Nghiệp vụ Lập, soát xét báo cáo tài chính Kỳ lập và thời hạn nộp báo cáo tài chính năm 2023...

Đối với doanh nghiệp có năm tài chính 2023 trùng với năm dương lịch (từ ngày 01 tháng 01 đến 31 tháng 12), thời hạn nộp Báo cáo tài chính (BCTC) kèm trong hồ sơ quyết toán thuế Thu nhập doanh nghiệp (TNDN) cho cơ quan thuế là ngày 01/04/2024 (do ngày 31/03/2024 là ngày Chủ nhật). Ngoài ra, đối với các doanh nghiệp có năm tài chính khác năm dương lịch thì thời hạn nộp BCTC ra sao? Ngoài cơ quan thuế, doanh nghiệp có cần nộp BCTC cho cơ quan quản lý nào khác? Thông tin chi tiết về kỳ lập BCTC và thời hạn nộp báo cáo tài chính năm 2023 được tổng hợp đầy đủ trong bài viết dưới đây, mời bạn đọc cùng MISA AMIS tìm hiểu chi tiết.

1. Các thông tin bổ sung về hạn nộp Báo cáo tài chính (kèm trong hồ sơ khai thuế) năm 2023

1.1 Thời hạn nộp Báo cáo tài chính (kèm trong hồ sơ khai quyết toán thuế TNDN) năm 2023

Theo điểm b Khoản 3 Điều 43 và điểm a Khoản 2 Điều 44 Luật quản lý thuế số 38/2019/QH14, quy định thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với loại thuế có kỳ tính thuế theo năm (trong đó bao gồm BCTC năm) như sau: chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng thứ 3 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính(*) đối với hồ sơ quyết toán thuế năm.

(*) Trong đó, kỳ kế toán năm (hay năm tài chính) là 12 tháng, tính từ đầu ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12 năm dương lịch. Đơn vị kế toán có đặc thù về tổ chức, hoạt động được chọn kỳ kế toán năm là 12 tháng tròn theo năm dương lịch, bắt đầu từ đầu ngày 01 tháng đầu quý này đến hết ngày cuối cùng của tháng cuối quý trước năm sau và phải thông báo cho cơ quan tài chính, cơ quan thuế. (Theo điều 12, Luật kế toán số 88/2015/QH13).

Như vậy thời hạn nộp báo cáo tài chính năm 2023 (kèm trong hồ sơ khai quyết toán thuế năm 2023) cho cơ quan thuế như sau:

TT NĂM TÀI CHÍNH Hạn nộp báo cáo năm cho năm tài chính kết thúc vào:
31/12/2023 31/03/2024 30/06/2024 30/09/2024
1 Doanh nghiệp có năm tài chính trùng với năm dương lịch 01/04/2024 (*)
2 Doanh nghiệp có năm tài chính khác với năm dương lịch 01/07/2024(*) 30/09/2024 31/12/2024

(*) Theo Điều 86 Thông tư số 80/2021/TT-BTC ngày 29/09/2021 của Bộ Tài chính, trường hợp thời hạn nộp hồ sơ khai thuế trùng với ngày nghỉ theo quy định thì thời hạn nộp hồ sơ khai thuế được tính là ngày làm việc tiếp theo của ngày nghỉ đó theo quy định tại Bộ Luật dân sự. Do các ngày cuối cùng của quý 1/2024 và quý 2/2024 là ngày Chủ nhật (ngày nghỉ) trùng ngày nghỉ nên hạn nộp hồ sơ khai thuế được lùi sang ngày làm việc liền kề, tương ứng là các ngày Thứ 2 ngày 01/04/2024 và Thứ 2 ngày 01/07/2024.

1.2 Thời hạn khai, nộp hồ sơ Quyết toán thuế Thu nhập cá nhân (TNCN) năm 2023

Trong bài viết này, MISA AMIS cũng mong muốn cung cấp thêm thông tin cho bạn đọc thông tin liên quan đến thời hạn khai, nộp hồ sơ quyết toán thuế TNCN năm 2023. Sau đây là các căn cứ pháp luật:

– Căn cứ Quy định tại điểm a, điểm b Khoản 2 Điều 44 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 của Quốc hội quy định thời hạn khai, nộp hồ sơ Quyết toán thuế TNCN như sau:

  • Đối với tổ chức trả thu nhập: Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế quyết toán thuế chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng thứ 03 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch.
  • Đối với cá nhân trực tiếp quyết toán thuế: Thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng thứ 04 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch. Trường hợp cá nhân có phát sinh hoàn thuế TNCN nhưng chậm nộp tờ khai quyết toán thuế theo quy định thì không áp dụng phạt đối với vi phạm hành chính khai quyết toán thuế quá thời hạn.

– Trường hợp thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế trùng với ngày nghỉ theo quy định thì thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế được tính là ngày làm việc tiếp theo của ngày nghĩ đó theo quy định của Bộ luật Dân sự.

Như vậy: Doanh nghiệp lưu ý thời hạn nộp hồ sơ Quyết toán thuế TNCN cho kỳ tính thuế năm 2023 đối với tổ chức trả thu nhập là ngày 01/04/2024 (Thứ 2). Đối với cá nhân trực tiếp quyết toán với cơ quan thuế thì hạn nộp là ngày 02/05/2024 (Thứ 5).

Đặc biệt lưu ý: Các doanh nghiệp có năm tài chính không trùng với năm dương lịch thì hạn nộp hồ sơ khai thuế TNCN vẫn phải là ngày cuối cùng của tháng thứ 03 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch (với năm 2023 thì hạn nộp là 01/04/2024). Quy định này khác với quy định về hạn nộp hồ sơ khai quyết toán thuế TNDN, doanh nghiệp cần nắm rõ và không nhầm lẫn.

Hình 1: Các thông tin bổ sung về hạn nộp báo cáo tài chính (kèm trong hồ sơ khai thuế) năm 2023 – nguồn: freepik.com

2. Các thông tin bổ sung về hạn nộp Báo cáo tài chính quý

Theo Điều 44 Luật quản lý thuế số 38/2019/QH14, thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với loại thuế có kỳ tính thuế theo quý được quy định như sau: chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng đầu của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế đối với trường hợp khai và nộp theo quý.

Đối với doanh nghiệp ngoài nhà nước thì thuế TNDN tạm nộp theo quý căn cứ trên BCTC quý đối với trường hợp thuộc diện phải lập BCTC quý, hoặc căn cứ vào kết quả kinh doanh để xác định số thuế TNDN tạm nộp quý; không có quy định phải nộp BCTC quý cho cơ quan thuế. 

> Xem thêm: 05 yêu cầu đối với thông tin trình bày trên báo cáo tài chính

3. Thông tin cần biết liên quan tới hồ sơ quyết toán thuế năm

3.1 Hồ sơ khai quyết toán năm

Hồ sơ khai quyết toán thuế khi kết thúc năm gồm:

  • Tờ khai quyết toán thuế năm:
    • Tờ khai quyết toán thuế TNDN, mẫu 03/TNDN và các phụ lục kèm theo;
    • Tờ khai quyết toán thuế TNCN, mẫu 05/QTT-TNCN và các phụ lục kèm theo.
    • Tờ khai quyết toán thuế tài nguyên, mẫu 02/TAIN và phụ lục kèm theo.
    • Tờ khai quyết toán phí bảo vệ môi trường (áp dụng đối với hoạt động khai thác khoáng sản), mẫu 02/PBVMT
    • Tờ khai quyết toán lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ phải nộp ngân sách nhà nước của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, mẫu 01/QT-LNCL

Ngoài ra các khoản thu phí, lệ phí, thu khác thuộc NSNN phải quyết toán năm (chi tiết tại Khoản 6 Điều 8 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP và mẫu biểu tại Phụ lục II Ban hành kèm theo Thông tư số 80/2021/TT-BTC)

  • BCTC năm
  • Tờ khai giao dịch liên kết
  • Các tài liệu khác có liên quan đến quyết toán thuế.

3.2 Trách nhiệm khai thuế đúng thời hạn

Tại điều 17, Luật quản lý thuế 2019 nêu rõ, trách nhiệm của người nộp thuế là khai thuế chính xác, trung thực, đầy đủ và nộp hồ sơ thuế đúng thời hạn; chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, đầy đủ của hồ sơ thuế.

3.3 Gia hạn nộp hồ sơ khai thuế

Điều 46, Luật quản lý thuế 2019 quy định:

  • Người nộp thuế không có khả năng nộp hồ sơ khai thuế đúng thời hạn do thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ thì được thủ trưởng cơ quan thuế quản lý trực tiếp gia hạn nộp hồ sơ khai thuế.
  • Thời gian gia hạn không quá 30 ngày đối với việc nộp hồ sơ khai thuế tháng, khai thuế quý, khai thuế năm, khai thuế theo từng lần phát sinh nghĩa vụ thuế; 60 ngày đối với việc nộp hồ sơ khai quyết toán thuế kể từ ngày hết thời hạn phải nộp hồ sơ khai thuế.
  • Người nộp thuế phải gửi đến cơ quan thuế văn bản đề nghị gia hạn nộp hồ sơ khai thuế trước khi hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế, trong đó nêu rõ lý do đề nghị gia hạn có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Công an xã, phường, thị trấn nơi phát sinh trường hợp được gia hạn.

>> Xem thêm: Lập và trình bày báo cáo tài chính khi thay đổi kỳ kế toán

Điều 13 Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định:

Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn Mức xử phạt
Từ 01 đến 05 ngày 01 đến 30 ngày 31 đến 60 ngày 61 đến 90 ngày 91 ngày trở lên
Có tình tiết giảm nhẹ Phạt cảnh cáo        
Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn   2.000.000 – 5.000.000 5.000.000 – 8.000.000 8.000.000 – 15.000.000 15.000.000 – 25.000.000 

(*)

Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn nhưng không phát sinh thuế phải nộp         8.000.000 – 15.000.000
Không nộp hồ sơ khai thuế, không phát sinh thuế phải nộp   8.000.000 – 15.000.000
Không nộp phụ lục đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết   8.000.000 – 15.000.000

(*) Trường hợp số tiền phạt nếu áp dụng theo khoản này lớn hơn số tiền thuế phát sinh trên hồ sơ khai thuế thì số tiền phạt tối đa đối với trường hợp này bằng số tiền thuế phát sinh phải nộp trên hồ sơ khai thuế nhưng không thấp hơn mức trung bình của khung phạt tiền theo quy định tại khoản 4 Điều 13 Nghị định 125/2020/NĐ-CP này.

Ngoài nộp BCTC kèm trong hồ sơ khai thuế tới cơ quan quản lý thuế, tùy đối tượng và đặc điểm hoạt động, doanh nghiệp còn phải nộp BCTC tới các cơ quan quản lý Nhà nước khác. Chi tiết về thời hạn nộp và nơi nhận BCTC quy định tại Thông tư 200/2014/TT-BTC hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp được trình bày tại mục 4 như dưới đây.

4. Quy định về thời hạn nộp và nơi nhận BCTC theo Thông tư 200/2014/TT-BTC 

Lưu ý: Chế độ kế toán doanh nghiệp theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC có các quy định về nơi nhận Báo cáo tài chính (BCTC) và thời hạn nộp BCTC, tuy nhiên doanh nghiệp không nhầm lẫn việc nộp các báo cáo thuế theo quy định của pháp luật về thuế với các quy định của pháp luật về kế toán. Do vậy các hướng dẫn sau đây về thời hạn nộp BCTC sẽ có đôi chút khác biệt với các quy định đã được trình bày trong các phần phía trên (là các quy định hướng dẫn của văn bản pháp luật về thuế). Doanh nghiệp và kế toán cần phân biệt rõ ràng giữa các văn bản hướng dẫn thuế và văn bản hướng dẫn kế toán. Sau đây sẽ là hướng dẫn của Chế độ kế toán doanh nghiệp hiện hành cho kế toán về nơi nhận BCTC và thời hạn nộp BCTC theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC:

4.1 Nơi nhận BCTC

Nơi nhận BCTC được quy định chi tiết tại điều 110 Thông tư 200/2014/TT-BTC như sau:

CÁC LOẠI DOANH NGHIỆP    Nơi nhận báo cáo
Kỳ lập báo cáo Cơ quan tài chính  Cơ quan Thuế Cơ quan Thống kê Doanh nghiệp cấp trên Cơ quan đăng ký kinh doanh
1. Doanh nghiệp Nhà nước Quý, Năm x x x x x
2. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Năm x x x x x
3. Các loại doanh nghiệp khác Năm x x x x

Như vậy, tất cả các doanh nghiệp đều phải nộp các báo cáo năm, riêng doanh nghiệp Nhà nước còn phải nộp báo cáo quý. Các doanh nghiệp đều phải nộp báo cáo đến: Cơ quan Thuế, Cơ quan Thống kê, doanh nghiệp cấp trên, Cơ quan đăng ký kinh doanh. Riêng doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài còn phải gửi báo cáo đến Cơ quan tài chính.

Doanh nghiệp cần lưu ý rằng, BCTC không chỉ phải nộp cho Cơ quan thuế mà phải tuân thủ đầy đủ các quy định nộp cho các cơ quan quản lý Nhà nước khác đúng theo loại hình doanh nghiệp.

Chi tiết về nơi nhận BCTC như sau:

  • Các doanh nghiệp Nhà nước đóng trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải BCTC cho Sở Tài chính tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Đối với doanh nghiệp Nhà nước Trung ương còn phải nộp BCTC cho Bộ Tài chính (Cục Tài chính doanh nghiệp).

Đối với các loại doanh nghiệp Nhà nước như: Ngân hàng thương mại, công ty xổ số kiến thiết, tổ chức tín dụng, doanh nghiệp bảo hiểm, công ty kinh doanh chứng khoán phải nộp BCTC cho Bộ Tài chính (Vụ Tài chính ngân hàng hoặc Cục Quản lý giám sát bảo hiểm).

Các công ty kinh doanh chứng khoán và công ty đại chúng phải nộp BCTC cho Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước và Sở Giao dịch chứng khoán.

  • Các doanh nghiệp phải gửi BCTC cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý thuế tại địa phương. Đối với các Tổng công ty Nhà nước còn phải nộp BCTC cho Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế).
  • Doanh nghiệp có đơn vị kế toán cấp trên phải nộp BCTC cho đơn vị kế toán cấp trên theo quy định của đơn vị kế toán cấp trên.
  • Đối với các doanh nghiệp phải kiểm toán BCTC theo quy định của pháp luật thì phải kiểm toán trước khi nộp BCTC. Doanh nghiệp nộp BCTC đã được kiểm toán, đính kèm báo cáo kiểm toán cho các cơ quan quản lý Nhà nước và doanh nghiệp cấp trên.
  • Cơ quan tài chính mà doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) phải nộp BCTC là Sở Tài chính các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp đăng ký trụ sở kinh doanh chính.
  • Đối với các doanh nghiệp Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ, ngoài các cơ quan nơi doanh nghiệp phải nộp BCTC theo quy định trên, doanh nghiệp còn phải nộp BCTC cho các cơ quan, tổ chức được phân công, phân cấp thực hiện quyền của chủ sở hữu theo Nghị định số 99/2012/NĐ-CP và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế.
  • Các doanh nghiệp (kể cả các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) có trụ sở nằm trong khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao còn phải nộp BCTC năm cho Ban quản lý khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao nếu được yêu cầu.

>> Xem thêm: Cách lập báo cáo tài chính cơ bản, chi tiết qua 7 bước

4.2 Thời hạn nộp BCTC

Điều 109 Thông tư 200/2014/TT-BTC quy định thời hạn nộp BCTC đối với các loại hình doanh nghiệp như sau:

TT Loại hình doanh nghiệp Báo cáo quý Báo cáo năm
I. Doanh nghiệp nhà nước    
1 Đơn vị kế toán Chậm nhất là 20 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán quý Chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm
2 Công ty mẹ, Tổng công ty Nhà nước Chậm nhất là 45 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán quý Chậm nhất là 90 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm
3 Đơn vị kế toán trực thuộc doanh nghiệp, Tổng công ty Nhà nước Theo thời hạn do công ty mẹ, Tổng công ty quy định
II. Doanh nghiệp khác    
1 Doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh   Chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm
2 Đơn vị kế toán khác   Chậm nhất là 90 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm
3 Đơn vị kế toán trực thuộc Thời hạn do đơn vị kế toán cấp trên quy định

4.3 Biểu mẫu BCTC theo quy mô doanh nghiệp

  • Doanh nghiệp lớn (áp dụng theo Thông tư 200/2014/TT-BTC)
TT Báo cáo Biểu mẫu Ghi chú
1 Bảng cân đối kế toán B01-DN Bắt buộc
2 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh B02-DN Bắt buộc
3 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ  B03-DN Bắt buộc
4 Bản thuyết minh BCTC B09-DN Bắt buộc
  • Doanh nghiệp vừa và nhỏ (áp dụng theo Thông tư 133/2016/TT-BTC)
TT Báo cáo Biểu mẫu Ghi chú
DN đáp ứng giả định hoạt động liên tục DN không đáp ứng giả định hoạt động liên tục
1 Báo cáo tình hình tài chính B01a-DNN 

hoặc B01b-DNN

B01-DNNKLT Bắt buộc
2 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh B02-DNN B02-DNN Bắt buộc
3 Thuyết minh BCTC B09-DNN B09-DNNKLT Bắt buộc
4 Bảng cân đối tài khoản F01-DNN Bắt buộc
5 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ B03-DNN Không bắt buộc
  • Doanh nghiệp siêu nhỏ (áp dụng theo Thông tư 132/2018/TT-BTC)
TT Báo cáo Biểu mẫu Ghi chú
1 Báo cáo tình hình tài chính B01-DNSN Bắt buộc
2 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh B02-DNSN Bắt buộc
3 Bảng cân đối tài khoản F01-DNSN Bắt buộc
4 Báo cáo tình hình thực hiện nghĩa vụ với NSNN F02-DNSN Bắt buộc

Trong đó, tiêu chí xác định quy mô doanh nghiệp vừa và nhỏ theo Nghị định số 80/2021/NĐ-CP như sau:

Lĩnh vực Tiêu chí Doanh nghiệp
siêu nhỏ
Doanh nghiệp 

nhỏ

Doanh nghiệp vừa
Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, 

công nghiệp, xây dựng

Số lao động tham gia BHXH bình quân năm Không quá 

10 người

Không quá 

100 người

Không quá 

200 người

Tổng doanh thu của năm Không quá 

3 tỷ đồng

Không quá 

50 tỷ đồng

Không quá 

200 tỷ đồng 

Hoặc tổng nguồn vốn 

của năm 

Không quá 

3 tỷ đồng

Không quá 

20 tỷ đồng

Không quá 

100 tỷ đồng

Thương mại, dịch vụ Số lao động tham gia BHXH bình quân năm Không quá 

10 người

Không quá 

50 người

Không quá 

100 người

Tổng doanh thu của năm Không quá 

10 tỷ đồng

Không quá 

100 tỷ đồng

Không quá 

300 tỷ đồng

Hoặc tổng nguồn vốn 

của năm

Không quá 

3 tỷ đồng

Không quá 

50 tỷ đồng 

Không quá 

100 tỷ đồng

Căn cứ pháp lý:

  • Luật quản lý thuế số 38/2019/QH14 ban hành ngày 13/06/2019;
  • Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật quản lý thuế;
  • Thông tư 80/2021/TT-BTC ban hành ngày 29/09/2021 về hướng dẫn thi hành một số điều của Luật quản lý thuế và Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật quản lý thuế;
  • Nghị định 91/2022/NĐ-CP ban hành ngày 30/10/2022 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 126/2020/ NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật quản lý thuế.
  • Các thông tư liên quan khác.
  • Nghị định 80/2021/NĐ-CP ban hành ngày 26/08/2021, có hiệu lực từ ngày 15/10/2021.
  • Thông tư 200/2014/TT-BTC ban hành ngày 22/12/2014 hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp


LỜI KẾT

Lập và nộp BCTC đầy đủ, đúng thời hạn là nghĩa vụ cung cấp thông tin bắt buộc của doanh nghiệp. Bài viết đã trình bày chi tiết các quy định về thời hạn nộp BCTC kèm trong hồ sơ khai thuế tới cơ quan thuế. Ngoài ra, các quy định cụ thể về thời hạn nộp BCTC và nơi nhận BCTC là các cơ quan quản lý Nhà nước khác cũng được tổng hợp đầy đủ, giúp doanh nghiệp có thể thực hiện đúng, đủ yêu cầu nộp BCTC theo các quy định hiện hành.

Dùng ngay miễn phí

Phần mềm kế toán online MISA AMIS – giải pháp tài chính thông minh hỗ trợ nhiều cho kế toán doanh nghiệp nói riêng và chủ doanh nghiệp nói chung. Phần mềm AMIS Kế Toán hỗ trợ tự động hóa việc lập báo cáo: 

  • Tự động tổng hợp số liệu lên báo cáo thuế, báo cáo tài chính và các sổ sách giúp doanh nghiệp nộp báo cáo kịp thời, chính xác. 
  • Đầy đủ báo cáo quản trị: Hàng trăm báo cáo quản trị theo mẫu hoặc tự thiết kế chỉnh sửa, đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp thuộc mọi ngành nghề.
  • Giám đốc có thể xem báo cáo trên mọi thiết bị, bao gồm điện thoại, máy tính, máy tính bảng.
  • Cảnh báo thông minh: Tự động cảnh báo khi phát hiện có sai sót.
  • …..

Nhanh tay đăng ký dùng thử miễn phí 15 ngày bản demo phần mềm kế toán online MISA AMIS để trải nghiệm công cụ tài chính tối ưu nhất.


Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 1 Trung bình: 5]