Mô hình tuyển dụng 8C – Giải pháp lựa chọn nhân tài hiệu quả cho doanh nghiệp

07/09/2022
1634

Hiện nay có khá nhiều phương pháp hướng dẫn nhằm đánh giá, chọn lọc các ứng viên phù hợp trong tuyển dụng. Nhưng khi áp dụng các tiêu chuẩn đó để đánh giá ứng viên, thì thường khá rườm rà và phức tạp. Do đó, một mô hình mới và thực tiễn hơn được ra đời – mô hình tuyển dụng 8C. 8C đem lại hiệu quả cao và cũng khá dễ dàng trong quá trình thực hiện. Để giúp các nhà tuyển dụng hiểu rõ hơn về mô hình này, hãy cùng MISA AMIS tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Mô hình tuyển dụng 8C
Mô hình tuyển dụng 8C

Mô hình tuyển dụng 8C là gì?

Mô hình tuyển dụng 8C là một mô hình tuyển dụng hiện đại và thông dụng, đây là sự kết hợp của 8 yếu tố bao gồm: Cost, Contribution, Capabilities, Characteristics, Commitment, Career Devel, Connection và Convenience.

Mô hình tuyển dụng 8C giúp cho các nhà tuyển dụng hay các quản lý nhân sự, tìm ra được những người phù hợp với yêu cầu, cũng như văn hóa của doanh nghiệp. Đồng thời, mô hình này cũng tăng tính hiệu quả, tránh lãng phí nguồn lực và thời gian cho cả công ty cùng các ứng viên.

Các yếu tố hình thành nên mô hình tuyển dụng 8C

1. Cost – Chi phí 

Chữ C đầu tiên chính là Cost (Chi phí). Chữ C này phản ánh rằng, doanh nghiệp sẽ cần chi trả bao nhiêu ngân sách để đưa ứng viên về làm việc cho mình. Chữ Cost thể hiện cho các chi phí trong quá trình tuyển dụng và đưa ứng viên vào làm việc. 

Cost - Chi phí là yếu tố quan trọng đầu tiên của mô hình tuyển dụng 8C
Cost là yếu tố quan trọng của mô hình tuyển dụng 8C

Hơn nữa, Cost cũng thể hiện cho mức đãi ngộ, cùng với các khoản lương thưởng, hay phụ cấp phù hợp với quyền lợi của người lao động khi vào làm việc. Có thể thấy rằng chữ C đầu tiên đóng vai trò rất quan trọng trong toàn bộ mô hình, cũng như trong việc kiểm tra và tuyển dụng ứng viên trong một doanh nghiệp.

Để tối ưu chi phí, ngân sách tuyển dụng cho công tác tuyển dụng, doanh nghiệp có thể sử dụng phần mềm quản lý tuyển dụng. Đây là giải pháp hiện đại với nhiều tính năng ưu việt, giúp tổ chức của bạn dễ dàng thu hút, tuyển chọn được những ứng viên chất lượng.

2. Contribution – Đóng góp

Chữ C thứ hai là Contribution – Sự đóng góp. Chữ C này thể hiện sự tham gia và đóng góp của ứng viên, trong các hoạt động liên quan tới vị trí ứng tuyển mà ứng viên đã làm trước đây. 

Nhà tuyển dụng sẽ dựa vào đó để có một cơ sở xem xét, đánh giá ứng viên có phải là người có trách nhiệm, tâm huyết với công việc và công ty hay không. Đây cũng là 1 yếu tố khá cần thiết để đánh giá chính xác hơn về giá trị của một ứng viên.

3. Capabilities – Năng lực

Chữ C tiếp theo là Capabilities – Năng lực. Chữ C này có lẽ đã không còn quá xa lạ với các nhà tuyển dụng. Đây chính là yếu tố đánh giá xem năng lực thực hiện, đáp ứng các yêu cầu công việc của ứng viên có tốt hay không. 

Mỗi công ty đều sẽ có một tiêu chuẩn đánh giá năng lực riêng cho ứng viên của mình. Do đó, các doanh nghiệp càng lớn, mức đãi ngộ càng cao thì yêu cầu các ứng viên phải có một năng lực tương ứng. Các ứng viên cũng cần chuẩn bị kỹ càng cho vị trí và năng lực của mình.

Yếu tố Capabilities - Năng lực trong mô hình tuyển dụng 8C
Capabilities – Năng lực là yếu tố thứ 3 của mô hình tuyển dụng 8C

4. Characteristics – Tính cách

Characteristics – Tính cách cũng là một yếu tố đánh giá quan trọng trong mô hình tuyển dụng 8C. Chữ C phản ánh tính cách của ứng viên, từ đó các nhà tuyển dụng sẽ nhận thấy được sự phù hợp hay chưa phù hợp với văn hóa của doanh nghiệp. 

Trong thực tế thì không nhiều doanh nghiệp chú ý đến tính cách hay đặc điểm của ứng viên, cái họ quan tâm chính đó là khả năng, năng lực của ứng viên. Thế nhưng, một tính cách phù hợp với văn hóa công ty sẽ giúp tăng độ kết nối với mọi người trong công ty, đảm bảo sự gắn bó của ứng viên đó với doanh nghiệp. 

Hiện nay, để có thể hiểu rõ hơn về ứng viên, thì một số nhà tuyển dụng đã thiết kế các bài test về EQ. Bài test nhằm đánh giá độ phù hợp với văn hóa, cũng như môi trường làm việc trong doanh nghiệp.

5. Commitment – Cam kết

Chữ C thứ 5 đó là Commitment – Sự Cam kết. Ứng viên cần phải thể hiện được sự cam kết trong việc gắn bó lâu dài với công ty. Công ty không cần tuyển một người quá xuất sắc, nhưng lại không có một sự đảm bảo về gắn bó đủ lâu với công ty. Các doanh nghiệp cần chính là một sự gắn bó, hòa hợp đủ lâu, nhằm hướng tới một sự phát triển bền vững.

Một phần doanh nghiệp cần sự gắn bó, sự cam kết vì chi phí tuyển dụng khá lớn. Thứ hai là sự thiếu hụt nhân sự sẽ xảy ra nếu nhân sự tự ý nghỉ, gây ảnh hưởng lớn tới tình hình hoạt động của công ty. 

Sự gắn bó với doanh nghiệp của một nhân viên còn thể hiện ở sự hòa đồng, thân thiện
Sự gắn bó với doanh nghiệp của một nhân viên còn thể hiện ở sự hòa đồng, thân thiện

Sự gắn bó với doanh nghiệp của một nhân viên còn thể hiện ở sự hòa đồng, thân thiện và phù hợp với văn hóa, môi trường làm việc tại công ty của họ.

6. Career Development – Hướng phát triển 

Chữ C kế tiếp là Career Development – Phương hướng phát triển nghề nghiệp. Tất cả các ứng viên đều cần có một lộ trình phát triển nghề nghiệp phù hợp với sự phát triển của bản thân, cũng như định hướng phát triển của công ty. 

Một nhân viên bán hàng tốt nhưng có tham vọng trở thành trưởng phòng kinh doanh, thì có thể sẽ có động lực cũng như sự ham học hỏi để trưởng thành hơn trong dài hạn. Ngược lại nếu một ứng viên không có tham vọng cho công việc của mình, thì sẽ dậm chân mãi và cũng sẽ không thích hợp trong định hướng phát triển bền vững và lâu dài của công ty.

7. Connection – Liên kết

Tiếp theo chính là yếu tố Connection – Liên kết. Đây chính là điểm giữ vai trò chiến lược trong quyết định thay đổi cách nhìn nhận và đánh giá ứng viên ở thế kỷ 21. 

Trong thời đại ngày nay, khi mà các yêu cầu kinh doanh thay đổi liên tục và bất ngờ, công ty không chỉ yêu cầu các nhân viên của họ phải có những kỹ năng, năng lực chuyên môn tốt. Các nhân viên còn phải có khả năng thích ứng, liên kết với nhau một cách thực sự nhanh chóng và hiện đại. 

Điều này đòi hỏi các nhân sự trong cùng phòng ban hay doanh nghiệp phải có mối liên kết tốt, để tận dụng tối đa nguồn lực từ network trong hệ thống của mình. Nói cách khác, nếu như doanh nghiệp thật sự quan tâm về giá trị nội tại bên trong, thì doanh nghiệp đó phải tận dụng nguồn lực từ sự kết nối của tất cả nhân viên bên cạnh năng lực cá nhân của họ.

8. Conveniences – Thuận tiện

Và chữ C cuối cùng chính là Conveniences – Thuận tiện. Sự thuận tiện luôn luôn là một trong những điểm cộng, để đảm bảo rằng ứng viên đó có làm việc tốt và gắn bó lâu dài với doanh nghiệp. 

Sự thuận tiện bao gồm nhiều mặt từ điều kiện kinh tế, nơi ở, các tiện ích xung quanh,… Một doanh nghiệp dù đã tuyển dụng một người trưởng phòng có năng lực rất tốt, cũng như có khả năng gắn kết trong công việc. Nhưng chỉ vì một bất lợi chính là nhà của người trưởng phòng này ở khá xa. Một thời gian ngắn người này cũng phải xin nghỉ để chuyển về một doanh nghiệp gần nhà, mặc dù đãi ngộ không cao hơn.

Sự bất tiện trong khoảng cách tới công ty có thể là lý do nhân viên nghỉ việc
Sự bất tiện trong khoảng cách tới công ty có thể là lý do nhân viên nghỉ việc

Do đó các ban tuyển dụng cần phải khéo léo hỏi và nắm các thông tin liên quan tới cuộc sống, cũng như nhu cầu của nhân sự. Như thế, doanh nghiệp sẽ đảm bảo và cân bằng mọi sự thuận tiện nhất cho nhân viên, điều đó sẽ giúp họ có động lực đóng góp cho chính doanh nghiệp nhiều hơn.

Tuyển chọn nhân tài hiệu quả với phần mềm AMIS Tuyển Dụng

Bên cạnh việc áp dụng mô hình tuyển dụng 8C, việc ứng dụng công nghệ trong quy trình tuyển chọn nhân tài cũng là giải pháp được nhiều doanh nghiệp lựa chọn.

Phần mềm AMIS Tuyển Dụng đang được đánh giá là một trong những giải pháp tốt nhất trong việc thu hút, tuyển chọn nhân sự phù hợp với tổ chức. Nằm trong bộ sản phẩm quản trị nhân sự AMIS HRM, AMIS Tuyển Dụng giúp tiết kiệm tối đa chi phí, thời gian mà vẫn đảm bảo hiệu quả, tuyển chọn được ứng viên chất lượng.

Những ưu điểm của phần mềm có thể kể đến như:

  • Tìm kiếm nhân tài ở khắp nơi, đăng tin dễ dàng lên Linkedin, Vieclam24h, Vietnamworks,….
  • Tự động hóa quy trình và tăng năng suất tuyển dụng nhờ tính năng tự động nhập liệu hồ sơ, tự động gợi ý ứng viên phù hợp, hỗ trợ thi tuyển online,….
  • Nâng cao thương hiệu tuyển dụng với website tuyển dụng miễn phí, dễ dàng tùy chỉnh, khả dụng trên điện thoại.
  • Hàng trăm doanh nghiệp đã tin dùng phần mềm AMIS Tuyển Dụng, điển hình như: Công ty CP Thương mại Thái Linh, Công ty CP Minh An Việt,….
Bộ phận HR dễ dàng theo dõi tỷ lệ chuyển đổi ứng viên
Bộ phận HR dễ dàng theo dõi tỷ lệ chuyển đổi ứng viên

Để được trải nghiệm miễn phí phần mềm và nhận tư vấn từ chuyên gia của MISA, anh chị có thể để lại thông tin dưới đây.

Kết luận 

Mô hình tuyển dụng 8C là một mô hình đang được áp dụng trong thực tế rất nhiều, bởi sự đơn giản nhưng mang lại một hiệu quả không ngờ. Thông qua mô hình 8C, các chuyên viên tuyển dụng có thể xác định và chọn ra đầy đủ hình mẫu ứng viên phù hợp nhất cho doanh nghiệp của mình. Hy vọng qua bài viết này, mọi người sẽ có thêm các góc nhìn về mô hình 8C và có thể áp dụng vào doanh nghiệp, giúp công tác tuyển dụng hiệu quả hơn.

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả