Chiến lược kinh doanh của Golden Gate

06/07/2022
1680

Golden Gate là một cái tên không hề xa lạ với hầu hết người dân Việt Nam, đặc biệt là những người sành ăn, thường xuyên ghé thăm chuỗi nhà hàng. Đây chính là thương hiệu đã tạo nên nền móng cho văn hóa “đi ăn nhà hàng” của người dân Việt Nam ngày nay. Hãy cũng tìm hiểu chiến lược kinh doanh của Golden Gate đã đem lại thành công cho họ trong suốt gần 20 năm vận hành trong bài viết này.

I. Giới thiệu tổng quan về Golden Gate

Công ty Cổ phần Thương mại dịch vụ Cổng Vàng, hay còn được gọi là Golden Gate, là một doanh nghiệp Việt Nam chuyên về các chuỗi nhà hàng được sáng lập bởi ông Đào Thế Vinh. Tuy được thành lập vào năm 2005, Golden Gate chính thức hoạt động vào năm 2008 sau khi nhận được 2,6 triệu USD vốn đầu tư từ Mekong Capital. 

Giới thiệu tổng quan về Golden Gate
Giới thiệu tổng quan về Golden Gate

Nhờ có sự hỗ trợ này của Mekong Capital, Golden Gate đã mời được CEO của KFC Châu Á về làm cố vấn, tạo dựng được nên quy trình cho mô hình chuỗi nhà hàng một cách bài bản, chuyên nghiệp. 

Trong những năm tháng đầu tiên của thế kỷ 21, việc “được đi ăn nhà hàng” vẫn còn là điều rất xa xỉ đối với hầu hết người dân Việt Nam. Không chỉ vậy, khi đó đất nước đang trong tình trạng lạm phát khiến giá thực phẩm, giá thuê mặt bằng, chi phí duy trì tăng lên rất cao, khiến không chỉ khiến lượng thực khách ngày càng ít hơn, mà còn tạo ra bài toán kinh tế khiến nhiều chủ nhà hàng phải đau đầu nghĩ cách lôi kéo, hấp dẫn thực khách đến nhà hàng. 

Vào tháng 2 năm 2009, hệ thống nhà hàng Kichi Kichi của Golden Gate lần đầu tiên được ra mắt công chúng, được vận hành dưới mô hình nhà hàng lẩu băng chuyền, gây được ấn tượng lớn với cộng đồng thực khách. Việc mô hình lẩu băng chuyền lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam đã kích thích được phần lớn sự tò mò của khách hàng, khiến chuỗi nhà hàng thành công một cách nhanh chóng, từ chỉ 01 cơ sở ở BigC Thăng Long đã lên tới 11 cơ sở, và nhanh chóng xuất hiện cơ sở tại TP. Hồ Chí Minh trong cùng năm đó. 

Sau thành công với Kichi Kichi, cộng đồng dân cư được chứng kiến những năm tháng khai trương rầm rộ các chuỗi nhà hàng mới của của Golden Gate. Năm 2010, chuỗi nhà hàng Sumo BBQ ra mắt, nhanh chóng trở thành điểm đến nổi tiếng đặc biệt với giới trẻ. 

Tổng quan chiến lược kinh doanh của Golden Gate
Tổng quan chiến lược kinh doanh của Golden Gate

Năm 2012, vô số nhà hàng bia Vuvuzela xuất hiện, với hình ảnh chiếc kèn còn đậm nét dư âm của World Cup 2010 trước đó. Cũng cùng năm đó, Golden Gate cho ra mắt thêm nhiều chuỗi nhà hàng gồm Daruma, 3 Con Cừu, Phố Ngon 37, iSushi. Không dừng lại tại đó, Golden Gate trong từng năm sau đó liên tục khai trương nhiều chuỗi nhà hàng mới, đều để lại được ấn tượng sâu đậm trong lòng thực khách như Gogi House, City Beer Station, iCook,…

Tuy biến động của đại dịch năm 2019 đã ảnh hưởng to lớn tới tình hình kinh doanh các ngành dịch vụ trên cả nước, dưới sự chỉ đạo của ông Đào Thế Vinh, 22 thương hiệu và gần 400 chuỗi nhà hàng trực thuộc Golden Gate vẫn trụ vững và đi vào hoạt động từ năm 2021. Vào tháng 9/2021, Golden Gate cũng đã lên kế hoạch chào bán 700 tỷ đồng trái phiếu cho hàng trăm nhà đầu tư trong nước nhằm mục đích thực hiện các chương trình, dự án đầu tư và tăng quy mô vốn hoạt động, đồng thời khẳng định sự quay lại với cộng đồng thực khách và sẵn sàng phục vụ sau đại dịch.

II. Phân tích mô hình SWOT của Golden Gate

1. Điểm mạnh (Strengths)

  • Chuỗi nhà hàng của Golden Gate sở hữu mô hình kinh doanh độc đáo, riêng biệt giúp hình thành nên sự tò mò trong cộng đồng khách hàng.
  • Nắm giữ được mức độ uy tín cao trong cộng đồng khách hàng.
  • Sở hữu hơn 22 thương hiệu và 400 nhà hàng giúp Golden Gate bao phủ một cách đa dạng các phân khúc của thị trường dịch vụ nhà hàng.
  • Nhân viên được đào tạo bài bản, quy trình được xây dựng chuyên nghiệp.
  • Hệ thống tích điểm giúp Golden Gate nâng cao khả năng chăm sóc khách hàng.
Điểm mạnh chiến lược kinh doanh của Golden Gate
Điểm mạnh chiến lược kinh doanh của Golden Gate

2. Điểm yếu (Weaknesses)

  • Truyền thông, quảng cáo tỏ ra khá yếu kém so với các đối thủ cạnh tranh khác.
  • Việc quản lý tiêu chuẩn chất lượng nguyên vật liệu còn nhiều khó khăn, bất cập.
  • Đa số mặt bằng kinh doanh của Golden Gate đều là mặt bằng thuê, khiến tài sản kinh doanh cố định của doanh nghiệp thấp.

3. Cơ hội (Opportunities)

  • Với gần 20 năm xuất hiện trên thị trường, các thương hiệu thuộc Golden Gate nhận được sự tin tưởng, trung thành cao từ khách hàng.
  • Golden Gate đã có được nền tảng công nghệ chăm sóc khách hàng tiên tiến, điều đang trở nên ngày càng quan trọng trong cách mạng công nghệ 4.0.
  • Nhu cầu ăn uống của người dân luôn hiện hữu. 

4. Thách thức (Threats)

  • Thị trường dịch vụ nhà hàng ngày càng xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh mới.
  • Mức độ an toàn thực phẩm trong cộng đồng thấp khiến người dân lo ngại khi đi ăn tại các nhà hàng.
  • Dịch vụ bán hàng ăn trực tuyến lên ngôi ảnh hưởng một phần đến tình hình kinh doanh của các nhà hàng phục vụ tại chỗ.

Đọc thêm: Review top 7 phần mềm quản lý nhà hàng tốt nhất hiện nay

III. Phân tích chi tiết chiến lược kinh doanh của Golden Gate

1. Chiến lược khác biệt hóa của Golden Gate

Có thể nói rằng văn hóa ăn uống của người Việt được thay đổi như ngày nay là do ảnh hưởng từ chiến lược kinh doanh mở rộng thị trường một cách nhanh chóng của Golden Gate. 

Với triết lý kinh doanh “Nâng cao chất lượng cho cuộc sống”, Golden Gate từ những ngày đầu thành lập đã mang trong mình tư tưởng đem ẩm thực đa vùng miền, từ Châu Á, Châu Âu tới mọi thị phần như đồ nướng, lẩu nước, trà sữa,…

Hiện nay Golden Gate đem đến cho thị trường ẩm thực Việt Nam tổng cộng 22 thương hiệu nhà hàng. Việc liên tục cho ra nhiều thương hiệu nhà hàng mỗi năng đã tạo ra sự đa dạng về lựa chọn cho thực khách của Golden Gate. Khách hàng muốn thưởng thức đồ ăn Nhật Bản có thể lựa chọn Sumo BBQ, iSushi,… đồ ăn HongKong tại Crystal Jade Hongkong Kitchen và Hutong,… Không chỉ ở lựa chọn loại món ăn, mỗi nhà hàng của Golden Gate được thiết kế nhằm hướng đến nhiều phân khúc khách hàng khác nhau như lẩu nấm Ashima hướng đến phân khúc khách hàng thượng lưu, hay Sumo BBQ hướng đến khách hàng thanh niên… Chính nhờ có sự đa dạng trong mọi lựa chọn, nhiều chuỗi nhà hàng của Golden Gate đã gặt hái được những thành công lớn do hướng tới đúng khách hàng mục tiêu thích hợp, đúng nhu cầu, điển hình nhất là Sumo BBQ hiện vẫn là một điểm đến được ưa chuộng đặc biệt với lứa tuổi thanh niên Việt Nam. 

Chiến lược khác biệt hóa của Golden Gate
Chiến lược khác biệt hóa của Golden Gate

Các thương hiệu thuộc Golden Gate trước khi ra mắt đã được đầu tư xây dựng, nghiên cứu một cách tỉ mỉ, kỹ càng thị trường khách hàng mà thương hiệu đó nhắm tới, tạo nên sự khác biệt độc đáo so với các đối thủ khác cùng phân khúc. 

Tất cả các thương hiệu đều theo đuổi chiến lược kinh doanh chung của Golden Gate là tạo ra “trào lưu mới” “xây dựng hệ thống bền vững lâu dài”. Điều đó đã được thể hiện rất rõ với hệ thống lẩu băng chuyền Kichi Kichi đã kích thích được sự tò mò của cộng đồng ẩm thực trên toàn quốc ngay tại thời điểm ra mắt, nhưng đồng thời vẫn duy trì được thị phần của mình dù đã trải qua hơn 10 năm vận hành. 

Hay thương hiệu Vuvuzela vẫn đang đóng góp phần lớn vào lợi nhuận của toàn thương hiệu, được bổ xung chi nhánh mới hàng năm tại các địa điểm mặt tiền đẹp, dễ dàng thu hút khách hàng.

2. Chiến lược ưu đãi của Golden Gate 

Các chính sách về giá là một phần quan trọng trong chiến lược kinh doanh của Golden Gate đã tạo nên sức hút cho thương hiệu này. Để có thể dễ dàng tiếp cận với khách hàng, tất cả các chuỗi nhà hàng của Golden Gate không ngừng đưa ra các combo chiết khấu ưu đãi đến với thực khách. 

Chiến lược ưu đãi của Golden Gate
Chiến lược ưu đãi của Golden Gate

Với những set ăn với giá chỉ giao động trong khoảng 169.000 – 269.000đ một người, các chương trình khuyến mãi “đi 4 tặng 1”, khuyến mãi khung giờ vàng,… các hệ thống nhà hàng của Golden Gate đã nhanh chóng được cộng đồng thực khách chú ý đến do mức giá khá “mềm” và phù hợp với hầu bao của đa số khách hàng.

Không chỉ vậy, năm 2015 đánh dấu bước chuyển mình mới trong dịch vụ khách hàng của Golden Gate với hệ thống ví G-People. Thay vì các hình thức chiết khấu trực tiếp trước kia, nay khách hàng của Golden Gate có thể tích điểm nhằm đổi lấy ưu đãi hoặc tích “tiền chiết khấu” để được giảm giá trong các lần ghé thăm sau này. 

Đồng thời, Golden Gate cũng dần mở rộng dịch vụ lên các hệ thống thương mại điện tử, thông qua các Affiliate Link (đường dẫn liên kết) hoặc Banner trên các Website, ứng dụng đặt bàn,… nhằm nhận được các chiết khấu, ưu đãi. Ngày nay, các chuỗi nhà hàng của Golden Gate còn thực hiện các combo lẩu giao về cho khách hàng, giúp nâng cao giá trị, mức độ thuận tiện khách hàng nhận được, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường.

3. Nhân tố con người 

Nhân tố con người là trụ cột chính trong chiến lược kinh doanh của Golden Gate giúp đảm bảo được khả năng phát triển bền vững của họ trên thị trường ẩm thực. 

Chủ trương “lấy khách hàng làm trung tâm”, “nhân viên hạnh phúc” của Golden Gate
Chủ trương “lấy khách hàng làm trung tâm”, “nhân viên hạnh phúc” của Golden Gate

Đây là thị trường có mức độ cạnh tranh, đào thải cao nhất theo đánh giá của giới chuyên môn, khiến cho tuy đối thủ cạnh tranh liên tục xuất hiện, nhưng thường họ sẽ không trụ nổi quá 01 năm vận hành, dù có bắt chước hình thức vận hành của Golden Gate.

Tuy chiến lược kinh doanh của Golden Gate xoay quanh chủ trương “lấy khách hàng làm trung tâm”, “nhân viên hạnh phúc” cũng là một tư tưởng được họ hướng đến. Chủ trương đó được áp dụng bằng cách giải quyết cùng lúc hai vấn đề: đào tạo nhân sự và làm hài lòng nhân viên. 

Đọc thêm: Hiểu về chiến lược lấy khách hàng làm trung tâm

Nhân sự của Golden Gate đều được đào tạo tuân theo một quy trình vận hành bài bản, đơn giản hóa một cách tối ưu nhất có thể, nhằm đảm bảo nhân viên nhanh chóng và hạn chế được tối đa các khó khăn phát sinh khi thực hiện. Khách hàng sẽ nhanh chóng cảm nhận được sự giống nhau trong khâu tổ chức và phục vụ dù là ở Gogi hay Sumo BBQ, iSushi do quy trình phục vụ được thống nhất với mức tương đồng lên tới 90% giữa các thương hiệu nhà hàng thuộc Golden Gate. 

Có thể lấy ví dụ như khi một thực khách thanh toán xong, các nhân viên phục vụ phối hợp nhiều công đoạn nhịp nhàng: dọn đồ ăn thừa, lau dọn bàn, khử khuẩn, sắp đặt chén đũa mới. Trong chưa đầy hai phút, những vị khách mới đã yên vị cầm thực đơn gọi món. Một quy trình phục vụ bài bản sẽ đem lại cái nhìn chuyên nghiệp cho thực khách, nâng cao mức độ hài lòng và trung thành của khách hàng.

Nhân tố con người của Golden Gate
Nhân tố con người của Golden Gate

Để nâng cao chất lượng nhân viên, Golden Gate đưa ra các chính sách nhằm cải thiện chế độ, quyền lợi nhân sự của họ. Golden Gate đã dành ra 1% lợi nhuận nhằm chuẩn bị các bữa ăn, bữa phụ cho nhân viên của họ yên tâm làm việc. Không chỉ vậy, các cấp quản lý tại các cơ sở của Golden Gate thường xuyên cho phép nhân viên chủ động đưa ra các quyền định trong tình huống cần xử lý nhanh chóng, tạo cho họ cơ hội phát huy khả năng của mình. 

Đánh giá mức độ hài lòng của 190.000 nhân viên tại các cơ sở, kết quả cho thấy, có 82% nhân viên hài lòng với công việc, 93% nhân viên luôn nỗ lực hết mình và chỉ 77% nghĩ rằng cơ hội phát triển ở công ty dành cho họ.

IV. Bộ công cụ tối ưu hoạt động kinh doanh MISA AMIS CRM

Là nhà quản lý kinh doanh, bạn luôn trăn trở những vấn đề như:

  • Làm thế nào để quản lý lượng lớn dữ liệu khách hàng tập trung, tránh thất thoát?
  • Làm sao để quản lý đội ngũ sales, nhân viên đi thị trường hiệu quả?
  • Làm sao để có báo cáo tình hình kinh doanh tức thì để kịp thời ra quyết định?
  • Làm sao để tối ưu các quy trình, tránh chồng chéo, số liệu không đồng nhất giữa bộ phận Marketing – Kế toán – Bán hàng?

Những vấn đề trên sẽ được giải quyết khi sử dụng công cụ MISA AMIS CRM. Với MISA AMIS CRM:

  • Quản lý tập trung mọi data khách hàng
  • Quản lý & giám sát sale hiệu quả 
  • Quản lý hàng hóa, tồn kho, danh mục hàng hóa dễ dàng
  • Tối ưu các quy trình tạo báo giá, lên đơn hàng, phê duyệt 
  • Báo cáo hiệu quả bán hàng đa chiều 

ĐĂNG KÝ TRẢI NGHIỆM NGAY 15 NGÀY MIỄN PHÍ

IV. Tổng kết

Với chủ trương bám sát sứ mệnh “Nhân Viên Hạnh Phúc – Khách Hàng Hài Lòng”, các chiến lược giá hợp lý, không ngừng trong phát triển và sáng tạo, đột phá, các chiến lược kinh doanh của Golden Gate đã thành công trong việc gây dựng nên thương hiệu sở hữu hệ thống nhà hàng lớn nhất Việt Nam. Tuy năm 2021 vừa qua là một năm đầy khó khăn thách thức, Golden Gate đã có những dấu hiệu của sự trở lại mạnh mẽ, khẳng định vị thế tốp đầu của mình trên thị trường. 

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 1 Trung bình: 5]
Tuyến Phạm
Tác giả
Giám đốc Kinh doanh tại MISA
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả