Sell Out Là Gì? Chiến Lược Sell Out Bức Phá Doanh Thu Top 1

07/09/2022
1599

Sell out là gì? Bạn đã biết về khái niệm này và cách áp dụng những chiến lược Sell out giúp doanh nghiệp bứt phá doanh số? Nếu đây cũng là nỗi bận tâm của bạn, hãy cùng MISA AMIS tham khảo thông tin bài viết dưới đây để chúng ta hiểu rõ hơn sell out là gì và cách áp dụng chiến lược này ra sao nhé!

I. Sell out là gì?

Câu trả lời ngắn gọn nhưng đủ ý cho câu hỏi sell out là gì chính là bán ra, bán hết. Đây chính là mục tiêu mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng mong muốn đạt được khi bắt đầu thực hiện một chiến dịch kinh doanh. 

Nếu như bạn đang được mục tiêu sau khi thực hiện chiến dịch sell out đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đã rất thành công khi mang sản phẩm đến với khách hàng. Tuy nhiên, đây là một trong những chiến lược mang lại rất nhiều thử thách cho đội ngũ chuyên viên bán hàng, kể cả bạn đã làm việc trong những thương hiệu đình đám và đã có định vị với khách hàng.

Sell out là gì? Có những chiến lược sell out nào để cải thiện doanh số?
Sell out là gì? Có những chiến lược sell out nào để cải thiện doanh số?

Nhiều thương hiệu đã phải “đau đầu” khi tìm cách chuyển đổi những người thường xuyên tham khảo thông tin sản phẩm, dịch vụ của công ty thành khách hàng tiềm năng và sau đó chuyển đổi khách hàng tiềm năng thành nhóm khách hàng trung thành.

Hay hiểu một cách rộng hơn, sell out là thuật ngữ chỉ ra được việc hàng hóa được buôn bán một cách thuận lợi nhất. Thế nhưng, để đáp ứng được nhu cầu của đông đảo khách hàng trên thị trường thì lại là một bài toán khó dành cho những nhà quản trị. Chính vì vậy, chiến lược bán hàng sell out luôn những thách thức nhất và vô cùng khó.

Việc tìm kiếm khách hàng đã là một điều khó khăn, sell out thì lại càng khó hơn nữa. Việc chuyển một khách hàng từ giai đoạn tìm hiểu, có nhu cầu đến khách hàng trung thành yêu cầu doanh nghiệp phải tốn rất nhiều chi phí. Chính vì vậy có thể nói rằng, sell out chính là những gì mà bất kì doanh nghiệp nào cũng hướng đến.

II. Chiến lược sell out bứt phá doanh thu

Khi đã có thị trường mục tiêu, có phân khúc khách hàng và thiết lập mục tiêu kinh doanh cụ thể, người quản lý có thể phát triển chiến lược bán hàng hiệu quả theo từng gợi ý dưới đây.

1. Triển khai đội ngũ bán hàng

Xây dựng và đào tạo đội ngũ bán hàng là yếu tố quan trọng với mọi công ty. Đội ngũ bán hàng tinh nhuệ là điều kiện cần để nâng cao hiệu quả sell out. 

Đầu tiên, nhà quản trị cần có những buổi đào tạo về văn hoá doanh nghiệp. Tiếp sau đó sẽ là những buổi đào tạo về chuyên môn, về sản phẩm và có những chiến lược về doanh số một cách phù hợp nhất.

Chất lượng đội ngũ bán hàng ảnh hưởng trực tiếp đến doanh số
Chất lượng đội ngũ bán hàng ảnh hưởng trực tiếp đến doanh số

Và để hoàn thành mục tiêu của doanh nghiệp không chỉ đơn thuần dừng lại ở đội ngũ nhân viên bán hàng. Nhà quản trị cần trao đổi thêm với những bộ phận liên quan như nhóm chạy quảng cáo, team SEO, team làm thương hiệu,… Tất cả sẽ cùng thống nhất để việc thực hiện mục tiêu chung của doanh nghiệp.

>> Xem thêm: Hướng dẫn đào tạo bán hàng: Xây dựng một đội ngũ bán hàng tăng doanh số hiệu quả

Để xây dựng đội ngũ bán hàng, bạn cần lưu ý một số điều như:

  • Đào tạo cho đội ngũ nhân viên bán hàng về các mục tiêu sell out và chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp là gì.
  • Đào tạo kiến ​​thức chuyên môn, kỹ năng quản lý cho vị trí quản lý bán hàng
  • Thiết kế cho đội ngũ bán hàng một kịch bản cuộc gọi cho khách hàng với tất cả những tình huống có thể xảy ra.
  • Xác định kênh bán hàng chính để áp dụng quy trình bán hàng một cách chuẩn nhất.
  • Sử dụng phần mềm quản lý bán hàng để hỗ trợ tối đa cho các hoạt động bán hàng của doanh nghiệp.
  • Hãy tin tưởng và hỗ trợ nhóm bán hàng trực tiếp của bạn trong mọi tình huống.

2. Có kế hoạch nhận feedback khách hàng

Tất cả khách hàng sẽ cảm thấy được tôn trọng hơn nếu nhận xét và xếp hạng của họ được công ty công nhận. Theo đó, bạn không chỉ cần lắng nghe khách hàng mà còn phải có cách giải quyết triệt để các vấn đề khách hàng gặp phải.

Doanh nghiệp nên thường xuyên lập kế hoạch, trao đổi khách hàng, tổ chức các buổi hội thảo tri ân và đánh giá đội ngũ quản lý trực tiếp của cửa hàng thường xuyên. Bên cạnh đó, người quản lý cũng cần phải có những buổi truyền lại những kiến ​​thức cần thiết cho nhân viên để đội ngũ này có thể phục vụ khách hàng tốt hơn.

Hãy lắng nghe người bán hàng, lắng nghe tâm tư, tình cảm của khách hàng. Đây những bạn cần làm để cải thiện chất lượng dịch vụ của doanh nghiệp để giúp bạn hướng đến mục tiêu sell out.

3. Lưu ý rằng, một quy trình bán hàng sẽ bao gồm nhiều giai đoạn

Thông thường quy trình mua hàng của khách hàng sẽ bao gồm những giai đoạn cụ thể. Người bán cần biết khách hàng của mình đang nằm ở giai đoạn nào để có thể đưa ra những chiến lược tư vấn sao cho phù hợp nhất.

  • Giai đoạn nhận thức về nhu cầu: Trong giai đoạn này, nhân viên bán hàng bắt đầu tiếp cận khách hàng mới và tìm hiểu thêm về nhu cầu của khách hàng. Thăm dò thêm, nhu cầu của họ là gì.
  • Giai đoạn khách hàng cân nhắc: Giữa rất nhiều thương hiệu trên thị trường, đây là giai đoạn khách hàng đang cân nhắc sẽ lựa chọn sản phẩm của bạn hay một tên tuổi nào khác.
  • Giai đoạn đưa ra quyết định: Đây là giai đoạn được xem là khó khăn nhất trong uy trình bán hàng : giai đoạn ra quyết định của khách hàng. Nhân viên bán hàng cần có những kịch bản để thuyết phục khách hàng chốt đơn.
Nắm bắt tâm lý khách hàng giúp bạn chốt đơn dễ hơn
Nắm bắt tâm lý khách hàng giúp bạn chốt đơn dễ hơn

4. Đừng chỉ áp dụng 1 kịch bản bán hàng

Bán hàng phải có tư duy sáng tạo, kinh nghiệm làm việc chuyên nghiệp và đôi lúc sẽ cần có những kế hoạch táo bạo trong mọi tình huống. Ngoài ra, đội ngũ nhân viên bán hàng trực tiếp cũng cần giữ liên lạc với khách hàng thường xuyên, cung cấp cho họ các ưu đãi và giá trị thặng dư sau khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ. Đồng thời, đừng quên có những voucher mới hàng tuần, hàng tháng, thay vì cứ muốn đạt mục tiêu sell out bán hết ngay lập tức.

>> Xem thêm: Các bước xây dựng kịch bản nói chuyện với khách hàng chuyên nghiệp

Đây cũng là một chiến lược bán hàng cực kỳ hiệu quả tạo ra doanh số bán hàng tốt cho công ty. Không chỉ hỗ trợ cải thiện doanh số mà đây còn là cách giúp khách hàng quay lại với sản phẩm và dịch vụ của công ty, đồng thời tạo dấu ấn thương hiệu mạnh mẽ.

5. Đừng quên những voucher

Để mở rộng tệp và thu hút khách hàng, không gì hiệu quả hơn các chương trình, chính sách ưu đãi hấp dẫn. Đây cũng là chiến lược kinh doanh mà nhiều công ty sử dụng để thu hút khách hàng, chuyển họ sang nhóm khách hàng trung thành.

Voucher thôi thúc ý định mua hàng của khách hàng
Voucher thôi thúc ý định mua hàng của khách hàng

Đối với các công ty mới được thành lập, không mạnh về tài chính có thể sử dụng các biện pháp khuyến mãi đơn giản. Đó có thể là những lời khuyên, sự quan tâm đặc biệt hay những chính sách ưu đãi, chiết khấu cho khách hàng khi mua hàng, Những chính sách này nhằm khuyến khích ủng hộ sản phẩm của công ty khi mới ra mắt.

Còn đối với những thương hiệu đã có tên tuổi trên thị trường, bạn có thể cân nhắc tặng cho khách hàng một gói trải nghiệm cao cấp bên cạnh sản phẩm chính của mình. Những các công ty nên làm để sell out hiệu quả giữ cho khách hàng hài lòng khi họ được phục vụ một cách tận tình và chu đáo.

6. Thôi thúc ý định chốt đơn

Khách hàng thường sẽ không mua ngay một sản phẩm hay dịch vụ nào đó cho đến khi họ có nhu cầu thực sự. Do đó, một nhân viên bán hàng đẳng cấp là biết cách tạo ra cảm giác khách hàng cần phải mua ngay, cần trải nghiệm ngay sản phẩm, dịch vụ đó. 

Hãy giúp khách hàng hiểu lý do tại sao họ cần sử dụng các sản phẩm và dịch vụ của mình ngay lúc đó. Chiến lược này cho khách hàng thấy rằng bạn hiểu được tâm tư và nguyện vọng của họ.

Đòn tâm lý giúp khách hàng nhanh chóng chốt đơn
Đòn tâm lý giúp khách hàng nhanh chóng chốt đơn

Ba chiến lược nền tảng sau đây sẽ là gợi ý cho bạn

  • Chương trình khuyến mãi này chỉ có giới hạn trong một thời gian cụ thể: Tạo chương trình để giới hạn những khách hàng đăng ký mua hoặc sử dụng dịch vụ với giá khuyến mại trong một thời gian cụ thể.
  • Hãy cho khách hàng biết giá của sản phẩm/dịch vụ này sắp tăng do nhu cầu cao. Điều này cho khách hàng tiềm năng biết rằng đây là cơ hội tốt nhất để họ chốt đơn, khuyến khích họ đưa ra quyết định mua hàng nhanh chóng
  • Đơn giản hơn là: Mức giá này chỉ bán trong hôm nay, bạn cần chốt đơn ngay để nhận được món hời.

7. Bán nhiều hơn số lượng bạn đã bán

Việc đầu tư tìm khách hàng mới sẽ tốn chi phí hơn rất nhiều so với việc bạn chăm sóc và biến khách hàng trở thành nhóm khách hàng trung thành. Do đó, các công ty nên có chính sách để khách hàng cũ nhận được thêm giá trị từ các sản phẩm mà họ đã chi tiền.

III. Tổng kết

Xây dựng chiến lược sell out chi tiết sẽ giúp doanh nghiệp nhanh chóng hoàn thành mục tiêu doanh số đã đề ra.Mỗi nhân viên bán hàng cần tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm để phát huy được hết hiệu quả của mỗi chiến dịch kinh doanh. Hy vọng thông tin trên đã giúp bạn đọc hiểu rõ sell out là gì cũng như những chiến lược sell out giúp bạn bứt phá.

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả