Nói về các ông lớn trên thị trường nước giải khát, chắc hẳn Coca Cola là một trong những tên tuổi đình được nhắc đến trong các buổi tiệc tùng, hội nghị. Trong chuỗi chiến lược Marketing, chiến lược phân phối của Coca Cola luôn được đánh giá cao với những nước đi táo bạo và những bí mật ít được nhắc đến trên truyền thông. Nào, cùng MISA AMIS khám phá ngay qua bài viết dưới đây nhé!
Ngoài ra, ở cuối bài viết MISA có đính kèm bộ tài liệu Quản lý kênh phân phối giúp doanh nghiệp lựa chọn, xây dựng hệ thống kênh phân phối phù hợp, tiếp cận khách hàng một cách hiệu quả hơn và tăng doanh số bán hàng.
>>Đọc thêm: Top 8 Phần mềm DMS tốt nhất trên thị trường
I. Giới thiệu chung về tập đoàn Coca Cola
Coca Cola chắc hẳn là một thương hiệu nước giải khát quá quen thuộc đối với thị trường Việt. Du nhập vào thị trường Việt Nam từ năm 1960, Coca Cola đã bắt đầu khai thác những giá trị tiềm năng của thị trường cũng như đưa ra những chiến lược Marketing độc đáo để thu hút khách hàng.
Do đặc thù của thị trường Việt Nam Coca Cola nhận thức được đây là một phân khúc khách hàng rất đa dạng về nhu cầu nước giải khát, Coca Cola Việt Nam đã lôi cuốn giới trẻ bằng phong cách sành điệu, trẻ trung và thu hút. Trên thực tế, các nhãn hiệu không trực tiếp đón nhận từng phân khúc thị trường, nhưng quá trình phân tích về phân khúc thị trường mục tiêu đòi hỏi một thương hiệu phải có những tiêu chí phù hợp với từng phân khúc, tương ứng với một giá trị cụ thể.
Coca Cola tập trung vào việc phân khúc theo 2 tiêu chí chính: Coca-Cola Việt Nam đã nỗ lực phân bố từ Nam ra Bắc với mạng lưới dày đặc từ thành thị đến nông thôn, đồng bằng đến miền núi. Tuy nhiên, chủ yếu vẫn tập trung vào các khu vực đông dân cư. Các sản phẩm của Coca Cola mọc lên khắp mọi nơi, từ nhà hàng lớn đến quán nước chanh nhỏ, từ đầu phố đến ngõ hẻm,… trải dài từ Bắc chí Nam. Về nhân khẩu học, Coca Cola sử dụng KOL có tầm ảnh hưởng, đặc biệt là giới trẻ để thu hút khách hàng mục tiêu.
II. Chiến lược phân phối của Coca Cola
1. Chiến lược phân phối Coca Cola trực tiếp cho người dùng cuối
Coca Cola bắt nguồn từ một quán nước giải khát nhỏ với hình thức bán lẻ chính là trực tiếp cho người dùng. Tiếp sau đó nước giải khát Coca Cola được nhiều khách hàng ưa chuộng hơn, doanh số bán hàng tăng nhanh, quy mô của Coca Cola cũng tăng lên từng ngày.
Kể từ đó, các chi nhánh của Coca Cola cũng dần được mở rộng khắp Việt Nam. Với mục tiêu đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng nhanh chóng, sau này Coca Cola đã có những chiến lược phân phối khác như thông qua đại lý, siêu thị, bán buôn,… Tuy nhiên, trọng tâm vẫn là chiến lược bán hàng trực tiếp.
2. Chiến lược phân phối Coca Cola qua hệ thống máy bán hàng tự động
Hệ thống cây bán hàng tự động của Coca Cola được đặt tại các nhà hàng, địa điểm vui chơi giải trí, khu bệnh viện, trường học,… Coca Cola kiếm hàng tỷ USD hàng năm nhờ hệ thống máy bán hàng tự động trên hàng ngàn địa điểm khác nhau.
Chiến lược phân phối của Coca Cola qua máy bán nước tự động đã mang lại doanh thu lớn.
3. Coca cola phân phối sản phẩm tại các điểm bán hàng trực tiếp
Tại các điểm bán hàng trực tiếp, Coca Cola đã và đang hoàn thiện hệ thống phân phối với nhiều loại thức uống mới vào thực đơn của mình như: thức uống có ga, thực phẩm bổ sung năng lượng, sữa và nước ép trái cây, thức uống có nguồn gốc thực vật, coca cafe, coca ít đường…
Ngoài ra, Coca-Cola không ngừng đổi mới máy móc, thiết bị sản xuất, bao bì, nhãn mác nhằm đảm bảo chất lượng và độ tươi ngon của sản phẩm. Nhờ sự “đổi mới” này, Coca Cola luôn gắn kết người tiêu dùng tại điểm bán hàng và luôn là sự lựa chọn hàng đầu của khách hàng khi nói đến các thương hiệu đồ uống có ga.
4. Chiến lược phân phối của Coca Cola tới các công ty bán lẻ
Bán lẻ là một chiến lược không thể thiếu lại đối với tất cả các doanh nghiệp. Ngay từ khi thành lập đến nay Coca Cola đã đi theo mô hình bán lẻ tại chuỗi siêu thị và đại lý để chiếm thị phần nhanh hơn trên thị trường nước giải khát. Khách hàng có thể dễ dàng tìm thấy các sản phẩm của Coca Cola trên tất cả các hệ thống siêu thị lớn nhỏ như AEON, Big C, Vinmart, Coopmart, Lotte Mart, Emart, cửa hàng tạp hóa… Coca Cola đánh vào tâm lý người dùng thường dạo qua siêu thị rồi mới đến quầy tính tiền. Chính vì vậy, Coca Cola luôn được bày bán ở nhiều vị trí khác nhau trong các siêu thị nhằm kích thích nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng.
5. Phân phối sản phẩm đến các điểm bán lẻ
Trên thực tế, có rất nhiều người tiêu dùng ngại mua hàng tại siêu thị vì nhiều lý do như: tốn thời gian, vận chuyển cồng kềnh, chỗ gửi xe… Vì vậy, người dùng có xu hướng đến các cửa hàng nhỏ lẻ để mua sản phẩm để thuận tiện hơn trong việc thanh toán cũng như tiết kiệm thời gian. Do đó, việc phân phối sản phẩm cho các chuỗi cửa hàng nhỏ lẻ là một thị trường rất tiềm năng mà bất kể ông lớn nào trên thị trường nước giải khát cũng hướng đến.
Hiểu được điều này, Coca Cola hiện đã có mặt tại tất cả các cửa hàng nhỏ trên toàn quốc và có những chính sách hỗ trợ cho chủ cửa hàng với mức chiết khấu hấp dẫn. Ví dụ như: Hỗ trợ phần mềm quản lý bán hàng, lắp đặt quầy trưng bày, biển quảng cáo, chương trình khuyến mãi kích cầu… Nhờ vào đó, doanh thu của Coca Cola đã tăng “chóng mặt” trong những năm 2000 vì lúc đó Coca Cola đã thành công với chiến lược phân phối cho từng cửa hàng nhỏ lẻ trên thị trường.
6. Coca Cola phân phối sản phẩm cho các kênh mục tiêu
Hiện tại, Coca Cola Việt Nam có ba nhà máy tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng, cung cấp đồ uống cho chuỗi công ty như quán bar, nhà hàng, nhà nghỉ, khách sạn, bệnh viện, hệ thống trường học,… Trên thực tế, các công ty bán buôn hoặc tái phân phối ngày nay có tiềm năng lớn về tiếp thị, truyền thông, vốn, khoa học và công nghệ.
Chính vì vậy, Coca Cola đã rất thông minh khi vạch ra chiến lược phân phối cho các địa điểm lớn như: Lotte Mart, KFC, rạp chiếu phim… Suy cho cùng, hợp tác với các kênh phân phối lớn sẽ giúp Coca tăng nhanh chóng về lượng sản phẩm tiêu thụ. Ngoài ra, điều này còn giúp các công ty tiết kiệm được nhiều chi phí tiếp thị và truyền thông.
> Đọc thêm: Chiến lược Marketing của Coca-Cola tại Việt Nam
MISA tặng bạn Ebook : Chiến lược phân phối bền vững trong kỷ nguyên số
Trọn bộ 8 chương sách đóng gói kiến thức từ cách tổ chức kênh phân phối, xây dựng chiến lược đưa sản phẩm go-to-market đến quản lý sản phẩm và quản lý đối tác.
BẤM VÀO ẢNH để tải miễn phí
IV. Tối ưu hiệu quả chiến dịch Marketing với MISA AMIS aiMarketing
Làm Marketing mà không có công cụ, muôn vàn vấn đề khó khăn:
- Nhà quản lý khó theo dõi hiệu quả các hoạt động Marketing, khó đo đếm kết quả của từng kênh, hiệu suất nhân viên
- Nhân viên thì không có công cụ hỗ trợ triển khai các chiến dịch: vật lộn dựng Landing page, không thể bắn chiến dịch Email Marketing với data lớn, ngày ngày làm báo cáo thủ công…
Bộ giải pháp MISA AMIS aiMarketing được phát triển nhằm giúp các doanh nghiệp có đầy đủ bộ công cụ để làm Marketing hiệu quả. Tính năng nổi bật trên AiMarketing bao gồm:
- Báo cáo doanh thu, chi phí marketing
- Gửi email marketing hàng loạt
- Dựng landing page
- Workflow
- Lưu trữ data tập trung và chuyển tự động cho sale
ĐĂNG KÝ 15 NGÀY DÙNG THỬ MIỄN PHÍ
Như chúng ta đã thấy, Coca Cola đã rất thành công với chiến lược Marketing đến khách hàng, đặc biệt, với việc áp dụng chiến lược phân phối sản phẩm của Coca Cola đến toàn bộ ngóc ngách của thị trường Việt Nam đã giúp thương hiệu này ngày càng khẳng định vị thế của mình trong lòng khách hàng. Hy vọng những thông tin về chiến lược phân phối của Coca cola trên đã mang đến bạn đọc những kiến thức hữu ích.