Khi cơ quan thuế thực hiện thanh kiểm tra thuế Thu nhập doanh nghiệp (TNDN), nhiều kế toán rất lo lắng về các khoản phạt thuế. Vậy làm thế nào để hạn chế sai sót khi ghi nhận doanh thu và chi phí góp phần chuẩn bị tốt cho thanh kiểm tra thuế TNDN? Qua bài viết MISA AMIS tổng hợp đúc kết giúp kế toán nắm được các rủi ro, sai sót chính và một số lưu ý nhằm hạn chế rủi ro, sai sót trong thanh kiểm tra thuế TNDN.
1. Văn bản pháp luật về thuế TNDN cần nắm vững
– Về mặt tổng quan để hạn chế các rủi ro trong quá trình doanh nghiệp thanh kiểm tra thuế TNDN, trước tiên kế toán cần phải thường xuyên thực hiện các công việc sau:
– Kế toán cần nắm rõ quy định pháp luật về thuế TNDN trong các văn bản pháp luật về thuế sau:
STT | Văn bản | Chi tiết văn bản pháp luật | Ghi chú |
1 | Luật | Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 ngày 3/6/2008 | |
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế TNDN số 32/2013/QH13 ngày 19/06/2013 | |||
2 | Nghị định | Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 | (Quy định chi tiết một số điều của Luật TNDN và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế TNDN) |
3 | Thông tư | Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 | Các thông tư này được hợp nhất bằng Văn bản hợp nhất số 66/VBHN-BTC ngày 19/12/2019.
(Gọi tắt là “VBHN số 66”) |
Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014 | |||
Thông tư số 151/2014/TT-BTC ngày 10/10/201 | |||
Thông tư 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 | |||
Thông tư số 25/2018/TT-BTC ngày 16/3/2018 |
Bảng 1: Các quy định hiện hành của pháp luật về thuế TNDN kế toán cần nắm vững
2. Các rủi ro, sai sót thường gặp liên quan đến ghi nhận doanh thu
STT | Yếu tố | Mô tả nghiệp vụ có thể phát sinh rủi ro, sai sót | Rủi ro về thuế | Cách hạn chế rủi ro |
1 | Thời điểm ghi nhận doanh thu | – Nhầm lẫn và sai sót thời điểm ghi nhận doanh thu.
– Trong một số trường hợp do không nắm rõ quy định, DN điều chỉnh thời điểm ghi nhận doanh thu tính thuế từ năm này sang năm khác và ngược lại. |
Ghi nhận thiếu/thừa doanh thu giữa các năm ➡ Rủi ro phạt tăng thuế TNDN và phạt chậm nộp. | Lưu ý thời điểm ghi nhận doanh thu với từng loại doanh thu: Cung cấp hàng hóa, dịch vụ, xây dựng… tuân thủ theo hướng dẫn của pháp luật thuế. Việc ghi nhận cần phù hợp với thực tế phát sinh và các thông tin trong chứng từ. |
2 | Giá bán | Giá bán hàng hóa không phù hợp, quá thấp so với giá vốn và so với giá thị trường | Cơ quan thuế ấn định giá bán ➡ Tăng doanh thu ➡ Tăng thuế TNDN phải nộp và phạt chậm nộp. | Thường xuyên xem xét và rà soát chính sách giá bán. |
3 | Giá trị khoản doanh thu tính thuế | Ghi nhận thiếu, không đầy đủ doanh thu tính thuế TNDN do sai sót hoặc gian lận. | Tăng doanh thu tính thuế ➡ Có thể tăng thuế TNDN phải nộp và phạt chậm nộp. | Kiểm tra lại doanh thu ghi nhận trong kỳ và đối chiếu với hồ sơ tương ứng. |
Bảng 2: Một số rủi ro chính liên quan đến doanh thu khi tính thuế TNDN mà kế toán cần lưu ý
>>> Có thể bạn quan tâm: Quy định, quy trình về kiểm tra, thanh tra thuế trong doanh nghiệp và một số nội dung cần lưu ý
2. Rủi ro về thời điểm ghi nhận doanh thu
2.1.1 Nguyên nhân và ví dụ minh họa cho rủi ro
Nguyên nhân:
– Do sai sót hoặc nhầm lẫn thời điểm ghi nhận doanh thu để tính thu nhập chịu thuế. Thường gặp là trường hợp nhầm lẫn thời điểm ghi nhận doanh thu theo quy định của kế toán và thuế.
– Trong một số trường hợp có thể do doanh nghiệp điều chỉnh thời điểm ghi nhận doanh thu nhằm giảm nghĩa vụ thuế TNDN phải nộp.
Ví dụ minh họa:
– Ví dụ 1: Rủi ro nhầm lẫn thời điểm ghi nhận doanh thu giữa kế toán và thuế.
Để giúp kế toán hiểu rõ hơn về việc có thể có rủi ro nhầm lẫn thời điểm ghi nhận doanh thu trong kế toán và thuế, MISA AMIS đưa ra ví dụ tiêu biểu liên quan đến nhầm lẫn này bằng việc xem xét bảng so sánh “Thời điểm ghi nhận doanh thu giữa kế toán và thuế với hoạt động xuất khẩu hàng hóa” sau đây:
SO SÁNH THỜI ĐIỂM GHI NHẬN DOANH THU GIỮA KẾ TOÁN VÀ THUẾ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA |
||
Nội dung so sánh | Quy định của pháp luật về kế toán | Quy định của pháp luật về thuế |
Văn bản pháp luật |
|
Khoản 7, Điều 3 của Thông tư số 119/2014/TT-BTC |
Quy định chi tiết | Doanh thu bán hàng xuất khẩu được ghi nhận phải thỏa mãn tất cả năm (5) điều kiện theo VAS 14. Đọc thêm: Điều kiện ghi nhận doanh thu theo VAS 14 | Ngày xác định doanh thu xuất khẩu để tính thuế là ngày xác nhận hoàn tất thủ tục hải quan trên tờ khai hải quan. |
Ví dụ minh họa | Công ty ABC xuất khẩu lô hàng Z trị giá: 5.000 USD theo điều khoản DDP. Ngày 31/12/2021, hoàn thành thủ tục hải quan và thông quan hàng. Ngày 01/01/2022, hoàn thành giao hàng theo điều khoản DDP cho khách hàng. Giả sử tỷ giá ngày 31/12/2021 là: 22.500 VND/USD và ngày 01/01/2022 là: 22.550 VND/USD. | |
Hướng dẫn | Ngày 31/12/2021 chưa đủ điều kiện ghi nhận doanh thu bán hàng.
Ngày 01/01/2022, hoàn thành giao hàng theo điều khoản DDP ➡ Ghi nhận doanh thu kế toán
|
Ngày 31/12/2021 đã hoàn thành thủ tục thông quan theo tờ khai hải quan & ghi nhận doanh thu tính thuế TNDN của năm 2021
22.500×5000 = 112.500.000 đồng |
Bảng 3: So sánh thời điểm ghi nhận doanh thu giữa kế toán và thuế trong hoạt động xuất khẩu hàng hóa
– Ví dụ 2: Trong một số trường hợp doanh nghiệp điều chỉnh thời điểm ghi nhận doanh thu để giảm thuế TNDN phải nộp.
Công ty TNHH EFE có số liệu lãi dự kiến năm 2022 là 1 tỷ đồng, ước tính thuế TNDN phải nộp là: 200 triệu.
Ngày 30/12/2022 công ty thực hiện xuất bán máy in công nghệ cao X, trị giá 250 triệu (chưa bao gồm VAT) cho công ty GHF. Toàn bộ các thủ tục bàn giao, cũng như giấy tờ bàn giao và nghiệm thu được 2 bên ký kết ngày 30/12/2022.
Tuy nhiên do nguyên nhân chủ quan từ phía doanh nghiệp, kế toán của EFE đã xuất hóa đơn vào ngày 02/01/2023, khách hàng của công ty cũng trả tiền vào ngày 02/01/2023. Việc xuất hóa đơn vào ngày 02/01/2023 nhằm ghi nhận doanh thu tính thuế vào năm 2023, có thể giảm thuế TNDN phải nộp năm 2022.
➡ Như vậy: Doanh thu tính thuế EFE số tiền: 250 triệu phải ghi nhận vào năm 2022, việc điều chỉnh sang năm 2023 để nhằm làm giảm số thuế TNDN phải nộp của 2022 có rủi ro thuế TNDN của năm 2022 bị phạt tương ứng và bị phạt xuất hóa đơn GTGT sai thời điểm.
2.1.2 Cách hạn chế các rủi ro sai sót về thời điểm ghi nhận doanh thu
2.2 Rủi ro về chính sách giá bán
– Nguyên nhân:
+ Nguyên nhân chủ quan: Trên thực tế, trong một số trường hợp doanh nghiệp điều chỉnh giá bán thấp hơn hẳn so với giá vốn và cũng thấp hơn hẳn so với giá thị trường nhằm để lãi gộp âm, từ đó giảm thuế TNDN phải nộp.
+ Nguyên nhân khách quan: Doanh nghiệp kinh doanh quá nhiều mặt hàng, quản lý giá bán không chặt chẽ dẫn đến có sự nhầm lẫn và sai sót trong giá bán giữa các mặt hàng gần giống nhau hoặc giá bán khác nhau giữa các thời điểm trong năm…
– Ví dụ minh họa:
Công ty GHT do năm 2021 kinh doanh ước tính có lãi cao. Tháng 11/2021 công ty thực hiện thỏa thuận với công ty TTH chỉ ký hợp đồng chính thức mua mặt hàng A với giá chưa thuế VAT là: 250.000 đồng/chiếc, số lượng là: 5.758 chiếc. Mặt hàng A có giá vốn là: 500.000 đồng/chiếc. Công ty GHT đã thực hiện giao hàng, ghi nhận doanh thu và giá vốn vào ngày 28/11/2021 như sau:
+ Doanh thu ghi nhận: 250.000 x 5.758 = 1.439.500.000 đồng
+ Giá vốn ghi nhận: 500.000 x 5.758 = 2.879.000.000 đồng
Biết rằng, có nhiều bằng chứng đáng tin cậy cho thấy giá thị trường tại thời điểm tháng 11/2021 của mặt hàng A là: 780.000 đồng/chiếc (Chưa VAT). Trên thực tế, năm 2021, công ty GHD cũng đã thực hiện bán mặt hàng A cho nhiều đối tác khác với giá bán chưa VAT là: 800.000 đồng/chiếc.
➡ Rủi ro về thuế với công ty GHT: Cơ quan thuế có thể sẽ ấn định mức giá bán theo giá thị trường là: 780.000 đồng/chiếc theo giá trên thị trường vào tháng 11/2021.
– Quy định pháp luật về ấn định thuế: Cơ quan thuế sẽ có thể ấn định thuế theo Điều 50 của Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 trong trường hợp doanh nghiệp được xác định rằng: Mua, bán, trao đổi và hạch toán giá trị hàng hóa, dịch vụ không theo giá trị giao dịch thông thường trên thị trường.
– Cách hạn chế rủi ro về chính sách giá:
2.3 Rủi ro về ghi nhận thiếu và không đầy đủ doanh thu để tính thu nhập chịu thuế
– Nguyên nhân:
+ Lỗi vô ý:
Doanh nghiệp do sai sót và nhầm lẫn đã bỏ sót một số khoản doanh thu tính thuế dẫn đến thiếu thuế TNDN phải nộp.
Do không nắm rõ các quy định hiện hành của cơ quan thuế dẫn đến không ghi nhận doanh thu tính thuế trong một số trường hợp nhất định.
+ Gian lận: Trong một số ít trường hợp doanh nghiệp che giấu, ẩn bớt đi một số khoản doanh thu tính thuế nhằm giảm nghĩa vụ thuế TNDN phải nộp.
– Ví dụ minh họa:
+ Lỗi vô ý bỏ sót doanh thu tính thuế:
Ngày 26/10/2022 công ty XYX thực hiện xuất bán máy giặt loại B cho ông Nguyễn Văn C là khách hàng quen của công ty với giá bán niêm yết chưa thuế VAT là: 40.000.000 đồng và thuế VAT là 4.000.000 đồng và chưa thu tiền của ông C. Công ty đã thực hiện xuất kho và ghi nhận giá vốn của máy giặt B vào ngày 26/10/2020. Do số lượng hàng hóa nhập xuất quá nhiều, công ty đã bỏ sót ghi nhận doanh thu và công nợ phải thu với ông C. Ngày 20/05/2023, cơ quan thuế thực hiện kiểm tra và phát hiện ra khoản doanh thu tính thuế bỏ sót của năm 2022 này.
+ Gian lận bằng cách che giấu bớt doanh thu tính thuế:
Công ty TNHH ZYH thực hiện cung cấp dịch vụ dạy tiếng anh cho sinh viên. Tháng 09/2021, công ty ZYH hoàn thành cung cấp khóa học dạy tiếng anh cho 15 sinh viên, học phí thu bằng tiền mặt là: 10.000.000 đồng/sinh viên, tổng học phí đã thu là: 150.000.000 đồng toàn bộ bằng tiền mặt. Công ty ZYH đã thực hiện che giấu khoản doanh thu tính thuế này, không đưa vào sổ sách kế toán và sổ sách thuế nhằm giảm thuế TNDN phải nộp của năm 2021.
– Cách hạn chế rủi ro:
3. Các rủi ro liên quan đến ghi nhận chi phí
Để hạn chế rủi ro trong kiểm tra thuế liên quan đến ghi nhận chi phí, kế toán phải nắm rõ các quy định của pháp luật về thuế về chi phí được trừ và chi phí không được trừ. Trước hết doanh nghiệp phải nắm rõ điều kiện chi phí được trừ theo Luật thuế TNDN.
3.1 Điều kiện chi phí được trừ
Về phần ghi nhận chi phí của doanh nghiệp, rủi ro lớn nhất khi kiểm tra thuế là chi phí không đáp ứng các điều kiện chi phí được trừ theo các quy định pháp luật về thuế.
Khoản 5, Điều 1 của Luật số 32/2013/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế TNDN số 14/2008/QH12, quy định về chi phí được trừ như sau:
Doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
>>> Đọc thêm: Tổng hợp các chi phí được trừ khi quyết toán thuế TNDN mới nhất
➡ Kết luận: Doanh nghiệp cần nắm chắc 2 điều kiện theo Luật thuế, đồng thời khi phát sinh khoản chi có đánh giá có khả năng là chi phí không được trừ, để đảm bảo thận trọng thì nên đối chiếu sang quy định chi tiết trong các nghị định và thông tư hướng dẫn đã trình bày ở mục 1.
3.2 Bảng tổng hợp một số rủi ro trong ghi nhận chi phí doanh nghiệp cần lưu ý
STT | Yếu tố | Mô tả sai sót có thể phát sinh rủi ro | Cách hạn chế rủi ro |
1 | Thời điểm ghi nhận chi phí | Doanh nghiệp xác định sai thời điểm ghi nhận các khoản chi phí dẫn đến chi phí được trừ của các năm sai, thuế TNDN phải nộp sai. | Rà soát các khoản chi phí thường vào cuối năm trước và đầu năm sau để hạn chế rủi ro sai thời điểm. |
2 | Giá vốn hàng bán |
|
Xây dựng cách tính giá thành rõ ràng và rà soát các phần giá thành bất thường.
Nắm rõ quy định chi phí được trừ tại VBHN số 66. |
3 | Chi phí nhân công |
|
Nắm rõ các khoản chi phí nhân công được trừ và không được trừ theo quy định của pháp luật thuế. |
4 | Chi phí khấu hao |
|
Nắm rõ CP khấu hao không được trừ tại mục 2.2, Điều 6 của VBHN số 26.
Tuân thủ các nội dung theo Thông tư số 45/2023 |
5 | Chi phí hoạt động |
|
Nắm rõ điều kiện chi phí được trừ và các trường hợp không được trừ.
Nắm rõ các văn bản thuế quy định liên quan: Thông tư 48/2019/TT-BTC về dự phòng,… |
6 | Chi phí lãi vay |
|
Nắm rõ lãi vay được trừ và không được trừ để hạn chế rủi ro. |
Bảng 4: Tổng hợp một số rủi ro trong ghi nhận chi phí doanh nghiệp cần lưu ý
Lưu ý: Trên đây là liệt kê một số khoản chi phí thường gặp, tùy vào thực tế phát sinh doanh nghiệp cần lưu ý rà soát để tránh rủi ro thuế, chi tiết quy định liên quan đến chi phí được trừ, chi phí không được trừ, kế toán phải tham chiếu sang các văn bản pháp luật về thuế đã trình bày ở mục 1 Văn bản pháp luật về thuế TNDN cần nắm vững.
Như vậy cách hạn chế rủi ro, sai sót trong thanh kiểm tra thuế TNDN là kế toán phải nắm rõ các văn bản quy định của pháp luật về kế toán và thuế, trên cơ sở đó đối chiếu với đặc trưng doanh thu và chi phí của doanh nghiệp để chủ động rà soát. Hoạt động rà soát phải thực hiện thường xuyên, không đợi đến khi có quyết định kiểm tra thuế mới bắt đầu thực hiện để hạn chế rủi ro trong thanh kiểm tra thuế TNDN. Chúc các bạn thành công!
Bên cạnh tổng hợp các kiến thức hữu ích về kế toán để giúp kế toán doanh nghiệp dễ dàng tìm hiểu trong quá trình công tác, MISA đồng thời phát triển phần mềm kế toán mang đến giải pháp quản trị tài chính kế toán tổng thể vừa đơn giản, thông minh vừa an toàn chính xác. Anh/Chị kế toán doanh nghiệp hãy đăng ký phần mềm kế toán online MISA AMIS để thực tế trải nghiệm một giải pháp với nhiều tính năng, tiện ích như:
- Hệ sinh thái kết nối:
- Hoá đơn điện tử – cho phép xuất hoá đơn ngay trên phần mềm
- Ngân hàng điện tử – cho phép lấy sổ phụ, đối chiếu và chuyển tiền ngay trên phần mềm
- Cơ quan Thuế – cổng mTax cho phép nộp tờ khai, nộp thuế ngay trên phần mềm
- Hệ thống quản trị bán hàng, nhân sự…
- Đầy đủ các nghiệp vụ kế toán: Đầy đủ 20 nghiệp vụ kế toán theo TT133 & TT200, từ Quỹ, Ngân hàng, Mua hàng, Bán hàng, Kho, Hóa đơn, Thuế, Giá thành,…
- Tự động nhập liệu: Tự động nhập liệu từ hóa đơn điện tử, nhập khẩu dữ liệu từ Excel giúp rút ngắn thời gian nhập chứng từ, tránh sai sót.
- Tự động tổng hợp số liệu và kết xuất báo cáo tài chính với hàng trăm biểu mẫu có sẵn giúp kế toán đáp ứng kịp thời yêu cầu của lãnh đạo ….
Tham khảo ngay bản demo phần mềm kế toán online MISA AMIS dùng thử miễn phí 15 ngày để quản lý công tác kế toán hiệu quả hơn!
Tổng hợp: Nguyễn Huyền Trang