Kiến thức nhân sự Chiến lược nhân sự Ngành quản lý nhân sự là gì? Nhiệm vụ và những kỹ...

Nguồn nhân lực là yếu tố cơ bản và quan trọng nhất trong xã hội, trong tổ chức doanh nghiệp. Tuy nhiên, để có thể phát huy hết tiềm lực của nguồn nhân lực thì cần có những người quản trị. Vậy ngành quản lý nhân sự có vai trò như thế nào đối với một doanh nghiệp? Cùng MISA AMIS HRM tìm hiểu các thông tin về ngành quản lý nhân sự qua bài sau:

1. Ngành quản lý nhân sự là gì?

Ngành quản lý nhân sự là việc quản lý tất cả những chính sách, hoạt động, quyết định quản lý,….ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa doanh nghiệp với cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp. Vì thế mà bộ phận quản trị nhân sự đòi hỏi phải có cho mình một tầm nhìn chiến lược và gắn bó xuyên suốt với tất cả các hoạt động của công ty. 

Quản lý nhân sự còn là nguồn lực trung tâm và quan trọng nhất cho sự phát triển của một công ty và của doanh nghiệp lớn. Nếu như so sánh bộ phận bán hàng là mũi nhọn đứng đầu, thì bộ phận đứng sau sự thành công đó chính là bộ phận quản lý nhân sự. Chính vì thế việc thu hút, đào tạo và tuyển dụng nhân tài là một việc đang được các công ty rất chú trọng và quan tâm.

Ngành quản lý nhân sự được rất nhiều người theo học
Ngành quản lý nhân sự được rất nhiều người theo học

Khi theo học các khóa học Quản lý nhân lực tại các trường Đại học, cao đẳng, bạn sẽ được trang bị đầy đủ những kiến thức về con người với con người và các quá trình hoạt động cũng như cấu trúc trong các tổ chức doanh nghiệp. Các khóa học sẽ tập trung nghiên cứu sự đóng góp của các cá nhân và các nhóm hoạt động trong công ty để từ đó đưa ra những chiến lược phát triển có lợi nhất cho doanh nghiệp. 

2. Quản lý nhân sự có vai trò như thế nào trong doanh nghiệp?

Quản lý nhân sự có vai trò quan trọng trong việc tìm kiếm nhân tài và sự phát triển ổn định của doanh nghiệp. Việc quản lý sẽ giúp cho doanh nghiệp có được sự đồng bộ, ổn định trong việc phát triển cũng như thực hiện các nhiệm vụ để đảm bảo tất cả các bộ phận của công ty đều hoạt động tốt.

Ngoài ra, quản lý nhân sự còn giúp cho công ty quản lý giám sát các hoạt động thường ngày của nhân viên, nắm được các quy trình vận động và từ đó để trả thù lao xứng đáng cho người lao động. Bên cạnh đó, bộ phận quản lý còn giúp cho công ty thực hiện các chính sách và phúc lợi bảo hiểm, đảm bảo các quyền lợi cơ bản của nhân viên trong công ty. 

Các doanh nghiệp muốn hoạt động tốt thì phải đảm bảo cho nhân viên của mình thì từ đó năng suất lao động cũng như chất lượng công việc mới có thể tăng được. Và đó chính là vai trò thứ yếu của bộ phận quản lý nhân sự trong doanh nghiệp. 

3. Nhiệm vụ chính của ngành quản lý nhân sự

3.1. Quản lý và xây dựng các chính sách về nguồn nhân lực

Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào thì bộ phận nhân sự cũng sẽ đóng vai trò nòng cốt về việc tuyển dụng những ứng viên phù hợp với doanh nghiệp. Để có thể vận hành bộ máy nhân sự trơn tru và đúng yêu cầu của Nhà nước thì các nhà quản lý cần phải xây dựng những chính sách và kế hoạch nhất quán. 

Bên cạnh đó, cũng sẽ chịu trách nhiệm quản lý, giải quyết các vấn đề xảy ra trong nội bộ doanh nghiệp và giữa các nhân viên với nhau nhằm duy trì mục tiêu hoạt động, văn hóa của doanh nghiệp.

Người học quản lý nhân sự sẽ cần update, bổ sung kiến thức thường xuyên
Người học quản lý nhân sự sẽ cần update, bổ sung kiến thức thường xuyên

3.2. Tuyển dụng nhân sự phù hợp

Tuyển dụng nhân sự là việc đăng tải thông tin tuyển dụng nhân sự của công ty trên các kênh truyền thông, kênh thông tin tuyển dụng, báo chí, mạng xã hội… để thu hút các ứng viên. Tuyển dụng nhân sự bao gồm công đoạn sàng lọc hồ sơ ứng viên, tiếp nhận, phỏng vấn và chọn người cho công ty. Hai công việc này là bắt buộc và không thể thiếu đối với bộ phận nhân sự. 

3.3. Tư vấn, hỗ trợ và phát triển các bộ phận khác của công ty về nhân sự

Đây là nhiệm vụ thường ngày của một nhà quản lý nhân sự, nhằm tư vấn cho các phòng ban về các vấn đề như: nhân viên này có đáp ứng được yêu cầu công việc không? Cần bổ sung thêm nhân lực vào hoạt động của phòng ban không,…? Tất cả những vấn đề này đều được dựa trên sự đánh giá, giám sát của người quản lý, để đảm bảo rằng bộ máy của công ty sẽ hoạt động một cách suôn sẻ nhất. 

3.4. Giám sát, kiểm tra, đánh giá năng lực nhân sự

Khi những chính sách nhân sự đã được đề ra thì việc tiếp theo của người quản lý nhân sự là kiểm tra, đánh giá hoạt động các bộ phận, việc tuân thủ các chính sách hay các chương trình đào tạo nhân sự. Bên cạnh đó, người quản lý cần phải có những đánh giá cụ thể về từng nhân sự của mình, đưa ra những điểm mạnh và điểm yếu của nhân viên và đề ra mục tiêu phù hợp với công ty.

3.5. Chấm công và tính tiền lương 

Theo dõi việc chấm công hàng ngày của nhân viên cũng là một công việc của bộ phận quản lý nhân sự. Mặc dù với công nghệ hiện đại, việc chấm công và tính lương nhân viên đều được phần mềm quản lý nhân sự thực hiện, người quản lý nhân sự không cần phải chấm công một cách thủ công. Tuy nhiên, việc kiểm tra, đối chiếu và tổng hợp lại các số liệu cũng cần phải có bộ phận nhân sự. 

4. Ngành quản lý nhân sự sau khi ra trường làm vị trí gì?

Trong ngành quản trị nhân sự sẽ có nhiều bộ phận cũng như vị trí công việc khác nhau. Những vị trí công việc phổ biến nhất trong ngành quản trị nhân sự như:

  • Giám đốc nhân sự : Là người có vị trí cao nhất trong ngành, chịu trách nhiệm giám sát và theo dõi các khía cạnh về nguồn nhân sự trong công ty. Ngoài ra còn là người phê duyệt đề án, xây dựng kế hoạch và đưa ra những quyết định quan trọng.
  • Trưởng phòng nhân sự: Đây là người sẽ lập ra các kế hoạch, tiến hành đào tạo và điều phối các vị trí phù hợp cho nhân viên trong công ty. Ngoài ra họ còn trực tiếp trong việc giám sát tuyển nhân viên, tham gia vào các cuộc họp quan trọng của công ty. 
  • Nhân viên quản trị hành chính: Là người đảm nhận việc quản lý và phân phối các hồ sơ cũng như dữ liệu và nhân lực của cả công ty.
  • Chuyên biên tuyển dụng: Là người trực tiếp phỏng vấn các ứng viên, tiếp cận các ứng viên tài năng và là cầu nối giữa người tuyển dụng và ứng viên. 
  • Chuyên viên đào tạo và phát triển: Là người tạo ra và tổ chức các chương trình huấn luyện, đào tạo bộ phận nhân viên thử việc hoặc thực tập trong công ty. 
Bạn có thể làm nhiều vị trí khác nhau sau khi tốt nghiệp
Bạn có thể làm nhiều vị trí khác nhau sau khi tốt nghiệp

5. Những kỹ năng cần thiết phải có để làm việc trong ngành

  • Kỹ năng chuyên môn 

Nhà quản lý nhân sự cần có các kỹ năng chuyên môn đặc trưng, tiêu biểu​​ như: dự đoán trước nhu cầu tuyển dụng, hoạch định nguồn nhân lực, khai thác được các điểm mạnh của ứng viên,  tổ chức buổi phỏng vấn, xây dựng hệ thống thông tin nội bộ hai chiều, hướng dẫn nhân viên mới hòa nhập công ty,… 

Việc nâng cao kỹ năng chuyên môn là rất quan trọng và không bao giờ là vô ích, nếu bạn có năng lực thực sự thì môi trường làm việc này nhất định sẽ phù hợp với bạn. 

  • Kỹ năng nhân sự

Các kỹ năng nhân sự bao gồm có: chiến lược dài hạn quản lý nhân sự, kế hoạch về phát triển nguồn nhân lực, thiết kế và tổ chức bộ máy nhân viên, các khoản lương bộ và phúc lợi cho nhân viên. 

  • Kỹ năng làm việc

Kỹ năng làm việc trong ngành này khá đa dạng, tuy nhiên bạn phải nhớ rằng, trong ngành này chủ yếu là “ lo phần cho người khác” từ tất tần tật về phúc lợi, lương bổng, hướng dẫn nhân viên, sắp xếp nhân viên đều do bộ phận quản trị nhân sự đảm nhiệm. 

  • Kỹ năng giao tiếp

K Bạn phải có cho mình kỹ năng giao tiếp nhạy bén, xử lý khéo léo tình huống, nhìn mặt đoán ý và hiểu rõ tính cách của từng nhân viên trong công ty. Luôn sẵn sàng và niềm nở mỗi khi nhân viên gặp khó khăn hay cần đến sự giúp đỡ. 

  • Biết xử lý đúng đắn, lịch sự, hài hoà với mọi người 
  • Luôn giữ cho mình một phong thái và giọng nói phải tự tin
  • Nhanh nhạy, hiểu biết rộng về xã hội thích ứng được với mọi hoàn cảnh
  • Khả năng chịu áp lực cao

Ở bất kể một vị trí quản lý nào, bạn sẽ đều phải chịu những áp lực trong công việc. Nếu bạn không rèn luyện kỹ năng này, những áp lực mà bạn gặp phải còn tăng hơn gấp nhiều lần.

  • Kỹ năng giải quyết vấn đề

Giải quyết vấn đề là nhìn nhận và phát hiện ra vấn đề để nhanh chóng giải quyết và đưa ra những hướng đi đúng đắn. Điều này sẽ giúp cho công ty vượt lên các đối thủ cạnh tranh. 

  • Kỹ năng lắng nghe

Để phát triển các kiến thức của mình đòi hỏi bạn phải có kỹ năng lắng nghe, nghe nhiều hơn nói để có thể hiểu được nhân viên của mình, từ đó đưa ra những phương án giải quyết phù hợp với từng tình hình. 

Để trở thành nhà quản trị nhân sự giỏi, bạn cũng cần học hỏi nhiều kỹ năng
Để trở thành nhà quản trị nhân sự giỏi, bạn cũng cần học hỏi nhiều kỹ năng
  • Kỹ năng đọc vị tâm lý

Khi tuyển dụng thì điều mà bạn cần quan tâm đó chính là làm chủ được tình hình và nắm được ứng viên. Vì thế nên kĩ năng đọc vị tâm lý là vô cùng quan trọng, có được kỹ năng này bạn mới có thể dễ dàng tiếp cận và hiểu được ứng viên của mình.

6. Ngành quản lý nhân sự thì nên theo học trường nào?

6.1 Top 3 trường tại Hà Nội 

  • Đại Học Kinh Tế Quốc Dân: Đây là một trong những trường đào tạo về kinh tế hàng đầu tại Việt Nam. Về ngành quản lý nhân sự thì hàng năm trường sẽ chỉ lấy chỉ tiêu khoảng 120 sinh viên, với các khối dự thi là A00, A01, D01, D07. 
  • Đại Học Công nghiệp Hà Nội: Đây là trường công lập, các chương trình đào tạo là: hệ đào tạo đại học, sau đại học, liên thông và cao đẳng. Các khối có thể đăng ký vào ngành quản lý nhân sự là A00, A01, D01 với chỉ tiêu hàng năm khoảng 120 sinh viên.
  • Đại Học Thương Mại: Với bề dày về thành lập và phát triển, đây là một trong những trường đứng đầu chuyên ngành quản lý nhân sự. Các khối ngành học có thể nộp đơn nguyện vọng ngành quản lý nhân sự tại trường là A00, A01, D01, D07.

6.2 Top 3 trường tại HCM 

  • Trường ĐH Kinh tế TPHCM: Đây là một trong những trường chuyên đào tạo về các nhóm ngành kinh tế, được đánh giá là một trong những trường top tại miền Nam. Chỉ tiêu tuyển sinh của trường chỉ khoảng 100 sinh viên, với các khối ngành học là A00, A01, D01, D07. 
  • Trường ĐH Mở TPHCM: Đây là trường đại học công lập, tổ chức các chương trình đào tạo đa dạng: Đại học – Tại chức – Văn bằng 2 – Liên thông – Liên kết nước ngoài. Các khối có thể đăng ký ngành quản lý nhân sự là A00, A01, D01, D07.
  • Trường ĐH Tôn Đức Thắng: Đây là một trong những trường được nhiều sinh viên lựa chọn bởi cơ sở vật chất hiện đại, chương trình đào tạo chuẩn quốc tế. Chuyên ngành Quản lý nhân sự sẽ nằm trong nhóm ngành Quản trị kinh doanh và khối có thể thi ngành này là A00, A01, D01, D07.

7. Học ngành quản lý nhân sự “Nên” hay “Không Nên”?

Ngành quản trị nhân sự là một ngành rất hot trong thời gian gần đây. Khi học ngành này bạn sẽ có có rất nhiều cơ hội việc làm sau khi ra trường. Cụ thể như, đối với sinh viên mới tốt nghiệp bạn hoàn toàn có thể ứng tuyển vào những vị trí công việc như nhân viên tuyển dụng, quản lý dự án,… 

Theo thông tin thống kê cho thấy nhu cầu nhân lực với ngành này hiện nay cũng vô cùng cao. Thực tế thì ngành này cần rất nhiều nhân lực, đặc biệt là nhân lực có chuyên môn và trình độ cao. Theo đánh giá của nhiều sinh viên cũng là một ngành không quá khó và phù hợp với hầu hết các đối tượng học sinh, sinh viên. Chỉ cần bạn không ngại khó, ngại khổ và nghiêm túc rèn luyện học tập thì sẽ không có gì là quá khó khăn cho bạn cả. 

Đặc biệt, ngành học này được đánh giá mang lại thu nhập ổn định và có cơ hội thăng tiến cao, giúp cho bạn có những mối quan hệ tốt và mở rộng được thế giới quan của mình. Vì thế nên mình tin rằng đây sẽ là một ngành đáng học và đáng trải nghiệm cho các bạn sinh viên. 

Tùy theo định hướng nghề nghiệp của bản thân mà bạn có thể quyết định học nhân sự hoặc không
Tùy theo định hướng nghề nghiệp của bản thân mà bạn có thể quyết định học nhân sự hoặc không

8. Mức lương của vị trí quản lý nhân sự là bao nhiêu?

Tùy theo vị vị trí công việc cũng như thời gian làm tại công ty mà bạn sẽ có những mức lương khác nhau. 

  • Giám đốc nhân sự:  Vị trí này đòi hỏi bằng cấp cao và có kinh nghiệm từ 10-30 năm vì thế nên mức lương sẽ đạt từ 30-100 triệu/ tháng
  • Trường phòng: Yêu cầu của vị trí này là tốt nghiệp cử nhân các chuyên ngành liên quan và kinh nghiệm từ 8-10 năm. Mức lương sẽ dao động từ 20- 40 triệu/ tháng. 
  • Giám sát nhân sự: Vị trí này thường sẽ là cử nhân, thạc sĩ với kinh nghiệm 2-5 năm, mức lương từ 10-30 triệu đồng/ tháng
  • Chuyên viên nhân sự: Mức lương từ 5- 15 triệu. tháng
  • Quản lý, trợ lý: Mức lương dao động từ 5-10 triệu/ tháng. 

9. Kết luận 

Trên đây là những chia sẻ của MISA AMIS về ngành quản lý nhân sự. Hi vọng thông qua bài viết này bạn sẽ có cho mình những kiến thức bổ ích về ngành học này và đưa ra được cho bản thân những lựa chọn đúng đắn nhất nhé

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 3 Trung bình: 5]