Phân tích mô hình Canvas của Shopee

02/08/2022
8250

Hiện nay, những ông lớn trên thế giới như Google, Apple, BMW, Shopee,… đều đang áp dụng mô hình kinh doanh Canvas trong quy trình kinh doanh của mình. Nhờ việc áp dụng thành công, những doanh nghiệp lớn này được người dùng trên toàn thế giới biết đến và không một đối thử nào có thể vượt mặt. Tiêu biểu trong số đó, AMIS MISA sẽ phân tích chi tiết mô hình Canvas của Shopee, mời bạn đọc theo dõi chi tiết qua bài viết dưới đây.

I. Mô hình Canvas là gì?

Mô hình Canvas – mô hình kinh doanh hiện đại là khung chiến lược đồ họa giúp thể hiện và hệ thống thông tin. Xây dựng mô hình Canvas để định hướng, triển khai kế hoạch kinh doanh nhằm đạt sự ổn định trong cách vận hành và phát triển về nguồn lực tài chính. Đây cũng là một công cụ tuyệt vời để giúp doanh nghiệp hiểu mô hình kinh doanh theo cách đơn giản, có cấu trúc.

mô hình kinh doanh canvas
Mô hình kinh doanh Canvas

Sử dụng cấu trúc Canvas giúp doanh nghiệp hiểu khách hàng, nắm bắt các hoạt động kinh doanh quan trọng, trả lời cho các câu hỏi về tính khả thi của ý tưởng, dòng doanh thu, mối tương quan giữa chi phí và lợi nhuận, điều gì xảy ra khi thị trường thay đổi,…

Ngoài ra, doanh nghiệp cũng có thể sử dụng mô hình Canvas để phân tích mô hình kinh doanh của đối thủ cạnh tranh. Điều quan trọng hơn cả, mô hình Canvas như một bản đồ giúp doanh nghiệp hệ thống hóa mọi thứ trong kinh doanh với bất kỳ 1 trong 9 yếu tố ảnh hưởng. Để hiểu hơn về mô hình Canva thực tế, cùng xem tiếp phần phân tích mô hình Canvas của Shopee dưới đây.

II. Phân tích mô hình Canvas của Shopee chi tiết

Shopee là sàn thương mại điện tử hàng đầu tại khu vực Đông Nam Á và Đài Loan với đa dạng các mặt hàng trong mọi lĩnh vực. Sàn thương mại điện tử Shopee hoạt động nhằm mục đích cung cấp cho khách hàng trải nghiệm mua sắm trực tuyến một cách dễ dàng, an toàn và tiện lợi nhờ quy trình thanh toán đơn giản, vận chuyển nhanh chóng.

Để đạt được thành công như hôm nay, Shopee đã vận hành mô hình Canvas hiệu quả. Mô hình Canvas của Shopee bao gồm những yếu tố sau:

1. Đối tác của Shopee

Đối tác của Shopee bao gồm đối tác kinh doanh (người bán và người mua), đối tác vận chuyển (Giao hàng tiết kiệm, Giao hàng nhanh, Viettel Post, Vietnam Post, J&T Express, ShopeeExpress, Grab,…), đối tác thanh toán (Ship cod – thanh toán và thu tiền mặt tận nơi sau khi khách nhận hàng hoặc các hình thức thanh toán online).

Hệ thống mạng lưới đối tác của Shopee được vận hành trơn tru với nhiệm vụ phục vụ cả người bán lẫn người mua. Từ đó, xây dựng sự hợp tác đôi bên cùng có lợi, mang lại lợi nhuận lâu dài.

>> Đọc thêm: Phân tích chiến lược marketing của Shopee

2. Hoạt động kinh doanh chính

Shopee sớm nhận ra rằng trong tương lai gần, thiết bị di động sẽ thống lĩnh thị trường thương mại điện tử. Do vậy, Shopee ứng dụng vào hoạt động kinh doanh bằng cách tạo giao diện trang Web thân thiện trên thiết bị di dộng, đồng thời đầu tư nhiều nguồn lực vào phát triển ứng dụng để thu hút nhiều đối tượng khách hàng.

Bên cạnh đó, Shopee còn không ngừng nâng cao chất lượng hàng hóa và trải nghiệm dịch vụ mua sắm của khách hàng. Ứng dụng Shopee phát triển nhằm đảm bảo người mua có thể an tâm mua hàng với chính sách hoàn trả tiền, trả hàng theo quy định.

Hơn nữa, để nâng cao trải nghiệm giải trí cho khách hàng, Shopee thường xuyên khởi xướng trò chơi Lắc Siêu Xu, Chém Giá, Đấu Trường Shopee ngay trên ứng dụng di dộng vào các dịp mua sắm đặc biệt như 9/9, Ngày Độc Thân, ngày hội mua sắm online 12/12 kèm theo nhiều phần quà hấp dẫn.

mô hình canvas của shoppe
Mô hình Canvas của Shoppe

Chưa hết, Shopee còn đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ giao hành nhanh trong 4 tiếng, ra mắt dịch vụ mua sắm chất lượng cao trên gian hàng Shopee Mall đảm bảo 100% hàng chính hãng từ nhiều thương hiệu lớn nhỏ khác nhau. Mô hình Canvas của Shopee thực hiện chiến dịch nội địa hóa với các sản phẩm hàng nội địa, tiêu thụ tại thị trường Việt Nam.

Hoạt động kinh doanh chính trong mô hình Canvas của Shopee chủ yếu tập trung vào chiến lược Marketing với Slogan ngắn gọn, bắt tai “Thích shoping, lướt shopee”, màu sắc nhận dạng thương hiệu nổi bật, mở rộng mô hình C2C (Customer to Customer), B2C (Business to Customer) và đẩy mạnh phát triển trên nền tảng Social Media tiếp cận lượng lớn khách hàng tiềm năng.

3. Hệ thống nguồn lực chính

Ngoài việc xây dựng các tính năng cho một Sàn giao dịch TMĐT, Shopee còn kết hợp với các tính năng Chat, Trả giá, Bình luận, Đánh giá (Rating), Chia sẻ sản phẩm và Theo dõi,… ngay trên ứng dụng của mình.

Shopee bảo vệ Người tiêu dùng với chính sách “Shopee Bảo Đảm” và hỗ trợ Người bán qua nhiều tính năng và dịch vụ như xử lý các giao dịch, đào tạo, chăm sóc những người bán,…

Hơn nữa, Shopee đẩy mạnh xây dựng nguồn nhân lực và phát triển mối quan hệ nhân viên, thành viên kênh bán hàng, khách hàng với đội ngũ quản trị. Yếu tố hệ thống nguồn lực chính trong mô hình Canva của Shopee đầu tư rất nhiều vào việc phát triển con người với chương trình định hướng cho nhân viên mới, các chương trình đào tạo kỹ năng mềm cho nhân viên và kỹ năng quản lý cho đội ngũ lãnh đạo.

mô hình canvas shoppe
Hệ thống nguồn lực chính

Về nguồn tài chính, chủ sở hữu Shopee là Công ty thương mại điện tử Sea (Singapore) vừa hoàn tất phát hành cổ phiếu lần đầu (IPO) tại sàn chứng khoán New York với mã SE, mang đến nhiều kỳ vọng phát triển vượt bậc trong tương lai. Lợi thế Shopee nhận từ IPO là khả năng thu hút nhân tài, đẩy mạnh đầu tư, phát triển nhiều tính năng trên nền tảng mua sắm. Ngoài ra, Shopee còn nhận được nguồn thu chính từ chi phí mà các chủ shop phải trả.

>> Đọc thêm: Chiến lược kinh doanh của Shopee

4. Giá trị cung cấp cho khách hàng

Hiểu được tầm quan trọng của ứng dụng di động trong nền tảng TMĐT, Shopee đã và đang tập trung khai thác ứng dụng di động và xây dựng giao diện phù hợp với đa số người dùng di động. Nền tảng ứng dụng Shopee được tối ưu hóa và phát triển không ngừng để tạo trải nghiệm mua hàng tốt nhất cho cả người mua, người bán.

Không chỉ đơn thuần là trang bán hàng, Shopee tạo tương tác giữa người bán và người mua ngay trên nền tảng di động, Website với mô hình hoạt động giống mạng xã hội. Bằng cách này, khách hàng có thể chat trực tiếp cho người bán để hỏi thông tin sản phẩm, tình trạng sản phẩm, hình ảnh thực tế của sản phẩm,… trước khi quyết định mua hàng. Tính năng Trả giá giúp khách hàng trực tiếp mặc cả giá sản phẩm với người cũng chỉ có duy nhất ở Shopee.

>> Đọc thêm: 5 yếu tố ảnh hưởng đến trải nghiệm khách hàng lớn nhất

5. Xây dựng mối quan hệ với khách hàng

Đối tượng khách hàng mục tiêu của Shopee là bất cứ ai có nhu cầu mua sản phẩm hoặc đăng bán sản phẩm với số lượng tùy ý, trong đó kể cả người mua và người bán. Đối với người bán, Shopee tạo điều kiện thuận lợi để tối ưu cho người bán mở gian hàng và hỗ trợ rất nhiều hoạt động giúp người bán tiếp cận với khách hàng. Quá trình người bán tham gia, Shopee không yêu cầu giấy phép kinh doanh như Tiki hay Lazada và tất cả mọi người đều có thể lập được gian hàng thành công trên Shopee.

mô hình kinh doanh của shoppe
Mô hình kinh doanh của Shoppe

Trong khi đó, với người mua, Shopee có các chính sách bảo vệ quyền lợi của người mua cũng như khuyến khích hành vi mua hàng thông qua nhiều chiến dịch Marketing siêu giảm giá, tích lũy điểm Shopee xu và khách hàng có thể dùng xu để mua sắm bất kỳ sản phẩm nào, tiết kiệm đáng kể chi phí mua hàng. Do đó, trong mô hình Canvas, Shopee tích cực xây dựng mối quan hệ với khách hàng (người bán và người mua), thúc đẩy quy trình bán hàng đồng thời nâng cao nguồn doanh thu.

phần mềm quản lý bán hàng misa amis crm

6. Các kênh truyền thông

Sở hữu nguồn lực tài chính vững mạnh, Shopee sử dụng đa dạng các kênh truyền thông. Thời gian đầu, Shopee tập trung vào các kênh tiếp thị truyền miệng và đầu tư phát triển trang chủ với chính sách hỗ trợ phí vận chuyển, giảm giá vận chuyển cho cả người mua và người bán.

Ngoài ra, Shopee còn tận dụng triệt để các kênh mạng xã hội như Facebook, Instagram, Zalo, và hỗ trợ người bán Livestream trên gian hàng. Đồng thời, Shopee xây dựng cộng đồng trên Facebook hỗ trợ thúc đẩy tiếp thị liên kết mua hàng. Bên cạnh đó, các kênh truyền thông Shopee sử dụng phổ biến tiêu biểu như hợp tác với người nổi tiếng, quảng cáo ngoài trời, dán poster lên taxi, quảng cáo TV, youtube, in game,…

mô hình kinh doanh canvas của shoppe
Mô hình kinh doanh Canvas của Shoppe

>> Đọc thêm: 7 công cụ truyền thông Marketing tích hợp mọi doanh nghiệp nên áp dụng

7. Phân khúc khách hàng

Phân khúc khách hàng của Shopee bao gồm người bán và người mua. Shopee đáp ứng nhu cầu của người bán hàng online cần một nền tảng công nghệ, thị trường để giao dịch và tìm kiếm khách hàng.

Với người mua hàng, Shopee phân theo nhân khẩu học, sở thích, hành vi. Trong đó, nhân khẩu học chủ yếu là nữ thuộc thế hệ Millenials và thế hệ Z (từ 18 – 40 tuổi). Những người này họ có sở thích mua hàng online, ưa thích sự tiện lợi giao hàng tận nơi, quan tâm nhiều đến giảm giá. Với hành vi thường xuyên sử dụng Internet, dành rất nhiều thời gian lên mạng để mua sắm online.

mô hình canvas của shopee
Mô hình Canvas của Shopee

8. Cơ cấu chi phí

Sau nhiều năm hình thành và phát triển, Shopee đã có những tăng trưởng mạnh mẽ trên thị trường TMĐT với những khác biệt trong mô hình Canvas. Khởi đầu bằng một ứng dụng mua sắm trên di động để đón đầu làn sóng mobile first, đến nay Shopee đã chuyển mình trở thành hệ sinh thái TMĐT hoàn chỉnh theo mô hình Marketplace, sở hữu hơn 4 triệu sản phẩm đăng bán và 5 triệu lượt cài đặt ứng dụng.

Chỉ sau 2 năm gia nhập thị trường, Shopee đã có những thành tựu nổi trội nhờ “gã khổng lồ” – công ty mẹ Sea đứng sau. Vào cuối năm 2018, Shopee đã bất ngờ chiếm “ngôi vương” trên bảng xếp hạng các sàn thương mại điện tử lớn nhất tại Việt Nam.

9. Dòng doanh thu

Dòng doanh thu của Shoppe không chỉ dừng lại ở bài toán kinh doanh thông thường, mà là bài toán về tài chính. Kết quả kinh doanh có thể không được tốt nhưng nếu bán được cổ phiếu, giá cổ phiếu tăng họ còn kiếm được nhiều nguồn tiền hơn.

Tài sản giá trị nhất của Shopee là hệ thống, đặc biệt là mạng lưới bán hàng và tệp khách hàng. Chúng ta có thể dễ nhận thấy rằng, tài nguyên giá trị Shopee là sở hữu hàng triệu đến chục triệu user và một số quỹ có thể họ đầu tư chiến lược để sử dụng hệ thống với những mục tiêu khác.

>> Đọc thêm: Cách tính doanh thu bán hàng

III. Tổng kết

Mô hình Canvas của Shopee đã thành công mỹ mãn khi vận dụng đúng đắn và có những chiến lược khoa học. Chính sự uy tín và chất lượng đã mang đến cho nền tảng TMĐT Shopee có được danh tiếng như ngày hôm nay. MISA AMIS hy vọng bài phân tích này sẽ hữu ích với bạn đọc. Các bạn hãy thường xuyên truy cập Website để đọc được những thông tin mới nhất về Marketing, bán hàng nhé.

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Tuyến Phạm
Tác giả
Giám đốc Kinh doanh tại MISA
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả