm gần đây, thị trường lao động toàn cầu đã trải qua những biến động lớn. Bên cạnh các cơ hội thúc đẩy phát triển môi trường làm việc, các tổ chức phải đối mặt với nhiều thách thức, bao gồm sự biến đổi về nhân khẩu học, sự đa dạng của các hình thức làm việc và xu hướng làm việc mới của Gen Z – lực lượng lao động chính trong tương lai gần. 

Với bối cảnh này, nếu doanh nghiệp vẫn duy trì cách thức quản trị nhân sự cũ mang tính truyền thống, lowtech, có thể phòng HR vẫn vận hành bình thường. Tuy nhiên điều đáng nói là doanh nghiệp sẽ tụt hậu nhanh chóng, khó cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường lao động. Bởi người lao động trẻ có xu hướng lựa chọn công ty có hình thức làm việc năng động hơn và có môi trường làm việc hiện đại, cân bằng hơn. 

Khi được yêu cầu đưa ra dự đoán về các yếu tố có khả năng trở thành ưu tiên hàng đầu của nhân viên cho đến năm 2025, có 2 yếu tố được các chuyên gia nhân sự lựa chọn nhiều nhất là Cân bằng giữa công việc – cuộc sốngHình thức làm việc linh hoạt. Tiền lương và các phúc lợi về tài chính không còn là ưu tiên duy nhất của người lao động. 

Làm thế nào để cân bằng công việc – cuộc sống cho nhân viên? Chuyển đổi số và áp dụng công nghệ chính là chìa khóa then chốt cho vấn đề này.

Các phần mềm có thể giảm thời gian thao tác thủ công, giúp nhân viên tiết kiệm đáng kể công sức cho những công việc có phần nhàm chán. Thay vì làm việc đến 8 giờ tối, họ có thể sắp xếp công việc hiệu quả hơn trong 8 tiếng hành chính. Chẳng hạn với HR, việc tổng hợp công lương đã có phần mềm hỗ trợ tổng hợp, giảm 50% công sức và tăng độ chính xác đáng kể. Khai báo thuế TNCN và BHXH nhanh chóng hơn khi các giấy tờ được số hóa.

Bên cạnh đó công nghệ cho phép nhân viên có trải nghiệm thuận tiện hơn tại nơi làm việc, không bị quay vòng bởi thủ tục phức tạp. Thực tế cho thấy nhiều nhân viên thử việc rời đi chỉ sau 1 tuần vì không hợp với quy trình rắc rối và kém hiệu quả. Họ mong muốn được tận hưởng những tiện ích công nghệ ngay trong những trải nghiệm nhỏ trong văn phòng như chấm công Face ID, xem công lương ngay trên điện thoại, tham gia mạng lưới tin tức nội bộ.

Không chỉ là “cuộc cách mạng văn phòng”, chuyển đổi số là cách thức quan trọng để quản lý nhân sự khi mạng lưới công việc và hình thức làm việc ngày càng đa dạng. Doanh nghiệp mở thêm chi nhánh, cửa hàng, nhân viên hoạt động online tại nhiều địa điểm khác nhau, thậm chí từ nước ngoài… thì chắc chắn cần sự hỗ trợ công nghệ để tối ưu quản lý nhân sự. Nếu chỉ bó hẹp làm việc tại một địa điểm và quản lý nhân sự cứng nhắc, có thể doanh nghiệp sẽ bỏ lỡ nhiều nguồn lực chất lượng cao và tự kìm hãm sự phát triển. 

Chuyển đổi số, sử dụng các công cụ số hóa giúp doanh nghiệp quản lý nguồn lực mọi lúc mọi nơi, bất kể khoảng cách thời gian và địa lý. Đặc biệt, nhân viên cũng được hưởng nhiều lợi ích từ sự nâng cấp này và sẵn sàng gắn bó với công ty hơn nếu họ có trải nghiệm tốt tại môi trường làm việc.

Chậm trễ trên hành trình chuyển đổi số có thể khiến doanh nghiệp quanh quẩn trong vùng an toàn mà không thể tiến lên. Trong thị trường lao động biến động liên tục và cạnh tranh gay gắt, doanh nghiệp không kịp thời cải tiến quản trị nhân sự có nguy cơ suy thoái trong tương lai gần vì thiếu nguồn lực chất lượng.

Không ít vị lãnh đạo quan niệm nhân sự là cốt lõi của tổ chức và bày tỏ mong muốn chuyển đổi số phòng nhân sự để nâng cao hiệu quả công việc, giữ chân nhân tài. Tuy nhiên thực tế lại cho thấy chuyển đổi số quản trị nhân sự chưa được quyết liệt.

Theo khảo sát của Cục phát triển doanh nghiệp, Bộ kế hoạch và đầu tư năm 2022, trong số các doanh nghiệp được khảo sát, chỉ có 16,7% sử dụng phần mềm quản trị nhân sự ở mức độ cao.

Cũng theo khảo sát này, các doanh nghiệp đang ưu tiên ứng dụng công nghệ số trong một số trong các nghiệp vụ ảnh hưởng trực tiếp tới doanh thu như: hệ thống kênh phân phối, tiếp thị, bán hàng và chăm sóc khách hàng…

Bên cạnh đó, công tác chuyển đổi số tại các doanh nghiệp này diễn ra không đồng bộ, tách rời từng nghiệp vụ, không có sự liên kết giữa kinh doanh, kế toán, nhân sự và nhiều mảng khác.

Như vậy có thể thấy rằng đối với nhiều doanh nghiệp, nhân sự chưa phải là ưu tiên khi thực hiện chuyển đổi số. Mặc dù phòng nhân sự có mối liên hệ chặt chẽ với tất cả các bộ phận khác và chịu trách nhiệm về yếu tố “con người” – vốn được coi là cốt lõi, nhưng vẫn chưa được đầu tư phát triển ở mức độ cần thiết.

Nhận thức được tầm quan trọng của chuyển đổi số trong quản trị nhân sự nhưng điều gì đã khiến các doanh nghiệp chần chừ?

“Các sếp bên anh rất muốn chuyển đổi số, nhưng khi phòng HR đề xuất thì ban lãnh đạo khá chần chừ và cuối cùng dự định bị dời đến năm sau vì muốn ưu tiên cho bên kinh doanh hơn.”

“Phòng nhân sự công ty đã có kế hoạch số hóa các hồ sơ, sử dụng phần mềm HRM nhưng chờ mãi vẫn chưa được lãnh đạo phê duyệt chi phí. CEO cũng chưa muốn đầu tư ngay, vì chưa hình dung được lợi ích doanh số.”

Đó là chia sẻ của những người ở vị trí quản lý HR với chúng tôi về thực trạng chuyển đổi số quản trị nhân sự trong tại công ty.

Theo khảo sát của Cục Phát triển doanh nghiệp – Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 60,1% doanh nghiệp tham gia cho biết rào cản chính mà họ gặp phải khi thực hiện công nghệ số là do chi phí đầu tư cao. Một phần của vấn đề này có liên quan đến tác động của đại dịch Covid-19, khiến doanh nghiệp phải đối mặt với sự suy giảm doanh thu và thiếu hụt nguồn vốn. Điều này ảnh hưởng đến khả năng đầu tư, triển khai và duy trì các giải pháp chuyển đổi số.

Chi phí là một vấn đề nổi bật, tuy nhiên tư duy mới là rào cản sâu xa khiến doanh nghiệp chưa mạnh dạn chuyển đổi số quản trị nhân sự. Trong cuộc khảo sát, nhiều doanh nghiệp cho biết họ gặp khó khăn khi thay đổi thói quen, tập quán kinh doanh; ban lãnh đạo thiếu sự cam kết và hiểu biết cần thiết; nhân viên thiếu tinh thần triển khai chuyển đổi số. Nhiều nhà quản trị quan niệm rằng phần mềm quản trị nhân sự là một khoản chi phí chỉ để HR nhàn hơn, không có doanh số trực tiếp nên không muốn chi ngay.

Để gỡ bỏ những rào cản trên, cấp lãnh đạo và quản lý có vai trò đặc biệt quan trọng, bởi họ là những cá nhân có quyền định về vấn đề chi phí cũng như tư duy của cả doanh nghiệp. Lãnh đạo sở hữu tư duy tiến bộ và liên tục thúc đẩy các phương thức chuyển đổi số thì nhân viên cũng có tư duy rộng mở hơn. Hãy coi phần mềm nhân sự như một khoản đầu tư cho con người – nguồn lực cốt lõi quyết định sự thành công trên thương trường.

Nhà quản lý HR và các chuyên viên HR sẽ giữ vai trò tham mưu, hỗ trợ CEO đưa ra quyết định về chuyển đổi số phòng nhân sự, bởi họ có sự am hiểu sâu sắc về nghiệp vụ và cũng là đối tượng được hưởng nhiều lợi ích nhất khi ứng dụng công nghệ vào quản trị nhân sự.

Đặc biệt để chuyển đổi số được triển khai nhanh chóng hơn, doanh nghiệp phải cho nhân viên cảm nhận được sự khác biệt trước và sau khi áp dụng công nghệ. Cụ thể hơn, một vòng đời nhân viên sẽ là một trải nghiệm hài lòng, vui vẻ, kể từ khi ứng tuyển, đến khi trở thành nhân viên chính thức, thậm chí kết thúc hợp đồng. Khi trải nghiệm tại nơi làm việc trở nên tốt hơn, sẽ không có nhân viên nào chần chừ trong việc chuyển đổi số. 

Trong 3-5 năm tới, chuyển đổi số trong quản trị nhân sự không còn là một phong trào nữa mà sẽ trở thành công cuộc không thể thiếu tại mỗi tổ chức. Theo quan sát của MISA AMIS HRM khi làm việc với hàng ngàn doanh nghiệp, tư duy và tinh thần chuyển đổi số đang có chuyển biến tích cực. Và chúng tôi luôn sẵn sàng đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp trong hành trình chuyển đổi số quản trị nhân sự, tháo gỡ những khó khăn còn tồn tại cả về chi phí lẫn yêu cầu chuyên môn. 

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Ngọc Ánh
Tác giả
Chuyên gia phát triển nguồn nhân lực
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả