Chuyển đổi số Hợp đồng số Hợp đồng mua bán là gì? Xu hướng ký kết mới của...

Hợp đồng mua bán là một trong những loại văn bản, giấy tờ được dùng rất nhiều trong kinh doanh. Tuy nhiên, nhiều cá nhân và doanh nghiệp có thể chưa hiểu hết về hợp đồng mua bán là gì, đặc điểm và các hình thức của hợp đồng mua bán, xu hướng ký kết mới của hợp đồng mua bán hiện nay ra sao. Hiểu được điều đó, MISA AMIS tìm hiểu và tổng hợp những thông tin hữu ích được chia sẻ tại bài viết dưới đây.

Hợp đồng mua bán là văn bản, giấy tờ được dùng rất nhiều trong kinh doanh

1. Thông tin chung về hợp đồng mua bán

1.1. Hợp đồng mua bán là gì?

Theo Điều 385, Bộ luật Dân sự 2015 quy định về khái niệm hợp đồng như sau:

“Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.”

Có nhiều loại hợp đồng khác nhau như: hợp đồng mua bán tài sản, hợp đồng thuê tài sản, hợp đồng vay tài sản,…

Trong đó, hợp đồng mua bán là một loại hợp đồng pháp lý giữa hai bên, gồm một bên (người mua) cam kết mua một sản phẩm hoặc dịch vụ từ bên còn lại (người bán) và người bán cam kết cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ đó với các điều kiện và điều khoản đã được thỏa thuận.

=> Tìm hiểu thêm: Hợp đồng mua bán hàng hóa là gì? Các quy định doanh nghiệp cần biết

1.2. Vai trò của hợp đồng mua bán

Hợp đồng mua bán có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ quyền lợi của các bên và tạo ra sự rõ ràng và đáng tin cậy trong quá trình giao dịch. Cụ thể hơn, hợp đồng mua bán có ý nghĩa:

  • Mang tính pháp lý để giúp các bên ký kết hợp đồng có thể bảo vệ lợi ích hợp pháp.
  • Là cơ sở cần thiết để giải quyết các vấn đề về vi phạm hợp đồng, tranh chấp xảy ra.

Ngoài ra, việc thực hiện ký kết hợp đồng mua bán cũng cho thấy sự giao thương, trao đổi hàng hóa hoặc dịch vụ, tạo nên một phương tiện tất yếu trong đời sống và kinh doanh. Vì vậy, hợp đồng mua bán còn đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý, thúc đẩy và tạo điều kiện cho các thành phần trong nền kinh tế phát triển. 

Hợp đồng mua bán có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ quyền lợi của các bên và tạo ra sự rõ ràng và đáng tin cậy trong quá trình giao dịch

2. Đặc điểm của hợp đồng mua bán

2.1. Các thành phần cơ bản cần có của một hợp đồng

Tùy theo nhu cầu mua bán và trao đổi dịch vụ, hàng hoá của các bên ký kết mà hợp đồng mua bán có thể chứa nhiều nội dung khác nhau. Nhưng nhìn chung, hợp đồng mua bán bao gồm các thành phần chính như sau: 

  • Thông tin của các đối tượng ký kết hợp đồng là bên mua, bên bán và người làm chứng (nếu có): Xác minh danh tính của các bên gồm tên, địa chỉ, số căn cước công dân, thông tin liên lạc và các chi tiết khác để xác định rõ người tham gia giao dịch và người tổ chức chịu trách nhiệm thực hiện, tuân thủ hợp đồng;
  • Sản phẩm hoặc dịch vụ được giao dịch: Mô tả chi tiết về sản phẩm, hàng hóa hoặc dịch vụ mà bên mua sẽ mua và bên bán sẽ cung cấp, trong đó cần có đầy đủ thông tin về số lượng, chất lượng, mô tả kỹ thuật,…;
  • Giá trị hợp đồng và phương thức thanh toán: Giá trị của hàng hóa hoặc dịch vụ được mua bán cần trình bày chi tiết bao gồm cả thuế VAT (nếu có). Cùng với đó là các điều khoản về hình thức thanh toán, thời hạn thanh toán và các điều kiện đi kèm; 
  • Các thông tin về thời gian, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng;
  • Quyền, nghĩa vụ của các bên, hiệu lực hợp đồng và các quy định điều kiện chấm dứt hợp đồng mua bán trong trường hợp có vi phạm từ bên mua hoặc bên bán. 

Trong đó, các bên ký kết hợp đồng mua bán nên chú ý một số yếu tố trong hợp đồng để đảm bảo thông tin rõ ràng, chính xác và để hợp đồng có thể phát huy đúng vai trò quan trọng. Bởi vì: 

  • Đối tượng tham gia ký kết hợp đồng là những người trực tiếp thực hiện các quy định của hợp đồng và cũng là người chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu không tuân thủ theo các điều khoản;
  • Các yếu tố về giá trị hàng hoá, thời gian, địa điểm giao dịch,… là các thông tin cần thiết nhằm xác định đúng nhất quyền và nghĩa vụ của các bên ký kết hợp đồng lao động, bao gồm cả bảo hành sản phẩm, dịch vụ, đền bù tổn thất và giải quyết tranh chấp,…

>> Tìm hiểu thêm: Hợp đồng bảo hiểm do ai soạn thảo và những điều cần biết

2.2. Các hình thức của hợp đồng mua bán

Có nhiều hình thức của hợp đồng mua bán phổ biến được sử dụng trong giao dịch như:

  • Hợp đồng mua bán trực tiếp thông qua thỏa thuận miệng: Xuất hiện nhiều trong đời sống xã hội trong mua bán nhỏ lẻ với những mặt hàng có giá trị thấp;
  • Hợp đồng ký kết bằng văn bản: Đây là loại hợp đồng phổ biến nhất từ trước đến nay, các bên tham gia có thể ký kết trực tiếp hoặc nhận và ký hợp đồng thông qua bưu điện, chuyển phát,…; 
  • Hợp đồng mua bán điện tử: Loại hợp đồng này ra đời dựa trên sự phát triển của công nghệ nhằm đáp ứng nhu cầu tiến bộ của các cá nhân và tổ chức. Hợp đồng mua bán điện tử cho phép mọi giao dịch, kết, gửi đi, nhận lại và lưu trữ đều được thực hiện trên các phương tiện điện tử như công nghệ điện tử, kỹ thuật số, quang học cùng các phương tiện điện tử khác.
Đặc điểm của hợp đồng mua bán

3. Cách thức thực hiện hợp đồng mua bán

3.1. Quy trình ký kết và thực hiện hợp đồng

Để đi đến thỏa thuận hợp tác cuối cùng là ký kết hợp đồng mua bán, các bên thường sẽ trải qua quy trình gồm các phần chính như sau:

  • Thương thảo và đàm phán: Bước đầu tiên là các bên thương lượng và đàm phán các điều khoản của hợp đồng (giá cả, điều kiện thanh toán, điều kiện giao hàng, điều khoản bảo hành, phương thức giao dịch,…). Mục đích là đạt được sự thỏa thuận chung về các điều khoản quan trọng.
  • Lập hợp đồng: Hợp đồng có thể được lập bằng văn bản trên giấy hoặc sử dụng các phương tiện điện tử hoặc công nghệ chữ ký số. Đảm bảo rằng tất cả các điều khoản quan trọng đã được ghi lại một cách rõ ràng và chi tiết trong hợp đồng.
  • Kiểm duyệt và phê duyệt: Các bên nên kiểm tra và kiểm duyệt hợp đồng để đảm bảo rằng nó phản ánh đúng thỏa thuận của các bên (có thể sử dụng tư vấn pháp lý nếu cần thiết);
  • Ký kết hợp đồng: Nếu khâu kiểm duyệt và phê duyệt không có phát sinh, các bên sẽ ký trực tiếp hoặc gửi lại các bản sao đã ký cho nhau, hay sử dụng các phương tiện điện tử như chữ ký số để xác nhận và chứng thực hợp đồng mua bán điện tử.
  • Thực hiện hợp đồng: Sau khi hợp đồng đã được ký kết, cả bên mua và bên bán phải tuân thủ các điều khoản và nghĩa vụ đã thỏa thuận trong hợp đồng. Nếu một trong các bên tham gia ký kết vi phạm hợp đồng mua bán trong quá trình thực hiện sẽ xử lý dựa trên các điều khoản đã ký.

Quy trình ký tài liện điện  tử nhanh chóng sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm 85% chi phí in ấn, tự động hóa toàn bộ quy trình ký kết giữa cá nhân và tổ chức. Tìm hiểu ngay MISA AMIS WeSign – Giải pháp ký tài liệu số tiên phong và uy tín nhất Việt Nam

3.2. Tầm quan trọng của kiểm soát hợp đồng, tuân theo hợp đồng

Sau một quá trình ký kết và thực hiện hợp đồng, các thành phần liên quan cần phải kiểm soát hợp đồng cũng như tuân thủ hợp đồng. Bởi đây là hai yếu tố quan trọng tuân theo quyền và nghĩa vụ trong quá trình thực hiện giao dịch mua bán. Cụ thể kiểm soát hợp đồng và tuân theo hợp đồng có tầm quan trọng là:

  • Kiểm soát hợp đồng: đảm bảo các điều khoản và điều kiện chính xác, bảo vệ quyền lợi, trách nhiệm các bên, cho phép điều chỉnh hoặc thay đổi hợp đồng kịp thời trong trường hợp đặc biệt nhằm đáp ứng nhu cầu của các bên và linh hoạt với tình hình giao dịch thực tế. Tuy nhiên, mọi điều chỉnh cũng cần thống nhất rõ ràng giữa các bên và nhất quán với nội dung hợp đồng mua bán đã ký;
  • Tuân thủ hợp đồng: đảm bảo đúng quyền và nghĩa vụ của các bên, duy trì mối quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa người mua và người bán, tránh rủi ro và các dấu hiệu vi phạm, tạo nền tảng tin cậy, độ uy tín nhằm xây dựng mối quan hệ kinh doanh bền vững.

4. Một số loại hợp đồng mua bán được quan tâm hiện nay

Dựa theo nhu cầu trao đổi hàng hóa hoặc dịch vụ của các cá nhân, tổ chức, dưới đây là một số loại hợp đồng mua bán được quan tâm và sử dụng nhiều trong thực tiễn:

  • Hợp đồng mua bán hàng hóa: Đây là loại hợp đồng mua bán được biết đến nhiều nhất, liên quan đến giao dịch mua bán các loại hàng hoá, như sản phẩm công nghiệp, hàng tiêu dùng, vật liệu xây dựng,… Hợp đồng này định rõ điều kiện mua bán hàng hoá, bao gồm số lượng, chất lượng, giá cả, điều kiện vận chuyển, và các điều khoản khác liên quan.
  • Hợp đồng mua bán đất: Loại hợp đồng này liên quan đến việc giao dịch mua bán đất đai, bất động sản, có quy định về các yếu tố như diện tích, vị trí, giá trị, phương thức thanh toán, các điều khoản về quyền sở hữu và sử dụng đất, và các điều kiện khác liên quan đến việc mua bán đất.
  • Hợp đồng mua bán xe: Đây là loại hợp đồng mua bán liên quan đến việc giao dịch mua bán xe ô tô, xe máy hoặc các phương tiện giao thông khác. Hợp đồng này thường sẽ quy định mô ta về thông tin về xe như hãng sản xuất, năm sản xuất, máy móc, biển số, giá cả,… 

Các loại hợp đồng mua bán này đều có tính chất và yêu cầu riêng, phụ thuộc vào loại hình giao dịch và lĩnh vực cụ thể mà hợp đồng được áp dụng.

TẢI NGAY một số loại hợp đồng mua bán 

5. Xu hướng ký kết hợp đồng mua bán hiện đại

5.1.  Xu hướng ký số và ký kết hợp đồng điện tử

Hiện nay, xu hướng chữ ký số và hợp đồng điện tử đang ngày càng phát triển và được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực. Hợp đồng mua bán điện tử nằm trong các loại hợp đồng điện tử được quy định bởi Luật giao dịch điện tử 2005, nên hoàn toàn đảm bảo về tính pháp lý.

Xu hướng này thể hiện ngày càng rõ thông qua việc các cá nhân, doanh nghiệp cần tìm kiếm các giải pháp về chữ ký điện tử, công cụ ký kết, công nghệ lưu trữ,… Để đáp ứng nhu cầu đó, nhiều phần mềm đã được phát triển dựa trên sự tiến bộ của công nghệ hiện đại, trong đó có MISA AMIS WeSign – Nền tảng ký tài liệu số tiên phong và uy tín nhất Việt Nam. 

MISA AMIS WeSign cũng đã tích hợp thành công với trục hợp đồng điện tử của Bộ Công Thương để chứng thực hợp đồng kinh tế, giúp đảm bảo tính toàn vẹn, an toàn, bảo mật và cung cấp dịch vụ hợp đồng điện tử tốt nhất cho các bên tham gia ký kết.  

5.2. Ưu điểm của hợp đồng điện tử

Hợp đồng điện tử có nhiều điểm mạnh vượt trội so với các hình thức hợp đồng truyền thống như thỏa thuận bằng miệng hay ký văn bản giấy như: tiện lợi và linh hoạt, giảm chi phí, tăng tính bảo mật, dễ dàng quản lý và theo dõi, tích hợp công nghệ và khả dụng toàn cầu.

Để phát huy hết các ưu điểm trên của hợp đồng điện tử, MISA AMIS WeSign đã phát triển nhiều tính năng nổi bật như: 

  • Ký kết thông minh: Ký kết từ xa, mọi lúc mọi nơi khi không có mặt ở Văn phòng;
  • Tự động hóa quy trình: tạo luồng ký, phê duyệt, chuyển phát, nhắc nhở và lưu trữ tài liệu;
  • Ký hàng loạt: Đẩy nhanh tốc độ ký với hàng loạt tài liệu được ký cùng lúc , tránh ách tắc ảnh hưởng đến công việc;
  • Quản lý tài liệu tập trung: Tích hợp các nền tảng online, dễ dàng lưu trữ, phân loại và tra cứu, hạn chế thất thoát tài liệu;
  • Phân quyền linh hoạt: Phân quyền xem, ký, điều phối, tải tài liệu,… theo từng bộ phận, phòng ban, tránh rò rỉ dữ liệu;
  • An toàn bảo mật: Cài đặt cơ chế xác thực người ký chặt chẽ bằng mật khẩu, mã OTP;
  • Chi phí đầu tư hợp lý: Phù hợp với từng nhu cầu và quy mô của từng doanh nghiệp;
  • Đảm bảo tính hợp pháp do đã được chứng thực bởi bộ công thương;
  • Có khả năng kết với các ứng dụng khác trong hệ sinh thái MISA AMIS và với các hệ thống ERP bên ngoài giúp quản trị khép kín cho cá nhân và doanh nghiệp.

Nhờ các tính năng nổi bật này mà người dùng sẽ có được những lợi ích thiết thực gồm có:

  • Tiết kiệm 100% chi phí in ấn, chuyển phát và lưu trữ;
  • Giảm tới 90% thời gian chờ ký, chứng thực, chuyển phát;
  • Tự động toàn bộ quy trình ký, giảm công sức của nhân viên;
  • Quản lý tài liệu tập trung, tránh thất thoát, hư hỏng, dễ dàng tra cứu – phân loại tài liệu.

Trên đây là các thông tin mà các doanh nghiệp, cũng như các cá nhân nên nắm được về hợp đồng mua bán nói chung và xu hướng hợp đồng điện tử nói riêng. Ngoài ra, để tìm hiểu thêm và nắm rõ hơn về nền tảng ký tài liệu số tiên phong và uy tín nhất Việt Nam – MISA AMIS WeSign, xin mời anh chị và quý doanh nghiệp ghi chú thông tin để được tư vấn.


Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]