Hướng dẫn lập Báo cáo tài chính cho công ty mới thành lập

09/03/2024
3849

Nhiều công ty mới thành lập đang băn khoăn không biết có phải nộp BCTC hay không? Cách lập Báo cáo tài chính cho công ty mới thành lập có khó không? Có điểm gì khác biệt hay không? Những rủi ro khi không nộp đầy đủ BCTC là gì? Tất cả các câu hỏi này sẽ được MISA AMIS trả lời chi tiết trong bài viết dưới đây.

1. Đối tượng bắt buộc phải nộp BCTC và những rủi ro khi không nộp đầy đủ BCTC

1.1 Đối tượng bắt buộc phải nộp BCTC

Đối tượng phải lập và nộp báo cáo tài chính bao gồm tất cả các doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, trừ một số trường hợp đặc biệt được pháp luật quy định (Căn cứ theo Nghị định 41/2018/NĐ-CP và Luật Kế toán năm 2015).

Như vậy hầu hết các doanh nghiệp mới thành lập đều phải lập và nộp BCTC đầy đủ.

Tuy nhiên, căn cứ vào khoản 4 Điều 12 Luật Kế toán số 88/2015/QH13 quy định về việc gộp kỳ kế toán như sau:

“4. Trường hợp kỳ kế toán năm đầu tiên hoặc kỳ kế toán năm cuối cùng có thời gian ngắn hơn 90 ngày thì được phép cộng với kỳ kế toán năm tiếp theo hoặc cộng với kỳ kế toán năm trước đó để tính thành một kỳ kế toán năm; kỳ kế toán năm đầu tiên hoặc kỳ kế toán năm cuối cùng phải ngắn hơn 15 tháng.”

⇒ Do đó, trong trường hợp doanh nghiệp thành lập từ ngày 01/10/2022 trở đi, tức là còn nhiều nhất 90 ngày (3 tháng) mới kết thúc kỳ kế toán trong năm hiện tại (thời gian hợp lệ để gộp bctc theo quy định), vì thế doanh nghiệp được phép gộp báo cáo tài chính với năm 2023.

Vì 12 tháng năm 2023 + nhỏ hơn 3 tháng của năm 2022 sẽ ngắn hơn 15 tháng theo quy định.

Hình 1: Doanh nghiệp được gộp BCTC

Ngoài ra, theo quy định về quyết toán thuế TNDN, căn cứ theo Thông tư 78/2014/TT-BTC quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 3 quy định về phương pháp tính thuế:

“Nếu doanh nghiệp tính thuế kỳ đầu tiên của doanh nghiệp mới thành lập ngay sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư và kỳ tính thuế năm cuối cùng đối với doanh nghiệp chuyển đổi loại hình , chuyển đổi hình thức sở hữu, hợp nhất, sáp nhập, chia tách, giải thể, phá sản thời gian ngắn hơn 3 tháng thì được tính cộng với kỳ tính thuế của năm tiếp theo thực hiện với doanh nghiệp mới thành lập hoặc với kỳ tính thuế năm trước đó dành cho doanh nghiệp chuyển đổi loại hình, chuyển đổi hình thức chủ sở hữu, hợp nhất, sáng lập, chia, tách, giải thể, phá sản để sau hình thành 1 kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp . Kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm đầu tiên hoặc kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm cuối cùng thì không vượt quá 15 tháng”.

1.2 Hướng dẫn các bước làm thủ tục xin gộp BCTC và Quyết toán thuế TNDN cho công ty mới thành lập

Hình 2: Các bước làm thủ tục gộp BCTC

Bước 1: Doanh nghiệp làm Công văn xin gộp Báo cáo tài chính (tải mẫu công văn xin gộp báo cáo tài chính tại đây)

Bước 2: Doanh nghiệp nộp Công văn lên cơ quan thuế trước thời hạn cần nộp BCTC trong năm đó

* Chú ý: Riêng đối với quyết toán thuế thu nhập cá nhân nếu doanh nghiệp trong năm có phát sinh chi trả thu nhập cho người lao động thì vẫn phải làm quyết toán thuế thu nhập cá nhân cho năm đó.

1.3 Những rủi ro khi công ty mới thành lập không nộp đầy đủ BCTC

Căn cứ theo Điều 10, Điều 11, Điều 12 Nghị định 41/2018/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập, cụ thể như sau:

Mức phạt chậm nộp:

Mức phạt từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với trường hợp:

“- Nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền chậm dưới 03 tháng so với thời hạn quy định;

– Công khai báo cáo tài chính chậm dưới 03 tháng so với thời hạn quy định.”

Mức phạt chậm nộp báo cáo tài chính tối đa có thể lên tới 50.000.000 đồng.

Tìm hiểu thêm: Hướng dẫn Phân tích báo cáo tài chính chuyên sâu

2. Hướng dẫn lập Báo cáo tài chính doanh nghiệp mới thành lập

Nếu doanh nghiệp mới thành lập không thuộc trường hợp được gộp BCTC bên trên thì bắt buộc phải nộp BCTC đầy đủ.

Lập báo cáo tài chính cho công ty mới thành lập theo các bước như sau:

Các bước lập Báo cáo tài chính doanh nghiệp mới thành lập
Hướng dẫn các bước lập Báo cáo tài chính doanh nghiệp mới thành lập

Bước 1: Thu nhập đầy đủ số liệu, thông tin để lên báo cáo tài chính

Để lập báo cáo tài chính thì doanh nghiệp cần thu nhập đầy đủ số liệu, thông tin để lên mẫu báo cáo tài chính.

Những giấy tờ kế toán cần tập hợp đầy đủ bao gồm:

  • Đăng ký kinh doanh, hồ sơ góp vốn;
  • Chứng từ thu chi tiền mặt, sao kê tất cả các tài khoản ngân hàng;
  • Hóa đơn mua vào bán ra và hồ sơ chứng minh đi kèm;
  • Biên bản đối chiếu công nợ các bên có liên quan….

Bước 2: Ghi sổ kế toán

Doanh nghiệp khi đã có số liệu để lập Báo cáo tài chính thì cần ghi sổ kế toán kịp thời theo thực tế phát sinh, lưu ý một số khoản chi phí hay phát sinh với doanh nghiệp mới thành lập như sau:

  • Các khoản chi phí thành lập doanh nghiệp: 

Nếu có đầy đủ hóa đơn dịch vụ thành lập, biên lai lệ phí của nhà nước về đăng ký doanh nghiệp thì đây là chi phí để ghi vào sổ kế toán. Khi đó, kế toán có thể hạch toán chi phí thành lập doanh nghiệp:

Nợ TK chi phí (TK 642)

Có TK tiền (TK 111 hoặc TK 112)

Trường hợp khoản chi phí thành lập doanh nghiệp phát sinh trước khi thành lập doanh nghiệp thì căn cứ theo Điều 4, Thông tư 96/2015/TT-BTC và khoản 3 Điều 3 Thông tư số 45/2013/TT-BTC quy định như sau:

“Chi phí thành lập doanh nghiệp, chi phí đào tạo nhân viên, chi phí quảng cáo phát sinh trước khi thành lập doanh nghiệp, chi phí cho giai đoạn nghiên cứu, chi phí chuyển dịch địa điểm, chi phí mua để có và sử dụng các tài liệu kỹ thuật, bằng sáng chế, giấy phép chuyển giao công nghệ, nhãn hiệu thương mại, lợi thế kinh doanh không phải là tài sản cố định vô hình mà được phân bổ dần vào chi phí kinh doanh của doanh nghiệp trong thời gian tối đa không quá 3 năm theo quy định của Luật thuế TNDN.”

Ngoài ra, các doanh nghiệp có thể tham khảo theo Công văn 5973/CT-TTHT ngày 20/06/2018 của Cục thuế TP Hồ Chí Minh quy định sau: “Theo các quy định trên, trường hợp các sáng lập viên của Công ty có văn bản ủy quyền cho cá nhân thuê văn phòng trước khi thành lập Công ty, nếu việc sử dụng văn phòng này liên quan đến việc thành lập doanh nghiệp, có đầy đủ hóa đơn chứng từ theo quy định (hóa đơn, chứng từ đứng tên cá nhân được ủy quyền, hóa đơn có giá trị từ hai mươi triệu đồng trở lên phải thanh toán qua ngân hàng) thì được hạch toán vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN. Chi phí được phân bổ dần vào chi phí kinh doanh, tối đa không quá 3 năm kể từ khi doanh nghiệp bắt đầu hoạt động.”

  • Các khoản góp vốn:

Sau khi đã đăng ký thành lập và đi vào hoạt động, khoản góp vốn theo quy định sẽ được liệt kê vào đối tượng kế toán về vốn chủ sở hữu (TK 411) và tài sản (TK 111 hoặc 112, 211…). Tham khảo, tải về mẫu Sổ theo dõi cổ đông/vốn góp tại đây. Cụ thể, kế toán ghi:

Nợ TK 111,112

Có TK 411

  • Doanh nghiệp mới thành lập năm đầu được miễn lệ phí môn bài thì các bạn chỉ phải kê khai mà không phải nộp tiền lệ phí môn bài.

(Lưu ý đến năm sau của năm thành lập, doanh nghiệp sẽ phải nộp lệ phí môn bài thì các bạn hạch toán: Nợ TK 642/Có TK 3339 ghi nhận chi phí quản lý, khi nộp sẽ hạch toán vào Nợ TK 3339/Có TK 112).

  • Nếu doanh nghiệp mở tài khoản ngân hàng và phải nộp phí duy trì tài khoản ngân hàng thì khoản phí duy trì, kế toán ghi chi phí quản lý doanh nghiệp:

Nợ TK 642

Có TK112

  • Ngoài ra doanh nghiệp mở tài khoản ngân hàng thì định kỳ nếu tài khoản có số dư sẽ được ngân hàng trả lãi tiền gửi không kỳ hạn, các bạn ghi:

Nợ TK 112

Có TK 515

  • Hầu hết các doanh nghiệp đều phải mua và sử dụng chữ ký số để kê khai nộp thuế và chi phí mua chữ ký số đó nếu có hóa đơn chứng từ đầy đủ các bạn hạch toán:

Nợ TK 242 hoặc TK 642

Có TK 111,112

Với chữ ký số mua cho nhiều năm các bạn lưu ý hạch toán vào tài khoản 242 và phân bổ dần theo thời gian sử dụng thực tế sử dụng trong năm.

  • Ngoài ra, còn có các loại chi phí khác doanh nghiệp có thể phát sinh như:
    • Tiền thuê văn phòng, phân xưởng, kho,…
    • Chi phí mua sắm cơ sở vật chất, trang thiết bị: Bàn ghế, máy móc, văn phòng phẩm,…
    • Chi phí trả lương cho cán bộ, công nhân viên làm việc tại doanh nghiệp,…

  (Tùy theo tính chất và phân loại chi phí mà các bạn có thể đưa vào tài khoản thích hợp).

  • Đến thời điểm 31/12 các bạn kết chuyển lãi lỗ và xác định kết quả kinh doanh để lên bctc.

Bộ Báo cáo tài chính bao gồm:

Ngoài ra, tại thời điểm kê khai quyết toán thuế cho năm tài chính, các bạn cần nộp:

*Lưu ý: Doanh nghiệp phải nộp cả Bản Thuyết minh báo cáo tài chính cho đầy đủ vì theo quy định đây là một loại báo cáo bắt buộc, nếu không nộp thuyết minh thì mức xử phạt như chậm nộp BCTC.

Bước 3: Lập và nộp Báo cáo tài chính

Sau khi các bạn đã hạch toán sổ sách trên phần mềm kế toán thì tiếp theo các bạn cần lập BCTC, nếu sử dụng phần mềm kế toán online MISA AMIS, kế toán có thể lập hệ thống báo cáo tài chính tự động với một click, phần mềm tự động tổng hợp số liệu từ dữ liệu đầu vào mà kế toán đã nhập và trích xuất bộ báo cáo tài chính. Ngoài ra, phần mềm còn có tiện ích mTax, cho phép kế toán doanh nghiệp lập và nộp tờ khai quyết toán thuế TNDN và một số tờ khai thuế khác ngay trên phần mềm:

Dùng thử miễn phí

Nếu các bạn không làm trên phần mềm MISA thì các bạn có thể lập trên HTKK, cụ thể:

Các bạn “Đăng nhập HTKK” bằng mã số thuế của doanh nghiệp rồi vào mục “Báo cáo tài chính”. Các bạn chọn đúng mẫu BCTC của công ty mình cần lập là theo Thông tư 200/2014/TT-BTC hay Thông tư 133/2016/TT-BTC để thực hiện lập BCTC.

Lập báo cáo tài chính trên HTKK
Đăng nhập HTKK và chọn mục “Báo cáo tài chính”

Các bạn đọc có thể xem chi tiết về cách lập các chỉ tiêu trên BCTC trong Thông tư số 200/2014/TT-BTC tại đây.

Tiếp theo, các bạn chọn kỳ kế toán, chọn một loại báo cáo lưu chuyển tiền tệ trong 2 loại được HTKK gợi ý:

Chọn kỳ kế toán trên HTKK
Chọn kỳ kế toán và tích chọn các báo cáo

Các bạn nên lưu ý bộ hồ sơ báo cáo thuế cuối năm đầy đủ bao gồm:

Bên trên là hướng dẫn vào lập BCTC còn đối với các tờ khai quyết toán các bạn cũng sẽ chọn và lập ở trong phần mềm HTKK như sau:

Lập tờ khai quyết toán thuế TNDN trên HTKK
Chọn tờ khai Quyết toán thuế TNDN
Tạo tờ khai Quyết toán thuế TNCN trên HTKK
Chọn tờ khai Quyết toán thuế TNCN

Các bạn đọc có thể xem chi tiết về cách lập các chỉ tiêu trên quyết toán thuế TNDN và TNCN theo Thông tư số 80/2021/TT-BTC mới nhất trong các bài viết của MISA AMIS dưới đây:

Cuối cùng, sau khi các bạn đã lập xong bộ BCTC trên HTKK thì các bạn kết xuất và nộp trên trang thuế điện tử tại địa chỉ: https://thuedientu.gdt.gov.vn/

Địa chỉ nộp bct của doanh nghiệp mới thành lập
Trang thuế điện tử nơi nộp báo cáo tài chính của doanh nghiệp mới thành lập

Các bạn lưu ý ngoài việc nộp BCTC thì các bạn cũng cần nộp đầy đủ các Tờ khai quyết toán thuế như TNDN, TNCN theo đúng thời hạn quy định về thời hạn.

Để có hệ thống quản trị tài chính kế toán minh bạch và làm chuẩn chỉnh ngay từ đầu, các doanh nghiệp có thể đầu tư các phần mềm đáng tin cậy đồng thời luôn giữ nguyên tắc minh bạch trong hoạt động kế toán. Hiện nay phần mềm như phần mềm kế toán online MISA AMIS – giải pháp tài chính thông minh hỗ trợ nhiều cho kế toán doanh nghiệp nói riêng và chủ doanh nghiệp nói chung. Phần mềm AMIS Kế Toán hỗ trợ tự động hóa việc lập báo cáo:

  • Tự động tổng hợp số liệu lên báo cáo thuế, báo cáo tài chính và các sổ sách giúp doanh nghiệp nộp báo cáo kịp thời, chính xác.
  • Đầy đủ báo cáo quản trị: Hàng trăm báo cáo quản trị theo mẫu hoặc tự thiết kế chỉnh sửa, đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp thuộc mọi ngành nghề.
  • Giám đốc có thể xem báo cáo trên mọi thiết bị, bao gồm điện thoại, máy tính, máy tính bảng.
  • Cảnh báo thông minh: Tự động cảnh báo khi phát hiện có sai sót.
  • …..

Tham khảo ngay phần mềm kế toán online MISA AMIS để gấp đôi hiệu quả công tác kế toán-tài chính trong doanh nghiệp và đáp ứng các xu hướng làm việc mới!

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 2 Trung bình: 5]
Nguyễn Phương Thanh
Tác giả
Chuyên gia Tài chính - Kế Toán
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả