9 kỹ thuật gọi điện thoại chào hàng hiệu quả cao cho doanh nghiệp

22/11/2022
657

Ngày nay, hình thức chào hàng qua điện thoại (Cold call) của các doanh nghiệp đang trở nên khó khăn và ít hiệu quả hơn. Vậy làm thế nào để cải thiện được tình hình này? 

Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ đưa ra một số mẹo và kỹ thuật gọi điện chào hàng hoàn toàn mới và có tỷ lệ thành công cao.

Nguồn: saleshacker.com
Nguồn: saleshacker.com

Trước hết, chúng ta hãy xem qua một ví dụ thường gặp trong thực tế:

“Chào chị XYZ. Tôi là A gọi điện cho chị từ công ty B. Chúng tôi đang sáng tạo các giải pháp giúp quá trình vận chuyển trong kinh doanh đạt năng suất cao hơn. Chị có muốn được tư vấn kỹ hơn về các giải pháp này không?”

Phản ứng ở đầu dây bên kia trước những lời chào hàng như thế này hầu hết thường là cảm thấy đang bị làm phiền và sẽ từ chối không có nhu cầu và cúp máy ngay lập tức.

Tại sao lại như thế?

Bởi vì những cuộc gọi chào hàng như thế này kém chất lượng. Cũng như chính bản thân chúng ta, tất cả mọi người đều không thích các cuộc gọi chào hàng. 

Không ai trong chúng ta muốn bị “mai phục”. Chúng ta không thích bị gọi đến bất ngờ và phải phản hồi lại những cuộc gọi khi chưa sẵn sàng. Thậm chí đối với một số người, họ còn cho rằng các cuộc gọi chào hàng đang xâm phạm đời sống riêng tư của họ. 

Tuy vậy, bất chấp thực trạng đó, trên thực tế chính nhờ những cuộc gọi như thế này mà các doanh nghiệp có thể tạo ra doanh thu bán hàng hàng triệu đô. Vậy điều gì đã giúp những cuộc gọi này hiệu quả và bài học vận dụng cho các doanh nghiệp là gì.

Kỹ thuật gọi điện thoại chào hàng hiệu quả cao cho doanh nghiệp
Kỹ thuật gọi điện thoại chào hàng hiệu quả cao cho doanh nghiệp

I. Cold call – Chào hàng qua điện thoại/Tư vấn giới thiệu sản phẩm là gì?

Chào hàng qua điện thoại hay tư vấn giới thiệu sản phẩm là một hoạt động bán hàng mà các nhân viên kinh doanh tiếp cận và thuyết phục khách hàng tiềm năng một cách chủ động mà không hề có bất kỳ liên hệ nào trước đó. 

Nếu như trước đây, chào hàng hay tư vấn sản phẩm thường chỉ được trình bày thông qua các bài thuyết trình (sales pitch) về sản phẩm dịch vụ, thì ngày nay đã có các công cụ hỗ trợ (ví dụ xác định khách hàng tiềm năng phù hợp,…)  giúp việc chào hàng trở nên thuận tiện và có kết quả cao hơn.

Dù vậy, thử thách lớn nhất trong việc chào hàng vẫn là làm thế nào (thuyết trình bán hàng như thế nào) để thuyết phục một khách hàng khi họ chưa từng nghe đến doanh nghiệp hay các sản phẩm/dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp. 

Và thường thì, mọi người sẽ hay thắc mắc rằng liệu gọi điện chào hàng có phải là một hành vi bất hợp pháp? Câu trả lời là hoàn toàn không. Gọi điện chào hàng không hề trái với quy định của pháp luật. Tuy nhiên, những quốc gia khác nhau sẽ có các điều luật và quy định khác nhau để đặt ra giới hạn về cách thức, thời điểm, và đối tượng mà người bán hàng có thể gọi điện chào hàng.

Tiếp theo, chúng ta sẽ cùng khám phá những kỹ thuật và mẹo gọi điện chào hàng có tỷ lệ thành công cao. Sau đó, chúng ta sẽ thảo luận về những suy nghĩ chưa đúng về các cuộc gọi chào hàng.

II. 9 mẹo và kĩ thuật gọi điện chào hàng

  1. Đón nhận sự từ chối, đừng từ bỏ
  2. Tập trung vào việc không ngừng học hỏi để tiến bộ một cách nhanh chóng, chứ không phải chỉ cố gắng để bán được hàng thật nhanh chóng
  3. Sử dụng các công cụ công nghệ để tối ưu quá trình chào hàng 
  4. Thăm dò, khảo sát để tạo danh sách khách hàng tiềm năng
  5. Xây dựng và áp dụng  kịch bản bán hàng một cách linh hoạt, thể hiện được sự thấu hiểu, đồng cảm với từng khách hàng (như một diễn viên), tránh sự cứng nhắc và lặp lại theo một mô típ
  6. Theo dõi để tìm ra “giờ vàng” gọi điện chào hàng
  7. Đưa ra câu hỏi và dự kiến các bước tiếp theo một cách phù hợp
  8. Học cách để lại các thư thoại hiệu quả
  9. Làm việc theo tiêu chí đảm bảo cả chất lượng lẫn số lượng

1. Đón nhận sự từ chối, đừng từ bỏ

Nguồn: saleshacker.com
Nguồn: saleshacker.com

Từ chối là một phần tất yếu trong tất cả các hoạt động bán hàng từ giai đoạn thăm dò cho đến chốt đơn, dù cho là hình thức bán hàng inbound hay outbound, không một nhân viên kinh doanh nào có thể chốt được 100% đơn hàng từ khách hàng tiềm năng của mình. Sau đây là cách để nhân viên kinh doanh có thể vượt qua nỗi sợ bị từ chối :

#1: Tạo một phòng chat với chủ đề ‘lời khước từ hài hước nhất’ mà ở đó các thành viên đội ngũ bán hàng có thể thi đua để giành giải ‘người nhận được lời từ chối tệ nhất’ mà không phải chỉ là lời từ chối  thông thường như “Không, cảm ơn”.

#2: Nếu khách hàng nói ‘không’ một cách nhẹ nhàng, hãy hỏi tại sao. Bạn hãy thử hỏi lại bằng những câu như sau:

“Cảm ơn chị đã thẳng thắn phản hồi. Điều khó khăn nhất trong công việc của em là không biết mình có thể làm gì để hỗ trợ khách hàng. Để giúp em phát triển hơn trong công việc bán hàng , chị có phiền cho em biết được tại sao sản phẩm, dịch vụ của công ty em lại không phù hợp với chị không?”

Đừng cố gắng bán hàng ở đây, hãy cố gắng học được gì đó.

#3: Tập gọi điện với đồng nghiệp và bảo họ từ chối một cách “thô lỗ” nhất có thể. Và sau đó, mỗi khi nhân viên bán hàng nhận được lời từ chối, hãy nhắc nhở bản thân rằng ít nhất lời từ chối này không tệ bằng cái mà họ đã nghe từ đồng nghiệp!

Nếu khách hàng liên tục nói ‘không’ và bạn không thể nào gỡ bỏ được cảm xúc tiêu cực do nó mang lại, hãy đọc hoặc xem lại những trải nghiệm tốt đẹp  được chia sẻ từ các khách hàng  đã sử dụng và yêu thích sản phẩm, dịch vụ của công ty mình.

Hãy tự nhắc nhở bản thân rằng doanh nghiệp của mình đang cố gắng giúp đỡ mọi người

>> Xem thêm: [10+] Kỹ năng xử lý từ chối giúp tăng cơ hội chốt sale

2. Tập trung vào việc học hỏi để tiến bộ một cách nhanh chóng chứ không phải chỉ cố gắng để bán được hàng

THỬ NGHIỆM

THẤT BẠI

HỌC HỎI

Bạn cần hiểu rằng gọi điện chào hàng không phải là điều có thể học chỉ sau một đêm, vậy nên hãy đặt ra mục tiêu là học thêm một điều gì đó sau mỗi cuộc trò chuyện với khách hàng tiềm năng, dẫu đó có là một trải nghiệm tốt hay xấu.

Dưới đây là một số hướng dẫn nhanh và sơ bộ giúp cho các cuộc gọi chào hàng của doanh nghiệp trở nên tốt hơn:

#1: Hãy bắt đầu đúng theo kịch bản và hãy khoan biến tấu

#2: Tìm ra thời điểm mà doanh nghiệp liên tục bị cắt ngang khi đang trình bày kịch bản (khi khách hàng cắt ngang hơn quá một nửa số lần doanh nghiệp đọc kịch bản đó)

#3: Sửa lại các đoạn trong kịch bản cho đến khi người nghe không còn cắt ngang nữa.

#4: Lặp lại quá trình này cho đến khi doanh nghiệp trình bày được trọn vẹn kịch bản, tức là khi bạn áp dụng được trên 50%  tổng số lần gọi cho khách hàng.

#5: Phân tích các cuộc gọi bán hàng mà bạn đã thực hiện. Cụ thể, hãy lắng nghe thật kỹ càng các câu trả lời của khách hàng tiềm năng. Câu hỏi càng hay, họ sẽ chia sẻ càng nhiều.

#6: Ghi lại những bài học bạn rút ra được vào nhật ký (có thể là một quyển sổ hoặc trên các thiết bị điện tử) để bạn nhớ rằng mình đã thu được bao nhiêu kết quả tốt thông qua bài học từ những thất bại.

#7: Chia sẻ những bài học của bản thân với quản lý và các nhân viên bán hàng khác, những người đang gặp khó khăn tương tự.

Khi đặt ra các kỳ vọng một cách đúng đắn và liên tục học hỏi, bạn có thể nhanh chóng đạt được nhiều kết quả tốt đẹp so với những nhân viên khác. 

3. Sử dụng các công cụ công nghệ để tối ưu quá trình chào hàng

Hiện nay, có rất nhiều công cụ bán hàng dành cho các nhân viên kinh doanh, giúp loại bỏ bớt các thao tác bán hàng kém hiệu quả và nhàm chán.

Dưới đây là một số công cụ được ưa thích:

ConnectAndSell

Công cụ này giúp doanh nghiệp không phải thực hiện những thao tác thủ công  khi gọi điện chào hàng (quay số bằng tay, chuyển tiếp cuộc gọi, đợi kết nối, lên lịch theo dõi, …). Thông qua công cụ này, bạn sẽ ngay lập tức có được các cuộc trò chuyện trực tiếp với khách hàng tiềm năng khi họ bắt máy.

Outreach

Sản phẩm của Outreach liên tục được cải thiện để đáp ứng nhu cầu của các team bán hàng hiện đại, đặc biệt dịch vụ cũng như chất lượng hỗ trợ khách hàng của thương hiệu này là không có đối thủ. Công cụ này có ích trong nhiều công việc của bạn, bao gồm hỗ trợ trọn bộ chuỗi quy trình quản lý (điện thoại, email marketing, SMS, và mạng xã hội,…).

DiscoverOrg

Về cơ bản, thương hiệu này có các tiêu chuẩn vàng về các tổ chức và danh sách dữ liệu. Họ cũng cung cấp những hiểu biết về kích mua (buying triggers) mà thông thường sẽ khiến doanh nghiệp tốn hàng giờ để nghiên cứu.

Nextiva

Một lựa chọn tuyệt vời nếu doanh nghiệp cần một hệ thống điện thoại VoIP dễ dàng thiết lập, gọn nhẹ và đáng tin cây.

MISA AMIS aiMarketing

MISA AMIS aiMarketing là bộ công cụ marketing hợp nhất trên cùng một nền tảng do Công ty Cổ phần MISA nghiên cứu & phát triển. Với MISA AMIS aiMarketing người làm marketing có thể thiết kế landing page, thực hiện các chiến dịch email marketing, tạo form, CTA, đo lường hiệu quả chiến dịch,… 

Tính năng nổi bật trên AiMarketing bao gồm:

  • Báo cáo doanh thu, chi phí marketing
  • Gửi email marketing hàng loạt
  • Dựng landing page
  • Workflow
  • Lưu trữ data tập trung và chuyển tự động cho sale

4. Thăm dò, khảo sát để tạo danh sách khách hàng tiềm năng

Nguồn: saleshacker.com
Nguồn: saleshacker.com

Gánh nặng đối với doanh nghiệp chính là xây dựng danh sách khách hàng tiềm năng nhất để gọi điện, cũng như không phải phí hoài thời gian cho những cuộc gọi mà qua đó doanh nghiệp mới xác định được người nghe máy có cần đến dịch vụ của mình hay không.

Bạn sẽ ít bị từ chối hơn nếu bạn biết rõ về đối tượng mà mình tiếp cận. Hãy đảm bảo rằng bạn chỉ đang bổ sung vào danh sách khách hàng tiềm năng của mình những công ty hay các mối liên hệ mà bạn tin rằng mình có thể bán hàng cho họ.

>> Xem thêm: Chân dung khách hàng tiềm năng của 30 ngành hàng hot nhất

Những đặc điểm phổ biến của các công ty mà bạn cần xác định:

  • Lĩnh vực
  • Quy mô (doanh thu, số lượng nhân viên, địa chỉ)
  • Địa lý
  • Các công nghệ liên quan

Những đặc điểm phổ biến của các mối liên hệ mà bạn cần làm rõ:

  • Vai trò/chức vụ
  • Công cụ họ sử dụng để thực hiện công việc
  • Người mà họ cần báo cáo lên
  • Ai báo cáo cho họ

Dựa vào những tiêu chí trên, bạn có thể nhanh chóng xác định đâu là đối tượng khách hàng tiềm năng phù hợp mà bạn có thể gọi điện chào hàng và tư vấn giới thiệu sản phẩm. Điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian và tăng tỷ lệ thành công lên. 

5. Xây dựng và áp dụng kịch bản bán hàng một cách linh hoạt

Kịch bản bán hàng cần linh hoạt và thể hiện được sự thấu hiểu, đồng cảm với từng khách hàng (như một diễn viên), tránh sự cứng nhắc và lặp lại theo một mô típ. 

Nguồn: saleshacker.com
Nguồn: saleshacker.com

Gọi điện chào hàng chính là một màn trình diễn. Bạn nên cố gắng rèn luyện để có thể “biểu diễn” một cách điêu luyện như là một diễn viên.

Các diễn viên sử dụng kịch bản cho phần lớn công việc của mình và dù vậy, gần như các chương trình truyền hình hay phim ảnh đều tràn ngập cảm xúc thực sự, không gây ra cảm giác nhàm chán hay khô cứng. 

Tóm lại, tận dụng kịch bản để thực hiện những cuộc gọi chào hàng là điều cần thiết tuy nhiên không nên áp dụng một cách máy móc, cần vận dụng một cách linh hoạt, phù hợp với từng khách hàng.

Cách tận dụng tối đa các kịch bản gọi điện chào hàng (có ví dụ)

Bước #1: Đầu tiên, hãy học thuộc đoạn giới thiệu và giá trị mà sản phẩm, dịch vụ doanh nghiệp bạn cung cấp sẽ mang lại. Nếu bạn biết cách diễn giải mình là ai và tại sao khách hàng nên quan tâm để sản phẩm, dịch vụ, bạn sẽ có thể tùy biến với các cuộc hội thoại mà không bị đi chệch hướng với kịch bản. 

“Xin chào, Em là A đến từ Công ty XYZ. Em gọi điện để hỏi thăm liệu em có thể xin phép hỗ trợ thêm cho đội ngũ của Anh/chị về việc sử dụng dữ liệu bán hàng hiện có để chốt được nhiều đơn hàng hơn không.”

Bước #2: Tiếp đến, hãy viết ra những câu hỏi mở để giúp bạn “giải vây” khi các cuộc hội thoại đi vào bế tắc. Khi đưa ra những câu hỏi như vậy, bạn cần phải sẵn sàng lắng nghe, và tập trung vào những chia sẻ, phản hồi từ khách hàng.

“Khi thành viên trong đội ngũ của bạn  chốt được đơn, các bạn thường sẽ làm gì để tận dụng thành công đó và chốt đơn tiếp theo?”

Bước #3: Sau đó, hãy đưa ra những câu trả lời rõ ràng cho những lời từ chối thường gặp. Nếu đó là lần đầu tiên bạn làm quen với gọi điện chào hàng, bạn sẽ không thể nào thực hiện xuất sắc được việc này  một cách nhanh chóng, vậy nên hãy viết câu trả lời ra từng từ một.

Mẫu từ chối: 

“Ngoài phễu dữ liệu ra hiện chúng tôi còn tập trung vào những thứ khác nữa. Tôi và đội ngũ của mình vẫn đang làm việc rất tốt. Vậy nên hiện chúng tôi vẫn ổn, cảm ơn.”

Mẫu trả lời:  

“Đây chính là lúc đội ngũ của bạn cần đến các phân tích chi tiết hơn về những trường hợp chốt đơn thành công hoặc thất bại. Chúng tôi sẽ cung cấp một bản phân tích về tất cả những bài mở đầu giới thiệu sản phẩm dựa vào doanh thu mà các bài giới thiệu này mang lại. Toàn bộ team của bạn sẽ có thể tối đa hóa các cuộc gọi và nội dung email, khiến cho phễu vận hành nhanh gấp 2 đến gấp 5 lần.”

Bước #4: Cuối cùng, hãy luyện tập hết mình

Hãy nhờ ai đó đóng vai khách hàng và nếu người tập gọi điện ở chung một chỗ với người đóng vai, hãy nhắm mắt lại để chỉ còn nghe thấy giọng đối phương.. 

Hãy yêu cầu người đóng vai gia tăng mức độ kháng cự trong kịch bản một cách từ từ. Hãy bắt đầu ở mức khách hàng không từ chối và hoàn thành quá trình này bằng cách vượt qua từng cấp độ kế tiếp. Sau đó giải quyết từng từ chối nhỏ có sẵn mà doanh nghiệp đã chuẩn bị kịch bản ứng phó.

Cuối cùng, người bán hàng nên luyện tập giải quyết các từ chối thẳng thắn như “tôi không quan tâm”, và những lời từ chối nhằm kết thúc cuộc gọi như “chỉ cần gửi tôi email”.

Với chỉ mỗi mẹo này thôi đã giúp bạn có thể nhanh chóng cải thiện khả năng chào hàng của mình.

>> Xem thêm: 3 mẫu kịch bản bán hàng qua điện thoại đỉnh cao giúp tăng cơ hội chốt sale

6. Theo dõi để tìm ra “giờ vàng” gọi điện chào hàng

Nếu bạn gọi cho các khách hàng tiềm năng mà không có một lịch gọi cụ thể trong khoảng từ 9 giờ sáng đến 5 giờ chiều mỗi ngày, bạn đang đánh mất cơ hội của mình.

Bằng cách theo dõi các thời điểm khi nào những khách hàng tiềm năng có thể có thời gian, và khi nào họ có khả năng nói chuyện với bạn nhất, lúc đó chính là thời điểm thích hợp để bạn tập trung và thực hiện các cuộc gọi điện chào hàng.

#1: Hãy xem bảng ghi chép hoạt động của các khách hàng mục tiêu đã từng mua hàng trước đây. Vào những ngày nào thì họ có khả năng trả lời điện thoại nhất? Bạn cần dành thời gian vào những ngày đó và tập trung vào những đối tượng tiềm năng chất lượng cao.

Bạn cũng có thể xem qua thời điểm trong ngày mà các khách hàng tiềm năng có khả năng trả lời điện thoại cao nhất.

Gợi ý: InsideSales phát hiện ra rằng thứ Tư và thứ Năm là những ngày tốt nhất để có thể nói chuyện với khách hàng ngay từ lần quay số đầu tiên. Hãy nhớ rằng những người khác cũng đã biết về điều này rồi, vậy nên bạn phải tự tìm ra thời điểm phù hợp nhất cho mình.

#2: Chia nhỏ thời gian thành các giai đoạn “phòng thủ” hay “tấn công”

Hầu hết các khách hàng tiềm năng đều đang ở văn phòng từ khoảng 9 giờ sáng đến 5 giờ chiều, và nghỉ trưa đâu đó khoảng từ 11 giờ 45 đến 1 giờ 15. Bên cạnh đó, mọi người thường có xu hướng trả lời điện thoại khi họ không phải chú tâm vào công việc. Vậy nên, gọi điện vào khung giờ nghỉ trưa, hoặc gần cuối ngày sẽ giúp doanh nghiệp cải thiện tỷ lệ kết nối.

Hãy tìm ra những thời điểm mà bạn có thể nói chuyện với khách hàng nhiều nhất và tập trung hết sức vào việc kết nối với những khách hàng tiềm năng chất lượng nhất trong khoảng thời gian đó. Hãy sử dụng thời gian còn lại cho việc lên kế hoạch, chuẩn bị, viết các chuỗi hội thoại mới, và chỉnh sửa kịch bản.

Nguồn: saleshacker.com
Nguồn: saleshacker.com

7.  Đưa ra câu hỏi và dự kiến các bước tiếp theo một cách phù hợp

Bạn không nên gọi điện chào hàng để chốt đơn – vì đây chưa phải là lúc làm việc đó. Nhưng bạn vẫn cần phải đưa ra câu hỏi trong khi nói chuyện với khách hàng. Khi đó, bạn hãy đề xuất các bước hành động tiếp theo để cả bạn và khách hàng tiềm năng đều thấy hợp lý về cách tiến triển của quá trình.

Khách hàng tiềm năng không muốn bị dắt mũi trong suốt quá trình bán hàng nên bạn sẽ đạt được kết quả tốt hơn nếu biết cách thể hiện rằng bạn chỉ đang cố gắng để hỗ trợ họ giải quyết các vấn đề trong công việc hay cuộc sống.Bạn cần có được sự đồng ý của khách hàng tiềm năng trước khi chuyển qua  bước kế tiếp và thậm chí là để họ điều chỉnh hay đưa ra phản hồi sớm. Điều này có thể  mang đến sự khác biệt to lớn trong quá trình chốt đơn.

Going.io phát hiện rằng những người bán hàng với tốc độ chốt đơn cao nhất dành 53% thời gian hoặc hơn nữa để thảo luận với khách hàng về các bước kế tiếp trong quá trình mua hàng.

Nguồn: saleshacker.com
Nguồn: saleshacker.com

>> Xem thêm: Trọn bộ kiến thức về Telesale – bán hàng qua điện thoại

8. Học cách để lại thư thoại hiệu quả

Trung bình có đến 90% các cuộc gọi chào hàng trở thành tin nhắn thoại.

Dẫu đó có thể không phải là trường hợp bạn đang gặp phải nhưng nói chung, rất hiếm khi khách hàng tiềm năng bắt máy ngay, đúng vậy chứ? Thế nên hãy học nghệ thuật để lại thư thoại mà chúng tôi đề xuất sau đây.

Đầu tiên, hãy quyết định chiến lược mà bạn sẽ sử dụng để nắm bắt sự quan tâm của khách hàng qua thư thoại. Hãy nhớ rằng, mục đích của chúng ta không phải là để bán hàng thông qua tin nhắn, mà là để kích thích sự tò mò của khách hàng đủ để họ gọi lại cho bạn.

Nguồn: saleshacker.com
Nguồn: saleshacker.com

Cách để lại thư thoại giúp doanh nghiệp thu hút được sự chú ý của khách hàng tiềm năng

Bước #1: Quyết định xem bạn muốn khách hàng tiềm năng biết gì sau khi nghe tin nhắn của mình? Rằng bạn có thể giúp họ giải quyết vấn đề mà họ đang gặp phải? Hay có thể chỉ đơn giản là bạn muốn khách hàng biết về công ty.

Bằng cách chọn loại tin nhắn để gửi đi, bạn có thể tránh được việc để lại những thư thoại dông dài, gây phiền phức cho khách hàng. Đây cũng là khởi đầu, là bước đệm để bạn có thể dễ dàng để lại tin nhắn thứ hai, thứ ba, (hoặc thứ n) khi muốn nói thêm những thứ liên quan khác cho khách hàng.

Bước #2: Tiếp đến, hãy viết thành kịch bản. Bạn nên có sẵn các kịch bản và mỗi kịch bản đưa ra những thông điệp cụ thể khác nhau.

Ví dụ, bạn có thể tham khảo những kịch bản sau, đây là những kịch bản đã được chứng minh thường để lại ấn tượng tích cực với khách hàng: 

  • “Em gọi điện vì được đề xuất bởi một người mà Anh/Chị … tin tưởng.”
  • “Em hiểu các thử thách mà Anh/Chị … đang gặp phải, và em tin rằng tôi có thể hỗ trợ Anh/Chị ….”
  • “Em đã từng giải quyết những vấn để mà Anh/Chị … đang gặp cho những người khách trước đây, và em tin rằng em có thể làm được điều đó cho Anh/Chị.”
  • “Em muốn trao đổi  với Anh/chị về một số vấn đề cấp thiết.”

Bước #3: Để lại tin nhắn của bạn. Khi kế hoạch được hoàn thành thì cũng là lúc bạn thực hiện nó. Sau đây là một số lưu ý quan trọng:

  • Nên để độ dài tin nhắn dưới 20 giây
  • Nên sử dụng tông giọng tràn đầy năng lượng, thân thiện, và vui vẻ
  • Nên thêm vào chút cảm giác gấp gáp
  • Nên gọi tên khách hàng tiềm năng và dùng tên của bạn khi nói chuyện
  • Không nên cố gắng bán hàng qua thư thoại.
  • Không nên quá tạo áp lực khi phổ biến cho khách hàng về món hàng, ưu đãi đặc biệt, hay giảm giá.
  • Không nên để lại thư thoại chỉ một lần duy nhất

Bước #4: Đến đây, bạn đã có thể lại cho khách hàng những thư thoại hấp dẫn, hãy đảm bảo rằng bạn luôn theo dõi và tìm ra được kịch bản nào là tốt nhất. Hãy kiểm tra thử vài lần và tiếp tục hoàn thiện chúng.

>> Đọc thêm: Phương pháp bán hàng SPIN Selling: Nghệ thuật đặt câu hỏi khơi gợi nhu cầu của khách hàng

9. Làm việc theo tiêu chí đảm bảo cả chất lượng lẫn số lượng

Các cuộc gọi chào hàng sẽ trở nên hiệu quả nếu bạn theo những phương pháp tốt nhất sau:

  • Nên: Đón nhận sự từ chối một cách vui vẻ thay vì sợ hãi hay thấy ám ảnh
  • Nên: luyện tập, luyện tập, luyện tập
  •  Nên chuẩn bị các câu hỏi hay và chuẩn bị cho những lời phản bác
  • Không nên lãng phí dù chỉ một cuộc gọi cho khách hàng tiềm năng mà dịch vụ của bạn không thể giúp họ
  • Không nên bắt đầu mà không có sự chuẩn bị trước (hãy bám theo kịch bản của bạn!)
  • Không nên dành thời gian cho những công việc không cần thiết hoặc có thể tự động hóa bằng công nghệ
Nguồn: saleshacker.com
Nguồn: saleshacker.com

Bây giờ bạn đã có được tư duy phù hợp, những công cụ hỗ trợ, và những kĩ thuật thích hợp để có thể đảm bảo công việc về mặt chất lượng lẫn số lượng. Đó chính là nơi thành công bắt đầu.

Nguồn: saleshacker.com

Tác giả: Rex Biberston

Dịch giả: Lyn


Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Tuyến Phạm
Tác giả
Giám đốc Kinh doanh tại MISA
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả