Chiến lược Marketing của BMW

04/07/2022
2982

Mỗi khi nhắc đến cái tên BMW, nhiều người sẽ nghĩ đến ngay những chiếc xe Rolls Royce sang trong đắt tiền mà ai cũng ao ước được sở hữu. Để có thể khiến bất cứ ai cũng liên tưởng đến sự sáng trọng này đều đến từ thành công chiến lược Marketing của BMW- hãng xe cao cấp nổi tiếng trên toàn thế giới. Vậy chiến lược Marketing của họ có điều gì thú vị? Điều đó sẽ được MISA AMIS giải đáp ngay trong bài viết này.

I. Giới thiệu tổng quan về BMW

Thương hiệu BMW được ra đời vào năm 1916, với tiền thân là một doanh nghiệp Đức chuyên về sản xuất máy bay trong giai đoạn tiền Thế chiến lần thứ 2. Đến năm 1920, BMW mới chính thức chuyển qua lĩnh vực sản xuất và kinh doanh xe hơi, lấy logo hình tròn với hai tông màu xanh trắng chủ đạo sử dụng cho tới tận ngày nay.

Giới thiệu tổng quan về BMW
Giới thiệu tổng quan về BMW

Trong những tháng ngày đầu của thế kỷ 20, hiệp ước Versailles đã gây khó dễ cho nhiều doanh nghiệp cơ khí khi ngăn cản họ nghiên cứu và sản xuất xe hơi. Do đó, BMW đã hướng đến và cho ra mắt sản phẩm xe mô tô R32, là chiếc xe đã phá bỏ mọi kỷ lục về tốc độ trong nhiều năm liên tiếp, trở thành nền tảng đầu tiên cho danh tiếng của BMW sau này. Cho đến năm 1928, chiếc xe hơi đầu tiên của BMW xuất hiện với tên gọi Dixi 3/15 PS. Sau nhiều phiên bản cải tiến và nâng cấp, BMW đã đánh dấu tên tuổi của họ khi vô địch giải đua xe được tổ chức vào năm 1930, tạo cơ hội cho các mẫu xe thương mại BMW AM 4 của hãng trình làng không lâu sau đó.

Tuy nhiên, sau Thế chiến thứ 2, với sự thất bại của Đức, BMW rơi vào tình trạng khó khăn trong kinh tế, khiến thương hiệu suýt bị đẩy đến bờ vực phá sản vào năm 1959. Bằng một cách may mắn, doanh nhân người Đức Herbert Quandt đã nắm được quyền điều hành công ty BMW, giúp thương hiệu thoát khỏi tình trạng suy thoái tài chính. Dưới sự chỉ đạo của ông, BMW đã cho ra mắt dòng xe 700, ngay sau đó là mẫu 1500 mang lại chuỗi thành công to lớn cho thương hiệu. Cùng lúc đó, công ty đã giới thiệu một loạt các dòng xe máy mới được đặc biệt ưa chuộng tại Hoa Kỳ.

BMW đã thành công rực rỡ với việc tung lại mẫu British MINI vào thị trường Anh trong năm 2001. Tuy nhiên vào năm 2003, việc đưa mẫu Rolls Royce xuất hiện tại thị trường Anh đã trở thành cú “hit” lớn trong làng xe hơi thời đó, trở thành siêu phẩm hạng sang của thương hiệu. Sự thành công to lớn này đã đưa thương hiệu BMW vào thị trường xe hơi cao cấp, khẳng định tên tuổi của thương hiệu đến với tầm cỡ quốc tế. 

Tìm hiểu tổng quan chiến lược marketing của BMW
Tìm hiểu tổng quan chiến lược marketing của BMW

II. Phân tích mô hình SWOT của BMW

1. Điểm mạnh (Strengths)

  • Thương hiệu xe BMW được biết đến trên toàn cầu là hãng xe với tính năng, độ bền và sự sang trọng ở tầm cỡ cao cấp. Mọi sản phẩm của hãng đều được thiết kế cân bằng một cách tuyệt đối cả ba yếu tố.
  • BMW có mạng lưới bán hàng toàn cầu và vận hành hơn 30 nhà máy và cơ sở lắp ráp trải khắp 140 quốc gia.
  • Là một thương hiệu nổi tiếng, được biết đến trên toàn cầu, đặc biệt với dòng xe Rolls Royce cao cấp.
  • Là một trong số ít các thương hiệu sớm hướng đến xu hướng thiết kế xanh toàn cầu với các mẫu xe điện từ năm 1970.
  • Là thương hiệu đứng vị trí thứ 21 về giá trị thương hiệu trên toàn thế giới.

2. Điểm yếu (Weaknesses)

  • BMW đang gánh chịu ảnh hưởng xấu từ dư luận sau nhiều lần thu hồi xe trên thị trường, điển hình là họ thu hồi gần 357.000 mẫu xe cũ tại Mỹ và hơn 1,4 triệu trên toàn cầu để thay thế các túi khí bị lỗi.
  • BMW chỉ kinh doanh 3 mẫu xe BMW, MINI và Rolls-Royce, khiến thương hiệu thiếu đi sự đa dạng hóa trong sản phẩm.
  • BMW cũng vướng vào nhiều vụ kiện liên quan đến mức độ an toàn và tiêu chuẩn sản xuất xe của hãng, ảnh hưởng tới danh tiếng thương hiệu.

3. Cơ hội (Opportunities)

  • Thị trường xe cộ tại châu phi và các khu vực Sahara đang ngày càng phát triển về nhu cầu, là cơ hội tốt cho mọi hãng xe hướng đến.
  • Người dân ngày càng trở nên ý thức hơn với các vấn đề về môi trường, tạo cơ hội cho các sản phẩm xe hơi thân thiện môi trường phát triển.
  • Tầng lớp trung lưu xuất hiện ngày càng nhiều, khiến hãng xe ở phân khúc cao cấp là BMW ngày càng có nhiều thị phần tiềm năng.
Phân tích cơ hội chiến lược marketing của BMW
Phân tích cơ hội chiến lược marketing của BMW

4. Thách thức (Threats)

  • Hiện tại, các nền kinh tế lớn đang rơi vào tình trạng suy thoái do hậu quả từ đại dịch gây ra.
  • Hàng rào thuế quan, luật pháp liên quan tới việc xuất nhập khẩu mặt hàng xe hơi cản trở khả năng tiếp cận thị trường và lợi nhuận.
  • Biến động thị trường kéo theo chi phí sản xuất tăng, ảnh hưởng tới khả năng sản xuất của BMW.

III. Phân tích chi tiết chiến lược Marketing của BMW

1. Chiến lược Marketing 4P của BMW

Marketing-mix vẫn luôn đóng góp một phần quan trọng trong mọi chiến lược Marketing của BMW, giúp cho họ đạt được các lợi thế cạnh tranh lớn trên thị trường, hoàn thành được các mục tiêu, định hướng kinh doanh của họ. Chiến lược Marketing-mix của họ được thể hiện rõ trong 4 khía cạnh sau: 

  • Product – Chiến lược sản phẩm: Tập đoàn BMW chủ yếu tập trung vào sản xuất ô tô sang trọng cao cấp cho thị trường toàn cầu, tại một số cơ sở dựa trên nhu cầu cụ thể của từng phân khúc thuộc quốc gia đó. Tên tuổi BMW luôn gắn liền với phân khúc sản phẩm hạng sang và cao cấp, là kết quả từ nỗ lực không ngừng trong việc định vị thương hiệu. Các sản phẩm của BMW bao gồm xe Sedan, SUV và xe thể thao cao cấp, mang phong cách, hiệu suất, biểu tượng của địa vị. Tuy BMW vẫn đang chịu nhiều nghi vấn về quy trình sản xuất từ thị trường, họ vẫn được đa số khách hàng đánh giá cao trong các tiêu chí về an toàn, khả năng thích ứng, sáng tạo nhưng vẫn đảm bảo sự sang trọng trong mọi sản phẩm. Mới đây, BMW cũng tham gia vào phân khúc xe điện trên một mẫu xe mới là BMW i8, hứa hẹn sẽ đem lại làn gió mới trong thị trường xanh.
Chiến lược sản phẩm của BMW
Chiến lược sản phẩm của BMW
  • Place – Chiến lược địa điểm: là một nhà sản xuất xe nổi tiếng thế giới, BMW đã mở rộng các cơ sở sản xuất tại nhiều quốc gia, lãnh thổ để có thể đáp ứng nhu cầu khổng lồ từ thị trường toàn cầu. Hiện tại, BMW có nhà máy sản xuất tại hơn 10 quốc gia, với khoảng 2.5 triệu xe được sản xuất hàng năm. Trong những năm gần đây, BMW đã xây dựng các nhà máy tại nhiều quốc gia nhỏ có thị trường tiềm năng đang dần tăng trưởng về nhu cầu xe cộ. Điều này đồng thời hứa hẹn sẽ giúp thương hiệu mở rộng thị trường sang nhiều quốc gia lân cận.

  • Price – Chiến lược định giá: là một thương hiệu chuyên về các mẫu xe cao cấp, các dòng xe của BMW đều niêm yết mức giá “cao cấp” hơn so với các đối thủ cạnh tranh khác trên thị trường. Các dòng xe thượng lưu của BMW như Mini Cooper và Rolls Royce thường sẽ sở hữu mức giá cao hơn dòng xe tiêu chuẩn của họ. Qua đó, BMW đã khẳng định được sự sang trọng, giúp họ đặt mình vào phân khúc “đáng mong ước” trong tâm trí của nhiều khách hàng. Đồng thời, chiến lược giá trên sẽ góp phần đảm bảo tên tuổi thương hiệu không bị loãng hoặc định vị của thương hiệu trở nên không rõ ràng. Đối với các các thị trường mới nổi như Ấn Độ, Brazil, BMW đưa ra mức giá “mềm” cho các mẫu xe tầm trung, từ đó giúp khách hàng có khả năng sở hữu một chiếc xe hạng sang, dần dần định hình nhu cầu thị trường theo thương hiệu. 
  • Promotion – Chiến lược xúc tiến: BMW đã tích cực sử dụng các phương pháp quảng cáo truyền thống như TV, biển hiệu, quảng cáo trên báo in,… để có thể liên tục tạo ra nhận thức về thương hiệu. BMW ngoài ra còn là nhà tài trợ thân thiết cho các giải đua xe lớn và vô số các sự kiện thể thao nổi tiếng, tập hợp được một đội đua cho chính thương hiệu của họ và đạt được nhiều thành tựu trong giải Superbike. Những sự kiện này đã khiến BMW được công nhận, trở nên đáng tin cậy trong cộng đồng khách hàng. Bên cạnh những khoản tài trợ này, BMW đã liên tục đưa ra các chiến dịch khuyến mãi một cách đầy sáng tạo, có thể kể đến như trò đùa “Cá tháng Tư” của BMW hàng năm đã được cả thế giới đón nhận, trở thành một sự kiện tiếp thị mà chỉ riêng họ sở hữu.
Chiến lược xúc tiến của BMW
Chiến lược xúc tiến của BMW

2. Sự sáng tạo trong các chiến dịch tiếp thị của BMW

Các chiến lược Marketing của BMW gặt hái được nhiều thành công nhờ vào sự sáng tạo trong quảng cáo của họ, giúp cho thông điệp của họ trở nên dễ dàng được tiếp nhận bởi cộng đồng khách hàng.

Ngay từ những ngày đầu thành lập. xe của BMW gặt hái được thành công nhất đến khả năng phá vỡ các kỷ lục về tốc độ thời bấy giờ. Tiếp tục khai thác thế mạnh này của mình, BMW không chỉ nghiên cứu, cải thiện ưu điểm về tốc độ của họ, họ đã tìm cách chứng minh điều đó cho cả thế giới biết đến thông qua việc tài trợ và tham dự các giải đua xe F1 nổi tiếng. Trong năm 2022, giải đua xe nổi tiếng MotoGP được BMW tài trợ một lượng lớn mẫu xe đua an toàn M2 CS Racing với mức giá rơi vào khoảng 2.5 tỷ Đồng mỗi chiếc. Trong quá khứ, đội đua xe của BMW đã gặt hái được nhiều thành công lớn như vị trí thứ nhất giải đua Canadian Grand Prix 2008, giải đua cúp DTM,… Các thành tựu trên giúp BMW gặt hái được không chỉ danh tiếng, mà còn đem lại cho họ một lượng Fan hâm mộ khổng lồ, điều sẽ giúp cho họ nâng cao khả năng tiếp cận các thị trường mới mẻ hơn.

Sự sáng tạo trong các chiến dịch tiếp thị của BMW
Sự sáng tạo trong các chiến dịch tiếp thị của BMW

Khác với các đối thủ cạnh tranh khác, các mẫu xe mới của BMW được công bố với Fan hâm mộ của thương hiệu thông qua ứng dụng Snapchat dưới định dạng thực tế ảo. Đặc biệt hơn, khách hàng của BMW hoàn toàn có thể “lái thử” chiếc ô tô được giới thiệu này thông qua công nghệ thực tế ảo, giúp khách hàng có được trải nghiệm sâu sắc về sự sang trọng, hoàn hảo trong các sản phẩm của hãng trước khi quyết định chi món tiền khổng lồ cho chiếc xe, là điều khiến nhiều khách hàng bận tâm nhất. 

Ngoài ra, BMW được nhiều người biết đến với phương pháp tiếp thị châm biếm. Trong chiến dịch quảng bá cho thương hiệu vào năm 2017, BMW đã đưa ra một video quảng cáo với tiêu đề “Lái hay chờ đợi” nhằm châm biếm sự trì trệ trong quá trình phát hành mẫu xe Model 3 của Tesla. Video nhanh chóng nhận được sự hưởng ứng của đông đảo cộng đồng mạng, khiến doanh thu của BMW tăng lên đáng kể vào năm đó. Trước đó, Mercedes-Benz và Audi cũng đã từng là “nạn nhân” của các trò chơi khăm từ BMW, và cũng nhận được vô số bình luận vui vẻ từ cộng đồng khách hàng của cả đôi bên hãng xe.

IV. Tối ưu hiệu quả chiến dịch Marketing với MISA AMIS aiMarketing

Làm Marketing mà không có công cụ, muôn vàn vấn đề khó khăn:

  • Nhà quản lý khó theo dõi hiệu quả các hoạt động Marketing, khó đo đếm kết quả của từng kênh, hiệu suất nhân viên
  • Nhân viên thì không có công cụ hỗ trợ triển khai các chiến dịch: vật lộn dựng Landing page, không thể bắn chiến dịch Email Marketing với data lớn, ngày ngày làm báo cáo thủ công…

Bộ giải pháp MISA AMIS aiMarketing được phát triển nhằm giúp các doanh nghiệp có đầy đủ bộ công cụ để làm Marketing hiệu quả. Tính năng nổi bật trên AiMarketing bao gồm:

  1. Báo cáo doanh thu, chi phí marketing
  2. Gửi email marketing hàng loạt
  3. Dựng landing page
  4. Workflow
  5. Lưu trữ data tập trung và chuyển tự động cho sale

ĐĂNG KÝ TRẢI NGHIỆM NGAY 15 NGÀY MIỄN PHÍ

V. Tổng kết

Chiến lược Marketing của BMW giúp cho họ định vị mình là nhà tiên phong trong việc sử dụng công nghệ mới, tiên tiến nhất trong ngành tiếp thị kỹ thuật số. Thành công của họ đến từ khả năng tương tác một cách sáng tạo, lôi cuốn với khách hàng của họ, khiến cho họ dễ dàng có được thiện cảm từ phía cộng đồng khách hàng dù từ đối thủ cạnh tranh hay chính trong những Fan hâm mộ của họ.

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 1 Trung bình: 5]
Tuyến Phạm
Tác giả
Giám đốc Kinh doanh tại MISA
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả