Giữ chân nhân viên (Employee Retention) là một phần quan trọng quyết định thành công của mỗi tổ chức. Tính toán và theo dõi tỷ lệ giữ chân nhân viên theo thời gian là một phần quan trọng giúp HR hiểu và lên kế hoạch phát triển nhân sự cho doanh nghiệp.
Để hiểu rõ hơn về tỷ lệ giữ chân nhân viên và tìm hiểu phương pháp tính cụ thể, hãy đọc bài viết này để nắm bắt kiến thức và áp dụng trong hoạt động quản trị nhân sự.
1. Tỷ lệ giữ chân nhân viên là gì?
Tỷ lệ giữ chân nhân viên là thước đo mức độ thành công của một doanh nghiệp trong việc duy trì lực lượng lao động ổn định. Nó cho thấy số lượng nhân viên ở lại với tổ chức và tổng số nhân viên của tổ chức đó trong một khoảng thời gian nhất định.
Tỷ lệ giữ chân nhân viên là thước đo khả năng duy trì ổn định lực lượng lao động của một tổ chức từ đó giúp nhà quản trị nắm bắt được tình trạng về lực lượng lao động trong doanh nghiệp và đưa ra các quyết định sáng suốt để cải thiện các chiến lược tuyển dụng và giữ chân nhân viên trong doanh nghiệp, cụ thể như:
- Giúp doanh nghiệp định hướng các kế hoạch hành động góp phần cải thiện hiệu suất của nhân viên.
- Hiểu được mức độ hài lòng của nhân viên với công việc và môi trường làm việc
- Giúp doanh nghiệp duy trì tính cạnh tranh và cải thiện thương hiệu nhà tuyển dụng của họ trên thị trường lao động .
2. Tại sao cần duy trì tỷ lệ giữ chân nhân viên ở mức cao?
Các doanh nghiệp hiểu và thường xuyên đo lường tỷ lệ giữ chân nhân viên sẽ có cơ hội tốt hơn để giữ chân nhân tài của họ lâu dài và mang lại rất nhiều lợi ích khác như sau:
- Giảm chi phí: tỷ lệ giữ chân nhân viên ở mức cao giúp doanh nghiệp tránh được những chi phí ảnh hưởng đến doanh thu của mình.
- Cải thiện năng suất của nhân viên: giúp doanh nghiệp giữ chân được những nhân tài đã gắn bó và hiểu doanh nghiệp của họ trong một khoảng thời gian dài; góp phần cải thiện hiệu quả công việc.
- Tăng cường sự gắn kết của tổ chức: xây dựng một văn hóa nơi làm việc lành mạnh hơn, góp phần cải thiện ý thức cộng đồng và tinh thần tích cực cho tổ chức.
- Cải thiện hiệu quả tuyển dụng: thông qua việc nâng cao thương hiệu nhà tuyển dụng của tổ chức.
>>> Xem thêm: Trải nghiệm nhân viên là gì? 5 bước cải thiện Employee Experience
3. Sự khác nhau giữa tỷ lệ giữ chân nhân viên và tỷ lệ nghỉ việc
Tỷ lệ giữ chân nhân viên và tỷ lệ nghỉ việc là các chỉ số có liên quan với nhau mà các doanh nghiệp thường sử dụng để đánh giá mức độ gắn bó và hài lòng của nhân viên với công ty. Đa số các công ty thường sử dụng hai chỉ số này cùng nhau, nhưng có một số điểm khác biệt quan trọng giữa chúng:
Tỷ lệ giữ chân nhân viên | Tỷ lệ nghỉ việc | |
Khung thời gian |
|
|
Đối tượng hướng tới |
|
|
Việc đo lường cả tỷ lệ giữ chân nhân viên và tỷ lệ nghỉ việc cung cấp một bức tranh toàn cảnh về số lượng nhân viên muốn gắn bó với công ty và sức khỏe tổng thể của tổ chức.
>>> Xem thêm: Mẫu định biên nhân sự cho bộ phận HR – Tải Miễn Phí
4. Cách tính tỷ lệ giữ chân nhân viên
Phần đầu tiên của bất kỳ công thức tính tỷ lệ giữ chân nhân viên nào chính là chọn khoảng thời gian (tùy vào tình hình kinh doanh và chiến lược của mỗi tổ chức).
Trước khi tính tỷ lệ giữ chân nhân viên bạn cần nắm rõ 2 chỉ số sau:
- Lượng nhân sự ở thời điểm đầu (B– beginning)
- Lượng nhân sự ở thời điểm cuối (E – Ending)
Để tính tỷ lệ giữ chân nhân viên trong tháng đó, quản lý HR chỉ cần lấy số nhân sự ở thời điểm cuối chia cho số nhân sự ở thời điểm đầu, rồi nhân với 100.
Retention rate = (E/B)*100 |
Ví dụ:
Công ty quyết định tính tỷ lệ giữ chân nhân viên hàng tháng. Vào đầu tháng, doanh nghiệp có 200 nhân viên và vào cuối tháng giảm còn 188. Thế các con số này vào công thức trên ta được: Retention rate = (188/200)x100= 94%
5. Tỷ lệ giữ chân nhân viên tốt là như thế nào?
Một tỷ lệ giữ chân nhân viết tốt thường từ 90% trở lên. Điều đó có nghĩa là giữ tỷ lệ nghỉ việc ở mức 10% hoặc ít hơn. Đồng thời, tỷ lệ giữ chân nhân viên tốt phụ thuộc phần lớn vào lĩnh vực của doanh nghiệp và chiến lược của công ty.
Tuy nhiên, tổ chức giữ những nhân viên thiếu gắn kết với và hiệu quả làm việc không cao cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất và tinh thần của doanh nghiệp, mặc dù giữ được tỷ lệ giữ chân nhân viên ở mức cao. Do đó, chúng ta cần đảm bảo rằng khi tổ chức mất đi nhân viên thì đó sẽ là những người kém hiệu quả, gây tổn thất cho tổ chức hơn là những người lao động phù hợp.
6. Làm sao để cải thiện tỷ lệ giữ chân nhân viên?
6.1 Tính toán chỉ số của công ty và so sánh với thị trường
Cần tham khảo những nguồn đáng tin cậy khi so sánh công ty với tiêu chuẩn ngành và đối thủ cạnh tranh trực tiếp hoặc gián tiếp. Qua đó, thấy được vị trí của doanh nghiệp trong ngành và khám phá xem các chiến lược giữ chân nhân viên của công ty tác động như thế nào đến sự phát triển của công ty.
Thiết lập các quy trình để đánh giá tỷ lệ này một cách thường xuyên trong một khoảng thời gian nhất định, doanh nghiệp có thể so sánh chỉ số hiện tại của mình với chỉ số trước đây, đây thường là phép so sánh số liệu có giá trị hơn nhiều.
6.2 Thu thập feedback về việc giữ chân nhân viên
Hiện nay, các nhân viên thường có những mong đợi về nơi làm việc. Do đó, cần triển khai các cách để nhận phản hồi từ nhân viên để biết được nhu cầu của họ.
Khảo sát nhân viên là một cách tuyệt vời để nhận phản hồi từ một số lượng lớn nhân viên cùng một lúc. Những cuộc khảo sát này là một tài sản có giá trị trong việc xác định xem nhân viên có hài lòng về tổng thể hay không.
6.3 Xây dựng kế hoạch giữ chân hiệu quả (dựa trên dữ liệu đã thu thập được)
Sau khi nhận và phân tích feedback, lên kế hoạch để xây dựng chiến lược giữ chân. Chiến lược của doanh nghiệp sẽ cần xem xét mọi khía cạnh trải nghiệm của nhân viên tại tổ chức.
6.4 Tính toán lại tỷ lệ giữ chân nhân viên của công ty bạn và tiếp tục theo dõi chỉ số này
Khi bạn bắt đầu triển khai các chiến lược giữ chân khác nhau, hãy đánh giá tỷ lệ này trong một khoảng thời gian nhất định để đo lường mức độ thành công của chúng.
6.5 Điều chỉnh chiến lược của bạn cho phù hợp
Văn hóa nơi làm việc và nhận thức của nhân viên liên tục phát triển. Vì vậy, điều quan trọng là chiến lược giữ chân của bạn phải phù hợp và thích nghi với những sự thay đổi này.
Các phép đo và phản hồi thường xuyên từ nhân viên có thể giúp bạn thích ứng với những thay đổi này trước khi chúng ảnh hưởng đến tỷ lệ giữ chân nhân viên của bạn.
Tính toán tỷ lệ giữ chân nhân viên dễ dàng với phần mềm AMIS Thông tin nhân sự
Việc tính toán nhân viên bằng các cách thủ công đôi khi sẽ gây ra nhiều khó khăn, đặc biệt là với những bạn nhân sự mới vào nghề và chưa có nhiều kinh nghiệm. Sử dụng giải pháp công nghệ được rất nhiều doanh nghiệp trên 100 nhân sự tin tưởng, AMIS Thông tin nhân sự là công cụ tuyệt vời giúp nhân sự tính toán biến động nhân sự hiệu quả, chuyên nghiệp.
Vì sao nên sử dụng phần mềm AMIS Thông tin nhân sự để quản lý?
- Phần mềm giúp lưu trữ thông tin nhân viên, ghi nhận những ai mới nhận việc, ai nghỉ việc, từ đó dễ dàng tính toán tự động tỷ lệ biến động nhân sự theo tháng, quý và năm.
- Phần mềm liên kết dữ liệu với AMIS Chấm công, Tiền lương, Tuyển dụng để hỗ trợ quản lý nhân viên một cách hiệu quả nhất.
- AMIS Thông tin nhân sự có thể lưu trữ được hồ sơ, thông tin của hàng ngàn nhân viên, tiết kiệm đến 50% công sức, thời gian làm việc của HR.
- Phần mềm được phát triển bởi Công ty CP MISA – đơn vị đã có 28 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực công nghệ thông tin, là đối tác của 250.000 khách hàng trên toàn quốc.
7. Kết luận
Trên đây là một số nội dung liên quan đến tỷ lệ giữ chân nhân viên mà MISA muốn gửi đến bạn. Hy vọng rằng qua bài viết trên, nhà quản trị nhân sự sẽ có những chiến lược phù hợp để cải thiện tỷ lệ giữ chân nhân viên và nâng cao hiệu quả của tổ chức.