Chỉ số EQ trung bình thường được sử dụng để đánh giá năng lực hành vi và cách ứng xử trước các tình huống trong cuộc sống. Chỉ số này còn giúp cho nhà quản trị có thể đánh giá ứng viên một cách chính xác nhất và toàn diện hơn so với việc chỉ phỏng vấn một cách thông thường.
Vậy chỉ số EQ được định nghĩa như thế nào? Cách thức đánh giá chỉ số EQ của ứng viên ra sao? Mời bạn đọc tìm hiểu trong bài viết sau đây.
1. EQ là chỉ số gì? Ý nghĩa của chỉ số EQ
EQ (viết tắt của từ Emotional Quotient) là chỉ số đánh giá trí tuệ cảm xúc của con người. Cùng với IQ, EQ thường được sử dụng để đánh giá một cá nhân trong cuộc sống hoặc trong công việc.
Chỉ số EQ đánh giá khả năng biểu đạt và kiểm soát cảm xúc của chính mình, cũng như thấu hiểu và chia sẻ đối với cảm xúc của những người xung quanh.
Chỉ số EQ sẽ quyết định hành vi và mức độ đồng cảm của bạn với bạn bè, đồng nghiệp và người thân. Nó cho phép chúng ta kết nối với người khác, hiểu rõ bản thân mình hơn và sống một cuộc sống lành mạnh và hạnh phúc hơn.
Những người có chỉ số EQ cao cũng có nhiều cơ hội thành công hơn do họ có khả năng tiết chế cảm xúc và đưa ra quyết định đúng đắn trong những tình huống căng thẳng. Đồng thời, EQ còn giúp họ xây dựng được nhiều mối quan hệ bền chặt và đạt được các mục tiêu nghề nghiệp và cá nhân đã đặt ra.
2. So sánh EQ và IQ
Người có chỉ số EQ cao sẽ có khả năng nhận định cảm xúc bản thân và cảm xúc của người khác tốt. Họ quản lý cảm xúc tốt và vì thế thường chịu áp lực tốt, duy trì được sự cân bằng về cảm xúc cũng như tinh thần lạc quan.
Khác với EQ, IQ (Intelligence Quotient) là trí tuệ nhận thức. Chỉ số IQ đo lường khả năng tiếp nhận, phân tích và xử lý thông tin của não bộ con người. Những người sở hữu chỉ số IQ càng cao thì càng nhạy bén và phản xạ tư duy tốt. Họ cũng tiếp thu nhanh và thường đạt được thành công trong những công việc đòi hỏi sự logic cao.
Chỉ số EQ và chỉ số IQ đánh giá hai khía cạnh hoàn toàn khác nhau của con người. Một người có chỉ số IQ cao không có nghĩa rằng EQ của họ cũng cao và ngược lại. Cả hai chỉ số này tồn tại độc lập và có mức độ quan trọng tương đương nhau khi đánh giá năng lực và khả năng thành công của một người nào đó.
3. Chỉ số EQ bao nhiêu là cao?
Chỉ số cảm xúc EQ 120 được xem là cao hay thấp? Để có thể trả lời câu hỏi này, nhà quản trị cần biết được cách để đánh giá chỉ số EQ như thế nào?
Chỉ số trí tuệ cảm xúc EQ được đánh giá theo tiêu chuẩn như sau:
- EQ dưới 84: Đây là nhóm người có EQ thấp, chiếm khoảng 16% dân số chung trên toàn thế giới.
- EQ dao động từ 85 – 115: Đây là nhóm điểm số khá phổ biến tương đương với 68% dân số trên toàn thế giới.
- EQ từ 116 – 130: Đây là nhóm người được đánh giá có EQ cao, chiếm khoảng 14% dân số.
- EQ từ 131 trở lên: Đây là nhóm có chỉ số EQ cực cao. Trên toàn thế giới chỉ có 2% dân số đạt mức điểm này.
Chỉ số EQ trung bình của người Việt Nam rơi vào khoảng 110, cao hơn hầu hết những quốc gia khác trong khu vực. Có thể thấy, người Việt rất khéo léo trong việc nhận biết, quản lý và biểu đạt cảm xúc trong giao tiếp.
4. 5 loại chỉ số EQ trung bình
Thông thường, chỉ số EQ trung bình được phân loại thành 5 loại chỉ số với những biểu hiện khác nhau. Mỗi chỉ số đại diện cho một khả năng quản lý cảm xúc của con người.
4.1. Chỉ số EQ tự nhận thức
EQ nhận thức được định nghĩa là khả năng nhận biết cảm xúc của chính mình. Chỉ khi đã nhìn nhận rõ cảm xúc của mình thì mới có thể điều chỉnh và kiểm soát nó. Hai yếu tố chính của sự tự nhận thức bao gồm:
- Sự tự tin: Khả năng công nhận những giá trị và năng lực của bản thân.
- Sự nhận diện cảm xúc: Khả năng nhận biết và hiểu được ý nghĩa cảm xúc của mình cũng như của người khác.
4.2. Chỉ số EQ tự điều chỉnh
Mỗi người sẽ có khả năng tự điều chỉnh cảm xúc khác nhau. Thông thường, những cảm xúc càng bộc phát và mạnh mẽ thì càng khó kiểm soát.
Khả năng tự điều chỉnh cảm xúc bao gồm những khía cạnh như:
- Quản lý tốt những cảm xúc tiêu cực trong giải quyết mâu thuẫn cá nhân.
- Duy trì những đức tính tốt như: trung thực, công bằng, liêm chính, …
- Có khả năng tự kiểm soát hiệu suất học tập hay làm việc của bản thân.
- Thích ứng linh hoạt với sự thay đổi của môi trường và của bản thân.
- Cởi mở và tích cực tiếp thu những điều mới.
4.3. Chỉ số EQ động lực
Người có động lực trong cuộc sống là người có mục tiêu rõ ràng và một thái độ tích cực để thúc đẩy bản thân đạt được thành công. Trí tuệ cảm xúc động lực được tạo nên từ:
- Không ngừng phấn đấu để cải thiện và đáp ứng những tiêu chuẩn một cách xuất sắc.
- Có trách nhiệm với các mục tiêu đã được đưa ra của đội nhóm hoặc tổ chức.
- Sẵn sàng hành động để đạt mục tiêu khi có cơ hội.
- Theo đuổi mục tiêu một cách bền bỉ, bất chấp những trở ngại và thất bại đang gặp phải.
4.4. Chỉ số EQ đồng cảm
Những người có chỉ số EQ cao thường rất khéo léo trong việc nhận ra và ứng xử sao cho phù hợp với cảm xúc của những người xung quanh. Khả năng thấu cảm với người khác bao gồm:
- Dự đoán, công nhận và đáp ứng nhu cầu của người đối diện.
- Nhận thấy điểm mạnh, điểm yếu của người khác và giúp đỡ họ cùng tiến bộ.
- Thấu hiểu những nhu cầu và mong muốn bên trong của người khác.
4.5. Chỉ số EQ kỹ năng xã hội
Kỹ năng xã hội được hiểu là khả năng trao đổi, chia sẻ và đàm phán nhằm đạt được hiệu quả mong muốn trong giao tiếp. Người có kỹ năng xã hội tốt thường sẽ dễ dàng đạt được thành công hơn trong công việc. Một số kỹ năng cần thiết trong giao tiếp xã hội bao gồm:
- Truyền đạt thông tin một cách rõ ràng và dễ hiểu (Kỹ năng giao tiếp).
- Truyền cảm hứng và từng bước dẫn dắt đội nhóm (Khả năng lãnh đạo).
- Thấu hiểu, đàm phán và đưa ra hướng giải quyết các bất đồng (Quản trị xung đột).
- Nuôi dưỡng và phát triển những mối quan hệ (Xây dựng mối quan hệ).
- Cộng tác hiệu quả với mọi người trong nhóm để cùng hướng tới mục tiêu chung (Hợp tác và cộng tác).
- Tạo ra sức mạnh tổng hợp của đội nhóm trong việc theo đuổi các mục tiêu của tập thể (Kỹ năng làm việc nhóm).
5. Các cách cải thiện chỉ số EQ trung bình
Có nhiều cách để cải thiện chỉ số EQ trung bình, nâng cao trí tuệ cảm xúc của bản thân. Trong đó, có một vài cách mà nhà quản trị và ứng viến có thể tham khảo như:
- Cải thiện sự tập trung để tâm trí luôn được ổn định và sáng suốt.
- Cố gắng học thiền chánh niệm.
- Phát huy các kỹ năng nghe.
- Duy trì thái độ sống tích cực.
- Học tập khả năng tự nhận thức.
- Trau dồi khả năng tư duy tiếp nhận tất cả những lời phê bình một cách có chọn lọc.
- Học cách kiểm soát những suy nghĩ tiêu cực đang hiện hữu trong tâm trí mình.
- Bổ sung và cải thiện vốn từ vựng của bản thân trong giao tiếp bằng cách đọc sách.
- Bổ sung thêm kỹ năng đặt bản thân mình vào vị trí của người khác đối với các tình huống trong giao tiếp.
6. Những chỉ số quan trọng bên cạnh EQ và IQ
Ngoài EQ và IQ, còn có sáu chỉ số khác góp phần quan trọng vào khả năng và thành công của mỗi người trong cuộc sống. Các chỉ số này cùng nhau tạo nên bức tranh toàn diện về tiềm năng của mỗi người, phản ánh sự đa dạng và độc đáo trong khả năng phát triển của từng cá nhân.
AQ – Chỉ số vượt khó: Người có AQ cao thường có khả năng chịu đựng và vượt qua thử thách, kiên trì, và bền bỉ trước nghịch cảnh. Nhờ vào ý chí mạnh mẽ, họ dễ đạt được thành công và thăng tiến trong sự nghiệp.
CQ – Chỉ số sáng tạo: Những ai sở hữu CQ cao thường có tư duy độc đáo và sáng tạo. Họ không ngừng tìm kiếm cách mới để tiếp cận vấn đề và dễ dàng dẫn đầu xu hướng, giúp họ nổi bật và phát triển lâu dài.
SQ – Chỉ số xã hội: Người có SQ cao thường hiểu rõ sự biến đổi trong xã hội và linh hoạt thích nghi với hoàn cảnh. Điều này giúp họ nắm bắt cơ hội và đạt hiệu quả cao trong công việc.
MQ – Chỉ số đạo đức: Chỉ số MQ phản ánh về đạo đức của một người, đo lường qua các hành động và lối sống của họ, giúp đánh giá giá trị cốt lõi và phẩm chất đạo đức một cách chính xác.
SQ – Chỉ số biểu đạt ngôn ngữ: Người có khả năng biểu đạt ngôn ngữ tốt thường giao tiếp nhạy bén, dễ gây ấn tượng và thuyết phục người khác, tạo nền tảng cho sự thành công trong các mối quan hệ và sự nghiệp.
PQ – Chỉ số đam mê: Với PQ cao, khi đã đam mê lĩnh vực nào, họ sẽ cống hiến hết mình, dành trọn tâm huyết và sức lực để theo đuổi mục tiêu.
7. Bộ trắc nghiệm đánh giá chỉ số EQ (kèm đáp án)
Câu số 1: Bạn ở trên một chuyến bay và máy bay đột nhiên rung lắc dữ dội. Bạn sẽ làm gì?
- Tiếp tục duy trì việc đọc sách, xem phim, nghe nhạc,… Nói chung không quan tâm.
- Trở nên thận trọng, cẩn thận nghe tiếp viên hàng không hướng dẫn trong trường hợp khẩn cấp.
- Một chút từ cả A và B.
- Không biết nữa.
Câu số 2: Bạn đưa một nhóm trẻ 4 tuổi đi đến công viên để vui chơi, một bé gái trong số đó bắt đầu khóc lớn lên bởi vì đám trẻ kia không chịu chơi với nó. Bạn sẽ làm gì?
- Đứng bên ngoài và để bọn trẻ này có thể tự giải quyết.
- Nói chuyện với cô bé và tìm cách để đám trẻ kia có thể cho cô bé cơ hội để chơi chung với bạn mình.
- Nhẹ nhàng bảo cô bé nín khóc.
- Chỉ cho cô bé những thứ khác thú vị hơn mà cô bé có thể chơi.
Câu số 3: Tưởng tượng rằng bạn đang là một sinh viên với một hy vọng rằng bản thân có thể đạt được điểm A trong một môn học. Nhưng bạn vừa phát hiện ra là điểm giữa kỳ của mình chỉ đạt được có điểm C-. Bạn sẽ làm gì?
- Lập ra một kế hoạch học tập thật cụ thể và chi tiết nhằm cải thiện điểm và quyết tâm thực hiện nó.
- Quyết tâm và cố gắng làm lại tốt hơn trong tương lai.
- Bảo với bản thân rằng chả sao cả, thay vào đó là bạn sẽ tập trung vào những lớp có điểm số khá hơn.
- Thuyết phục thầy giáo để có một điểm số tốt hơn mong đợi.
Câu số 4: Tưởng tượng rằng bạn đang là một nhân viên bán bảo hiểm và gọi điện đến cho các khách hàng tiềm năng mà mình có thể tư vấn. Tuy nhiên 15 người liên tiếp cúp máy giữa chừng bạn đang nói và bạn bắt đầu cảm thấy sự chán nản. Bạn sẽ làm gì?
- Thế là đủ cho ngày hôm nay và hy vọng ngày mai tươi sáng hơn
- Đánh giá những khuyết điểm của mình đang gặp phải và tìm ra những cái mà bạn cho rằng đã và đang phá hoại cuộc trò chuyện.
- Thử một những cách tiếp cận mới mẻ hơn trong cuộc gọi kế tiếp và luôn luôn cố gắng không ngừng.
- Cân nhắc tìm kiếm một việc làm khác thú vị hơn.
Câu số 5: Bạn là người quản lý trong một tổ chức kêu gọi cho sự bình đẳng chủng tộc và tôn giáo. Bạn tình cờ nghe được một người đang kể một câu chuyện hài về vấn đề liên quan đến phân biệt chủng tộc. Bạn sẽ làm gì?
- Kệ. Đùa thôi mà.
- Gọi người đó ngay lập tức bước vào văn phòng và quở trách.
- Can thiệp ngay lập tức, bảo rằng câu chuyện đó không phù hợp ở đây và hành động này sẽ không được bỏ qua trong tổ chức ban quản lý.
- Bảo người đó tham dự một khoá đào tạo về sự bình đẳng.
Câu số 6: Bạn đang cố gắng ngăn cản một người bạn cãi nhau với một người khác vì anh này vừa cắt ngang đầu xe của các bạn. Bạn sẽ làm gì?
- Bảo anh ấy hãy quên đi, chẳng có ai trong chúng ta bị thương cả và chuyện nào không có gì to tát để làm lớn chuyện.
- Bật các bài hát anh ấy thích để hạ hoả.
- Cùng với anh ấy tiếp tục gây lộn với người tài xế đã vi phạm kia.
- Kể với anh ấy rằng bạn cũng đã ở trong trường hợp này và bạn cũng trải qua cảm giác vô cùng tức giận như vậy nhưng rồi bạn thấy người tài xế đó đang trên đường được đưa tới phòng cấp cứu.
Câu số 7: Bạn và người bạn đời của mình cãi nhau và rồi to tiếng với nhau. Cả hai người đều đang cảm thấy rất ức chế và bất chợt trong cơn nóng giận của mình các bạn đã xúc phạm lẫn nhau. Bạn nghĩ điều gì sẽ tốt nhất mà cả hai cần làm ngay lúc này?
- Tạm dừng khoảng 20 phút rồi lại tiếp tục nói chuyện với nhau.
- Dừng ngay vụ cãi nhau và giữ im lặng mặc kệ cho người kia vẫn đang nói.
- Bảo rằng bạn hãy xin lỗi nhưng người kia cũng bắt buộc cũng phải xin lỗi bạn.
- Dừng một lúc, suy nghĩ thật thấu đáo vấn đề đang khuất mắc giữa hai bên và nêu rõ quan điểm của mình trong vụ việc.
Câu số 8: Bạn được chỉ định lãnh đạo một nhóm đang cố tìm ra một phương pháp sáng tạo cho một vấn đề ở công ty. Đầu tiên bạn sẽ làm gì?
- Vẽ ra một lịch trình làm việc và dành nhiều thời gian thảo luận ở từng mục nhằm sử dụng tốt nhất khoảng thời gian làm việc.
- Cho mọi người một khoảng thời gian để có thể tìm hiểu lẫn nhau.
- Bắt đầu thăm dò và hỏi ý kiến mọi người về vấn đề khi ý tưởng vừa đưa ra vẫn còn mới.
Câu số 9: Đứa con trai 3 tuổi của bạn cực kỳ nhút nhát, đa cảm và pha lẫn một chú sợ sệt khi đến những nơi mới và trước người lạ hầu như từ khi mới sinh ra. Bạn sẽ làm gì?
- Chấp nhận rằng con mình có bản tính nhút nhát và nghỉ cách che chở nó khỏi những thứ ấy.
- Dẫn nó đi bác sĩ tâm lý.
- Dẫn nó đi đến những nơi xa lạ và gặp gỡ tất cả mọi người để giúp con mình có thể dần dần vượt qua nỗi sợ.
- Thiết kế một chuỗi các thử thách khác nhau nhằm đem đến những trải nghiệm mà có thể dạy con bạn cách thức để đối phó với nỗi sợ hãi trong con người.
Câu số 10: Trong nhiều năm bạn muốn học lại một nhạc cụ mà bạn từng thử chơi khi còn bé. Bây giờ, vui là chính, bạn bắt đầu và bạn muốn tận dụng thời gian của mình để có thể học một cách nghiêm túc và hiệu quả nhất. Bạn sẽ làm gì?
- Đưa mình vào một thời khoá biểu nghiêm túc mỗi ngày.
- Chọn những phần nâng cao kỹ năng một chút.
- Chỉ luyện tập khi có hứng.
- Chọn phần mà vượt quá trình độ cho phép của mình, tuy nhiên bạn vẫn có thể vượt qua nếu có sự nỗ lực.
Đáp án:
1.A | 2.B | 3.A | 4.C | 5.C | 6.D | 7.D | 8.A | 9.D | 10.A |
>> Xem thêm: Hướng dẫn cách đánh giá chỉ số thông minh cảm xúc trong phỏng vấn hiệu quả
8. Nhân viên EQ cao mang lại lợi ích gì cho tổ chức?
Hiện nay trong quá trình tuyển dụng, nhiều doanh nghiệp coi EQ như một tiêu chí để đánh giá năng lực của ứng viên. Những người có EQ cao sẽ mang lại nhiều giá trị cho tổ chức.
Quản lý cảm xúc tốt trong công việc
Nhân viên có EQ cao sẽ dễ dàng nhận biết và kiểm soát cảm xúc của mình tại nơi làm việc, đặc biệt là khi ở trong những tình huống khó khăn và áp lực cao. Từ đó họ duy trì được sự bình tĩnh trong tâm trí và sáng suốt hơn trong việc tìm kiếm giải pháp, thay vì bị cảm xúc tiêu cực lấn át.
Tương tác tốt với đồng nghiệp
Nhân viên EQ cao dễ dàng xây dựng mối quan hệ lành mạnh với đồng nghiệp, cấp trên và cấp dưới, nhờ khả năng thấu hiểu và đồng cảm tốt. Trong quá trình làm việc, họ tạo ra sự hài hòa giữa các thành viên, thúc đẩy tinh thần hợp tác, tạo điều kiện cho việc hoàn thành nhiệm vụ một cách tốt nhất.
Giải quyết xung đột tốt
Người EQ cao có xu hướng trở thành người hòa giải trong nhóm, nhờ có khả năng lắng nghe, thấu hiểu quan điểm của các thành viên khác. Điều này giúp xoa dịu những mâu thuẫn trong tập thể và giúp mọi người tìm ra giải pháp triển khai công việc ít xung đột nhất.
Có tiềm năng trở thành quản lý tốt
Nhân viên có EQ cao có tiềm năng trở thành những nhà quản lý tương lai với khả năng truyền cảm hứng tốt, được mọi người đồng lòng tin tưởng. Do nhạy bén với cảm xúc và khéo léo trong ứng xử, họ thường nhận được sự ủng hộ lớn từ mọi người xung quanh. Điều này rất có lợi trong việc gắn kết tổ chức.
Hiệu suất công việc cao
Nhân viên EQ cao sẵn sàng đối mặt và linh hoạt thích nghi với những thay đổi trong quá trình làm việc. Họ sẽ kiểm soát những cảm xúc tiêu cực một cách hiệu quả hơn, từ đó giảm bớt tác động của những yếu tố này đến năng suất làm việc. Họ cũng thường là những nhân viên có sự hài lòng cao với công ty và ít có ý định nghỉ việc.
9. Đánh giá và chọn lọc ứng viên hiệu quả với phần mềm AMIS Tuyển dụng
Sau khi đã hoàn thành việc đánh giá chỉ số EQ cũng như những bài kiểm tra năng lực khác của ứng viên, công việc tiếp theo của nhà quản trị là lưu trữ kết quả đánh giá để làm cơ sở tham chiếu và chọn lọc ứng viên sau này.
Tuy nhiên, việc lưu trữ kết quả một cách thủ công, thiếu tính hệ thống có thể khiến doanh nghiệp bỏ sót thông tin, để lỡ nhân tài vào tay đối thủ mà không hay biết.
Đặc biệt đối với những doanh nghiệp lớn với những đợt tuyển dụng lên đến hàng trăm, hàng ngàn ứng viên, việc làm sao để quản lý và lọc dữ liệu hiệu quả là một bài toán lớn.
Phần mềm AMIS Tuyển dụng – giải pháp chuyên sâu về tuyển dụng thuộc bộ phần mềm nhân sự MISA AMIS HRM là lời giải giúp HR tuyển chọn nhân tài chuyên nghiệp và chính xác hơn, nâng cao hiệu quả tuyển dụng.
Với AMIS Tuyển Dụng, nhà quản trị có thể dễ dàng ghi nhận kết quả đánh giá ứng viên sau mỗi vòng phỏng vấn/thi tuyển. Phần mềm sẽ tự động chọn lọc gửi kết quả cho những ứng viên trúng tuyển hoặc có thể tham gia vòng tiếp theo.
Đồng thời, phần mềm AMIS Tuyển Dụng còn cung cấp tính năng quản trị tuyển dụng toàn diện, giúp HR giải phóng thời gian làm việc thủ công, đánh bay nỗi lo về KPI Tuyển dụng.
Trước khi dùng AMIS Tuyển Dụng | Sau khi dùng AMIS Tuyển Dụng |
Đăng tin trên từng kênh, website tuyển dụng thủ công, tốn thời gian. | Tự động đăng tin trên toàn bộ website chỉ với 1 click. |
Lưu trữ hồ sơ thủ công, dễ bị thất lạc hồ sơ ứng viên, tìm lại cũng mất thời gian. | Toàn bộ hồ sơ ứng viên lưu trên phần mềm, khi muốn xem lại chỉ cần search là ra. |
Quên gửi mail mời phỏng vấn, thư cảm ơn, thư mời nhận việc… | Phần mềm tự động gửi mail đến ứng viên, tránh làm HR quên việc. |
Không có thương hiệu tuyển dụng, ứng viên không tìm được website tuyển dụng của công ty. | MISA tặng miễn phí website tuyển dụng, hỗ trợ làm thương hiệu tuyển dụng dễ dàng. |
Báo cáo thủ công, không chi tiết, thiếu các trường thông tin. | Ban lãnh đạo dễ dàng theo dõi báo cáo chi tiết, tổng quan, hiểu được chi phí, kết quả tuyển dụng trong từng giai đoạn. |
10. Kết luận
Hy vọng thông qua bài viết này, nhà quản trị có thể bỏ túi cho mình những thông tin hữu ích nhất về chỉ số EQ cũng như bài trắc nghiệm đánh giá EQ. Từ đó ứng dụng để kiểm tra năng lực quản trị cảm xúc của ứng viên trong quá trình tuyển dụng người tài cho doanh nghiệp.