Lương khoán là gì? Cách tính lương khoán như thế nào?

14/08/2024
1887

Lương khoán là gì? Cách tính lương theo mức lương khoán được quy định như thế nào trong luật lao động? Người lao động nhận tiền lương theo hình thức này có bắt buộc tham gia bảo hiểm xã hội không? Có nhiều vấn đề về lương khoán mà người lao động và người sử dụng lao động cần nắm rõ. Hãy cùng MISA AMIS HRM tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết dưới đây.

TẢI NGAY MIỄN PHÍ – MẪU PHIẾU LƯƠNG

1. Lương khoán là gì?

Lương khoán là một hình thức trả lương hợp pháp, đã được thỏa thuận từ trước giữa người lao động và người sử dụng lao động, căn cứ dựa trên 3 khía cạnh khối lượng, chất lượng công việcthời gian phải hoàn thành. Từ đó, công ty căn cứ để tính toán và trả lương cho họ để người lao động thực hiện công việc. 

Về bản chất, người lao động cần phải hoàn thành đúng theo thời hạn, khối lượng và chất lượng thỏa thuận. Khi đó, họ sẽ được trả mức lương tối đa và ngược lại. Lương khoán thường được sử dụng với các công việc mang tính chất thời vụ hoặc tạm thời. Người sử dụng lao động và người lao động có quyền thỏa thuận về hình thức trả lương khoán (theo thời gian, theo sản phẩm hoặc một mức cố định).

Lương khoán là gì

Luật lao động năm 2019 hay bất cứ văn bản pháp luật nào khác đều không có định nghĩa cụ thể về thuật ngữ lương khoán. Tuy nhiên, Để trả lời lương khoán là gì nhà quản trị nhân sự có thể tìm thấy thuật ngữ này tại hai điều khoản luật sau.

Theo Điều 96 Bộ Luật Lao Động 2019:

“1. Người sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận về hình thức trả lương theo thời gian, sản phẩm hoặc khoán.

2. Lương được trả bằng tiền mặt hoặc trả qua tài khoản cá nhân của người lao động được mở tại ngân hàng.

Trường hợp trả lương qua tài khoản cá nhân của người lao động được mở tại ngân hàng thì người sử dụng lao động phải trả các loại phí liên quan đến việc mở tài khoản và chuyển tiền lương.”

Theo Khoản 1c, điều 54 của Nghị định 145/2020/NĐ-CP ban hành ngày 14/12/2020:

Tiền lương khoán được trả cho người lao động hưởng lương khoán, căn cứ vào khối lượng, chất lượng công việc và thời gian phải hoàn thành.”

2. Cách tính lương khoán cho người lao động

Theo khoản 1 Điều 54 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, căn cứ vào tính chất công việc và điều kiện sản xuất, kinh doanh, doanh nghiệp và người lao động cần thỏa thuận trước về hình thức, cách tính trả lương khoán trong hợp đồng lao động.

Khi đó, tiền lương thực tế được trả cho người lao động được căn cứ vào khối lượng, chất lượng và thời gian hoàn thành công việc đó.

Người sử dụng lao động cần tính tiền lương khoán dựa trên chất lượng, thời gian, đơn giá khoán đã thỏa thuận trước. Như vậy, cách tính lương khoán theo sản phẩm dựa trên công thức tính lương khoán sau:

Lương khoán nhận được = Mức lương khoán x Tỷ lệ % sản phẩm hoàn thành

Ví dụ:

Anh A được thuê làm công nhân là ủi áo với yêu cầu phải thực hiện đóng 10.000 sản phẩm/1 tháng (Theo đúng yêu cầu) thì được nhận 7 triệu đồng.

  • Ở tháng đầu nhận việc, anh A chỉ hoàn thành 8.000 sản phẩm/1 tháng (Theo đúng yêu cầu) tương đương với tỷ lệ đạt 80% so với mục tiêu được giao. Vậy nên, anh A sẽ được nhận số tiền lương là: 7 triệu đồng x 80% = 5,6 (triệu đồng)
  • Ở tháng thứ 2, Anh A đã cải thiện năng suất của bản thân và hoàn thành công việc ủi hết 10.000/ 1 tháng (Theo đúng yêu cầu). Anh A đã nhận được toàn bộ tiền lương theo thỏa thuận là:  7 triệu đồng x 100% = 7 (triệu đồng)

Như vậy, người lao động và người sử dụng lao động cần thỏa thuận rõ về mức lương khoán cũng như hình thức trả lương, cách tính lương khoán theo tháng để làm căn cứ tính tiền lương cuối tháng cho người lao động.

Có 2 cách tính lương khoán:

2.1 Lương khoán theo giờ làm việc

Công thức tính lương khoán theo giờ làm việc được quy định cụ thể trong hợp đồng của người lao động với doanh nghiệp. Thông thường có 2 loại lương khoán theo thời gian làm việc sau:

  • Trả lương khoán theo tuần: Đây là khoản tiền lương được trả cho 1 tuần làm việc. Nếu hợp đồng làm việc quy định khoản lương khoán theo tháng thì người lao động có thể tính lương theo tuần với công thức sau:

Lương theo tuần = Lương tháng x12/52

  • Lương trả theo ngày làm việc: Đây là khoản tiền lương mà người lao động được nhận theo 1 ngày làm việc. Người lao động có thể tính lương ngày làm việc theo công thức sau:

Lương theo ngày làm việc = Lương tháng /số công làm việc (được doanh nghiệp quy định trong 1 tháng)

  • Lương khoán theo giờ: Là số tiền lương mà người lao động theo 1 giờ làm việc. Theo quy định của pháp Luật, số tiền theo giờ làm việc này sẽ được quy định mức tối thiểu. Ví dụ như theo công văn 294/LĐLĐ Hà Nội đã đưa ra mức lương tối thiểu vùng tại Hà Nội theo giờ sẽ là 22.500/ giờ và ở TP Hồ Chí Minh, mức lương tối thiểu vùng theo giờ cũng là 22.500/giờ.

2.2 Lương khoán theo sản phẩm

Tiền lương khoán theo sản phẩm là khoản tiền lương được trả phụ thuộc vào sản phẩm mà người lao động thực hiện và đáp ứng đủ số lượng, chất lượng của sản phẩm mà doanh nghiệp yêu cầu.

Như vậy, việc trả lương khoán theo sản phẩm hay theo thời gian sẽ tùy theo quy định và loại hình sản xuất của mỗi doanh nghiệp.

3. Người nhận lương khoán có phải đóng BHXH không?

Căn cứ theo Khoản 1, Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định:

“Điều 2. Đối tượng áp dụng:

1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:

a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;”

Như vậy, Người lao động làm việc mà có hợp đồng từ 3 tháng trở (không xác định thời gian) sẽ thuộc đối tượng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc. Do vậy, Việc người lao động có phải đóng BHXH hay không phụ thuộc vào thời hạn hợp đồng mà 2 bên kí kết.

Theo khoản 26 Điều 1 Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH, Mức lương tính đóng BHXH của người lao động sẽ được tính theo công thức như sau:

Tiền lương tháng đóng BHXH = Mức lương + Phụ cấp lương + Các khoản bổ sung khác có tính chất cố định

4. Tiền lương khoán được trả theo hình thức nào?

Pháp luật quy định, người lao động và người sử dụng lao động được phép thỏa thuận trong hợp đồng về hình thức trả lương theo thời gian, sản phẩm, theo tính chất công việc hoặc điều kiện sản xuất kinh doanh.

Bộ luật Lao động năm 2019 và Nghị định 145/2020/NĐ-CP đã nêu trên. Lương khoán có hai hình thức trả như sau:

  • Hình thức 1: Trả bằng tiền mặt.
  • Hình thức 2: Trả thông qua tài khoản cá nhân cho người lao động qua ngân hàng bất kỳ.

Nếu doanh nghiệp trả lương qua ngân hàng thì doanh nghiệp cần trả tất cả các khoản chi phí phát sinh liên quan cho người lao động (như mở tài khoản, phí chuyển lương).

Lưu ý rằng, tiền lương khoán trả cho người lao động phải trả bằng đơn vị tiền Đồng Việt Nam. Nếu người lao động là người nước ngoài tại Việt Nam thì có thể thanh toán lương bằng ngoại tệ.

Các hình thức trả lương khoán tại doanh nghiệp hiện nay
Các hình thức trả lương khoán tại doanh nghiệp hiện nay

Cụ thể khoản 2 Điều 54 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định về hình thức trả lương khoán như sau:

“1. Căn cứ vào tính chất công việc và điều kiện sản xuất, kinh doanh, người sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận trong hợp đồng lao động hình thức trả lương theo thời gian, theo sản phẩm và trả lương khoán như sau:

a) Tiền lương theo thời gian được trả cho người lao động hưởng lương theo thời gian, căn cứ vào thời gian làm việc theo tháng, tuần, ngày, giờ theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động, cụ thể:

a1) Tiền lương tháng được trả cho một tháng làm việc;

a2) Tiền lương tuần được trả cho một tuần làm việc. Trường hợp hợp đồng lao động thỏa thuận tiền lương theo tháng thì tiền lương tuần được xác định bằng tiền lương tháng nhân với 12 tháng và chia cho 52 tuần;

a3) Tiền lương ngày được trả cho một ngày làm việc. Trường hợp hợp đồng lao động thỏa thuận tiền lương theo tháng thì tiền lương ngày được xác định bằng tiền lương tháng chia cho số ngày làm việc bình thường trong tháng theo quy định của pháp luật mà doanh nghiệp lựa chọn. Trường hợp hợp đồng lao động thỏa thuận tiền lương theo tuần thì tiền lương ngày được xác định bằng tiền lương tuần chia cho số ngày làm việc trong tuần theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động;

a4) Tiền lương giờ được trả cho một giờ làm việc. Trường hợp hợp đồng lao động thỏa thuận tiền lương theo tháng hoặc theo tuần hoặc theo ngày thì tiền lương giờ được xác định bằng tiền lương ngày chia cho số giờ làm việc bình thường trong ngày theo quy định tạiĐiều 105 của Bộ luật Lao động.

b) Tiền lương theo sản phẩm được trả cho người lao động hưởng lương theo sản phẩm, căn cứ vào mức độ hoàn thành số lượng, chất lượng sản phẩm theo định mức lao động và đơn giá sản phẩm được giao.

c) Tiền lương khoán được trả cho người lao động hưởng lương khoán, căn cứ vào khối lượng, chất lượng công việc và thời gian phải hoàn thành.

2. Tiền lương của người lao động theo các hình thức trả lương quy định tại khoản 1 Điều này được trả bằng tiền mặt hoặc trả qua tài khoản cá nhân của người lao động được mở tại ngân hàng. Người sử dụng lao động phải trả các loại phí liên quan đến việc mở tài khoản và chuyển tiền lương khi chọn trả lương qua tài khoản cá nhân của người lao động.”


5. Người nhận lương khoán có phải đóng bảo hiểm xã hội không?

Theo quy định của Pháp luật tại khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2014, người lao động ký hợp đồng lao động có thời gian từ đủ 1 tháng trở lên với doanh nghiệp thì sẽ thuộc đối tượng bắt buộc phải đóng Bảo hiểm xã hội. Do đó việc đóng bảo hiểm xã hội sẽ phụ thuộc vào thời hạn hợp đồng lao động mà người lao động ký với doanh nghiệp.

Mức lương tháng để tính đóng BHXH của người lao động sẽ được xác định theo khoản khoản 26 Điều 1 Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH bao gồm:

Tiền lương tháng đóng BHXH = Mức lương + Phụ cấp lương + Các khoản bổ sung khác có tính chất cố định

Trong đó, theo hướng dẫn tại điểm a khoản 5 Điều 3 Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH, mức lương được tính theo công việc hoặc chức danh, trong đó với người lao động hưởng lương khoán thì ghi mức lương tính theo thời gian để xác định lương khoán.

5. Quy chế trả lương khoán tại các doanh nghiệp

5.1 Kỳ hạn trả lương khoán

Theo quy định tại Khoản 3, Điều 97, Bộ Luật Lao động 2019, người lao động nhận lương theo hình thức khoán sẽ được trả theo kỳ hạn thỏa thuận giữa hai bên. Trong trường hợp công việc kéo dài trong nhiều tháng, người lao động sẽ được tạm ứng tiền lương hàng tháng dựa trên khối lượng công việc đã hoàn thành trong mỗi tháng.

Người lao động hưởng lương hàng tháng được trả một lần hoặc nửa tháng một lần. Thời điểm trả lương khoán do hai bên thỏa thuận và phải được ấn định theo chu kỳ.

Quy định này đảm bảo lợi ích cho người lao động khi nhận lương khoán, đồng thời đảm bảo rằng trong suốt quá trình hoàn thiện công việc, người lao động sẽ tiếp tục nhận được tiền lương để có thể chi trả các chi phí sinh hoạt.

Kỳ hạn trả lương khoán sẽ được thỏa thuân giữa hai bên
Kỳ hạn trả lương khoán sẽ được thỏa thuận giữa hai bên

5.2 Trả lương khoán đúng hạn ở trường hợp bất khả kháng

Theo quy định tại Khoản 4, Điều 97, Bộ Luật Lao động 2019: Khi trả lương khoán không đúng hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng giữa hai bên, người sử dụng lao động sẽ bị phạt nghĩa vụ hợp đồng.

  • Trường hợp không thể trả lương khoán đúng hạn vì lý do bất khả kháng, đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không được, người sử dụng lao động được chậm trễ nhưng không được chậm trễ quá 30 ngày.
  • Trường hợp trả lương chậm kéo dài từ 15 ngày trở lên, người sử dụng lao động phải đền bù cho người lao động. Số tiền đền bù ít nhất tương đương với số tiền lãi tính trên số tiền bị chậm trễ, dựa trên lãi suất của khoản tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng tại ngân hàng mà người sử dụng lao động đã mở tài khoản trả lương cho người lao động, được công bố tại thời điểm trả lương.

6. Hợp đồng giao khoán

Hợp đồng giao khoán là gì? Hợp đồng giao khoán là một văn bản thỏa thuận giữa hai bên, trong đó bên nhận khoán cam kết hoàn thành công việc theo yêu cầu của bên giao khoán. Sau khi công việc hoàn thành, kết quả sẽ được bàn giao lại cho bên giao khoán. Bên giao khoán sau khi nhận kết quả sẽ có trách nhiệm nghiệm thu và thanh toán cho người lao động theo như đã thỏa thuận.

Mẫu hợp đồng giao khoán
Mẫu hợp đồng giao khoán nhân công

Có hai loại hợp đồng giao khoán:

  • Hợp đồng giao khoán toàn bộ: Bên giao khoán chuyển toàn bộ chi phí, bao gồm cả chi phí vật chất và chi phí lao động. Tiền thanh toán cho bên nhận khoán bao gồm chi phí vật chất, nhân công và tiền lãi theo thỏa thuận.
  • Hợp đồng giao khoán từng phần: Bên nhận khoán tự chịu trách nhiệm về công cụ lao động và bên giao khoán thanh toán tiền khấu hao công cụ lao động và tiền công lao động.

7. Kết luận

Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan tới “lương khoán là gì, cách tính lương khoán” theo quy định pháp luật hiện hành. Hy vọng những thông tin mà MISA AMIS HRM chia sẻ sẽ hữu ích đối với người lao động cũng như người sử dụng lao động.

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 7 Trung bình: 5]
Ngọc Ánh
Tác giả
Chuyên gia phát triển nguồn nhân lực
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả