Khi lao động nữ chuẩn bị sinh con, bộ phận nhân sự trong doanh nghiệp sẽ có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xin nghỉ thai sản cho người lao động. Cụ thể, đơn xin nghỉ thai sản cần có những nội dung gì? Bài viết sau đây sẽ cung cấp mẫu đơn xin nghỉ thai sản kèm các biểu mẫu giấy tờ liên quan khác.
1. Thời gian nộp đơn xin nghỉ thai sản
Đơn xin nghỉ thai sản là văn bản người lao động nữ soạn thảo để yêu cầu được nghỉ trong thời gian mang thai và sau khi sinh. Nghỉ thai sản là quyền lợi chính đáng cho người lao động, được quy định trong luật pháp.
Cụ thể, tại Khoản 1, Điều 34, Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có viết:
“Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng. Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng”.
Người lao động đang trong thời kỳ thai sản cần dựa vào thời gian dự sinh để nộp đơn xin nghỉ cho thích hợp. Luật nghỉ thai sản Việt Nam không có quy định cụ thể về thời điểm xin nghỉ, tuy nhiên, thời gian tính từ khi nộp đơn xin nghỉ cho đến khi sinh không được vượt quá 2 tháng.
Hiện này cũng chưa có quy định nào về mẫu đơn xin nghỉ thai sản. Mẫu đơn này thường do từng doanh nghiệp quy định cụ thể.
>>> Xem thêm: Mẫu đơn xin nghỉ không lương chuẩn nhất cho người lao động
2. Mẫu đơn xin nghỉ thai sản chuẩn
Sau đây là mẫu đơn xin nghỉ thai sản cùng những giấy tờ cần thiết giúp bộ phận nhân sự hoàn thành thủ tục một cách nhanh gọn và chính xác nhất.
2.1. Mẫu đơn xin nghỉ thai sản
Trước khi nghỉ thai sản, người lao động cần viết một lá đơn nộp cho quản lý và phòng nhân sự. Nội dung đơn cần nêu rõ:
- Tên tuổi, chức vụ, số chứng minh nhân dân/căn cước công dân và các thông tin cá nhân khác.
- Lí do xin nghỉ (xin nghỉ thai sản).
- Thời gian nghỉ và thời gian dự kiến đi làm lại.
- Người được bàn giao công việc.
Để đảm bảo thủ tục diễn ra đầy đủ và đúng quy định, bộ phận nhân sự và người lao động có thể sử dụng mẫu đơn xin nghỉ thai sản sau.
2.2. Mẫu đơn xin hưởng chế độ trợ cấp thai sản
Điều 39 Luật Bảo hiểm Xã hội năm 2014 quy định về chế độ hưởng trợ cấp của người lao động trong thời gian nghỉ thai sản như sau:
“Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 32, Điều 33, các khoản 2, 4, 5 và 6 Điều 34, Điều 37 của Luật này là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội.”
Như vậy, người lao động đã đóng bảo hiểm xã hội trong vòng 6 tháng trước khi nghỉ sinh có thể xin hưởng trợ cấp thai sản bằng cách làm đơn theo mẫu dưới đây.
2.3. Mẫu danh sách giải quyết chế độ thai sản, ốm đau (mẫu văn bản 01B-HSB)
Danh sách giải quyết chế độ thai sản, ốm đau của các công ty cần được lập theo tháng. Bảng mẫu được chia làm 4 cột theo hàng ngang gồm 4 nội dung:
- Số người lao động của đơn vị: mã số đơn vị, số lượng người, số tiền được hưởng.
- Trợ cấp thai sản: số lượt người được hưởng trợ cấp, số tiền, thời gian hưởng trợ cấp.
- Trợ cấp ốm đau: số lượng người hưởng trợ cấp, thời gian và số tiền được hưởng
- Trợ cấp dưỡng sức: phục hồi sức khỏe sau ốm đau, thai sản.
Ở bảng thống kê này, trong hàng đầu tiên, bạn cần điền số thứ tự đơn vị công ty được hưởng chế độ này. Hàng tiếp theo là cách thức giải quyết của bảo hiểm xã hội.
2.4. Mẫu giải quyết chế độ trợ cấp thai sản cho người đã thôi việc
Đối với những người thôi việc trước thời điểm sinh con thì sẽ được hưởng chế độ thai theo bảng thống kê sau. Hàng dọc là nội dung về tên tuổi, số lượng người được hưởng chế độ, thời gian và số tiền nhận được.
Hàng dọc bảng thống kê sẽ là hướng giải quyết và những điều chỉnh của bên bảo hiểm xã hội. Cuối cùng là chữ ký xác nhận và dấu của giám đốc bảo hiểm xã hội và người lập biểu.
2.5. Mẫu thống kê giải quyết chế độ thai sản số 22B – HSB
Biểu mẫu thống kê đối tượng giải quyết hưởng chế độ trợ cấp thai sản được ban hành kèm theo Quyết định số 01/QĐ-BHXH năm 2014 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam về Quy định hồ sơ và quy trình giải quyết hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội như sau.
THỦ TỤC THAI SẢN TINH GỌN TRONG 2 PHÚT VỚI MISA AMIS HRM
MISA AMIS HRM là phần mềm quản trị nhân sự toàn diện phù hợp nhất với doanh nghiệp trên 100 nhân sự. Ứng dụng phần mềm công nghệ này, nhà quản trị có thể cắt bỏ mọi thủ tục hành chính rườm rà trong doanh nghiệp.
HR và nhân viên sẽ chỉ cần tốn 2 phút để nộp đơn và khai báo thông tin hưởng chế độ thai sản với vài thao tác đơn giản. Thủ tục nghỉ thai sản được thông suốt từ khâu duyệt nghỉ đến cập nhật hồ sơ bảo hiểm. Nhờ đó nâng cao trải nghiệm nhân viên, tăng hiệu quả công việc cho phòng nhân sự.
Hồ sơ sau khi ký nộp sẽ được chuyển lên cơ quan BHXH tiếp nhận và tự động cập nhật trạng thái về phần mềm. Nhà quản trị dễ dàng theo dõi trạng thái hồ sơ tại cột Trạng thái hoặc Xem kết quả xử lý đối với hồ sơ có trạng thái Chờ kết quả.
Nhờ bộ công cụ toàn diện giúp tinh gọn và chuyên nghiệp hóa quy trình doanh nghiệp, MISA AMIS HRM là giải pháp quản trị nhân sự đã và đang được tin dùng bởi hơn 17,000 doanh nghiệp trên cả nước. Một số cái tên nổi bật có thể kể đến như: Trống Đồng Palace, IVY moda, Hệ thống Giáo dục Hoa Sen, …
Để trải nghiệm trọn bộ những tính năng tiện ích của phần mềm, nhà quản trị có thể dùng thử miễn phí TẠI ĐÂY.
3. Quy định hiện nay về thời gian nghỉ thai sản với người lao động
3.1. Đối với lao động nữ
Khoản 1, Điều 34, Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định như sau:
“Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng. Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng”.
Sau thời gian nghỉ thai sản theo quy định là 6 tháng, nếu người lao động có nhu cầu tiếp tục nghỉ để chăm sóc cho em bé thì có thể làm đơn xin nghỉ dưới chế độ không lương.
Ngoài ra, nếu muốn, lao động nữ không nhất thiết phải nghỉ hết 6 tháng theo chế độ, mà có thể đi làm lại từ tháng thứ 3. Vì thế, khi duyệt đơn xin nghỉ thai sản, nhà quản lý nhân sự cần lưu ý về thời gian dự kiến đi làm lại của nhân viên để sắp xếp công việc cho hợp lý.
3.2. Đối với lao động nam
Người lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội khi người vợ nghỉ thai sản cũng được hưởng chế độ thai sản theo vợ như sau:
- Nghỉ phép 5 ngày làm việc khi vợ sinh con.
- Trường hợp người vợ sinh non khi chưa đến 32 tuần tuổi hoặc vợ phải phẫu thuật, lao động nam được nghỉ thêm 2 ngày, tổng là 7 ngày làm việc.
- Trường hợp người vợ sinh đôi trở lên, người chồng được nghỉ 10 ngày, trung bình thêm một con được nghỉ thêm 3 ngày. Nếu người vợ sinh đôi và phải phẫu thuật, người chồng được nghỉ 14 ngày.
4. Những câu hỏi thường gặp về việc xin nghỉ thai sản
4.1 Nếu đóng bảo hiểm ở hai công ty khác nhau thì có được hưởng chế độ thai sản không?
Để được hưởng chế độ thai sản bạn phải đóng đủ 6 tháng BHXH trong vòng 12 tháng gần nhất trước khi sinh. Do đó khi bạn chuyển đổi giữa 2 công ty nhưng vẫn đóng đủ bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian trên thì vẫn được hưởng chế độ thai sản bình thường.
4.2 Người lao động sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý được hưởng chế độ trong thời gian bao lâu?
Theo Điều 33 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định:
“Khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý thì lao động nữ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền. Thời gian nghỉ việc tối đa được quy định như sau:
- 10 ngày nếu thai dưới 5 tuần tuổi;
- 20 ngày nếu thai từ 5 tuần tuổi đến dưới 13 tuần tuổi;
- 40 ngày nếu thai từ 13 tuần tuổi đến dưới 25 tuần tuổi;
- 50 ngày nếu thai từ 25 tuần tuổi trở lên.
Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản nêu trên tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.”
4.3 Lao động nam có được hưởng chế độ thai sản khi vợ sinh con không?
Không chỉ có lao động nữ được nghỉ thai sản, người lao động nam cũng được hưởng chế độ thai sản khi vợ sinh con. Cụ thể, lao động nam được nghỉ phép 5 ngày làm việc kể từ khi vợ sinh. Số ngày nghỉ có thể lên tới 14 ngày nếu người vợ sinh đôi và phải phẫu thuật.
5. Kết luận
Trên đây là những mẫu đơn xin nghỉ thai sản dành cho nhân sự và lao động nữ chuẩn bị sinh con. Hy vọng những biểu mẫu này có thể giúp thủ tục xin nghỉ và hưởng chế độ thai sản trong doanh nghiệp diễn ra một cách suôn sẻ, đảm bảo quyền lợi cho người lao động theo đúng quy định.