Nghiệp vụ Lập, soát xét báo cáo tài chính IFRS là gì? Tầm quan trọng và lộ trình áp dụng tại...

IFRS là gì? Tầm quan trọng và lộ trình áp dụng tại Việt Nam

Nắm được IFRS là gì cũng như các thông tin liên quan đến chuẩn mực này giúp những người làm trong lĩnh vực Tài chính, Kế toán, Kiểm toán tiến gần hơn đến quy mô làm việc toàn cầu. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn về IFRS là gì và các thông tin liên quan đến IFRS trong bài viết ngay sau đây.

MISA AMIS
Kiều Phương Thanh là một chuyên gia với hơn 10 năm kinh nghiệm trong ngành tài chính kế toán, tác giả của rất nhiều bài viết được đón nhận và chia sẻ trên các diễn đàn kế toán và tài chính Việt Nam.

1. IFRS là gì?

IFRS hay International Financial Reporting Standards được hiểu là chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế. Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế ban hành chuẩn mực này để đặt ra các quy tắc chung nhằm đảm bảo báo cáo tài chính có tính thống nhất, minh bạch và có thể so sánh trên toàn thế giới.

Chuẩn mực IFRS ra đời để tạo ra ngôn ngữ kế toán chung, khi đó các doanh nghiệp ở các quốc gia khác nhau có thể hiểu được báo cáo tài chính lẫn nhau, tạo điều kiện cho việc đầu tư giữa các doanh nghiệp không cùng một nước.

Hiện tại, hệ thống chuẩn mực IFRS bao gồm 16 chuẩn mực, trong đó có các chuẩn mực IFRS 1, IFRS 2, IFRS 3, IFRS 5, IFRS 6, IFRS 7, IFRS 8, IFRS 9, IFRS 10, IFRS 11, IFRS 12, IFRS 13, IFRS 14, IFRS 15, IFRS 16, IFRS 17. Một số chuẩn mực IFRS hiểu theo nghĩa tiếng Việt có thể kể đến như: 

  • IFRS 1 – First-time Adoption of International Financial Reporting Standards – Lần đầu áp dụng IFRS
  • IFRS 2 – Share-based Payment Thanh toán trên cơ sở cổ phiếu 
  • IFRS 15 – Revenue from Contracts with Customers – IFRS 15 tiếng việt là Doanh thu từ hợp đồng với khách hàng 
  • IFRS 17 – Insurance Contracts – Hợp đồng bảo hiểm 

2. Tầm quan trọng của IFRS

Trong thời kỳ hội nhập kinh tế thế giới, giao thương giữa các nước ngày càng mạnh thì sự ra đời của các chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế IFRS là điều cực kỳ cần thiết. Vai trò quan trọng của IFRS có thể điểm đến như:

  • Báo cáo tài chính được lập và trình bày trên ngôn ngữ kế toán chung, có tính thống nhất và đáng tin cậy trên toàn thế giới.
  • Các doanh nghiệp, tổ chức, nhà đầu tư, kế toán viên, kiểm toán viên trên toàn thế giới đều có thể đọc hiểu, sử dụng và phân tích báo cáo tài chính của một doanh nghiệp cụ thể nào đó trên mọi quốc gia.
  • Chuẩn mực quốc tế cho phép phản ánh hợp lý giá trị của tổ chức và doanh nghiệp vì hiện nay các tổ chức và doanh nghiệp ở các quốc gia nhất định đang được định giá dựa trên chuẩn mực kế toán của quốc gia đó.
  • Loại bỏ chi phí chuyển đổi báo cáo tài chính của doanh nghiệp có chi nhánh ở nhiều quốc gia. Các chi nhánh có thể lập báo cáo tuân thủ chuẩn mực kế toán quốc tế chung.
  • Các quốc gia trên thế giới đang trong tiến trình chuyển sang chuẩn mực quốc tế nên việc chuyển đổi sang chuẩn mực IFRS tại Việt Nam là việc làm mang tính cấp bách.

3. Lộ trình chuyển đổi từ VAS sang IFRS

IFRS ra đời trở thành ngôn ngữ kế toán chung phổ biến trên toàn cầu. Theo thống kê của IFRS.org, tính đến tháng 4/2018 đã có 144 quốc gia và vùng lãnh thổ đã bắt buộc sử dụng chuẩn mực IFRS tại nước đó (Nguồn – PWC). Việt Nam là một trong số 22 quốc gia còn lại vẫn sử dụng chuẩn mực kế toán riêng.

Chính phủ Việt Nam nhận thấy tầm quan trọng của việc áp dụng chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế IFRS để hỗ trợ cho quá trình hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới của các doanh nghiệp trong nước nên cũng có những động thái liên quan đến lộ trình ứng dụng IFRS tại nước ta.

Quá trình này thực sự là thách thức lớn khi IFRS không đơn thuần chỉ dừng ở các vấn đề về kế toán mà còn có những ảnh hưởng trọng yếu đến doanh nghiệp trong cả hoạt động thường ngày. Hơn nữa, VAS và IFRS hiện cũng có những khác biệt nhất định, xem chi tiết tại bài viết: So sánh tóm tắt chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) và chuẩn mực kế toán việt nam (VAS)- Một số khác biệt cơ bản

Nhìn chung, lộ trình này cần thời gian để cả Chính phủ và các doanh nghiệp trong nước thích nghi để có những giải pháp phù hợp.

Ngày 16/03/2020, Bộ Tài chính soạn thảo và công bố tại Quyết định số 345/QĐ-BTC – “Đề án áp dụng Chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) tại Việt Nam”. Theo đó, lộ trình áp dụng IFRS tại Việt Nam trải qua 3 giai đoạn:

  • Giai đoạn chuẩn bị: từ năm 2020 đến hết năm 2021
  • Giai đoạn áp dụng tự nguyện: từ năm 2022 đến hết năm 2025
  • Giai đoạn bắt buộc áp dụng: từ sau năm 2025.

Hiện nay, phần mềm kế toán online MISA AMIS – giải pháp quản trị doanh nghiệp toàn diện đang chuẩn bị kế hoạch cung cấp tính năng chuyển đổi sang IFRS trên phần mềm để đáp ứng nhu cầu trong lộ áp dụng IFRS tại Việt Nam. 

>> DÙNG THỬ MIỄN PHÍ – PHẦN MỀM KẾ TOÁN ONLINE MISA AMIS

4. Giải thích việc chuyển đổi từ IAS sang IFRS

IAS (International Accounting Standards) là tên gọi chung các Chuẩn mực Kế toán quốc tế do Ủy ban Chuẩn mực Kế toán Quốc tế ban hành Các chuẩn mực này ra đời và được áp dụng từ năm 1973 và hỗ trợ doanh nghiệp hiểu được cách thức ghi nhận cụ thể từng giao dịch vào báo cáo tài chính. Tất cả các doanh nghiệp tại những quốc gia chấp nhận các chuẩn mực Kế toán quốc tế IAS đều phải tuân thủ và sử dụng Báo cáo tài chính theo chuẩn mực. Ngoài việc nắm rõ IFRS là gì thì việc hiểu sự chuyển đổi từ IAS sang IFRS cũng là điều quan trọng với người là kế toán.

4.1. Sự bất cập của nguyên tắc giá gốc trong bối cảnh hiện nay

Trong bối cảnh hiện nay, IAS mang tính nguyên tắc giá gốc sẽ không thể phù hợp bằng nguyên tắc giá trị hợp lý của IFRS được. Các công cụ tài chính đặc biệt là công nghệ thông tin, công cụ phái sinh ngày càng nhiều, bên cạnh đó là sự gia tăng trong hoạt động đầu tư vào lĩnh vực giá trị gia tăng. Tức là giá gốc và giá trị thực tế của công nợ, tài sản ngày càng khác biệt nên nguyên tắc giá gốc không còn phù hợp nữa. 

Mặc dù một số chuẩn mực thuộc IAS cũng có nguyên tắc giá trị hợp lý song các chuyên gia nhận định như vậy là chưa đủ, khó để tuy duy và đồng bộ báo cáo. Sự ra đời của chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế IFRS là tất yếu để đảm bảo tài sản và công nợ được thể hiện đúng giá trị hợp lý của chúng.

4.2. IAS và chuẩn mực kế toán từng quốc gia

Dù đã có IAS song các quốc gia đều có chuẩn mực kế toán riêng cần tuân thủ, ví dụ tại Việt Nam có VAS. Đối với các doanh nghiệp có chi nhánh, trụ sở tại nhiều quốc gia hoặc các các doanh nghiệp niêm yết chứng khoán trên thị trường quốc gia không phải nước mà họ thành lập thì điều này gây nhiều cản trở.

Để hiểu rõ hơn hãy nhìn vào ví dụ sau: Doanh nghiệp A thành lập tại Việt Nam, hàng năm lập báo cáo tài chính tuân theo chuẩn mực VAS – chuẩn mực kế toán Việt Nam. Khi doanh nghiệp A niêm yết trên thị trường chứng khoán Mỹ họ phải chuyển đổi báo cáo tài chính của mình tuân thủ chuẩn mực kế toán của Mỹ. Những sự khác biệt khiến doanh nghiệp A tốn thời gian và chi phí để thực hiện chuyển đổi báo cáo tài chính. 

Sự ra đời của chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế IFRS sẽ giúp các doanh nghiệp lập báo cáo tuân theo một chuẩn mực chung từ đó giảm thiểu việc phải chuyển đổi báo cáo, tiết kiệm nguồn lực và tăng tính minh bạch cho thông tin.

4.3. IFRS – tạo điều kiện cho xu hướng hội tụ

Thực tế thì chuẩn mực kế toán riêng của từng quốc gia tuy có những khác biệt song cũng có những điểm tương đồng. Tuy nhiên, thiên hướng của các điểm tương đồng là làm thế nào để hòa hợp giữa các chuẩn mực kế toán riêng của mỗi quốc gia.

IFRA ra đời giúp chuẩn mực kế toán của từng quốc gia có thể tiến gần đến nhau, xóa bỏ rào cản chênh lệch giữa các chuẩn mực riêng, tăng cường tính minh bạch và nâng cao tính tin cậy cho báo cáo tài chính và các doanh nghiệp. Trong thời kỳ hội nhập như hiện nay, sự ra đời của IFRS là điều cực kỳ cần thiết.

 1,256 

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]