Chứng chỉ PMP: Những điều người quản lý dự án phải biết [cập nhật 2024]

26/06/2023
713

Để trở thành người quản lý dự án chuyên nghiệp, mọi cá nhân đều phải quan tâm đến việc phát triển kiến thức, kỹ năng và tích lũy kinh nghiệm lâu dài. Trong đó, chứng chỉ PMP được xem là một trong những yếu tố giúp người quản lý dự án khẳng định năng lực của mình. 

Vì vậy, hãy cùng MISA AMIS tìm hiểu về vai trò, lợi ích mà chứng chỉ này mang lại cho việc quản lý dự án. Đồng thời, bài viết cũng cung cấp những hướng dẫn cơ bản, bí quyết giúp người quản lý vượt qua kỳ thi PMP thành công. 

[Tặng bạn] Bộ tài liệu miễn phí: Quản lý dự án – 5 giai đoạn và các phương pháp tiếp cận hiệu quả

I. Chứng chỉ PMP là gì? 

PMP hay còn gọi là chứng chỉ quản lý dự án chuyên nghiệp (Project Management Professional Certificate) được cấp bởi Viện Quản lý Dự án Hoa Kỳ (Project Management Institute – PMI) từ năm 1984.

tìm hiểu chứng chỉ PMP là gì
Tìm hiểu chứng chỉ PMP là gì?

Chứng chỉ PMP là chứng chỉ đánh giá và trao tặng cho những chuyên gia quản lý dự án có chuyên môn, thành tựu trong việc quá trình công tác, đào tạo. Hiện nay, PMP là một trong những chứng chỉ uy tín hàng đầu về quản lý dự án do cộng đồng quốc tế công nhận. 

II. Lợi ích của chứng chỉ PMP 

Khi đã sở hữu chứng chỉ PMP, ứng cử viên đó thường được đánh giá cao hơn về chuyên môn, nền tảng kiến thức quản lý dự án vững vàng. Do đó, việc sở hữu PMP sẽ đem lại những lợi ích sau:

  • Tăng cơ hội làm việc tại các dự án, doanh nghiệp nước ngoài
  • Tăng cơ hội thăng tiến trong công việc
  • Mở rộng mối quan hệ, tầm hiểu biết khi học tập cùng nhiều chuyên gia đầu ngành và các đồng nghiệp tài năng từ khắp mọi nơi
  • Nâng cao năng lực cạnh tranh trong những dự án quan trọng để khẳng định bản thân và nắm giữ những vị trí chủ chốt

Bên cạnh đó, chứng chỉ PMP cũng tác động đến mức thu nhập. Người quản lý có chứng chỉ thường nhận được đãi ngộ tốt hơn và cao hơn.

lợi ích của chứng chỉ PMP
Lợi ích của chứng chỉ PMP

Theo nghiên cứu Earning Power: Project Management Salary Survey—Twelfth Edition được công bố bởi PMI vào năm 2021, mức lương của những người sở hữu chứng chỉ PMP cao hơn khoảng 16% so với những người không có chứng chỉ PMP trong cùng lĩnh vực. Dữ liệu này thu thập từ hơn 30.000 người tham gia khảo sát ở hơn 40 quốc gia, trong đó có 79% là những người sở hữu chứng chỉ PMP.

III. Các đối tượng nên dự thi chứng chỉ PMP 

1. Nhà quản lý dự án, quản lý nhóm 

Những người đang đảm nhận vai trò chuyên phụ trách/quản lý dự án có thể tham gia thi PMP. Chứng chỉ này sẽ mang lại nhiều lợi ích cho cả dự án và sự nghiệp của họ. Chứng chỉ PMP góp phần quan trọng trong việc phát triển và nâng cao khả năng quản lý dự án, đồng thời mở ra cơ hội bứt phá mạnh mẽ trên con đường sự nghiệp của họ.

2. Nhân sự đang làm việc trong nhóm dự án 

Những cá nhân đang làm việc theo dự án sẽ dễ dàng tận dụng những kinh nghiệm này để trở thành người quản lý dự án trong tương lai. Dù số giờ làm việc hiện tại chưa đáp ứng được yêu cầu về số giờ kinh nghiệm của PMI, nhưng những kinh nghiệm đó sẽ rất hữu ích trong tương lai.

Vì chưa đủ điều kiện tham gia kỳ thi PMP, họ có thể chuyển hướng tham gia các khóa học như PMP – Quản lý dự án chuyên nghiệp hoặc khóa học Essentials of Effective Project Management từ sớm để trang bị kiến thức cần thiết. Điều này giúp họ nhanh chóng chuẩn bị hành trang tham gia kỳ thi lấy chứng chỉ PMP.

3. Giám đốc, quản lý cấp cao 

Chứng chỉ PMP và kiến thức từ khóa học không chỉ có lợi với cấp quản lý, mà còn giúp họ tiến nhanh trở thành những quản lý cấp cao/giám đốc. Nhờ kết hợp khéo léo những kiến thức và kỹ năng cùng kinh nghiệm thực tiễn, các giám đốc, quản lý cấp cao sẽ có thêm góc nhìn, định hướng mới cho doanh nghiệp. 

Để quản lý dự án hiệu quả, người quản lý cần trau dồi nhiều kiến thức và kỹ năng. Thấu hiểu vai trò đó, MISA AMIS trân trọng gửi tới bạn Ebook chuyên sâu về lĩnh vực này:

MỜI BẠN ĐĂNG KÝ NHẬN NGAY EBOOK MIỄN PHÍ: QUẢN LÝ DỰ ÁN – 5 GIAI ĐOẠN VÀ CÁCH TIẾP CẬN HIỆU QUẢ

IV. Điều kiện cần có để thi chứng chỉ PMP

Đối với những người tốt nghiệp Đại học trở lên, yêu cầu để tham gia kỳ thi lấy chứng chỉ PMP bao gồm:

  • Có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực quản lý dự án ít nhất 3 năm, tương đương với 4500 giờ làm việc trên các dự án.
  • Có chứng nhận 35 giờ học quản lý dự án chuyên nghiệp (35 contact hours) hoặc chứng nhận CAPM.
chứng nhận 35 giờ
Người quản lý cần lấy chứng nhận 35 giờ học quản lý chuyên nghiệp trước khi thi PMP

Đối với những người tốt nghiệp Trung học hoặc Cao đẳng, yêu cầu để tham gia kỳ thi lấy chứng chỉ PMP bao gồm:

  • Có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực quản lý dự án ít nhất 5 năm, tương đương với 7500 giờ làm việc trên các dự án.
  • Có chứng nhận 35 giờ học quản lý dự án chuyên nghiệp (35 contact hours) hoặc chứng nhận CAPM.

Chứng nhận 35 giờ đào tạo có giá trị chứng minh người dự thi đáp ứng yêu cầu về kiến thức quản lý dự án theo tiêu chuẩn PMI để dự thi PMP. Thí sinh có thể lấy chứng nhận này bằng cách tham dự các khóa học, hội thảo chuyên đề, khóa đào tạo của các chuyên gia, trung tâm, đơn vị đủ quyền hạn.

>> Xem thêm: Top 10 phần mềm quản lý dự án tốt nhất cho năm 2023

V. Giới thiệu chung về kỳ thi Project Management Professional 

1. Hồ sơ dự thi 

Những hồ sơ cần chuẩn bị cho kỳ thi chứng chỉ PMP bao gồm:

  • Bằng cử nhân Đại học, bằng Cao đẳng hoặc bằng Trung học phổ thông (Người dự thi chỉ cần nộp bằng này nếu hồ sơ của được chọn để kiểm tra (audit).
  • Hồ sơ mô tả kinh nghiệm làm quản lý dự án trong 36 tháng đối với nhóm cử nhân Đại Học và 60 tháng đối với nhóm Cao Đẳng/THPT. Tài liệu này phải mô tả chi tiết các dự án người dự thi đã tham gia và vai trò quản lý trong thời gian đó.
  • Chứng nhận đã hoàn thành 35 giờ học về quản lý dự án. PMP chấp nhận chứng nhận về 35 giờ học liên quan đến quản lý dự án hoặc chứng nhận CAPM.

2. Thời gian, địa điểm, lệ phí thi chứng chỉ PMP 

Về thời gian, người dự thi có thể lựa chọn ngày thi phù hợp với hình thức tại trung tâm CBT hoặc thi trực tuyến: 

Trường hợp áp dụng Thành viên PMI Chưa đăng ký thành viên PMI
Thi chính thức 284 USD 389 USD
Thi lại 193 USD 250 USD
Phí duy trì chứng chỉ 42 USD 105 USD

3. Cấu trúc bài thi PMP 

Bài thi PMP có cấu trúc ba phần là con người, quy trình và môi trường kinh doanh:

cấu trúc bài thi pmp
Cấu trúc bài thi pmp
  • Con người: Tập trung vào các kỹ năng và hoạt động liên quan đến việc lãnh đạo một nhóm dự án một cách hiệu quả và thành công.
  • Quy trình: Tập trung vào các khía cạnh kỹ thuật trong quản lý dự án, đảm bảo quy trình và phương pháp quản lý dự án được áp dụng một cách chuẩn mực và hiệu quả.
  • Môi trường kinh doanh: Nhấn mạnh về mối liên kết giữa các dự án và chiến lược tổ chức, hiểu rõ rằng dự án không tồn tại độc lập mà liên quan mật thiết đến môi trường kinh doanh và các yếu tố bên ngoài.

4. Nhận thông báo kết quả 

Sau thời gian từ sáu đến tám tuần, người dự thi sẽ nhận được một bộ chứng nhận sau:

  • Thư chúc mừng: Tổ chức cấp chứng chỉ sẽ gửi thư chúc mừng, ghi nhận thành tích cá nhân
  • Thông tin về cách duy trì và gia hạn chứng chỉ: Một bản thông tin chi tiết về quy trình và yêu cầu để duy trì và gia hạn chứng chỉ giúp người nhận hiểu rõ về các hoạt động tiếp theo cần thực hiện
  • Chứng Chỉ: Bản chứng nhận chính thức, xác nhận năng lực và kiến thức của người dự thi trong lĩnh vực quản lý dự án

5. Thời hạn chứng chỉ và cách duy trì 

Chứng chỉ PMP có hiệu lực trong vòng 3 năm. Trong thời gian này, người đạt chứng chỉ cần tham gia vào các hoạt động phát triển chuyên môn và tích lũy ít nhất 60 “đơn vị phát triển chuyên môn”.

6. Hỗ trợ ngôn ngữ 

PMI cung cấp hỗ trợ ngôn ngữ cho các thí sinh nếu Tiếng Anh không phải là ngôn ngữ chính của họ. Có danh sách các ngôn ngữ được hỗ trợ bao gồm: Tiếng Ả Rập, Tiếng Indonesia, Tiếng Thổ Nhĩ Kỳ, Tiếng Ba Lan, Tiếng Hebrew, Tiếng Bồ Đào Nha (Braxin), Tiếng Ý, Tiếng Nhật, Tiếng Trung (Giản thể), Tiếng Trung (Phồn thể), Tiếng Hàn, Tiếng Pháp, Tiếng Nga, Tiếng Đức, Tiếng Tây Ban Nha.

QUẢN LÝ TOÀN BỘ QUY TRÌNH DỰ ÁN: CHÍNH XÁC, TOÀN DIỆN, ĐA CHIỀU VỚI MISA AMIS CÔNG VIỆC

CTA MGM 02

VI. Bí quyết luyện thi chứng chỉ PMP 

Kỳ thi PMP khó hơn hầu hết các kỳ thi khác, đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Hiện nay, người dự thi có thể tham khảo những tài liệu và một số “mẹo” dưới đây để tự tin chinh phục chứng chỉ này.

1. Tài liệu và nội dung kiến thức 

Trước khi bắt đầu, người dự thi nên tham khảo tài liệu cơ bản bằng tiếng Việt. Cần nhớ rằng quản trị dự án theo chuẩn PMI sẽ khác biệt so với các môn học quản trị dự án được giảng dạy tại các trường Đại học trong nước.

Tiếp theo, người dự thi nên bổ sung thêm những tài liệu tiếng Anh:

  • PMBOK 7 (Phiên bản mới nhất)
  • Sách của Rita (Phiên bản mới nhất là Rita 10)
  • Head First

Ngoài ra, hội thảo luyện thi PMP cũng được nhiều người lựa chọn để nâng cao khả năng tương tác trực tiếp. Đây là cơ hội để gặp gỡ các chuyên gia quản lý dự án, lắng nghe kinh nghiệm và học hỏi nhiều bài học giá trị từ họ. Một số khóa học luyện thi PMP cũng diễn ra trực tuyến giúp người quản lý tiết kiệm chi phí, linh động thời gian hơn.

2. Thời gian luyện thi 

Trong buổi sáng, dành thời gian để ôn lại kiến thức đã học. Buổi chiều, tiến hành làm đề thi theo các chủ đề đã được xem xét trong sách RITA’s và Head First.

Mục đích của việc ôn lại là:

  • Xác định câu hỏi thuộc quy trình và lĩnh vực kiến thức nào. Điều này giúp xác định vị trí của câu hỏi trong quy trình quản lý dự án và lĩnh vực kiến thức tương ứng.
  • Hiểu rõ quy trình, đặc biệt là quy trình lập kế hoạch, vì điều này đòi hỏi tuân theo trình tự đúng đắn. Hiểu rõ quy trình giúp tăng khả năng áp dụng kiến thức vào thực tế.

3. Tham gia vào các nhóm ôn thi và diễn đàn thảo luận

Các nhóm học tập và diễn đàn thảo luận có thể giúp người dự thi giảm bớt áp lực cũng như nắm bắt thông tin kịp thời hơn. Người dự thi vừa giúp đỡ lẫn nhau, nâng cao tinh thần học hỏi, vừa dễ dàng tìm hiểu thêm nhiều nguồn tài nguyên hữu ích cho kỳ thi.

CTA MGM 01

VII. Tạm kết

Chứng chỉ PMP là một trong những tiêu chuẩn quốc tế uy tín nhất hiện nay cho các chuyên gia quản lý dự án. Trên hành trình nâng cao kỹ năng và đạt được thành công, chứng chỉ PMP sẽ cung cấp cho người quản lý những kiến thức chuyên sâu cũng như các công cụ cần thiết để giải quyết mọi thách thức phía trước. 

.

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Nguyễn Phương Ánh
Tác giả
Trưởng nhóm nội dung Quản trị vận hành
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả