Đối với một doanh nghiệp, việc kinh doanh có thực sự tốt hay không đều sẽ dựa vào đội ngũ sale. Đội ngũ này đóng vai trò quan trọng và nó quyết định phần lớn sự thành công của doanh nghiệp. Chính vì thế, các CEO cần tập trung vào việc xây dựng đội ngũ sale của mình sao cho tốt nhất và năng động nhất có thể.
Tạo dựng niềm tin với những thành viên sale ở trong đội
Trong tất cả mọi công việc, khía cạnh ở trong cuộc sống. Việc tạo dựng nên được động lực, sự cố gắng đó chính là dựa vào niềm tin. Như vậy mới nói, sự tin tưởng với đối phương vô cùng quan trọng. Nếu như người lãnh đạo không thể tạo dựng được niềm tin đối với đội sale của mình. Và đội sale của bạn lại không tin rằng người lãnh đạo của mình có thể đưa ra những quyết định cuối cùng dựa trên những mối quan tâm của họ. Như vậy chắc chắn đội ngũ sale sẽ không có cảm hứng cũng như không có động lực làm việc. Suy ra, việc xây dựng một đội ngũ sales của bạn coi như không thành công.
Và xuyên suốt cả quá trình làm việc, không thể tránh khỏi việc đội sale rơi vào trong trạng thái bị uể oải và không có năng lượng để tiếp tục công việc. Người lãnh đạo cảm giác không thể kích tinh thần làm việc họ lên được. Như vậy, người lãnh đạo hoàn toàn có thể chủ động thăm hỏi và trò chuyện một cách thoải mái với sale của mình. Cụ thể, bạn có thể bàn về những mục tiêu và cả thử thách trước mắt mà chúng ta cần phải vượt qua. Nếu như không có niềm tin, cái chúng ta nhận lại chỉ là sự thất bại.
Một người lãnh đạo giỏi cần phải biết cách tạo ra được sự tin tưởng. Tiếp theo, cần phải biết cách nuôi dưỡng và duy trì lòng tin của mình với đội sale.
Thăm dò các thành viên trong đội sale về mong muốn của họ
Người lãnh đạo không phải người chỉ biết chỉ đạo và áp đặt người khác. Người lãnh đạo còn phải biết lắng nghe những mong muốn từ phía nhân viên của mình. Một trong những cách để nhà lãnh đạo xây dựng đội sale máu lửa của mình đó chính là lắng nghe và thấu hiểu.
Nhà lãnh đạo hoàn toàn có thể yêu cầu các thành viên ở trong đội sales của mình báo cáo lại về mong muốn lãnh đạo của từng thành viên ở trong nhóm.
Một vài những tiêu chí mà lãnh đạo có thể đem ra khảo sát với nhân viên để biết được mong muốn của nhân viên. Cụ thể như sau:
- Tần suất tương tác giữa lãnh đạo và sale như thế nào?
- Phương thức tương tác hoặc gửi phản hồi bằng cách nào? Sử dụng Gmail, Facebook, Skype…
- Vấn đề được khen và phê bình công khai hay riêng tư
- Sale có mong muốn được nhận xét thật về hiệu quả làm việc của mình hay không
Lãnh đạo cần hiểu rõ về mục tiêu của các cá nhân trong doanh nghiệp của mình
Trước khi người lãnh đạo mong muốn xây dựng đội ngũ sale của mình lớn mạnh. Người lãnh đạo cần phải hiểu được rõ về mục tiêu cá của từng cá nhân và cả mục tiêu của tổ chức.
Tất cả toàn bộ nhân viên sale đều cần có động lực làm việc. Và người lãnh đạo nếu không hiểu được mục tiêu và mong muốn của các cá nhân. Tuyệt nhiên sẽ không thể xác định được phương hướng rõ ràng và tạo dựng nên được động lực làm việc.
Vậy nên mới nói rằng, khi đã thu lại được toàn bộ các báo cáo của sale trong team của mình. Lãnh đạo cần phải đọc kỹ lại từng báo cáo. Đó là cách nhanh gọn nhất để bạn có thể thấu hiểu được nhân viên của mình. Theo đó, việc tạo ra được những yếu tố kích thích nhân viên làm việc sẽ trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.
Khi mà nhà lãnh đạo đã cảm thấy mình nắm bắt và thấu hiểu được hết mục tiêu của các thành viên. Lãnh đạo có thể hỏi nhân viên của mình một số những vấn đề như sau:
- Hiện tại bạn đã có động lực làm việc chưa?
- Động lực trong tương lai của bạn
- Cách mà bạn tự tạo nên động lực cho chính bản thân mình
- Bạn có cần tôi giúp đỡ trong việc tạo nên động lực hay không?
Cần phải xây dựng động lực làm việc 24/7 cho đội ngũ sale
Trong quá trình xây dựng đội ngũ sale, người lãnh đạo cần nắm được những nguyên tắc cơ bản nhất. Mỗi thành viên đều sẽ có những tính cách khác nhau. Theo đó, nhà lãnh đạo cũng cần hiểu, việc tạo động lực cho từng cá nhân cũng khác nhau. Và một trong những cách mà nhà lãnh đạo có thể tạo dựng động lực cho nhân viên của mình hàng ngày, hàng tháng, hàng năm. Đó chính là đặt ra chỉ tiêu hoàn thành công việc của toàn đội (KPI)
Việc đặt ra mục tiêu hoàn thành và có kèm những mức thưởng phạt nhất định dành cho những người hoàn thành hoặc không hoàn thành mục tiêu. Điều này sẽ tạo động lực làm việc hơn cho các đội nhóm. Đây còn được xem như một cuộc chạy đua giữa các đội ở trong công ty.
Việc xây dựng đội ngũ sale máu lửa chắc chắn không bao giờ thiếu phần KPI này. Tuy nhiên lãnh đạo cũng cần phải đặt ra các mức KPI sao cho hợp lí với những đội sale của mình.