Phân tích chi tiết chiến lược Marketing của The Body Shop

04/07/2022
1095

Để đạt được dấu ấn trên thị trường mỹ phẩm, The Body Shop đã triển khai chiến lược Marketing khác biệt nhưng vô cùng hiệu quả. Hãy cùng phân tích chiến lược Marketing của The Body Shop trong bài viết dưới đây.

I. Giới thiệu tổng quan về The Body Shop

The Body Shop là một thương hiệu mỹ phẩm, chăm sóc da, nước hoa nổi tiếng của Anh, được thành lập vào năm 1976 bởi bà Dame Anita Roddick. Đầu những năm 70, Dame Anita Roddick đã mở cửa hàng đầu tiên tại Brighton – Anh chuyên cung cấp 25 sản phẩm sử dụng các nguyên liệu từ thiên nhiên. 

Giới thiệu tổng quan về The Body Shop
Giới thiệu tổng quan về The Body Shop

Thời điểm tháng 7 năm 2006, The Body Shop International chính thức thuộc sở hữu của tập đoàn mỹ phẩm L’Oréal danh tiếng. Đến tháng 6 năm 2017, L’Oreal đã nhượng lại quyền sở hữu The Body Shop cho tập đoàn Natura của Brazil. Từ khi ra mắt cho đến nay, The Body Shop luôn hoạt động độc lập với triết lý bảo vệ môi trường, sử dụng các thành phần tự nhiên trong các sản phẩm của mình.

Đến thời điểm hiện tại, The Body Shop hoạt động rất tốt dưới quyền quản lý của Natura với hơn 3000 chi nhánh nhượng quyền tại 66 quốc gia trên thế giới, đây là một con số khổng lồ ít có thương hiệu mỹ phẩm nào làm được. The Body Shop mở rộng phạm vi hoạt động tại thị trường Việt Nam với Công ty TNHH The Body Shop được điều hành bởi Tổng Giám đốc Datin Mina Cheah-Foong.

The Body Shop là nhà bán lẻ các sản phẩm chăm sóc da chất lượng cao, được chiếc xuất 100% từ thiên nhiên (Vitamin E, Vitamin C, tinh dầu trà,…) với các dòng sản phẩm đặc biệt như: White Musk, Body Butter,… Sở hữu bề dày kinh nghiệm  sản xuất các dòng sản phẩm đặc trị cho từng loại da, The Body Shop đã trở thành thương hiệu chăm sóc sắc đẹp không thể thiếu của nữ giới, thậm chí có cả nam giới trên toàn thế giới.

Tìm hiểu tổng quan chiến lược marketing của The Body Shop
Tìm hiểu tổng quan chiến lược marketing của The Body Shop

II. Phân tích mô hình SWOT của The Body Shop

1. Điểm mạnh (Strengths)

  • Hệ thống các chi nhánh nhượng quyền cực kỳ rộng lớn tại nhiều quốc gia khác nhau trên toàn quốc.
  • Sản phẩm đa dạng với 1200 mặt hàng hoạt động với phương châm từng bước nâng cao mẫu mã và cải tiến những sản phẩm chất lượng.
  • Thiết kế cửa hàng bắt mắt, ấn tượng, thu hút khách hàng.
  • Thương hiệu có giá trị cao và được nhìn nhận có trách nhiệm với xã hội bởi các hoạt động từ thiện.
  • Mạng lưới phân phối chặt chẽ, nguồn nguyên liệu đảm bảo có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, minh bạch, đảm bảo an toàn tuyệt đối.

2. Điểm yếu (Weaknesses)

  • Thiếu sự kiểm soát và quản lý hiệu quả tại các cơ sở nhượng quyền trên toàn thế giới.
  • Số lượng cửa hàng bán lẻ còn hạn chế, ảnh hưởng đến doanh số bán hàng của thương hiệu.
  • Từ khi được L’Oreal mua lại, The Body Shop bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín, làm giảm sức mua và mức tiêu thụ sản phẩm trên thị trường.

3. Cơ hội (Opportunities)

  • Sự gia tăng nhận thức về cái đẹp ở phụ nữ ngày càng được chú trọng, việc sử dụng những sản phẩm thiên nhiên tăng cao tạo cơ hội lớn để thương hiệu The Body Shop mở rộng và chiếm lĩnh thị trường.
  • Thương mại điện tử lên ngôi, bán hàng trực tuyến trở thành xu thế tất yếu của mọi doanh nghiệp trong thời đại công nghệ 4.0. Tận dụng thời thế này, The Body Shop đầu tư Website bán hàng, kết hợp các sàn thương mại điện tử để nâng cao doanh số.
Phân tích cơ hội chiến lược marketing của The Body Shop
Phân tích cơ hội chiến lược marketing của The Body Shop

4. Thách thức (Threats)

  • Cạnh tranh gay gắt trong thị trường mỹ phẩm với các thương hiệu lớn Estee Lauder, Sephora, Shiseido, Revlon,… Nhiều thương hiệu khác đang tạo các sản phẩm chất lượng phụ vụ nhu cầu của khách hàng cũng trở thành mối đa dọa nghiệm trọng cho The Body Shop.
  • Thị trường làm đẹp rộng lớn cùng với đó là sự cạnh tranh gay gắt dẫn đến việc thu hút khách trở nên khó khăn. Kết quả là theo thời gian, chỉ những thương hiệu hàng đầu có tiềm lực kinh tế vững mạnh sẽ tồn tại còn lại tất cả những thương hiệu khác đều có nguy cơ bị mua lại.

III. Phân tích chi tiết chiến lược Marketing của The Body Shop

1. Chiến lược Marketing sản phẩm (Product)

Hiện nay, The Body Shop có khoảng 400 sản phẩm chăm sóc cơ thể và gần 500 sản phẩm khác bao gồm trang điểm, dưỡng da mặt, nước hoa, chăm sóc tóc,… Để đáp ứng nhu cầu khách hàng sử dụng trọn bộ mỹ phẩm, The Body Shop cung cấp nhiều cơ hội mua sắm trọn gói với mức giá tốt kèm nhiều ưu đãi hấp dẫn.

Chiến lược Marketing sản phẩm của The Body Shop
Chiến lược Marketing sản phẩm của The Body Shop

Điểm khác biệt của những sản phẩm The Body Shop là việc sử dụng thành phần thiên nhiên có chất lượng cao từ khắp nơi trên thế gới như trái cây, hoa quả, các loại thảo mộc,… Chưa hết, dịch vụ chăm sóc khách hàng, làm giỏ quà tăng, trang điểm miễn phí cũng được hãng thực hiện tại các cửa hàng nhượng quyền. Ngoài ra, The Body Shop cung cấp các sản phẩm chăm sóc cơ thể cho nam giới, bao gồm dưỡng da mặt, nước họa, sữa tắm, dầu gội,… phù hợp với cơ địa.

Chiến lược Marketing sản phẩm của thành công The Body Shop nhờ vào việc thiết kế bao bì khá đơn giản, tinh tế với màu sắc riêng biệt cho từng dòng sản phẩm. Để khách hàng có thể cảm nhận được sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên, trên bao bì cũng in rõ hình ảnh nguyên liệu vật liệu cấu tạo thành. Bên cạnh đó, với mục tiêu sản xuất những sản phẩm thân thiện với môi trường, các vỏ chai của The Body Shop thường được chế tạo từ những vật liệu có thể tái chế.

Đặc biệt, trong quá trình đóng gói giao sản phẩm đến khách hàng, The Body Shop hoàn toàn không sử dụng các loại bao nilon mà thay vào đó là sử dụng túi giấy có thể tái chế, góp phần xây dựng thông điệp bảo vệ môi trường xung quanh.

2. Chiến lược giá (Price) của The Body Shop

Giá (Price) là một trong những yếu tố quan trọng trong chiến lược Marketing của The Body Shop. Trong đó, giá bán đóng vai trò quyết định trong việc mua hàng của người tiêu dùng, đồng thời còn ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.

Giá thành sản phẩm của The Body Shop được đánh giá khá cao so với các đối thủ cạnh tranh. Tuy mức giá tương đối cao nhưng The Body Shop chú trọng sản xuất sản phẩm có dung tích lớn, chất lượng đảm bảo, phù hợp với khả năng chi trả của khách hàng mục tiêu.

Lợi thế của The Body Shop là nguồn nguyên liệu chất lượng cao. Để chọn được nguồn nguyên liệu tốt nhất với giá cả hợp lý, The Body Shop đã thực hiện chương trình Community Fair Trade (Thương mại cộng đồng) từ năm 1987. Thương hiệu tìm kiếm và hợp tác với những người nông dân, đối tác tại nông thôn tạo cơ hội kinh doanh tốt, thu nhập lâu dài và ổn định cho họ. Bằng cách thức triển khai này, The Body Shop sở hữu nguồn nguyên liệu sạch tự nhiên, sử dụng để tạo ra các sản phẩm như hoa cúc, dầu bạc hà xuất xứ từ nước Anh, dầu oliu từ Ý, dầu đậu nành từ Brazil,… Hiện tại, The Body Shop hợp tác với 25 nhà cung cấp với hơn 25.000 nông dân trên toàn thế giới.

Chiến lược giá của The Body Shop
Chiến lược giá của The Body Shop

3. Chiến lược hệ thống phân phối (Place)

Chiến lược hệ thống phân phối của The Body Shop là mang sản phẩm trực tiếp đến khách hàng mà không thông qua trung gian. Tính đến thời điểm hiện tại, của The Body Shop có hơn 2500 của hàng trên toàn thế giới ở tại 61 quốc gia và kênh bán hàng trực tuyến qua Website (http://www.thebodyshop.com/). Sự hiện diện quốc tế của thương hiệu tại nhiều quốc gia lớn, bao gồm Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Hungary, Phần Lan, Bồ Đào Nha, Phần Lan, Bangladesh và Việt Nam,…

Các cửa hàng của The Body Shop kinh doanh thông qua hình thức nhượng quyền và càng ngày mở rộng quy mô trên toàn cầu. Hệ thống cửa hàng cung cấp cho doanh nghiệp lợi thế trong việc trưng bày, tạo điều kiện khách hàng dùng thử trước khi quyết định mua. Hơn nữa, với hình thức mua hàng trực tuyến qua Website chính thức của thương hiệu, các khách hàng trung thành có thể tiết kiệm thời gian đến trực tiếp điểm bán mà vẫn có thể mua hàng nhanh chóng nhờ chính sách giao hàng miễn phí tận nơi.

Chiến lược hệ thống phân phối của The Body Shop
Chiến lược hệ thống phân phối của The Body Shop

4. Chiến lược xúc tiến hỗn hợp (Promotion)

Thành công trong chiến lược xúc tiến hỗn hợp phải kể đến thương hiệu The Body Shop tiên phong chống lại việc thử nghiệm trên động vật trong ngành công nghiệp hóa mỹ phẩm. Đặc biệt, Quỹ The Body Shop còn tài trợ cho các tổ chức nhằm vận động chấm dứt việc sử dụng, xác hại động vật để phục vụ bất kỳ mục đích nào.

Bên cạnh Website chính thức, The Body Shop còn xuất hiện dày đặc trên nền tảng Social Media (Facebook, Twitter) với mục đích tương tác nhiều hơn với khách hàng, cập nhật nhanh những thông tin về chương trình khuyến mãi, sản phẩm mới,… từ đó thúc đẩy nâng cao doanh thu bán hàng. 

IV. Tối ưu hiệu quả chiến dịch Marketing với MISA AMIS aiMarketing

Làm Marketing mà không có công cụ, muôn vàn vấn đề khó khăn:

  • Nhà quản lý khó theo dõi hiệu quả các hoạt động Marketing, khó đo đếm kết quả của từng kênh, hiệu suất nhân viên
  • Nhân viên thì không có công cụ hỗ trợ triển khai các chiến dịch: vật lộn dựng Landing page, không thể bắn chiến dịch Email Marketing với data lớn, ngày ngày làm báo cáo thủ công…

Bộ giải pháp MISA AMIS aiMarketing được phát triển nhằm giúp các doanh nghiệp có đầy đủ bộ công cụ để làm Marketing hiệu quả. Tính năng nổi bật trên AiMarketing bao gồm:

  1. Báo cáo doanh thu, chi phí marketing
  2. Gửi email marketing hàng loạt
  3. Dựng landing page
  4. Workflow
  5. Lưu trữ data tập trung và chuyển tự động cho sale

ĐĂNG KÝ TRẢI NGHIỆM NGAY 15 NGÀY MIỄN PHÍ

V. Tổng kết

The Body Shop là một trong những thương hiệu mỹ phẩm không chỉ nổi tiếng tại Việt Nam mà còn phát triển mạnh mẽ trên thế giới. Để đạt được thành công này, The Body Shop đã triển khai những chiến lược Marketing một cách hiệu quả. Qua bài phân tích trên, hy vọng MISA AMIS đã mang đến cho các bạn những thông tin hữu ích về chiến lược marketing của The Body Shop.

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 1 Trung bình: 5]
Tuyến Phạm
Tác giả
Giám đốc Kinh doanh tại MISA
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả