Khi áp dụng mô hình Dropshipping, doanh nghiệp có thể tiết kiệm được chi phí và nâng cao lợi nhuận. Hãy cùng MISA AMIS tìm hiểu chi tiết về mô hình Dropshipping cũng như cách áp dụng mô hình này một cách hiệu quả trong bài viết dưới đây.
Mô hình Dropshipping là gì?
Mô hình Dropshipping là mô hình kinh doanh cho phép cửa hàng trực tuyến vận hành mà không cần lưu trữ tồn kho, sở hữu sản phẩm và vận chuyển sản phẩm đến khách hàng.
Về định nghĩa, Dropshipping là mô hình kinh doanh đang phát triển hiện nay, cho phép cửa hàng trực tuyến vận hành mà không cần đến lưu trữ tồn kho. Bên cạnh đó, doanh nghiệp áp dụng mô hình Dropshipping cũng không cần sở hữu sản phẩm và vận chuyển đến khách hàng.
Mô hình Dropshipping là mô hình phù hợp với những doanh nghiệp mới kinh doanh hoặc những người ít vốn, không muốn sở hữu sản phẩm.
Tuy nhiên, ở Việt Nam mô hình này lại chưa thực sự được phát triển mạnh mẽ như ở nước ngoài. Một trong những lý do khiến mô hình này chưa phát triển phần lớn nằm ở tỷ suất lợi nhuận của mô hình này không được cao như ở nước ngoài.
>> Xem thêm: Mô hình kinh doanh là gì? 7 mô hình kinh doanh phổ biến nhất hiện nay
Mô hình Dropshipping hoạt động như thế nào?
Sau khi tìm hiểu định nghĩa về dropshipping là gì, câu hỏi tiếp theo được đặt ra là: mô hình Dropshipping hoạt động như thế nào?
Về cơ bản, mô hình này sẽ được vận hành như sau:
Trong Dropshipping, nhà bán lẻ (retailer) sẽ liên hệ với nhà cung cấp (supplier) cho phép nhà bán lẻ áp dụng dropshipping để thương lượng mức giá bán sản phẩm.
Khi đã thương lượng xong về mức giá bán phù hợp, nhà cung cấp sẽ tiến hành xử lý đơn hàng và đóng gói khi có đơn hàng phát sinh. Bên cạnh đó, nhà cung cấp cũng sẽ giao hàng cho người mua dưới thông tin của nhà bán lẻ.
Đối với Dropshipping, nhà bán lẻ sẽ được lợi nhuận từ chiết khấu đã thương lượng trước đó với nhà cung cấp. Khách hàng sẽ không biết sản phẩm mà họ mua được xử lí như thế nào, bởi quá trình Dropshipping diễn ra hoàn toàn vô hình.
Để hình dung rõ hơn về cách vận hành của mô hình Dropshipping, ta có thể lấy ví dụ như sau:
Một nhà sản xuất kinh doanh sản phẩm quần jeans với giá 150,000 VNĐ. Bạn thương lượng được với nhà sản xuất này và quyết định sẽ bán sản phẩm quần jeans với giá 200,000 VNĐ cho khách hàng.
Sau khi đơn hàng phát sinh, bạn sẽ đặt hàng với nhà sản xuất và cung cấp địa chỉ của khách hàng. Khi đó, nhà sản xuất sẽ trực tiếp giao sản phẩm đến tận tay khách.
Từ ví dụ trên, bạn có thể thấy lợi nhuận mà bạn sở hữu với mô hình Dropshipping là 50,000 VNĐ.
Ưu và nhược điểm của mô hình Dropshipping
Ưu và nhược điểm của mô hình Dropshipping là gì?
Ưu điểm
Về ưu điểm, Dropshipping đem tới một số những lợi ích sau:
- Dễ dàng vận hành
Ưu điểm đầu tiên của mô hình kinh doanh này là dễ dàng vận hành.
Quy trình vận hành Dropshipping thông thường chỉ gói gọn trong 3 bước là tìm kiếm nhà cung cấp, thương lượng giá bán phù hợp và bắt đầu những đầu mục công việc liên quan để quảng cáo sản phẩm & bán hàng.
- Tiết kiệm chi phí tổ chức bán hàng
Với các mô hình kinh doanh truyền thống, doanh nghiệp sẽ cần đầu tư rất nhiều chi phí cho việc thiết lập và vận hành các hoạt động bán lẻ. Những khoản chi phí lớn nhất bao gồm dự trữ tồn kho và quản lý hàng hoá.
Tuy nhiên, với mô hình Dropshipping, bạn hoàn toàn có thể loại bỏ vấn đề về chi phí. Việc dự trữ tồn kho hay xử lý, gói hàng và vận chuyển là không cần thiết. Bạn sẽ tận dụng được chi phí này cho hoạt động Marketing, quảng cáo sản phẩm.
- Tiết kiệm chi phí đầu tư
Ngoài cho phí tổ chức bán hàng, bạn cũng có thể tiết kiệm chi phí đầu tư. Bạn không cần đầu tư quá nhiều vốn cho việc kinh doanh online, chi phí chủ yếu là hoàn thiện kênh bán và quảng cáo để thu hút người tiêu dùng.
Nhược điểm
Bên cạnh ưu điểm thì mô hình Dropshipping cũng có một số nhược điểm sau:
- Không có sự đồng bộ giữa thương mại điện tử bán sỉ và bán lẻ
Một trong những nhược điểm đầu tiên của Dropshipping là thiếu sự kết nối giữa thương mại điện tử bán sỉ và bán lẻ
Đơn hàng dropshipping yêu cầu sự kết nối và đồng bộ dữ liệu giữa nền tảng mà người bán sỉ sử dụng và nền tảng mà người bán lẻ đang kinh doanh. Tuy nhiên, thật đáng tiếc là các sàn thương mại bán sỉ tại Việt Nam chưa đáp ứng được những yêu cầu về kỹ thuật và công nghệ. Do đó, thật khó để có thể kết nối trực tiếp với những sàn thương mại điện tử bán lẻ trong nước.
- Chi phí vận chuyển cao
Một đơn hàng bán lẻ dưới 1 kg từ Trung Quốc về Việt Nam đang ở mức 50,000 – 60,000 VND. Giá này chưa bao gồm các chi phí khác như xử lý đơn hàng, đóng gói hay phân loại sản phẩm. Do đó, chi phí về vận chuyển đang là một bất lợi cho người sử dụng Dropshipping.
5 bước triển áp dụng mô hình Dropshipping hiệu quả
Để triển khai mô hình Dropshipping hiệu quả, bạn phải làm gì?
Nghiên cứu thị trường
Bước quan trọng đầu tiên mà bạn cần thực hiện đó là nghiên cứu thị trường.
Nghiên cứu thị trường hay Market Research là một quá trình thu thập, xử lý, phân tích những thông tin liên quan đến khách hàng, đối thủ, thị trường mục tiêu với mục đích giúp doanh nghiệp có thể triển khai được những chiến lược marketing phù hợp hơn nhằm cải thiện trải nghiệm khách hàng và tăng tỉ lệ chuyển đổi.
Việc nghiên cứu thị trường là rất cần thiết nếu bạn muốn phát triển theo mô hình Dropshipping. Bạn sẽ cần khảo sát, thống kê về nhu cầu của thị trường. Bên cạnh đó, bạn cũng cần hiểu về thực trạng và xu hướng của thị trường để đưa ra đề xuất kinh doanh phù hợp.
Ngoài ra, việc nghiên cứu đối thủ cũng rất quan trọng. Nghiên cứu đối thủ giúp bạn biết họ làm những gì, làm như thế nào, hướng cải tiến so với đối thủ là gì,…
>> Đọc thêm: Nghiên cứu thị trường là gì & 7 bước nghiên cứu thị trường hiệu quả
Lựa chọn sản phẩm kinh doanh
Sau khi nghiên cứu thị trường, bạn có thể xác định được sản phẩm mà mình sẽ kinh doanh.
Ở bước này, bạn có thể quyết định các mặt hàng về kinh doanh, thực phẩm hay thời trang để kinh doanh và tạo ra lợi nhuận tối ưu nhất. Bạn có thể đi vào một mặt hàng cụ thể, hoặc bạn có thể lựa chọn việc bán đa dạng các mặt hàng để đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.
Liên hệ các nhà cung cấp
Ở bước này, bạn cần liên hệ với nhà cung cấp sau khi lựa chọn sản phẩm kinh doanh.
Đây chính là khoảng thời gian để bạn tìm hiểu và liên hệ với nhà cung cấp mặt hàng mà bạn dự định sẽ kinh doanh. Bạn hãy đặt ra các thỏa thuận về điều khoản nếu muốn làm việc một cách chuyên nghiệp và có được tối đa hóa lợi nhuận.
Thiết kế website bán hàng chuyên nghiệp
Việc thiết kế website bán hàng một cách chuyên nghiệp sẽ là bước quan trọng để bạn thu hút khách hàng tiềm năng đến với mình.
Website từ lâu đã là nền tảng cho mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Thật tốt nếu bạn đã là một nhà thiết kế website chuyên nghiệp ngay từ đâu, bởi bạn hoàn toàn có thể chủ động thiết kế riêng cho mình một website bán hàng thật hoành tráng.
Tuy nhiên, nếu bạn chưa có kinh nghiệm về làm website, bạn có thể đầu tư vào một dịch vụ thiết kế website có trình độ để có được một cửa hàng online hiệu quả nhất. Bên cạnh đó, bạn hoàn toàn có thể tham khảo đối thủ và có những cải tiến nhất định so với website bán hàng của họ.
Quảng cáo cho website bán hàng của bạn
Một trong những cách kinh doanh Dropshipping thành công, có nhiều lợi nhuận đó là xây dựng chiến lược quảng cáo cửa hàng một cách hợp lý.
Ở bước cuối cùng này, bạn có thể xem xét một số các phương thức sau để quảng cáo: Chạy quảng cáo Facebook, quảng cáo Zalo, SEO (tối ưu hóa công cụ tìm kiếm) hay đặt banner quảng cáo trên các trang báo, trang thông tin…
Bạn hãy nhớ đề cập đến các loại sản phẩm mà bạn bán cũng như bao gồm số điện thoại, địa chỉ để mọi người biết thêm thông tin, liên hệ mua hàng nhé!
>> Xem thêm: Mục tiêu của quảng cáo và những lưu ý khi thực hiện chiến dịch quảng cáo
Tổng kết
Mô hình Dropshipping là một trong những mô hình kinh doanh hiệu quả và ngày càng được nhiều doanh nghiệp áp dụng hiện nay. Hy vọng qua bài viết này, bạn sẽ hiểu thêm về Dropshipping cũng như cách áp dụng mô hình Dropshipping hiệu quả.
Ghé thăm blog của MISA AMIS để đọc thêm nhiều bài viết về các mô hình kinh doanh nổi tiếng khác.