Chủ thể của hợp đồng lao động được pháp luật quy định thế nào

11/07/2023
2037

Chủ thể của hợp đồng lao động là những ai? Pháp luật quy định như thế nào về chủ thể giao kết hợp đồng lao động? Mời doanh nghiệp tìm hiểu thông tin liên quan trong bài viết sau đây của MISA AMIS.

I. Chủ thể của hợp đồng lao động gồm những ai?

chủ thể của hợp đồng lao động

Căn cứ quy định của Bộ luật Dân sự 2015 và quy định của pháp luật lao động thì chủ thể của hợp đồng lao động được hiểu là cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác đáp ứng được những quy định của pháp luật như có đầy đủ năng lực hành vi dân sự và thỏa thuận với nhau về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia vào quan hệ hợp đồng lao động.

Đồng thời, tại Điều 13 Bộ luật Lao động năm 2019 thì hợp đồng lao động được quy định là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công hay tiền lương, điều kiện làm việc, các quyền và nghĩa vụ của mỗi bên tham gia quan hệ lao động.

Như vậy, chủ thể ký kết hợp đồng lao động bao gồm người lao động và người sử dụng lao động.

II. Các quy định đáng chú ý về thẩm quyền giao kết hợp đồng lao động

thẩm quyền giao kết hợp đồng lao động

Điều 18 của Bộ luật Lao động năm 2019 quy định về thẩm quyền giao kết hợp đồng lao động như sau:

Điều 18. Thẩm quyền giao kết hợp đồng lao động

1. Người lao động trực tiếp giao kết hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Đối với công việc theo mùa vụ, công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng thì nhóm người lao động từ đủ 18 tuổi trở lên có thể ủy quyền cho một người lao động trong nhóm để giao kết hợp đồng lao động; trong trường hợp này, hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và có hiệu lực như giao kết với từng người lao động.

Hợp đồng lao động do người được ủy quyền ký kết phải kèm theo danh sách ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú và chữ ký của từng người lao động.

3. Người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động là người thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật;

b) Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật;

c) Người đại diện của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật;

d) Cá nhân trực tiếp sử dụng lao động.

4. Người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động là người thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Người lao động từ đủ 18 tuổi trở lên;

b) Người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi khi có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật của người đó;

c) Người chưa đủ 15 tuổi và người đại diện theo pháp luật của người đó;

d) Người lao động được những người lao động trong nhóm ủy quyền hợp pháp giao kết hợp đồng lao động.

5. Người được ủy quyền giao kết hợp đồng lao động không được ủy quyền lại cho người khác giao kết hợp đồng lao động.

Theo đó, bên phía người sử dụng lao động, người có thẩm quyền giao kết hợp đồng là:

– Người làm đại diện của doanh nghiệp hoặc người nhận được sự ủy quyền theo quy định của pháp luật;

– Người giữ vai trò đứng đầu cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật hoặc người nhận được sự ủy quyền theo quy định của pháp luật;

– Người làm đại diện của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân hoặc người nhận được sự ủy quyền theo quy định của pháp luật;

– Đối tượng trực tiếp sử dụng người lao động.

Còn bên phía người lao động, người có thẩm quyền giao kết hợp đồng theo quy định là:

– Người lao động từ đủ 18 tuổi trở lên;

– Người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi khi có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật của người đó thông qua hình thức văn bản;

– Người dưới 15 tuổi và người đại diện của người đó theo quy định của pháp luật;

– Người lao động được nhóm người lao động ủy quyền hợp pháp để đứng ra thực hiện giao kết hợp đồng lao động.

chủ thể giao kết hợp đồng lao động

Ngoài ra, đối với các công việc mang tính chất mùa vụ, công việc nhất định có thời hạn thực hiện dưới 12 tháng thì nhóm người lao động từ đủ 18 tuổi trở lên có thể ủy quyền cho một cá nhân trong nhóm những người lao động để giao kết hợp đồng lao động; đối với trường hợp này, hợp đồng lao động phải được giao kết bằng hình thức văn bản và có hiệu lực như giao kết với từng cá nhân lao động.

Hợp đồng lao động do người được ủy quyền ký kết phải kèm theo danh sách ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú và chữ ký của từng người lao động.

Về phía người sử dụng lao động là tất cả doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đinh, cá nhân có thuê mướn, sử dụng người lao động làm việc cho mình theo thỏa thuận; trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân thì phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.

Trường hợp người sử dụng lao động tại Việt Nam muốn giao kết hợp đồng lao động với người lao động là một người nước ngoài thì người lao động nước ngoài đó cần có các điều kiện quy định tại Điều 151 Bộ luật Lao động 2019 như:

– Người đủ 18 tuổi trở lên và có đầy đủ năng lực hành vi dân sự;

– Người có trình độ chuyên môn, kỹ thuật, tay nghề, kinh nghiệm làm việc;

– Người có đủ sức khỏe theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;

– Không phải là đối tượng đang trong thời gian chấp hành hình phạt hoặc đang trong thời gian chịu sự truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chưa được xóa án tích theo các quy định của pháp luật nước ngoài hoặc của pháp luật Việt Nam;

– Người có giấy phép lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp, trừ các trường hợp được quy định tại Điều 154 của Bộ luật này.

Trên đây là các thông mà người sử dụng lao động và người lao động cần biết về chủ thể của hợp đồng lao động. Hy vọng rằng sau khi tham khảo bài viết này, doanh nghiệp có thể vận dụng một cách hiệu quả các quy định của pháp luật lao động hiện hành vào công tác quản trị nhân sự.

Xem thêm các bài viết trước đó

Xem thêm các bài viết tiếp theo

Xem thêm các bài viết khác

1. Mẫu hợp đồng lao động mới nhất được cập nhật theo quy định pháp luật

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Mr. Trịnh Văn Biển
Tác giả
GĐ Chuyển Đổi Số MISA
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả