Seeding là gì? 5 bước để khởi tạo một chiến dịch seeding

26/08/2022
1281

Seeding là một khái niệm quen thuộc. Nhưng không phải ai cũng hiểu seeding là gì và hiệu quả của nó. Mục tiêu cũng như các bước để khởi tạo một chiến dịch seeding là gì. Hãy cùng MISA AMIS tìm hiểu về chủ đề này qua bài viết dưới đây.

Seeding là gì
I. Seeding là gì?

Seeding là một chiến lược được các nhà tiếp thị sử dụng nhằm nâng cao nhận thức về thương hiệu bằng cách tạo và phân phối nội dung trực tuyến đến các nhóm đối tượng có liên quan.

Seeding là phần không thể thiếu trong các chiến lược digital marketing, những gì hoạt động seeding làm giúp doanh nghiệp thu hút khách hàng tiềm năng quan tâm tới thương hiệu của mình. Vì vậy, nó là lựa chọn hàng đầu đối với các nhà tiếp thị.

Thuật ngữ này được lấy cảm hứng từ hình ảnh của những người nông dân cần mẫn, họ tính toán một cách chi li mỗi khi gieo hạt trên ruộng đất của mình, với hy vọng cây trồng phát triển khỏe mạnh và đạt được năng suất cao.

Seeding là gì

Khái niệm seeding trong marketing cũng áp dụng tương tự khi các thương hiệu “gieo” nội dung của họ ở nhiều nơi khác nhau: phương tiện truyền thông xã hội, blog, tạp chí, tờ rơi,… Một cách chiến lược, những gì seeding mang lại là hy vọng thu hút số lượng khách hàng tiềm năng nhất định, giúp họ gia tăng doanh số.

Do đó, về cơ bản, seeding là phương pháp mà các thương hiệu đặt nội dung phù hợp dưới dạng phương tiện truyền thông, blog, infographics, ưu đãi hoặc giao dịch, v.v., ở cả nền tảng kỹ thuật số và thực tế để tăng hiệu quả của chiến lược marketing.

Mục đích seeding để thu hút người tiêu dùng, giúp họ quan tâm đến thương hiệu của mình. Giống như bất kỳ hình thức tiếp thị nào khác, mục đích chính của seeding là nâng cao nhận thức về thương hiệu và thúc đẩy bất cứ sự tương tác gì của người tiêu dùng thông qua nội dung được truyền tải.

Seeding đôi khi cần sự hỗ trợ của “bên thứ ba” để giúp truyền bá nội dung thương hiệu hiệu quả hơn nữa. Ví dụ điển hình là tận dụng Influencer – những người có ảnh hưởng nhất định tới công chúng – truyền bá nội dung tới cộng đồng của họ.

Qua đó, thu hút được nhiều khách hàng hơn và gây dựng được niềm tin từ họ. Khi được thực hiện một cách đúng đắn, seeding sẽ mang lại rất nhiều lợi ích, nhất là đối với một thương hiệu biết cách sử dụng các kênh và tài nguyên sẵn có trong việc phân phối nội dung.

II. Seeding được vận hành như thế nào?

Như đã đề cập ở trên, seeding có thể được hỗ trợ bởi các influencer – người có sức ảnh hưởng. Tuy nhiên trước khi triển khai chiến dịch, các nhà tiếp thị cần đảm bảo tất cả những gì nhóm người có tầm ảnh hưởng tác động đến và nền tảng truyền thông xã hội nào là phù hợp để seeding.

Hợp tác với những người có tầm ảnh hưởng là một cách tuyệt vời để giới thiệu sản phẩm của doanh nghiệp tới những khách hàng tiềm năng có mối quan tâm cụ thể. Có nhiều cách để triển khai một chiến dịch seeding với sự hỗ trợ của các influencers, bao gồm:

  • Đề cập đến sản phẩm.
  • Sử dụng sản phẩm.
  • Chia sẻ sản phẩm.
  • Chia sẻ một điều gì đó liên quan đến sản phẩm.
  • Tạo nội dung có liên quan đến sản phẩm.
  • Thuê càng nhiều Influencers liên quan đến thương hiệu đề cập hoặc sử dụng sản phẩm càng tốt.

>> Xem thêm: Xu hướng sử dụng Influencer trong Marketing và các lưu ý

Bằng cách này, khách hàng có nhiều khả năng tin tưởng thương hiệu hơn và họ có xu hướng bắt đầu tìm hiểu về sản phẩm của doanh nghiệp một cách nhanh chóng. Điều này giúp thiết lập nhận thức về thương hiệu đối với người tiêu dùng hiện tại cũng như tiềm năng.

III. Mục tiêu của seeding

Cũng giống như hầu hết các chiến dịch tiếp thị khác, seeding cũng mong muốn thu hút sự chú ý từ người tiêu dùng tới sản phẩm. Yếu tố chính làm cho seeding đạt được thành công là “những người truyền bá”, hoặc các đối tác/người có tầm ảnh hưởng/agent truyền bá nội dung thương hiệu.

Vì vậy, tất cả những gì mục đích của seeding mang đến là thuyết phục các đối tác marketing của mình giúp thương hiệu tiếp cận nhiều đối tượng hơn bằng việc sử dụng mạng lưới có sẵn của họ.

Seeding là gì

Sự tương tác và tin tưởng của người tiêu dùng có thể đạt được sau khi thông qua lời chứng thực của đối tác, qua đó giúp họ thu hút đối tượng mục tiêu nhiều hơn.

Để giúp dễ hiểu hãy cùng xét qua ví dụ sau. Một thương hiệu thời trang X chỉ mới được thành lập, do đó tất cả những gì họ cần lúc này là nâng cao nhận thức của công chúng về thương hiệu rộng rãi hơn.

Vì vậy, họ liên kết với một Influencer hoạt động trong lĩnh vực thời trang trên Instagram với phần lớn có người theo dõi trong khu vực mà thương hiệu đang nhắm mục tiêu, và yêu cầu người đó tạo video quảng cáo trên reels của họ.

Sau đó, trang của Influencer sẽ lồng ghép, truyền tải thông điệp của thương hiệu X một cách tinh tế, không gây khó chịu cho người xem. Qua đó giúp nâng cao nhận thức về thương hiệu tới cộng đồng của Influencer. Ngoài ra, nếu như thương hiệu hợp tác được với Influencer có nhiều kinh nghiệm, khả năng cao video quảng cáo gây được tiếng vang lớn.

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN VÀ NHẬN DEMO TÍNH NĂNG AMIS AIMARKETING


IV. 5 bước để khởi tạo một chiến dịch seeding là gì?

1. Networking

Seeding là gì

Một yêu cầu bắt buộc đối với seeding đó chính là cần xác định được nơi triển khai chiến dịch. Xem xét đâu là những gì phù hợp để seeding, trực tuyến hay tại điểm bán? Đảm bảo rằng nhóm tiếp thị của mình biết rõ công việc được giao: tạo sự hiện diện mạnh mẽ trên tất cả các kênh được đề xuất để truyền tải nội dung của mình. Ngoài ra, doanh nghiệp cần có khả năng xử lý và định hướng truyền thông trên các nền tảng được triển khai.

2. Xác định mục tiêu

Seeding là gì

Điều tối quan trọng là nắm được mục tiêu cuối cùng của seeding là gì. Sau đó, phải nắm bắt rõ tệp khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp. Rất có thể đối với các chiến dịch tiếp thị trước đây, các nhân viên đảm nhận nhiệm vũ đã thực hiện việc nghiên cứu nhân khẩu học. Chính vì vậy, hãy tận dụng thông tin hữu ích này trong chiến dịch sắp tới, bởi lẽ bản chất của seeding là những gì phân phối dưới dạng đúng nội dung tới khán giả.

>> Xem thêm: Cách thiết lập mục tiêu Marketing hiệu quả

Ví dụ: Instagram là nơi phù hợp nhất để tiếp thị các sản phẩm thuộc danh mục phong cách sống. Những người sử dụng nền tảng này có xu hướng tìm kiếm các sản phẩm và dịch vụ liên quan. Việc điều chỉnh kênh seeding theo các mục tiêu và tập hợp đối tượng mục tiêu sẽ giúp tạo được độ phủ sóng lớn.

3. Bắt tay vào việc sáng tạo nội dung

Một khi kênh và đối tượng mục tiêu đã được xác định, thương hiệu cần chuyển sang công đoạn sáng tạo nội dung thực tế phù hợp với mục tiêu kinh doanh. Đừng quên phân loại từng mẫu nội dung được tạo dựa trên thông điệp mà nó truyền tải để đăng lên các kênh phù hợp.

Ví dụ, nội dung trực quan được đón nhận nồng nhiệt trên Instagram, trong khi sự hài hước, tệ nạn xã hội hoặc châm biếm gây được nhiều tiếng vang hơn trên các nền tảng như Twitter. Mỗi phần nội dung tạo ra phải được tối ưu nội dung và phân loại kỹ lưỡng để lựa chọn nền tảng phù hợp để xuất bản nhằm thu hút được nhiều sự tương tác nhất.

>> Xem thêm: 10 phương pháp tối ưu nội dung để tăng lưu lượng truy cập

4. Tìm đối tác phù hợp

Seeding là gì

Giai đoạn này là thời điểm thương hiệu tìm kiếm đối tác phù hợp dựa trên nội dung được tạo ra. Đối với nội dung văn bản, hãy cân nhắc các nền tảng chia sẻ thông tin, bloggers hoặc influencers như Reddit.

Đối với video, hãy tìm đến những người Youtubers phù hợp với mảng mà doanh nghiệp hoạt động; đối với các bài đăng sử dụng các phương tiện truyền thông hỗn hợp, Facebook là lựa chọn phù hợp nhất. Việc tìm kiếm đối tác phù hợp rất quan trọng, bởi lẽ khi đưa thông điệp cho người biết cách xử lý và truyền đạt nội dung, đối tượng mục tiêu sẽ tiếp cận được chúng dễ dàng hơn nhiều.

5. Giám sát, Phân tích, Báo cáo

Giám sát chặt chẽ lượt tiếp cận của các bài đăng trên trang của influencer, thống kê lưu lượng truy cập cũng như mức độ tương tác (lượt chia sẻ, nhận xét, lượt đề cập thương hiệu). Đối với lĩnh vực thương mại điện tử, hãy theo dõi bất kỳ mã khuyến mại hoặc liên kết affiliates nào được sử dụng trong chiến dịch.

Sau đó hãy tiến hành phân tích và đánh giá chỉ số ROI xem có đạt như mong đợi hay không? Trang web có đạt được lượng truy cập mong muốn không? Trả lời được những câu hỏi này giúp các nhà tiếp thị biết được chiến dịch seeding có đang được triển khai một cách hiệu quả hay không, từ đó đưa ra giải pháp gì là phù hợp nhất.

V. Tổng kết

Như vậy, trong bài viết trên MISA AMIS đã cung cấp tới bạn những thông tin chi tiết về chiến lược seeding. Qua đó, đưa ra mục tiêu của seeding và 5 bước để bắt đầu khởi tạo chiến dịch. Hy vọng bạn đã học hỏi được những kiến thức hữu ích về seeding là gì và hoạt động quan trọng này, từ đó giúp triển khai hiệu quả chiến lược seeding cho doanh nghiệp mình.

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 1 Trung bình: 5]
Hà Nguyễn
Tác giả
Trưởng phòng Inbound Marketing viện MIBI MISA
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả