Kiến thức 7 Bước bán hàng của người bán hàng chuyên nghiệp

7 bước của quy trình bán hàng chuyên nghiệp là gì? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn một bản kế hoạch gợi ý những việc cần làm để tìm kiếm khách hàng tiềm năng, chốt đơn hàng và giữ chân khách hàng và mở rộng thị phần trong tương lai.

1. Khảo sát kỹ lưỡng trước khi bán hàng

Bước đầu tiên trong bảy bước trong quy trình bán hàng là khảo sát và nghiên cứu thị trường. Trong giai đoạn này, bạn cần tìm kiếm khách hàng tiềm năng và xác định xem họ có nhu cầu về sản phẩm hay dịch vụ của bạn hay không và liệu họ có đủ khả năng chi trả cho những gì bạn cung cấp hay không. Ngoài ra, bạn cũng cần nghiên cứu các sản phẩm cùng loại sẵn có trên thị trường của các đối thủ cạnh tranh để lên kế hoạch bán hàng phù hợp trong

2. Chuẩn bị gì trước khi bán hàng

Giai đoạn thứ hai là lúc bạn chuẩn bị để tiếp cận lần đầu với một khách hàng tiềm năng, sau khi đã nghiên cứu thị trường và thu thập tất cả các thông tin liên quan về sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.

Tại thời điểm này, bạn phát triển bài thuyết trình bán hàng, kịch bản sales của mình và điều chỉnh nó theo nhu cầu cụ thể của từng khách hàng tiềm năng.

3. Tiếp cận khách hàng một cách thông minh

Trong giai đoạn Tiếp cận, bạn tiến hành liên hệ lần đầu tiên với khách hàng. Đó có thể là một cuộc gặp mặt trực tiếp, đôi khi qua điện thoại. Có ba phương pháp tiếp cận phổ biến:

  • Quà tặng: Gây ấn tượng với khách hàng tiềm năng của bạn bằng một món quà nho nhỏ khi bắt đầu tương tác.
  • Đặt câu hỏi: Đặt câu hỏi để thu hút sự tò mò của khách hàng tiềm năng, cũng như nắm bắt thêm thông tin cần thiết.
  • Dùng thử: Cung cấp cho khách hàng tiềm năng một mẫu, dùng thử miễn phí để xem xét và đánh giá dịch vụ của bạn.

4. Giới thiệu thông minh các mặt hàng

Không nên biến cuộc gặp gỡ giới thiệu sản phẩm thành một buổi thuyết trình, trình bày về sản phẩm. Nhân viên bán hàng cần cung cấp cho khách hàng các giá trị lợi ích liên quan tới sản phẩm. Sản phẩm, dịch vụ nên được xuất hiện kèm theo khía cạnh nó sẽ mang lại lợi ích gì cho khách hàng thay vì chỉ nói tới tính năng, đặc điểm, hình thức, chính sách. Trong cuộc trao đổi với khách hàng, bạn nên đưa ra nhiều câu hỏi mở để khách hàng có thể cùng tham gia và đưa ra các ý kiến, thắc mắc, nhận xét riêng.

5. Đàm phán, thuyết phục khách hàng ký kết hợp đồng

Có lẽ bước được đánh giá thấp nhất và thường bị bỏ qua nhất trong bảy bước của quy trình bán hàng đó là đàm phán và xử lý việc chốt đơn. Đây là lúc mà nhiều nhân viên bán hàng thất bại. Bạn cần lắng nghe những mối quan tâm của khách hàng tiềm năng của bạn và giải quyết chúng.

Theo tâm lý và hành vi thông thường, khách hàng sẽ đưa ra ý kiến không đồng ý hoặc không hài lòng nhằm mặc cả về giá hoặc giảm bớt chi phí vận chuyển và dịch vụ liên quan. Một nhân viên bán hàng giỏi là người giữ vững được tinh thần và niềm tin rằng khách hàng tiềm năng sẽ mua hàng. Chính thái độ tự tin này sẽ tác động tích cực tới khách hàng khi đưa ra quyết đinh. Nếu bạn không nghi ngờ hay giấu diếm gì về sản phẩm của mình thì hãy thể hiện điều đó cho khách hàng, khiến họ cảm thấy dù họ mua hay không thì bạn cũng không quá ảnh hưởng.

Thuyết phục khách hàng chính là chìa khoá thành công của kỹ năng bán hàng chuyên nghiệp. Trong lúc giải quyết các khúc mắc của họ hợp tình hợp lý, bạn phải làm tất cả mọi điều để khiến họ thấy sản phẩm của bạn sẽ đáp ứng tốt các nhu cầu của họ và đem lại ích lớn hơn nhiều so với chi phí bỏ ra. Đây chính là bước mang tính quyết định trong chu trình bán hàng nói chung.

6. Chốt đơn và ký hợp đồng bán hàng

Trong bước chốt đơn hàng, bạn nhận được sự đồng thuận của khách hàng để tiến tới giao kết hợp đồng. Tùy thuộc vào doanh nghiệp của bạn, bạn có thể áp dụng một trong ba phương pháp để thực hiện hợp đồng như sau:

  • Cung cấp nhiều lựa chọn thanh toán: Để khách hàng tự do lựa chọn hình thức thanh toán, trả trước hay trả sau, trả toàn bộ hay trả góp, chuyển khoản hay tiền mặt. Việc được quyền tự quyết này sẽ khiến khách hàng cảm thấy được tôn trọng, họ sẽ dễ dàng chấp thuận mua hàng hơn.
  • Chế độ ưu đãi: hãy tặng khách hàng thêm ưu đãi nho nhỏ khi thực hiện mua hàng, chẳng hạn như một tháng sử dụng dịch vụ miễn phí hoặc giảm giá khi mua nhiều, đổi trả, bảo hành.
  • Tạo sự thúc giục: bạn có thể tạo ra sự cấp bách bằng cách giới hạn thời gian hoặc số lượng. Chẳng hạn thông báo rằng thời gian giảm giá chỉ còn 1 tuần, chỉ còn lại 20 sản phẩm v.v

chăm sóc khách hàng

7. Đừng quên chăm sóc sau bán hàng

Cho dù đã chốt đơn hàng và thực hiện giao dịch, công việc của bạn vẫn chưa kết thúc. Giai đoạn chăm sóc khách hàng sau bán hàng nghĩa là bạn vẫn duy trì giữ liên lạc với khách hàng mà bạn đã bán hàng để tư vấn và hỗ trợ. Việc này giúp giữ chân khách hàng, tăng sự trung thành với nhãn hàng và từ đó giới thiệu cho nhiều người dùng khác nữa.

Nhân viên nhớ nhớ quên quên việc chăm sóc khách hàng, doanh nghiệp thử ngay phần mềm chăm sóc khách hàng để bám sát hành trình khách hàng.

Việc giữ chân khách hàng hiện tại ít tốn kém hơn từ 6 đến 7 lần so với việc thu hút những khách hàng mới, nên việc duy trì các mối quan hệ tốt đẹp là chìa khóa để việc kinh doanh bán hàng hiệu quả.

>> Tham khảo: Top 15 phần mềm CRM tốt nhất hiện nay
>> Đọc ngay: Giải pháp hiệu quả gia tăng doanh số bán hàng cho doanh nghiệp

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]