Tốc độ tăng trưởng kinh tế ngày càng mạnh kéo theo đó là tốc độ đô thị hóa không ngừng tăng cao, nhu cầu sử dụng các nguyên vật liệu ngày càng nhiều thế nên kinh doanh ngành vật liệu xây dựng đang được rất nhiều người lựa chọn đầu tư.
Tuy nhiên để có thể thúc đẩy doanh số bán hàng và kinh doanh thành công bạn cần xây dựng một quy trình bán hàng vật liệu xây dựng hiệu quả. Nếu bạn đang có ý định khởi nghiệp kinh doanh vật liệu xây dựng thì đừng bỏ lỡ nội dung bài viết mà MISA AMIS chia sẻ ở bài viết dưới đây nhé!
I. Kinh doanh vật liệu xây dựng gồm những nhóm nào?
Vật liệu xây dựng thường được sử dụng cho mục đích xây dựng các công trình như nhà ở, chung cư, khách sạn,… Vật liệu xây dựng được chia thành 2 nhóm chính bao gồm nhóm vật liệu xây dựng tự nhiên và nhóm vật liệu nhân tạo.
1. Nhóm vật liệu xây dựng nhân tạo
Hiện nay trên thị trường xuất hiện rất nhiều vật liệu xây dựng nhân tạo để phục vụ nhu cầu thị hiếu của khách hàng, cụ thể:
- Bê tông – vật liệu xây dựng tổng hợp được làm từ sự kết hợp của cốt liệu và chất kết dính như xi măng.
- Tấm xốp nhựa – lớp lót cho các vật liệu khác.
- Kính.
- Thạch cao – thường làm tường hoặc trần, có khả năng chịu lực, chống cháy và chịu nhiệt.
- Kim loại: sắt, thép, thép không gỉ, nhôm, đồng, v.v., được sử dụng để làm kết cấu nâng đỡ các công trình xây dựng.
- …..
2. Nhóm vật liệu xây dựng tự nhiên
Một số vật liệu xây dựng tự nhiên thường được sử dụng phổ biến trong các công trình hiện nay như:
- Cát – thường kết hợp với xi măng, vôi để tạo vữa, thạch cao hoặc làm hỗn hợp bê tông.
- Đá, sỏi – có độ bền cao nên thường được sử dụng trong các công trình từ đơn giản đến phức tạp.
- Gỗ, tre, nứa – không quá bền như đá, nhưng có tính thẩm mỹ cao, thân thiện với môi trường.
II. Quy trình bán hàng vật liệu xây dựng
Để có thể có được lượng khách hàng ổn định và kinh doanh vật liệu xây dựng thành công, đòi hỏi bạn phải có những chiến lược kinh doanh cụ thể, điều này cũng giúp bạn có thể cạnh tranh được với các đối thủ xung quanh.
Dưới đây là quy trình bán hàng vật liệu xây dựng mà MISA AMIS chia sẻ, bạn hãy tham khảo để có thể kinh doanh thành công hơn trong lĩnh vực này nhé.
1. Nghiên cứu thị trường mục tiêu trước khi kinh doanh
Nghiên cứu kỹ lưỡng thị trường là một bước cực kỳ quan trọng nếu bạn muốn kinh doanh thành công. Thực hiện nghiên cứu thị trường sẽ giúp bạn thu thập được các thông tin chính xác nhất về đối tượng khách hàng và đối thủ cạnh tranh quanh khu vực bạn kinh doanh.
Đối thủ cạnh tranh
Nghiên cứu đối thủ bạn sẽ biết đối tượng cạnh tranh chính của mình là ai? Họ có những thế mạnh trong lĩnh vực nào? Từ đó bạn có thể nắm bắt được những ưu nhược điểm trong cách quản lý và bán hàng của họ. Bạn có thể lập kế hoạch các chiến lược kinh doanh để cạnh tranh hiệu quả hơn với các đối thủ của mình.
Khách hàng mục tiêu
Trước khi quyết định kinh doanh ngành vật liệu xây dựng bạn cần nắm được nhu cầu sử dụng của khách hàng mục tiêu. Thông thường thị trường vật liệu xây dựng đa phần là phục vụ những khách hàng có nhu cầu xây mới hoặc sửa chữa nhà cửa.
Lúc này nghiên cứu thị trường kỹ lưỡng sẽ giúp bạn xác định được các nhu cầu của người sử dụng và có thể nhập đúng những mặt hàng cần bán, giúp tăng tỉ lệ bán hàng thành công.
2. Lựa chọn địa điểm kinh doanh vật liệu xây dựng
Để các mặt hàng của cửa hàng lưu thông đều đặn và thu được lợi nhuận cao thì vị trí đặt cửa hàng rất quan trọng. Nếu địa điểm kinh doanh ở nơi vắng vẻ sẽ ít người biết đến cửa hàng, còn nếu đặt ở những con đường lớn người qua lại đông đúc thì cũng không hiệu quả.
Thông thường địa điểm kinh doanh vật liệu xây dựng sẽ được đặt ở nơi giao thông thuận lợi bởi đặc thù khối lượng và kích cỡ hàng hóa khá to và nhiều, cần xe chở kích thước lớn. Do đó khi mở cửa hàng vật liệu xây dựng, bạn cần phải rất cẩn thận về vị trí đặt cửa hàng của mình. Điều này chắc chắn sẽ cải thiện đáng kể tình trạng kinh doanh của cửa hàng.
3. Chuẩn bị nguồn vốn đầu tư
Một trong những yếu tố tạo nên sự thành công trong kinh doanh đó là có nguồn vốn lớn mạnh để có thể duy trì và phát triển lâu dài. Kinh doanh vật liệu xây dựng cần có một số vốn lớn và nguồn vốn dự phòng. Tuy nhiên tùy theo quy mô của cửa hàng kinh doanh lớn hay nhỏ mà số vốn lưu động bình quân sẽ khác nhau.
Ở thời điểm hiện tại chưa có nhiều vốn đầu tư, gọi vốn, tìm nhà đầu tư có thể là lựa chọn hợp lý. Trong trường hợp bạn không thể tìm được nhà đầu tư thì có thể huy động nguồn vốn từ nhiều phía như từ gia đình, bạn bè hoặc vay ngân hàng cũng là một phương án được nhiều người mới khởi nghiệp lựa chọn.
4. Lựa chọn nguồn vật liệu xây dựng đảm bảo chất lượng
Khi quyết định mua vật liệu xây dựng người tiêu dùng thường có xu hướng chọn những loại có chất lượng tốt, có độ bền lâu dài, bởi vật liệu xây dựng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự an toàn của con người khi sử dụng để xây dựng các công trình.
Vì vậy nguồn vật liệu xây dựng có đảm bảo chất lượng hay không ảnh hưởng rất nhiều đến việc khách hàng có tiếp tục chọn các sản phẩm bên bạn không. Thế nên để có thể phát triển lâu dài và có chỗ đứng vững chắc trên thị trường, bạn cần cân nhắc nhập nguồn vật liệu xây dựng từ những nhà phân phối uy tín, hoặc có thể hãy nhập hàng trực tiếp từ nhà sản xuất.
5. Đảm bảo giá cả bình ổn theo giá cả thị trường
Giá cả các mặt hàng vật liệu xây dựng thường có nhiều biến đổi lên xuống thất thường, có thể hôm nay giá khác nhưng chỉ mấy ngày sau giá có thể sẽ khác rẻ hơn hoặc đắt hơn. Mặt khác khi mua vật liệu xây dựng người tiêu dùng thường có xu hướng mua số lượng nhiều. Nếu cửa hàng của bạn bán đắt hơn khoảng 2000đ – 3000đ/sản phẩm, nhưng với số lượng nhiều con số chênh lệch sẽ tương đối cao.
Đây cũng là lý do mà khách hàng sẽ lựa chọn những cửa hàng khác thay vì chọn cửa hàng của bạn. Vì thế bạn nên thường xuyên cập nhật giá thị trường để có thể nhập được những mặt hàng có giá tốt nhất và linh hoạt điều chỉnh giá cả để có thể phù hợp với giá của thị trường. Việc cung cấp vật liệu xây dựng chất lượng với mức giá phải chăng làm tăng khả năng thu hút khách hàng mới và giữ chân được những khách hàng cũ.
6. Xây dựng chiến lược tiếp thị bán hàng
Bạn muốn thúc đẩy hoạt động kinh doanh của cửa hàng và đẩy mạnh doanh thu của cửa hàng thì bạn cần lên kế hoạch tiếp cận nhiều khách hàng hơn. Xây dựng một chiến lược tiếp thị vững chắc sẽ giúp bạn tiếp cận được nhiều khách hàng tiềm năng.
Chiến lược marketing sẽ giúp nhiều người biết đến cửa hàng của bạn hơn và tăng tỉ lệ mua hàng nhiều hơn. Hiện nay có rất nhiều phương thức để tiếp thị quảng bá thương hiệu như sử dụng các kênh truyền thông, mạng xã hội hoặc báo chí, tờ rơi,… Tùy theo nhu cầu và điều kiện mà bạn có thể chọn những phương thức quảng bá phù hợp với cửa hàng của mình.
BẤM VÀO ẢNH ĐỂ TẢI 15 quy trình bán hàng chăm sóc khách hàng cho doanh nghiệp
III. Tổng kết
Để kinh doanh vật liệu xây dựng thành công đòi hỏi phải có những chiến lược kinh doanh cụ thể. Xây dựng một quy trình bán hàng vật liệu xây dựng hợp lý, có thể tiếp cận được nhiều khách hàng mục tiêu và đẩy mạnh doanh thu cho cửa hàng. MISA AMIS mong rằng sẽ giúp bạn nắm bắt được các quy trình bán hàng vật liệu xây dựng cũng như chiến lược kinh doanh hiệu quả để có thể nâng cao mức doanh thu cho cửa hàng.