Junior là gì? Mức lương của Junior và làm sao để tuyển dụng đúng người?

10/10/2022
1868

Việc tuyển dụng Junior có hiệu quả phụ thuộc vào việc doanh nghiệp bạn đã hiểu rõ Junior là gì hay chưa. Điều đó giúp doanh nghiệp xây dựng được kế hoạch, quy trình tuyển dụng đúng người và có được mức lương thu hút ứng viên. MISA AMIS HRM sẽ giới thiệu về Junior để các doanh nghiệp có thể hiểu rõ.

TẢI NGAY MIỄN PHÍ – MINDMAP BIỂU MẪU CHO NHÂN SỰ TỪ A-Z

1. Junior là gì?

Junior là gì – đây là vị trí công việc dành cho các ứng viên có ít kiến ​​thức và kinh nghiệm trong công việc. Mục đích chính của họ là học hỏi và trao dồi kỹ năng. Họ có thể xử lý các vấn đề đơn giản mà không cần các kỹ năng chuyên môn cao.

Junior là gì - đây là vị trí công việc dành cho các ứng viên có những vị trí cấp dưới
Junior là gì – đây là vị trí công việc dành cho các ứng viên có những vị trí cấp dưới

Các công ty tuyển dụng nhân sự vào các vị trí này thường không yêu cầu kinh nghiệm lâu năm. Doanh nghiệp chỉ cần nhân sự có kiến ​​thức cơ bản và khả năng học hỏi để có cơ hội học hỏi thêm hiểu biết và trưởng thành trong quá trình làm việc. 

Junior thường có ít hơn 2-3 năm kinh nghiệm làm việc trong bất kỳ lĩnh vực nào. Vị trí này thường được giao các nhiệm vụ từ đơn giản đến phức tạp, để sau này họ có thể đảm nhận các công việc phức tạp hơn, vững kiến thức và kỹ năng trong nghề hơn.

2. Phân biệt Junior và fresher

Sự khác biệt giữa cấp cơ sở và cấp cao cũng thay đổi tùy theo ngành và lĩnh vực. Tuy nhiên, 2 vị trí này có một số điểm khác biệt mà HR có thể quan sát như sau: 

2.1 Về trình độ chuyên môn

Junior: Có ít kinh nghiệm, cần trau dồi thêm kỹ năng và chuyên môn nghề. Thời gian làm việc từ 6 tháng đến 2-3 năm.

Fresher: Không có kinh nghiệm chuyên môn hoặc rất ít. Thời gian làm việc thường dưới 6 tháng.

2.2 Về trách nhiệm công việc

Junior: Junior được giao cho các công việc vừa phải, có khả năng làm việc độc lập với những công việc đơn giản. Đối với những công việc phức tạp hơn cần sự hướng dẫn và chỉ đạo của cấp trên, họ không có khả năng xử lý các vấn đề khó khăn một mình.

Fresher: Fresher được giao những công việc đơn giản không đòi hỏi nhiều kỹ năng. Họ làm việc dưới sự hướng dẫn và chỉ đạo của các nhân viên cấp trên hoặc quản lý.

2.3 Về thu nhập

Junior: Junior nhận mức lương chính thức theo thỏa thuận với công ty. Mức lương này thấp hơn Senior và cao hơn Fresher.

Fresher: Với tư cách là người mới chưa nhiều kinh nghiệm, Fresher thường nhận lương khởi điểm trong nghề. Mức lương này thấp hơn của Junior.

3. Junior đảm nhận vai trò gì trong công việc?

Junior chủ yếu thực hiện các nhiệm vụ dễ, hỗ trợ những người làm việc ở vị trí cao hơn, lâu năm hơn. Một số công việc mà Junior thường đảm nhiệm như sau: 

  • Hỗ trợ, thực hiện hoặc giải quyết các công việc đơn giản, không đòi hỏi quá nhiều kỹ năng, chỉ cần áp dụng kiến ​​thức đã được đào tạo. 
  • Học hỏi, giúp đỡ cấp cao hơn để tích lũy kinh nghiệm. 
  • Tham dự các khóa đào tạo, bổ sung thông tin kiến thức công ty nếu cần thiết.
  • Với một số ngành như marketing, truyền thông… các Junior trẻ tuổi đôi khi tham gia vào việc thiết lập, triển khai các sự kiện.
  • Chuẩn bị các báo cáo theo yêu cầu của người giám sát hoặc cấp trên trực tiếp.
Junior chủ yếu thực hiện các nhiệm vụ đơn giản, hỗ trợ những người làm việc ở vị trí cao hơn, lâu năm hơn
Junior chủ yếu thực hiện các nhiệm vụ đơn giản, hỗ trợ những người làm việc ở vị trí cao hơn, lâu năm hơn
Doanh nghiệp bạn đang gặp khó khăn trong hoạt động tuyển dụng?Phần mềm tuyển dụng junior, senior hiệu quả nhất cho doanh nghiệp

4. Những yếu tố cần có ở một Junior là gì?

4.1 Kỹ năng phân tích và giải quyết vấn đề

Khi nhận nhiệm vụ từ cấp trên, điều đầu tiên Junior cần làm là xác định vấn đề, cách thức, mục tiêu và đưa ra phương án hiệu quả. Đây là kỹ năng nền tảng cho tất cả những công việc sau này bạn đảm nhiệm.

Nếu cần sự trợ giúp, Junior nên chủ động hỏi Senior và quản lý để giải quyết công việc tốt hơn. Kỹ năng phân tích và tìm kiếm mọi nguồn lực cũng giúp ích nhiều cho những người mới vào nghề.

4.2 Kỹ năng làm việc nhóm

Trong quá trình làm việc chắc chắn bạn sẽ được giao những nhiệm vụ theo nhóm, phải phối hợp với nhiều người, nhiều bộ phận liên quan. Junior cần có kỹ năng tư duy, trình bày theo nhóm, lắng nghe ý kiến của mọi người, giữ tinh thần trách nhiệm cao để hoàn thành công việc theo tập thể. 

4.3 Kỹ năng đàm phán

Junior chưa có nhiều kinh nghiệm dẫn đến nhiều khó khăn, bỡ ngỡ trong công việc. Kỹ năng đàm phán có thể bù đắp những thiếu sót trên. Giao tiếp, đàm phán tốt giúp Junior thuận lợi trong quá trình xử lý công việc và trở nên nổi bật trong mắt cấp trên.

4.4 Kỹ năng thích ứng và tinh thần học hỏi

Một Junior nhiệt tình học hỏi, không ngại thử thách sẽ được doanh nghiệp đánh giá cao. Điều này được thể hiện qua thái độ của nhân viên: sẵn sàng nhận các nhiệm vụ với độ khó tăng dần, chủ động tiếp thu kiến thức từ senior và mọi người khác trong công ty, bổ sung kiến thức chuyên ngành thường xuyên…

Khả năng thích nghi tốt giúp Junior nhanh làm quen với môi trường làm việc, các phòng ban, bộ phận trong công ty. Từ đó họ sẽ có tư duy tốt hơn khi đối mặt với các thách thức và tiến bộ hơn từng ngày.

Doanh nghiệp cần có kế hoạch tuyển dụng Junior chi tiết
Junior cần trau dồi kỹ năng của mình liên tục để thăng tiến trong sự nghiệp

4.5 Kỹ năng xây dựng CV, Portfolio và thương hiệu cá nhân

Ở giai đoạn đầu của sự nghiệp, Junior nên chú trọng CV, Portfolio và cả thương hiệu cá nhân. Khi kinh nghiệm chưa quá nhiều, bạn nên tập trung trình bày những kiến thức chuyên môn đã học được, các bằng cấp, học vị, một số công việc thực tập, part time trước đó.

Đồng thời Junior nên thường xuyên cập nhật, chọn lọc các dự án đã triển khai vào Portfolio. Điều này chắc chắn sẽ tạo dựng hình ảnh chuyên nghiệp trước nhà tuyển dụng, có lợi cho công việc sau này của bạn.

5. Mức lương của vị trí Junior

Mức lương của vị trí này thường không quá cao, tùy theo lĩnh vực, ngành nghề. Junior thường có lương từ 5.000.000 – 8.000.000đ/tháng với các công việc marketing, thiết kế, kinh doanh, tư vấn… hoặc lên đến 10.000.000đ/tháng với ngành đòi hỏi kỹ năng chuyên môn đặc thù.

Nhà tuyển dụng linh động đưa ra các mức lương sao cho đảm bảo các tiêu chí: đúng thực lực, đúng chuyên môn, đúng đối tượng. Với Junior thì lương thường không phụ thuộc nhiều vào thời gian, kinh nghiệm làm việc.

6. Tìm việc Junior ở đâu?

Vị trí Junior thường được đăng tải trên các trang web, nền tảng tuyển dụng. Đây là nơi kết nối giữa doanh nghiệp và các ứng viên có nhu cầu tìm kiếm việc làm. Bên cạnh đó nhà tuyển dụng cũng đăng tin tuyển Junior trên trang web doanh nghiệp, các trang và hội nhóm trên mạng xã hội.

Khi tìm kiếm công việc, ứng viên cần lưu ý đọc kỹ thông tin, nắm rõ yêu cầu và thời hạn nộp CV để tăng cơ hội trúng tuyển của mình. Đối với nhà tuyển dụng, cần cung cấp mô tả công việc rõ ràng, phúc lợi hấp dẫn và thể hiện uy tín của công ty để nhận được nhiều CV nhất có thể. 

Nhiều doanh nghiệp đang sử dụng AMIS Tuyển Dụng để tối ưu hoạt động thu hút nhân tài. Phần mềm cung cấp nhiều mẫu web tuyển dụng chuyên nghiệp và các công cụ để quản lý ứng viên hiệu quả.

  • Scan CV ứng viên dễ dàng, đăng tin tuyển dụng lên nhiều kênh khác nhau chỉ với 1 click.
  • CV từ các nguồn được tổng hợp về hệ thống, tự động lọc những ứng viên tiềm năng.
  • Tự động hoặc nhắc nhở gửi email thông báo kết quả phỏng vấn, thể hiện sự chuyên nghiệp trong mắt ứng viên.
  • Có báo cáo tổng quan tình hình tuyển dụng nhân sự (chi phí, hiệu quả) để từ đó bộ phận HR có những điều chỉnh phù hợp.
  • Tặng website miễn phí để doanh nghiệp xây dựng thương hiệu tuyển dụng đáng tin cậy.
AMIS Tuyển dụng giúp theo dõi tỷ lệ chuyển đổi ứng viên một cách khoa học
AMIS Tuyển Dụng giúp theo dõi tỷ lệ chuyển đổi ứng viên một cách khoa học

Dùng ngay miễn phí

7. Kết luận

Trên đây là toàn bộ những điều nhà tuyển dụng và ứng viên cần biết để hiểu Junior là gì. Các Junior chưa có nhiều kinh nghiệm nhưng sở hữu tiềm năng phát triển lớn trong tương lai. Hy vọng các nhà tuyển dụng sẽ thu hút được những Junior tài năng, sở hữu kỹ năng phù hợp với mong muốn của doanh nghiệp.

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 3 Trung bình: 5]
Ngọc Ánh
Tác giả
Chuyên gia phát triển nguồn nhân lực
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả