Marketing Inbound Marketing Hướng dẫn cách xây dựng mẫu plan content cho fanpage 

Mẫu plan content cho fanpage giúp doanh nghiệp định hướng nội dung truyền tải đến khách hàng, từ đó đạt được mục tiêu marketing cụ thể, chẳng hạn như định hình thương hiệu, tăng tương tác hay tăng doanh thu. Vậy quy trình xây dựng kế hoạch nội dung cho fanpage như thế nào? Cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé.

Đối tượng & phạm vi áp dụng

– Doanh nghiệp muốn phát triển và nâng cao chất lượng nội dung cho fanpage 

– Doanh nghiệp triển khai kế hoạch nội dung fanpage trong các chiến dịch marketing

1. Quy trình xây dựng mẫu plan cho content fanpage

Bước 1: Nghiên cứu thị trường (các từ khóa được quan tâm nhiều nhất – SEO)

Bước đầu tiên trong quy trình xây dựng mẫu plan content cho fanpage đó là nghiên cứu thị trường. Theo đó, các marketer thực hiện nghiên cứu thị trường thông qua nhiều công cụ hỗ trợ, trong đó Google Keyword Planner – công cụ tối ưu hóa tìm kiếm thường được ưu tiên lựa chọn. 

Mặc dù Google Keyword Planner là công cụ phân tích các từ khóa ngành đang được người dùng quan tâm trên Google trong một khoảng thời gian nhất định. Nhưng Google Keyword Planner cũng giúp marketer nắm được các xu hướng content.

Các xu hướng content có thể tập trung triển khai trên nhiều nền tảng, trong đó có Facebook. Bởi Facebook cũng tương tự như một trang web, có tên miền là facebook.com. Do đó những xu hướng tìm kiếm cũng có thể được thực hiện trên nền tảng này. 

Chẳng hạn đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cung cấp ghế massage – thiết bị chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi. Khi thực hiện phân tích lượng từ khóa tìm kiếm trên Google qua Keyword Planner, chúng ta có bảng dưới đây:

Từ khóa Lượng tìm kiếm trung bình tháng Mức độ cạnh tranh
ghế massage của nhật 1,000 – 10,000 Cao
ghế massage toàn thân nhật bản 100 – 1,000 Trung bình
ghế massage thanh lý 10K – 100,000 Trung bình
ghế massage dưới 10 triệu 1,000 – 10,000 Cao
địa chỉ bán ghế massage 10 – 100 Cao
ghế massage giá rẻ 10,000 – 100,000 Cao
báo giá ghế foot massage 10 – 100 Trung bình

Bảng phân tích từ khóa thị trường ghế massage bằng công cụ Google Keyword Planner

Dựa vào mẫu bảng trên, nhà quản trị có thể xác định đâu là chủ đề được người dùng quan tâm nhiều nhất khi tìm kiếm ghế massage, và đưa ra định hướng nội dung xoay quanh những chủ đề này.

Ngoài ra, các marketer có thể tận dụng nguồn dữ liệu nội bộ trích xuất từ các file quản lý khách hàng, doanh thu để, tài nguyên quảng cáo để:

– Thống kê các mặt hàng bán ra trong tháng: giúp bạn xác định nên ưu tiên sản xuất nội dung nào nhất

– Thống kê doanh số hàng tháng: Dựa vào doanh thu bán hàng, bạn có thể nắm được đâu là những tháng bán hàng cao điểm để đẩy mạnh nội dung push sale.  

– Độ tuổi khách hàng, nghề nghiệp, khu vực địa lý: Bạn có thể thu hẹp phạm vi đối tượng khách hàng mục tiêu khi nghiên cứu chính xác văn phong đọc yêu thích của họ. Bên cạnh đó sử dụng những nội dung được “cá nhân hóa” bằng các từ ngữ địa phương quen thuộc của nhóm khách hàng này.

so-do-doanh-so-hang-thang

Bước 2: Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh bằng cách xây dựng ma trận nội dung

Trong nghiên cứu thị trường, marketer có thể thực hiện theo dõi đối thủ cạnh tranh thông qua một số công cụ chuyên nghiệp như Facebook Insights, Karma (bao gồm cả trả phí và miễn phí). Đặc biệt, marketer có thể xây dựng ma trận nội dung để so sánh các đối thủ và có định hướng mới cải thiện nội dung trên Fanpage của mình.

Mục đích của ma trận này là phân loại những “nội dung cảm tính” và “nội dung lý tính” vào 4 giai đoạn tác động đến nhận thức và hành vi của khách hàng (Nhận thức – Quan tâm – Cân Nhắc – Mua hàng)”.

Ma trận nội dung yêu cầu marketer cần phân loại các nội dung Fanpage thành 4 nhóm chính sau đây:

Nhóm 1: Giải trí (Entertainment)

Trong giai đoạn này, marketer cần định hướng sản xuất các content giải trí hướng đến đối tượng khách hàng tiềm năng của mình. Các ngôn từ được sử dụng thân thiện, gần gũi, giọng điệu nhẹ nhàng, vui tươi. Một số ý tưởng phát triển content trong phần 1 này có thể là video giải trí gắn thương hiệu doanh nghiệp, bài viết đăng trên mạng xã hội, các mini game online,…

Nhóm 2: Giáo dục (Educate)

Trong giai đoạn giáo dục, đối tượng khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp đang hướng đến hành trình trải nghiệm của các cá nhân. Có nghĩa là doanh nghiệp sẽ đưa khách hàng quyền chủ động trong quá trình ra quyết định. 

Khách hàng tiếp nhận kiến thức từ doanh nghiệp và các nguồn tham khảo khác, dành thời gian tìm hiểu, so sánh và tự đưa ra quyết định. Vì vậy các content trong giai đoạn 2 nên tập trung chia sẻ kiến thức thay vì giới thiệu thương hiệu. Các loại content chủ yếu trong giai đoạn này là infographic, bảng biểu, bài báo, hướng dẫn (How-to Guide), sách trắng (White book), ebook,…

Nhóm 3: Truyền cảm hứng (Inspire)

Doanh nghiệp bắt đầu chia sẻ các đánh giá tích cực về sản phẩm, dịch vụ và thương hiệu của mình trên các diễn đàn cộng đồng hoặc nơi có thể tương tác cá nhân với người đọc. Các loại content trong giai đoạn này thường là storytelling, bài đăng blog dài, bài đăng mạng xã hội, reviews,…

Nhóm 4: Thuyết phục (Convince)

Các content đẩy mạnh hình ảnh thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ nổi bật với ngôn từ có sức thuyết phục, củng cố kiến thức mà khách hàng đã đọc được trước đó để đưa đến quyết định mua hàng. Các định dạng content trong phần thuyết phục này là có thể bao gồm các bài viết danh sách về đặc tính sản phẩm, case studies, video, webinars,…

Sơ đồ minh họa ma trận content
Sơ đồ minh họa ma trận content (Nguồn: npm.vn)

Quy trình sử dụng ma trận để kiểm tra và cải thiện nội dung Fanpage

Bước 1: Bạn hãy xem lại việc sử dụng các chiến dịch marketing content hiện tại bằng cách vẽ lại các loại content trên lưới ma trận.

Bước 2: Lựa chọn 2, 3 đối thủ cạnh tranh trực tiếp (có thể gián tiếp) và thực hiện vẽ lại các loại content của họ trên lưới ma trận.

Bước 3: Xem xét và phát triển các định dạng content trong tương lai có tiềm năng phát triển và phù hợp với sản phẩm, dịch vụ.

Bước 4: Xác định các tiêu chí để đầu tư content như phạm vi tiếp cận, đối tượng khách hàng, tỷ lệ chuyển đổi,… để tập trung đầu tư vào content đó.

Bước 5: Từ các tiêu chí trên, bạn ưu tiên 2, 3 định dạng content cần thiết để ứng dụng trong chiến dịch marketing sắp tới.

Bên cạnh các chiến dịch marketing, bạn cũng có thể áp dụng ma trận này cho việc phát triển đa dạng nội dung hàng ngày trên Fanpage.

Chẳng hạn, việc so sánh ma trận content của fanpage 1 (đối thủ) với fanpage 2 (doanh nghiệp) dưới đây giúp bạn hiểu đâu là những định dạng doanh nghiệp còn thiếu (ví dụ review người nổi tiếng, câu chuyện thương hiệu, Q&A,…). Từ đó bổ sung thêm dạng content vào kế hoạch hàng ngày.

Ngoài ra, ma trận cũng giúp bạn biết được loại content nào là thế mạnh của doanh nghiệp, và đưa ra định hướng phát triển những loại content này trong quá trình xây dựng content plan. Hơn thế nữa, bạn cũng có thể xác định đâu là những định dạng nên có trong mỗi giai đoạn trải nghiệm của khách hàng, để thành công dẫn dắt khách hàng thực hiện theo mục tiêu của doanh nghiệp như: tương tác, chia sẻ, đăng kí sự kiện, mua hàng,… 

Quy trình sử dụng ma trận để kiểm tra và cải thiện nội dung Fanpage
Quy trình sử dụng ma trận để kiểm tra và cải thiện nội dung Fanpage

Bước 3: Xác định mục tiêu của doanh nghiệp

Việc xác định mục tiêu của doanh nghiệp sẽ giúp các bạn có thể lựa chọn những chỉ số đo lường KPI cũng như nội dung phù hợp. Thông thường, một fanpage có thể được xây dựng và định hướng nội dung dựa theo 1 hoặc nhiều mục tiêu dưới đây: 

Mục tiêu 1

Định vị và phát triển thương hiệu, hoặc phát triển cộng đồng. Đối với những mục đích này, bạn cần thu hút sự quan tâm của người dùng thông qua số người tiếp cận, lượng tương tác. Định dạng nội dung chủ yếu cho mục tiêu này sẽ là: câu chuyện khách hàng, case study, chia sẻ kinh nghiệm,…

Mục tiêu 2

Khai thác những khách hàng tiềm năng thông qua các nội dung thu thập dữ liệu người quan tâm đến sản phẩm/dịch vụ. Định dạng nội dung thường gặp là minigame, quiz content, Q&A.

Mục tiêu 3

Bán sản phẩm/dịch vụ. Hầu hết các doanh nghiệp bán lẻ sẽ quan tâm đến mục tiêu này. Các con số về: lượng bình luận hỏi thông tin sản phẩm, nhắn tin đặt hàng, truy cập website dẫn từ Fanpage, tỷ lệ chuyển đổi khi mua hàng sẽ được quan tâm hơn hết. Những nội dung về khuyến mại, bảng giá, feedback thường được chú trọng đầu tư hơn cả.

Bước 4: Xác định chân dung khách hàng

Một trong những điều quan trọng khi xác định được chân dung khách hàng là giúp bạn định hình văn phong cho các nội dung trên Fanpage. Để xác định chân dung khách hàng, bạn cần xác định 3 yếu tố chính, bao gồm: đặc điểm nhân khẩu học, hành trình trải nghiệm và insight khách hàng. 

Về đặc điểm nhân khẩu học

Trong đó, bạn có thể xem xét đặc điểm nhân khẩu học của khách hàng thông qua những phân tích trên Fanpage, phiếu khảo sát, bảng tổng hợp thông tin khách hàng và công cụ Google Analytics từ website. Những công cụ này giúp bạn xác định được:

  • Tỷ lệ nam/nữ sử dụng sản phẩm/dịch vụ
  • Độ tuổi
  • Thu nhập
  • Các lĩnh vực khách hàng quan tâm 

Về hành trình trải nghiệm

Đối với hành trình trải nghiệm khách hàng, bạn cần xác định quy trình bán hàng của doanh nghiệp, những điểm chạm với khách hàng không chỉ trên Facebook mà còn các nền tảng online, offline khác. Từ đó xác định đâu là giai đoạn khách hàng dừng chân nhiều nhất trên Fanpage và triển khai những nội dung phù hợp. 

Giai đoạn Hành vi Kênh tiếp xúc
Xác định nhu cầu
Nghiên cứu
Khám phá
Kết nối và liên hệ
Mua hàng
Xác nhận
Khách hàng trung thành

Các giai đoạn trên hành trình trải nghiệm của khách hàng

Về insight khách hàng

Quá trình tìm hiểu về insight khách hàng là quá trình bạn hiểu rõ những mong muốn của khách hàng khi sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp; từ đó làm căn cứ để khai thác nội dung sâu hơn, khơi dậy những cảm xúc của khách hàng, và giúp khách hàng hiểu được giá trị mà sản phẩm mang lại cho họ.

Bước 5: Xác định tình trạng hiện tại fanpage với ma trận nội dung và đưa ra giải pháp bằng SWOT

Bạn dựa trên ma trận nội dung và mô hình SWOT để xác định những vấn đề gặp phải, định hướng Fanpage nên tập trung đầu tư định dạng nào và đưa ra giải pháp cụ thể, rõ ràng.

Mô hình SWOT có thể được áp dụng để đưa ra giải pháp cho Fanpage
Mô hình SWOT có thể được áp dụng để đưa ra giải pháp cho Fanpage

2. Các tiêu chí cần có trong một mẫu plan content cho Fanpage

Trong một mẫu plan cho content fanpage, bạn cần xác định các tiêu chí sau:

Xác định các nhóm định dạng nội dung và tỷ lệ phân bổ hợp lý

Các nhóm này thường bao gồm: quảng bá sản phẩm, dịch vụ, chia sẻ kiến thức. Để xác định tỷ lệ phân bổ nhóm định dạng hợp lý, cũng như giảm bớt tình trạng nội dung quảng cáo Facebook bị trùng lặp và gây nhàm chán cho người đọc, các marketer có thể thực hiện nguyên tắc 20/80 như sau:

20% bài đăng gián tiếp sản phẩm thông qua việc chia sẻ kiến thức liên quan đến sản phẩm. Chẳng hạn như doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực ẩm thực có thể chia sẻ các kinh nghiệm về chăm sóc sức khỏe, mua sắm thực phẩm, chế độ dinh dưỡng, các xu hướng cộng đồng,…

80% bài đăng giới thiệu trực tiếp sản phẩm, thương hiệu, khuyến mại được phân chia để triển khai đến các đối tượng và kênh phù hợp dựa trên dữ liệu thu thập được từ các chiến dịch quảng cáo trước đó.   

Xác định công thức content cho các định dạng này

Bên cạnh việc áp dụng linh hoạt định dạng content, bạn cũng có thể định hướng việc đa dạng hóa bố cục nội dung của mỗi bài viết để tránh sự nhàm chán và đơn điệu. Bạn có thể tham khảo một số công thức content được áp dụng phổ biến dưới đây như:

Công thức content – FAB

Công thức này bao gồm 3 phần:

F- Features: Mô tả tính năng của sản phẩm/dịch vụ..

A- Advantages: Các ưu điểm vượt trội của sản phẩm/dịch vụ so với các đối thủ trên thị trường.

B- Benefits: Những lợi ích mà sản phẩm/ dịch vụ mang lại cho khách hàng.

Trong công thức này, Benefits là phần trọng tâm chính. Người viết bài cần tập trung đến lợi ích từ sản phẩm/dịch vụ để thuyết phục khách hàng. 

Công thức content – PAS

P- Problem: Đề cập các vấn đề và tình trạng khách hàng gặp phải

A- Agitate: Làm tăng mức độ nghiêm trọng của vấn đề

S- Solve: Đưa ra giải pháp cho vấn đề là sử dụng sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp.

Đây là một trong những công thức nội dung quảng cáo phổ biến.

Ví dụ về công thức PAS
Ví dụ về công thức PAS

Công thức 3 đoạn với Insight

Trong công thức này, insight là vấn đề khách hàng gặp phải khi không sử dụng sản phẩm, hay dịch vụ của doanh nghiệp. Khi đã tìm được insight khách hàng, việc triển khai content sẽ trở nên đơn giản hơn rất nhiều. 

Chúng ta chỉ cần áp dụng 1 trong 3 công thức content dưới đây:

Công thức 1: insight – insight – giải pháp

Công thức 2: insight – insight – quảng cáo

Công thức 3: insight – giải pháp – quảng cáo

Để áp dụng công thức này, người viết cần phải khéo léo lồng ghép quảng cáo sản phẩm, dịch vụ sao cho người đọc sẽ ngầm hiểu insight là gì khi xem nội dung. 

Mẫu ví dụ về công thức content 3 đoạn
Mẫu ví dụ về công thức content 3 đoạn

Xác định thời gian đăng bài

Tùy vào từng ngành sản phẩm, đối tượng theo dõi mà mỗi Fanpage có một “khung giờ vàng” riêng để đăng bài. Chính vì bạn cần theo dõi thời gian bài tương tác nhất trên lịch sử đăng trang để thiết kế khung phù hợp cho riêng mình.

Thống kê kết quả mỗi bài đăng

Các chỉ số quan trọng như lượng tương tác, bình luận và chia sẻ mỗi bài đăng cần được ghi chép lại đầy đủ trong một báo cáo tổng thể. Dựa vào những chỉ số này, nhà quản trị có thể đánh giá hiệu quả nội dung trên Fanpage và tìm ra hướng điều chỉnh phù hợp. Đặc biệt với các nội dung “ra số” bạn cần theo dõi hiệu quả của bài viết, bài đăng nhóm cộng đồng… thông qua số lead (khách hàng tiềm năng) mang về.

Sử dụng công cụ MISA AMIS aiMarketing, bạn có thể đo đạc nguồn lead theo đầu kênh dễ dàng

Thống kê lead theo nguồn
Thống kê lead theo nguồn mạng xã hội trên AMIS aiMarketing

3. [Templates] Tổng hợp 3 mẫu plan cho content fanpage

3.1. Mẫu lịch kế hoạch đăng bài trên mạng xã hội hàng tháng

Được xây dựng dưới dạng calendar, lịch kế hoạch đăng bài giúp bạn không lo bỏ sót bài đăng. Đặc biệt, trong bảng được cài đặt sẵn color-coding key (mã màu) cho phép bạn nhanh chóng phân biệt các loại bài đăng bằng màu sắc.

Mời anh chị xem nhanh mẫu kế hoạch đăng bài social ở hình ảnh bên dưới.

mẫu plan content cho fanpage

Ví dụ về mẫu kế hoạch đăng bài trên kênh social. Link tải full bộ mẫu content plan fanpage ở dưới

3.2. Báo cáo tổng quan hiệu quả phân phối content fanpage

Được tích hợp sẵn các công thức đếm và biểu đồ cột, không những giúp kiểm soát bài đăng trên đa kênh mà còn cho bạn cái nhìn toàn diện về kết quả làm việc trong tháng.

Mời anh chị xem nhanh mẫu báo cáo hiệu quả content fanpage tại hình ảnh bên dưới.

báo cáo content plan fanpage

Link tải full bộ mẫu content plan fanpage ở dưới

3.3. Kế hoạch xuất bản bài đăng Facebook /Instagram/ LinkedIn

Giúp bạn kiểm soát ngày/ giờ, loại nội dung và chi tiết nội dung trên từng kênh social.

Để hoàn thiện bản kế hoạch nội dung cho từng kênh, mời bạn tải miễn phí bộ mẫu plan content cho fanpage và các kênh nội dung (Social, Email, Blog, Event).

Mời anh chị bấm vào ảnh bên dưới để tải toàn bộ mẫu kế hoạch content cho fanpage.

3. Tổng kết

Mẫu plan content cho fanpage dễ dàng giúp bạn định hướng nội dung truyền tải đến khách hàng. Hi vọng qua bài viết này, MISA AMIS có thể mang đến cho bạn các mẫu mẫu plan content cho fanpage phù hợp với các chiến dịch content marketing.

Tác giả: Hoàng Thu Thủy

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 9 Trung bình: 2.4]