Nhà phân phối và bán buôn thực phẩm là gì? Các kiểu nhà phân phối thực phẩm khác nhau

05/10/2022
691

Bạn đang có một sản phẩm hoặc một dịch vụ mới, bạn muốn gia nhập vào ngành công nghiệp thực phẩm và đồ uống trị giá 1,5 nghìn tỷ đô của Hoa Kỳ. Thông qua bài viết dưới đây, bạn sẽ hiểu rõ hơn về các nhà phân phối và bán buôn thực phẩm, công việc và vai trò của họ trong chuỗi cung ứng của ngành công nghiệp thực phẩm, cũng như cách để làm việc và bán sản phẩm cho họ.

Tổng quan về nhà phân phối và bán buôn thực phẩm
Tổng quan về nhà phân phối và bán buôn thực phẩm

Tổng quan về ngành công nghiệp thực phẩm của Hoa Kỳ

Khi nói về ngành công nghiệp thực phẩm của Hoa Kỳ, chúng ta đang nói về một lĩnh vực trị giá 1,5 nghìn tỷ đô la. Trong số này, khoảng một nửa là bán lẻ, chẳng hạn như tại các cửa hàng tạp hóa và cửa hàng tiện lợi, nghĩa là các “thực phẩm tiêu thụ tại nhà” (food consumed at home). Nửa còn lại là các dịch vụ ăn uống, được gọi là  “thực phẩm tiêu thụ ngoài nhà” (food consumed away from home), cụ thể là nhà hàng, nơi làm việc, trường học,…

Theo thống kê, Người Mỹ mua thức ăn ở ngoài đang ngày càng nhiều hơn so với ăn ở nhà. Vào năm 2013, người dân nước này đã chi hơn một nửa số tiền mua thực phẩm cho các loại thực phẩm chế biến sẵn, và thực phẩm ở ngoài.

Tổng quan về ngành công nghiệp thực phẩm của Hoa Kỳ
Tổng quan về ngành công nghiệp thực phẩm của Hoa Kỳ

Hiện có hơn 1,3 triệu nhà bán lẻ thực phẩm và nhà cung cấp dịch vụ thực phẩm chỉ tính riêng ở Mỹ. Trong đó, dịch vụ bán lẻ thực phẩm như siêu thị và cửa hàng tiện lợi chỉ chiếm khoảng 264 nghìn đơn vị. Các nhà hàng chiếm phần lớn nhất với hơn 650 nghìn đơn vị; và các hoạt động dịch vụ ăn uống tại chỗ chiếm 337.150 đơn vị. 

Các hoạt động dịch vụ ăn uống tại chỗ bao gồm các trường học, cao đẳng, bệnh viện, viện dưỡng lão, nhà nghỉ, trung tâm giải trí, và quân đội,… Những địa điểm này đôi khi được gọi chung là các khu vực dịch vụ ăn uống ‘phi thương mại’.

Công việc của các nhà phân phối thực phẩm là gì?

Chức năng kinh doanh của bất kỳ nhà bán buôn hay nhà phân phối nào là phân phối số lượng lớn thực phẩm, đồng thời là trung gian giữa nhà sản xuất và các bên sử dụng thực phẩm như các nhà bán lẻ hay nhà cung cấp dịch vụ ăn uống. Họ chia nhỏ khối lượng lớn sản phẩm đến từ các nhà sản xuất thành các phần nhỏ hơn mà các bên sử dụng thực phẩm có thể cần đến.

Công việc của các nhà phân phối thực phẩm là gì?
Công việc của các nhà phân phối thực phẩm là gì?

Các nhà phân phối cung cấp thực phẩm cho cả hai đối tượng của ngành công nghiệp thực phẩm; cả bên tiêu dùng tại nhà – các nhà bán lẻ (cửa hàng tạp hóa, cửa hàng tiện lợi) cũng như bên tiêu dùng ngoài nhà (nhà hàng, trường học, bệnh viện).

Theo đó, các nhà phân phối mua, lưu trữ và bán thực phẩm đặc biệt là các loại đặc sản, đặc trưng theo từng vùng miền từ nhiều nhà sản xuất khác nhau. Hoạt động này có thể diễn ra theo ngày hoặc tuần tùy thuộc vào số lượng cũng như tính chất thực phẩm. 

>> Xem thêm: Kinh nghiệm chăm sóc khách hàng toàn diện cho doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm

Các loại hình phân phối thực phẩm khác nhau

Tại Mỹ, ngành phân phối thực phẩm rất phân mảnh, có thể kể đến các đơn vị nổi bật, bao gồm Sysco chiếm 17% thị phần, US Foods với khoảng 9%, Performance Food Group với 5%, Gordon Food Service và Gold Star Foods cũng đóng một vai trò quan trọng. Phần còn lại thuộc về một loạt các bên nhỏ hơn trong khu vực.

‍1. Nhà phân phối đa dạng

Các nhà phân phối đa dạng thường có hàng nghìn sản phẩm khác nhau mà phần lớn các bên bán lẻ và cung cấp dịch vụ sẽ cần. Những sản phẩm này thường là hàng hóa đóng gói, có thời hạn sử dụng dài và được bán với số lượng lớn. 

Do đó, các nhà phân phối đa dạng thường là các tổ chức có quy mô lớn phục vụ cho một thị trường rộng lớn. Phạm vi sản phẩm nhiều và phong phú và phổ biến. Các sản phẩm chuyên dụng mà  một số bên cần thường không có tại các nhà phân phối đa dạng.

2. Nhà phân phối chuyên biệt

Các nhà phân phối chuyên biệt tập trung vào một loại danh mục thực phẩm nhất định, mang tính chất riêng và thu hẹp hơn so với nhà phân phối đa dạng. 

Ví dụ, một nhà phân phối hải sản tươi sống sẽ có đầy đủ chuỗi cung ứng, và cơ sở hạ tầng đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về an toàn thực phẩm để cung cấp hải sản tươi sống, chất lượng cho các nhà hàng. Họ sẽ có những sản phẩm mà một nhà phân phối đa dạng sẽ không thể cung cấp do không có đủ chuyên môn cần thiết.

Hoặc một nhà phân phối chuyên biệt có thể làm việc độc quyền với các nhà hàng mang các phong cách ẩm thực riêng dựa trên một danh mục sản phẩm cụ thể. Họ sẽ mang đến những nguyên liệu thích hợp mà đầu bếp tại các nhà hàng này sẽ không thể mua được từ một nhà phân phối đa dạng.

>> Xem thêm: Kênh phân phối là gì? Các kênh phân phối phổ biến nhất hiện nay

3. Nhà tái phân phối 

Các bên tái phân phối không bán trực tiếp cho các bên sử dụng thực phẩm, mà mua trực tiếp số lượng lớn từ các nhà sản xuất và chia nhỏ cho các nhà phân phối khác như các nhà phân phối địa phương hoặc các bên có quy mô bé hơn. 

Các nhà phân phối được phân phối lại này hầu hết phục vụ các hoạt động dịch vụ ăn uống nhỏ lẻ, thuộc sở hữu của cá nhân nên thường không có đạt đủ yêu cầu để mua từ các nhà phân phối lớn. Các nhà tái phân phối sẽ là trung gian để thúc đẩy quá trình này có thể diễn ra. 

Nguồn: tuoitrethudo.com.vn
Nguồn: tuoitrethudo.com.vn

4. Bán buôn

Đây là hình thức mà nhà phân phối bán một lượng lớn thực phẩm cho các các nhà bán lẻ khác thay vì bán cho các đơn vị trực tiếp sử dụng thực phẩm. 

>> Xem thêm: Nhà phân phối là gì? Tiêu chí lựa chọn nhà phân phối

Bán sản phẩm cho các nhà phân phối thực phẩm

Vậy là làm thế nào để sản phẩm của bạn có thể gia nhập vào thị trường rộng lớn này hay nói cách khác, làm cách nào để đưa sản phẩm vào hệ thống phân phối và đặt lên kệ hàng, kệ bếp của các nhà hàng hoặc đơn vị dịch vụ ăn uống tại các trường đại học, …

Về cơ bản, người tiêu dùng vẫn sẽ là người quyết định chính trong việc lựa chọn sản phẩm của bạn, vì vậy bạn cần phải bắt đầu từ người tiêu dùng. Có một sản phẩm phù hợp, mới hoặc tốt hơn các sản phẩm mà người tiêu dùng đã biết đến chính là chìa khóa để làm sản phẩm của bạn nổi bật. Từ đó, người tiêu dùng sẽ yêu cầu các bên bán lẻ hoặc các bên cung cấp dịch vụ ăn uống cung cấp sản phẩm của bạn. 

Thứ hai, bạn cần xây dựng nhu cầu với nhà bán lẻ và nhà cung cấp dịch vụ ăn uống. Sản phẩm của bạn có phải là thứ mà các bên này cảm thấy sẽ giúp nâng cao dịch vụ của họ không? Nó có phải là thứ sẽ giúp họ cạnh tranh tốt hơn không? Nó có phù hợp với thương hiệu của họ không? Nó có mới, khác biệt và tốt hơn không? Người tiêu dùng có đang tìm kiếm nó không?

Tổng kết

Các nhà phân phối sẽ chỉ nhập một sản phẩm nếu có đủ nhu cầu trên thị trường. Bên cạnh đó, các bên sử dụng thực phẩm thường chỉ sử dụng sản phẩm của bạn nếu sản phẩm đó có sẵn thông qua các nhà phân phối nhằm đảm bảo đủ số lượng và thời gian cung cấp theo yêu cầu. 

Vì vậy, việc lựa chọn xây dựng nhu cầu trong một khu vực hoặc với một kiểu nhà cung cấp dịch vụ ở thị trường ngách sẽ là một hướng đi phù hợp đi để sản phẩm của bạn nhanh chóng được tiếp nhận và bán ra thị trường. 

Tài nguyên tham khảo

Dưới đây là một số hiệp hội thương mại trong ngành thực phẩm thường xuyên tổ chức các hội nghị và triển lãm thương mại mà bạn có thể tham khảo để bắt đầu tìm hiểu về lĩnh vực này:

  • Hiệp hội ngành phân phối dịch vụ ăn uống (Foodservice Distributor Industry Associations)
  • Hiệp hội các nhà phân phối dịch vụ thực phẩm quốc tế (International Foodservice Distributors Association)
  • Viện tiếp thị thực phẩm (Food Marketing Institute)
  • Hiệp hội nhà hàng quốc gia (National Restaurant Association)
  • Hiệp hội thực phẩm đặc sản (Specialty Food Association)
  • Viện thực phẩm đông lạnh Hoa Kỳ (American Frozen Foods Institute)
  • Hiệp hội các nhà sản xuất hàng tạp hóa (​​Grocery Manufacturers Association)

Nguồn: https://msourceideas.com/

Dịch giả: Nguyễn Hải Phong


Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Tuyến Phạm
Tác giả
Giám đốc Kinh doanh tại MISA
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả