Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter & case study Coca Cola

29/07/2022
4969

Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter chắc hẳn là một khái niệm rất đỗi quen thuộc đối với các marketer. Thế nhưng, bạn đã hiểu đúng về khái niệm này hay chưa? Ứng dụng mô hình này trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như thế nào?

Những case study thực chiến và đã thành công khi áp dụng mô hình này? Cùng MISA AMIS tham khảo ngay qua những thông tin dưới đây nhé!

Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter
Tìm hiểu mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của Michael Porter

I. Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter là gì?

Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter được tạo ra bởi vị giáo sư có tên là Michael Porter của trường Kinh Doanh Harvard danh tiếng. Mô hình này giải thích lý do vì sao trong từng một ngành khác nhau cần có những chiến lược khác nhau để có một mức lợi nhuận khác nhau. Có thể nói rằng, đây là mô hình được áp dụng rộng rãi và trở thành một trong những công cụ chiến lược kinh doanh của mọi thời đại.

Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter mô tả và phân tích về 5 yếu tố định hình để xác định điểm mạnh, điểm yếu của một lĩnh vực kinh doanh trong một ngành nghề nào đó. Phân tích mô hình này được sử dụng để xác định cấu trúc của một ngành kinh doanh, từ đó xác định chiến lược của một doanh nghiệp.

Mô hình này có thể được áp dụng cho đa ngành nghề, đa lĩnh vực để giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về mức độ cạnh tranh của thị trường và tiềm năng phát triển của mình trong tương lai.Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter

II. Phân tích mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter

Michael Porter cho rằng, một doanh nghiệp hoàn toàn có thể đánh giá tình hình kinh doanh của đối thủ. Tuy nhiên, để có thể có một vị thế ổn định trên thị trường, doanh nghiệp cần nhìn xa hơn về chiến lược kinh doanh của đối thủ để tìm ra nhiều yếu tố đang tác động đến thị trường cạnh tranh ngành.

Michael Porter cho rằng, sẽ có 5 yếu tố tạo nên môi trường cạnh tranh và tác động trực tiếp đến tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm:

1. Đối thủ cạnh tranh trong ngành

Xét về đối thủ cạnh tranh trong ngành, mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter chỉ ra rằng tình hình lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng bởi số lượng đối thủ cạnh tranh và khả năng gây ảnh hưởng của những đối thủ này đến thị trường cạnh tranh.

Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter
Đối thủ cạnh tranh trong ngành là yếu tố đầu tiên doanh nghiệp cần xác định

Nói một cách dễ hiểu hơn, số lượng đối thủ càng lớn thì miếng bánh thị phần sẽ được chia ra nhỏ hơn, sức mạnh của doanh nghiệp sẽ ngày càng giảm.

Nếu số lượng đối thủ càng nhiều thì đồng nghĩa với việc khách hàng, nhà cung cấp sẽ có nhiều lựa chọn, tìm kiếm những thương hiệu nào có chi phí tối ưu hơn. Và ngược lại, nếu như số lượng đối thủ cạnh tranh ít thì doanh nghiệp sẽ dễ dàng chiếm được thị phần lớn, có chiến lược giá tốt hơn để tối đa hoá lợi nhuận.

>> Đọc thêm: Hướng dẫn các bước phân tích đối thủ cạnh tranh trong kinh doanh

2. Tiềm năng của những doanh nghiệp mới tham gia vào ngành

Nếu một thị trường có độ cạnh tranh thấp mà chi phí gia nhập ngành cũng thấp thì đương nhiên đây sẽ là một miếng bánh béo bở mà bất kì doanh nghiệp nào cũng muốn gia nhập. Những doanh nghiệp mới này cũng sẽ là những mối đe dọa lớn đối với những doanh nghiệp đã và đang cạnh tranh trong ngành.

Nếu một thị trường có độ cạnh tranh thấp, khả năng sinh lời cao, không có sự bảo vệ bởi những điều “độc quyền” thì việc chia thị phần cho những doanh nghiệp mới là điều sớm muộn.

Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp xây dựng được những rào cản gia nhập ngành một cách chắc chắn, bền vững thì có thể bảo toàn được thị phần của mình và có thể tận dụng lợi thế cạnh tranh hợp lý nhất.Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter

3. Sức mạnh nhà cung cấp

Chi phí đầu vào là một trong những yếu tố được nhiều doanh nghiệp quan tâm, nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Nhà cung cấp sẽ đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc mang đến những sản phẩm độc đáo, mới lạ trên thị trường.

Theo đó, nhà cung cấp có thể sẽ tăng chi phí đầu vào làm tăng phần tổng chi, giảm lợi nhuận. Nếu trong ngành có nhiều nhà cung cấp, mức giá này sẽ ổn định hơn so với những ngành chỉ có nhà cung cấp độc quyền.

Càng ít nhà cung cấp, công ty sẽ phải càng lệ thuộc và phải chấp nhận mua nguồn nguyên liệu đầu vào với mức giá cao hơn. Ngược lại, nếu nhiều nhà cung cấp thì công ty sẽ có thể chọn được một địa chỉ cung cấp với nhiều ưu đãi, mức giá cũng cạnh tranh hơn.

Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter
Sức mạnh của nhà cung cấp ảnh hưởng rất lớn đến doanh số của doanh nghiệp

4. Sức mạnh khách hàng

Cũng tương tự như nhà cung cấp, khách hàng cũng có một vai trò hết sức quan trọng trong việc thúc đẩy doanh số của công ty. Nếu một ngành hàng có nhiều khách hàng cần đến sản phẩm, dịch vụ thì công ty sẽ không phải tốn quá nhiều chi phí để tìm khách hàng mới.

Đồng thời, nếu công ty có nhiều khách hàng thì mức giá của sản phẩm dịch vụ sẽ được đẩy cao hơn. Ngược lại, nếu tệp khách hàng nhỏ điều này đồng nghĩa với việc khách hàng sẽ có nhiều cơ hội hơn trong việc thương lượng giá và chất lượng sản phẩm khi đưa ra quyết định mua hàng.

Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter

5. Nguy cơ, đe doạ từ các sản phẩm thay thế

Sản phẩm thay thế luôn là một trong những vấn đề khiến cho các Marketer luôn phải đau đầu cho những chiến lược Marketing của mình. Theo mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter, sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp có thể được thay thế bởi rất nhiều những sản phẩm và dịch vụ khác.

Khách hàng có thể thoải mái lựa chọn những sản phẩm hay dịch vụ khác để thay thế ngay lúc họ có nhu cầu. Nếu doanh nghiệp đang kinh doanh trong ngành hàng ít hoặc không có sản phẩm hay dịch vụ thay thế thì doanh nghiệp sẽ có nhiều lợi thế cạnh tranh hơn.

Ngược lại, nếu sản phẩm của bạn rất dễ bị thay thế thì sức mạnh doanh nghiệp sẽ giảm xuống, khách hàng sẽ lựa chọn ngay sản phẩm thay thế nếu lúc đó bạn không phải là lựa chọn tối ưu.

Ví dụ mì tôm và các loại phở gói là những sản phẩm hoàn toàn có thể thay thế cho nhau. Trường hợp khách hàng cảm thấy mì tôm có giá quá cao hoặc chất lượng không tốt thì có thể chuyển sang mua phở gói để thay thế.

>> Xem thêm: Ảnh hưởng của đối thủ cạnh tranh đến doanh nghiệp

III. Case study về mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Coca Cola

Để giúp bạn hiểu rõ hơn về mô hình này, chúng ta sẽ cùng tham khảo case study của Coca cola nhé!

Về mức độ cạnh tranh trong ngành của Coca Cola

Trong thị trường nước ngọt có ga thì Coca và Pepsi là 2 ông lớn đầu ngành. Ngoài ra còn một số thương hiệu khác nhưng hoàn toàn chưa phải là mối đe dọa của 2 thương hiệu này. Và cuộc chiến tranh thị phần của 2 ông lớn này luôn gay gắt và chưa có dấu hiệu dừng lại.

Đối thủ cạnh tranh tiềm năng của Coca Cola

Để xâm nhập vào thị trường nước giải khát trong thời gian ngắn là điều không thể. Hoạt động kinh doanh cần khoảng đầu tư thật lớn để tuyển dụng lao động cũng như xây dựng lòng trung thành của khách hàng. Chính vì vậy, đây hoàn toàn không phải là nỗi lo của Coca Cola.

Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter
Coca Cola và Pepsi là sản phẩm thay thế của nhau

Quyền của nhà cung ứng

Coca Cola hoàn toàn có thể chuyển từ nhà cung cấp này sang nhà cung cấp khác. Tuy nhiên, những nhà cung cấp của Coca thì lại không thể rút khỏi Coca một cách dễ dàng, vì đây là một thương hiệu hàng đầu thế giới trong ngành nước giải khát.

Quyền của khách hàng

Xét về số lượng khách hàng cá nhân sử dụng sản phẩm của Coca thì đây là một con số nhỏ, không quá ảnh hưởng đến doanh số của thương hiệu này. Vì khả năng chuyển đổi từ Coca sang Pepsi là khá lớn nên những khách hàng tổ chức mua với số lượng lớn sẽ có ảnh hưởng đến doanh số của công ty. Nhưng tổng quan thì sức mạnh khách hàng tác động đến Coca là không cao.

>> Đọc thêm: Định vị thị trường mục tiêu của Coca Cola tại Việt Nam

Đe dọa từ sản phẩm thay thế

Đây có lẽ là một trong những mối đe dọa lớn nhất trong việc phân tích mô hình 5 áp lực cạnh tranh đối với Coca. Hiện tại, số lượng sản phẩm thay thế của thương hiệu này là rất lớn, bao gồm cả Pepsi và một số loại nước ép, nước nóng lạnh khác.

IV. Tổng kết

Qua những thông tin trên, hy vọng rằng, chia sẻ về mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter của MISA đã hữu ích với bạn đọc. Chúc bạn luôn tìm được những chiến lược Marketing độc đáo, mới lạ để tăng thị phần cho doanh nghiệp. Hẹn gặp lại bạn ở những bài viết sau.


Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Tuyến Phạm
Tác giả
Giám đốc Kinh doanh tại MISA
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả