Quy trình bảo trì bảo dưỡng máy móc thiết bị theo đúng tiêu chuẩn sẽ giúp doanh nghiệp giữ máy móc, thiết bị ở trong trạng thái tốt và hoạt động trơn tru. Vậy quy trình bảo trì, bảo dưỡng máy móc thiết bị đúng tiêu chuẩn bao gồm những bước nào? Hãy cùng MISA AMIS tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
1. Tại sao nên bảo trì bảo dưỡng máy móc thiết bị?
Bảo trì bảo dưỡng bảo dưỡng máy móc thiết bị là một trong những hoạt động quan trọng để giữ máy móc, thiết bị hoạt động trơn tru. Về cơ bản, bảo trì bảo dưỡng máy móc thiết bị là những hoạt động chăm sóc về mặt kỹ thuật, điều chỉnh và thay thế một số linh kiện, cùng những chi tiết quan trọng khác bên trong máy móc.
Mục đích chính của việc bảo trì, bảo dưỡng máy móc thiết bị là duy trì và khôi phục trạng thái hoạt động bình thường của máy móc sau khoảng thời gian sử dụng. Bên cạnh đó, hoạt động bảo trì bảo dưỡng cũng giúp giữ cho máy móc hoạt động trơn tru hơn.
Việc bảo trì bảo dưỡng máy móc, thiết bị sẽ đem lại những lợi ích chính sau:
- Làm tăng tình trạng sẵn sàng hoạt động của các loại máy móc thiết bị.
- Hạn chế tối đa thời gian máy dừng hoạt động.
- Tối ưu năng suất cho các loại máy móc thiết bị.
- Tối ưu & tiết kiệm được nhiều chi phí sửa chữa máy móc thiết bị.
- Giảm mức độ không an toàn khi sử dụng máy móc.
2. Các phương pháp để bảo trì bảo dưỡng máy móc thiết bị
Với mức độ quan trọng và những lợi ích của việc bảo trì, bảo dưỡng máy móc thiết bị, doanh nghiệp cần chú trọng vào các phương pháp để bảo trì bảo dưỡng hiệu quả.
Nhìn chung, doanh nghiệp có thể tham khảo một số phương pháp bảo trì bảo dưỡng máy móc, thiết bị phổ biến dưới đây:
2.1 Bảo trì bảo dưỡng máy móc thiết bị theo thời gian định kỳ
Đối với phương pháp này, người thợ bảo trì, bảo dưỡng sẽ so sánh các thông số ban đầu của máy móc, thiết bị do nhà sản xuất đưa ra và so sánh với tình trạng sử dụng thực tế. Bên cạnh đó, người thợ cũng sẽ thực hiện việc thay thế những linh kiện quan trọng của máy theo thời gian định kỳ. Việc thay thế này sẽ diễn ra theo lịch cố định bắt buộc từ trước.
Để duy trì bảo dưỡng theo thời gian, các công ty thường sử dụng phần mềm để tạo phiếu bảo dưỡng và tự động nhắc hẹn, tránh việc sai sót, quên lịch bảo dưỡng cho khách hàng.
2.2 Sửa chữa, bảo dưỡng sau khi máy móc hư hỏng
Bên cạnh việc bảo trì máy móc theo định kỳ, doanh nghiệp có thể áp dụng phương pháp sửa chữa, bảo dưỡng máy móc sau khi máy hư hỏng.
Phương pháp này thường được áp dụng cho những cơ sở sản xuất kinh doanh nhỏ. Đối với phương pháp sửa chữa, bảo dưỡng sau khi máy móc hư hỏng, doanh nghiệp chờ đến khi máy móc hỏng mới bắt đầu quá trình sửa và bảo dưỡng. Công việc sửa chữa chỉ cần thực hiện một số thao tác cơ bản như thay dầu mỡ của xe và tân trang máy móc.
2.3 Bảo trì, bảo dưỡng theo tình trạng máy
Một phương pháp nữa mà doanh nghiệp có thể áp dụng là bảo trì, bảo dưỡng theo tình trạng máy.
Phương pháp này thường được áp dụng bởi những doanh nghiệp lớn, chuyên nghiệp và có hệ thống theo dõi và xử lý tình trạng chống rung động. Với phương pháp bảo trì theo tình trạng máy, doanh nghiệp cần thường xuyên kiểm tra, bảo trì máy móc thiết bị theo định kỳ. Chỉ khi có thể chẩn đoán được chính xác các vấn đề của máy như cần sửa chữa, thay thế linh kiện, hay xử lý dung sai thì mới lên kế hoạch dừng việc hoạt động của máy.
3. Quy trình bảo trì bảo dưỡng máy móc thiết bị đúng tiêu chuẩn
Bảo trì, bảo dưỡng máy móc theo quy trình nào mới đúng tiêu chuẩn? Quy trình bảo trì bảo dưỡng máy móc thiết bị bao gồm những bước nào?
Về cơ bản, quy trình bảo trì, bảo dưỡng máy móc thiết bị bao gồm những bước cơ bản sau:
Bước 1: Xác định mục tiêu bảo trì, bảo dưỡng máy móc thiết bị
Bước đầu tiên trong quy trình bảo trì, bảo dưỡng máy móc thiết bị là xác định được mục tiêu bảo trì, bảo dưỡng máy móc thiết bị.
Một số mục tiêu bảo trì, bảo dưỡng máy móc thiết bị của doanh nghiệp có thể bao gồm:
- Nâng cao độ tin cậy cho máy móc thiết bị
- Tối đa hóa chi phí ở mức thấp nhất.
- Thực hiện trách nhiệm với xã hội.
- Đảm bảo an toàn và bảo vệ môi trường.
Để đạt được mục tiêu này, Doanh nghiệp nên chọn phương án bảo trì phù hợp với từng loại máy móc, cũng như điều kiện sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Bước 2: Xây dựng phương án bảo trì, bảo dưỡng máy móc, thiết bị
Bước tiếp theo trong quy trình bảo trì, bảo dưỡng máy móc thiết bị là xây dựng phương án bảo trì, bảo dưỡng máy móc thiết bị.
Một số phương án bảo trì, bảo dưỡng máy móc thiết bị bao gồm:
- Sửa chữa, bảo trì máy móc thiết bị theo định kỳ
- Sửa chữa, bảo trì máy móc thiết bị khi bị hỏng
- Sửa chữa, bảo trì máy móc thiết bị theo tình trạng máy
Bước 3: Xác định nhân sự sẽ tham gia bảo trì bảo dưỡng thiết bị
Bước tiếp theo trong quy trình bảo trì bảo dưỡng máy móc, thiết bị là xác định nhân sự sẽ tham gia bảo trì, bảo dưỡng máy móc thiết bị.
Cơ cấu nhân sự để tham gia quy trình sửa chữa máy móc thiết bị sẽ bao gồm:
- Bộ phận kế hoạch: nhiều kỹ sư có kinh nghiệm sẽ cùng nhau lập nên một kế hoạch vật tư, kế hoạch bảo trì định kỳ, kế hoạch kiểm tra thiết bị và kế hoạch sửa chữa cho toàn thể nhà máy chi tiết.
- Bộ phận thực thi: sẽ bao gồm các kỹ sư và các công nhân tham gia vào công đoạn sửa chữa trực tiếp (điện, tự động hóa, cơ khí)
Bước 4: Xác nhận thông tin và nhận phê duyệt
Bước tiếp theo của quy trình bảo trì bảo dưỡng máy móc thiết bị là xác nhận thông tin và phê duyệt. Bước này thường thực hiện tại phòng hành chính, nhân sự. Các công việc cần thực hiện như sau:
- Tiếp nhận đề xuất từ trưởng phòng kỹ thuật
- Xem xét và xác nhận thông tin, phê duyệt căn cứ dựa trên tính hợp lý, độ tin cậy
- Tổng thời gian xác minh và báo cáo kết quả phê duyệt không quá 3 ngày làm việc
Bước 5: Tiến hành bảo trì và bảo dưỡng
Sau khi các bộ phận xác nhận, chúng ta sẽ tiến hành bảo trì, bảo dưỡng. Thường bước này sẽ do nhà cung cấp/ kỹ thuật thực hiện với các bước làm sau:
- Bộ phận kỹ thuật liên hệ nhà cung cấp hoặc bố trí nhân viên thực hiện bảo trì, bảo dưỡng
- Tiến hành bảo trì, bảo dưỡng theo nội dung đã phê duyệt trước đó
- Đảm bảo thực hiện đúng tiến độ theo nhu cầu
Bước 6: Kiểm tra và nghiệm thu
Bước tiếp theo trong quy trình bảo trì, bảo dưỡng máy móc thiết bị, việc kiểm tra và nghiệm thu sẽ do phòng hành chính nhân sự hoặc trưởng phòng kỹ thuật kiểm tra và nghiệm thu. Các bước cần làm đó là:
- Tiến hành giám sát quá trình bảo hành, bảo dưỡng trang thiết bị máy móc
- Cam kết trung thực trong quá trình kiểm tra
- Lập biên bản nghiệm thu và ghi nhận kết quả bảo trì, bảo dưỡng
Bước 7: Tổng hợp và lưu hồ sơ để theo dõi
Bước cuối cùng trong quy trình bảo trì, bảo dưỡng máy móc thiết bị là tổng hợp và lưu Phòng hành chính nhân sự sẽ thực hiện tổng hợp và lưu hồ sơ theo dõi bao gồm những thông tin chính như sau về hiện trạng bảo trì, bảo dưỡng của máy móc, thiết bị:
- Tổng hợp số liệu và ghi chép vào sổ theo dõi theo biên bản nghiệm thu
- Báo cáo tình hình bảo trì, bảo dưỡng các trang thiết bị máy móc với Ban giám đốc vào mỗi tháng
4. Dễ dàng quản lý lịch bảo trì, bảo dưỡng máy móc dễ dàng với phần mềm MISA AMIS CRM
Như đã thông tin, quy trình bảo dưỡng máy móc gồm nhiều bước. Đối với các Doanh Nghiệp hàng hóa nhiều, số lượng máy móc cần bảo dưỡng cần kiểm soát chặt chẽ. Chính vì các thao tác kiểm tra, quản lý đa phần được thực hiện trên phần mềm chuyên dụng.
MISA AMIS CRM là phần mềm quản lý bán hàng tích hợp tính năng theo dõi bảo trì, bảo dưỡng máy móc thiết bị tiện lợi giúp Doanh nghiệp:
✔️ Quản lý thông tin bảo hành hàng hóa:
- Quản lý thời hạn và nội dung bảo hành của từng loại hàng hóa
- Liên thông dữ liệu về lịch trình, thời hạn bảo hành đến phần mềm Kế toán
✔️ Theo dõi, tra cứu thời hạn bảo hành hàng hóa đã bán
- Nhân viên dễ dàng tra cứu bảo hành, bảo trì theo mã quy cách ( số seri, số khung, số máy…), mã khách hàng, tên khách hàng, số điện thoại, email…
✔️ Tiếp nhận và bàn giao yêu cầu bảo hành, bảo trì
- Xử lý thông tin bảo hành – bảo trì nhanh chóng
- Chuyển thông tin cho bộ phận kỹ thuật xử lý các yêu cầu
✔️ Xử lý yêu cầu bảo trì, bảo dưỡng máy móc thiết bị
- Tiếp nhận nhanh chóng, xử lý kịp thời
- Lưu trữ lịch sử trao đổi giữa nhân viên kỹ thuật với khách hàng
- Quản lý sửa chữa, linh kiện thay thế
- Hỗ trợ xử lý trên giao diện web và mobile
✔️ Theo dõi tình trạng thực hiện bảo hành/bảo trì
- Theo dõi tiến độ bảo hành – bảo trì
- Dễ dàng theo dõi tình trạng xử lý yêu cầu bảo hành, bảo trì
- Cho phép thiết lập thông báo tự động về tình trạng xử lý tới bộ phận liên quan.
Như vậy, toàn bộ quy trình bảo trì, bảo dưỡng máy móc được xử lý nhanh gọn chỉ trên một không gian làm việc duy nhất đảm bảo việc phối hợp nhịp nhàng giữa các phòng ban. Hơn nữa không còn lo vấn đề thiếu sót lịch bảo hành cho khách.
Tổng kết
Việc bảo trì, bảo dưỡng máy móc thiết bị đóng vai trò quan trọng giúp máy móc, thiết bị vận hành trơn tru. Hy vọng qua bài viết này, anh/chị có thể hiểu rõ hơn về quy trình bảo trì bảo dưỡng máy móc thiết bị sao cho hiệu quả để giữ máy móc, thiết bị ở trong trạng thái tốt nhất.