Brand character là gì? Các bước Marketing cho brand character

28/12/2022
1407

Brand character thường đại diện cho cá tính hay tính cách riêng của doanh nghiệp. Vậy Brand character là gì? Cùng MISA AMIS tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

I. Brand character là gì?

Brand character hay nhân vật thương hiệu được xem là cá tính đại diện cho một thương hiệu. Mục tiêu của xây dựng brand character là biến nó trở thành một nhân vật đại diện giúp cho thương hiệu trở nên nổi bật và khắc sâu trong tâm trí khách hàng. 

Brand character phải nhất quán trên tất cả các kênh và là duy nhất đối với một thương hiệu. Điều quan trọng là tránh các nhân vật mang tính biểu tượng chung chung, vì những linh vật này sẽ khiến người tiêu dùng dễ nhầm lẫn với các doanh nghiệp, tổ chức khác. Qua đó không để lại ấn tượng mạnh mẽ giúp họ ghi nhớ cá tính thương hiệu.

Và vì vậy, một brand character nhàm chán sẽ không giúp doanh nghiệp nổi bật hơn so với đối thủ.

>> Xem thêm: Branding marketing là gì? Cách làm Branding Marketing hiệu quả

II. Một vài ví dụ về brand character

Snoo của Reddit

Nhân vật ngoài hành tinh Snoo của Reddit có thể được tìm thấy trên khắp trang web của mạng xã hội này và thậm chí còn có thread riêng về chúng. Nhân vật người ngoài hành tinh không giới tính và không màu sắc đại diện cho công ty và đối tượng mục tiêu của nó đó chính là tất cả mọi người.

Reddit thu hút mọi người và phục vụ như một diễn đàn, nơi người dùng từ bất kỳ nền tảng nào có thể chia sẻ tin tức, sở thích của họ cũng như các loại nội dung khác và tổ chức các cuộc thảo luận về bất kỳ chủ đề nào. Đó là trung tâm Internet dành cho “người thường” (tất nhiên là còn cả với người ngoài hành tinh) và Snoo phản ánh điều đó.

Snoo của Reddit
Snoo của Reddit

Larry the Bird của Twitter

Có vẻ phù hợp khi một trang web có tên Twitter chọn một chú chim cho đặc điểm thương hiệu của họ. Larry the Bird được đặt theo tên của cầu thủ bóng rổ Larry Bird, vì người đồng sáng lập Biz Stone là fan hâm mộ Celtics.

Mặc dù nhỏ bé nhưng chú chim nhỏ màu xanh này đã thành công trong việc xây dựng cá tính thương hiệu của Twitter. Chính vì thế, người dùng không cần phải nhìn thấy tên thương hiệu mới biết được đó là Twitter.

Đọc thêm: Chiến lược mở rộng thương hiệu Brand Extensions là gì?

III. Lợi ích của brand character trong marketing

Xây dựng một brand character có nhiều lợi ích cho bất kỳ công ty nào. Các nhà tiếp thị sẽ xem xét để tạo một gương mặt quen thuộc giúp khách hàng mục tiêu liên tưởng tới thương hiệu. Những ưu điểm khác của brand character có thể kể tới:

  • Giúp xây dựng kết nối cảm xúc với khách hàng. Nếu nhân vật của doanh nghiệp được xây dựng dựa trên câu chuyện bài bản, khán giả cũng sẽ dành những cảm xúc nhất định trong quá trình phát triển nhân vật này.
  • Làm cho thương hiệu trở nên sống động, dễ nhớ và khắc sâu trong tâm trí khách hàng. Khách hàng có thể nhìn thấy chính họ hoặc những thách thức của họ trong brand character của thương hiệu.
  • Phân biệt thương hiệu với các đối thủ cạnh tranh. Các công ty khác có thể cung cấp dịch vụ tương tự, nhưng với brand character thì không thể sao chép.

 

IV. Các bước Marketing cho Brand character

Bước 1: Chọn nhân vật phù hợp

Thông thường có 3 loại nhân vật chính như sau:

Nhân vật con người

Nhân vật con người đại diện cho một người ngoài đời thực, như Đại tá Sanders, người sáng lập KFC. Tuy nhiên không vì vậy mà brand character chỉ bó buộc duy nhất vào một nhân vật được lấy cảm hứng từ thực tế. Thực chất các thương hiệu có thể xây dựng một nhân vật hư cấu, đó có thể là một siêu anh hùng, chẳng hạn như Mr. Clean.

Nhân vật động vật

Động vật thường được sử dụng rộng rãi trong việc xây dựng brand character. Một trong số lý do phổ biến khiến nhiều thương hiệu lựa chọn hình ảnh động vật làm brand character có thể nói tới mối liên hệ đặc biệt giữa chúng và sản phẩm (chẳng hạn như bò và sữa). 

Ngoài ra, lý do chính mà doanh nghiệp chọn động vật làm brand character là bởi vì các đặc điểm nguyên mẫu của chúng (ví dụ: con mèo duyên dáng, con chó vui tươi và trung thành).

Nhân vật vật thể

Nhân vật vật thể có thể được chia thành hai nhóm:

  • Trong nhóm đầu tiên, đối tượng được sử dụng để xây dựng cơ thể của nhân vật, chẳng hạn như nhân vật Michelin được chế tạo từ lốp xe.
  • Trong nhóm thứ hai, đối tượng được thương hiệu khéo léo đưa vào cuộc sống hàng ngày của người tiêu dùng giống như Spokescandies của M&M.
Chọn nhân vật phù hợp
Chọn nhân vật phù hợp

Bước 2: Suy nghĩ về tính cách brand character

Không đơn giản như nhiều người nghĩ, linh vật thương hiệu không chỉ đóng vai trò đứng cạnh logo thương hiệu để lấp đầy khoảng trống trên các ấn phẩm của doanh nghiệp. 

Ngày nay với sự phát triển mạnh mẽ của nền tảng số, brand character được xây dựng một cách sống động hơn bao giờ hết, thậm chí chúng có thể tương tác trực tiếp với khán giả của mình.

Chính vì vậy, việc thiết kế nên cá tính riêng cho brand character là điều cực kỳ cần thiết, và các nhà tiếp thị nên chú tâm hơn trong công việc này.

Để xây dựng một cá tính rõ nét cho nhân vật, và tránh bị nhạt nhoà so với đối thủ cần phải lên kế hoạch rõ ràng, tuy nhiên hãy cố gắng đơn giản hoá nó hết sức có thể. Một số câu hỏi dưới đây có thể giúp thương hiệu định hình tính cách của linh vật.

Câu hỏi đầu tiên các nhà tiếp thị nên tự hỏi mình là brand character sẽ được giao vai trò gì trong doanh nghiệp.

Chuyên gia hay newbie?

Ở vị trí chuyên gia, brand character sẽ là người có kinh nghiệm và có thể dẫn dắt khách hàng tìm hiểu về thị trường cũng như sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp. Các marker có thể sử dụng nhân vật của mình như một chuyên gia trong blog hay thậm chí viết nội dung giống như nội dung được viết bởi nhân vật đó.

Tùy chọn thứ hai là biến nhân vật thành newbie. Điều này đồng nghĩa với việc linh vật đóng vai trò là người mới trong thị trường và họ sẽ tìm hiểu về điều đó cùng với khán giả của doanh nghiệp. Chẳng hạn, các nhà tiếp thị có thể thêm các câu hỏi hoặc nhận xét giống như chúng được nhân vật hỏi, qua đó giúp nội dung mang tính đối thoại hơn.

Ngọt ngào, hài hước hoặc mỉa mai

Brand character cũng cần có tính cách riêng để gây ấn tượng nhất định cho khách hàng. Brand character có thể mang tính cách ngọt ngào – nhân từ và kiên nhẫn. Họ có thể là những người hài hước, giải trí. 

Hoặc doanh nghiệp có thể xây dựng nhân vật theo hướng mỉa mai, hài hước. Tuy nhiên, các marketers cũng nên cẩn thận, bởi chúng ta có thể dễ dàng đi quá giới hạn và khiến những trò đùa đó trở nên khó chịu.

Doanh nghiệp cũng có thể kết hợp nhiều tính cách để làm brand character có nhiều sắc thái và không bị nhàm chán. Nhưng hãy nhớ rằng hành vi của brand character phải nhất quán, điều này giúp khán giả không bị rối trước mỗi lần xuất hiện của nhân vật.

Một ví dụ nổi bật cho brand character nhiều sắc thái có thể kể đến Duolingo. Brand character của Duolingo được biết đến là một chú cú xanh lịch sự, dễ mến nhưng sẵn sàng nổi giận, gắt gỏng khi người dùng lười học. Tính cách đa dạng của chú cú xanh này đã từng là hiện tượng viral marketing, gây được ấn tượng mạnh mẽ với người dùng.

Brand character của Duolingo được biết đến là một chú cú xanh
Brand character của Duolingo được biết đến là một chú cú xanh

Bước 3: Lập kế hoạch chiến lược marketing cho brand character

1. Nghĩ ý tưởng xây dựng câu chuyện về nhân vật của bạn

Xây dựng câu chuyện về nhân vật có thể giúp doanh nghiệp giải quyết vấn đề các kế hoạch nội dung, cũng như cung cấp cho các nhà marketing rất nhiều ý tưởng sáng tạo.

2. Sử dụng brand character trên website

Điểm đầu tiên mà người tiêu dùng chạm tới đó là trang web của doanh nghiệp. Theo đó, các nhà tiếp thị có thể tận dụng điều này, đặt brand character bên cạnh hình ảnh chủ đề trên trang web. 

Tuy nhiên đối với các trang giới thiệu và bán sản phẩm, cần hạn chế việc làm này. Thông thường, chúng ta đều không thích khi ai đó đang cố chào bán sản phẩm, đúng không? Vì vậy, đừng biến nhân vật của mình thành nhân viên kinh doanh, rao bán sản phẩm tới khán giả.

3. Sử dụng nhân vật trong các bài đăng trên blog

Cách tốt nhất để sử dụng brand character là cung cấp cho khán giả những thông tin có giá trị. Ngoài ra, sử dụng hình minh họa liên quan trực tiếp đến nhân vật sẽ làm cho các bài blog trở nên thú vị hơn. Blog BuzzSumo là ví dụ cụ thể sử dụng hình minh họa brand character hiệu quả.

Tuy nhiên, để giảm bớt tối đa ngân sách cho việc thiết kế các ấn phẩm, hình ảnh minh hoạ, hãy lên kế hoạch cho một số tư thế và hành động của nhân vật của mình. Qua đó, các nhà tiếp thị có thể đặt chúng trên các hình ảnh và hình nền khác nhau.

Sử dụng nhân vật trong các bài đăng trên blog
Sử dụng nhân vật trong các bài đăng trên blog

4. Đưa brand character lên mạng xã hội

Tương tự như việc đưa brand character lên blog, doanh nghiệp cũng cần có kế hoạch để đưa brand character tiếp cận mạng xã hội. Trong trường hợp này, các hình ảnh minh họa hoặc meme marketing sẽ dễ dàng viral nếu làm tốt.

Hình ảnh dưới đây là brand character trên mạng xã hội từ The Geico Gecko. Các nhà tiếp thị đã tạo ra chuyên mục “Những suy nghĩ của Geico”, nơi thằn lằn nổi tiếng chia sẻ suy nghĩ của mình với khán giả.

Bước 4: Chọn tư thế, cảm xúc, trang phục,… cho brand character

Cảm xúc

Với tính cách được tạo ra cho nhân vật của mình, cảm xúc nào sẽ phù hợp với chúng? Giả sử doanh nghiệp có một linh vật siêu anh hùng, thì việc khiến anh ấy/cô ấy khóc sẽ không chỉ phù hợp với một số tình huống đặc biệt.

Tư thế và Hành động

Các tư thế và hành động cũng phụ thuộc vào nhân vật và bối cảnh của chúng. Dưới đây là một số ý tưởng.

  • Vẫy.
  • Thích.
  • Giữ một cái gì đó.
  • Đang nói chuyện điện thoại.
  • Làm việc trên máy tính.
  • Đi làm (cầm cặp).
  • Chỉ vào bảng lật/máy tính bảng/máy tính xách tay.

Trang phục

Cũng như logo, nhiều người cho rằng trang phục của nhân vật cần được giữ nguyên nhằm tạo bản sắc riêng cho brand character. 

Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, các nhà tiếp thị có thể thổi làn gió mới vào nhân vật của mình bằng cách thay đổi trang phục của chúng. Điều này cho phép nhân vật có thể linh hoạt trong nhiều bối cảnh khác nhau, đồng thời giúp chúng trở nên sống động hơn bao giờ hết.

Cảnh

Các cảnh có thể xoay quanh câu chuyện về nhân vật của doanh nghiệp, thị trường của bạn, chẳng hạn như đưa nhân vật đi nghỉ hè.

aiMarketing

V. Tổng kết

Brand character làm cho thương hiệu trở nên cá tính, hấp dẫn và bắt mắt hơn. Tuy nhiên, để thành công, doanh nghiệp nên chọn linh vật phù hợp, phát triển nhân vật và biến nó thành một phần trong chiến lược tiếp thị nội dung của mình.

Như vậy, trong bài viết trên MISA AMIS đã cung cấp tới bạn những thông tin chi tiết về brand character. Qua đó, đưa ra các bước Marketing cho brand character hiệu quả nhất cho doanh nghiệp. Hy vọng những thông tin này mang đến kiến thức hữu ích giúp doanh nghiệp triển khai hiệu quả brand character.

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 1 Trung bình: 5]
Hà Nguyễn
Tác giả
Trưởng phòng Inbound Marketing viện MIBI MISA
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả