Vinasoy là trong những thương hiệu sữa hàng đầu Việt Nam nhận được sự tin tưởng của hàng triệu khách hàng Việt. Cùng MISA AMIS tham khảo chiến lược marketing của Vinasoy đã mang đến hàng loạt thành công của thương hiệu sữa đậu nành Vinasoy trên thị trường nhé!
I. Giới thiệu chung về thương hiệu Vinasoy
Năm 1997, thương hiệu Vinasoy được sinh ra với tên gọi đầu tiên là nhà máy sữa Trường Xuân. Đến năm 2003, Vinasoy bắt đầu thay đổi hướng kinh doanh theo mục tiêu sản xuất, cung ứng các sản phẩm được chế biến từ sữa đậu nành.
Về quy mô sản xuất, VinaSoy đã hoàn thành và khởi công dự án mở rộng nâng công suất sản xuất sữa từ 20 triệu lên 40 triệu lít sữa/ năm với tổng vốn đầu tư hơn 77 tỷ đồng. Dự án này không chỉ tiếp nối vị thế dẫn đầu của VinaSoy trong ngành sữa đậu nành mà đây còn là cơ hội việc làm cho hàng ngàn lao động, giúp ổn định cuộc sống.
Về thị phần: Vinasoy đã dẫn đầu ngành sữa đậu nành, thương hiệu tăng trưởng ổn định trong những năm qua với mức từ 23,9% (năm 2006) lên 35,5% thị phần trong năm 2011. Sản phẩm dẫn đầu là sữa đậu nành bao bì giấy với thị phần từ 6,5% vào năm 2006, con số này tăng lên 25,7% vào năm 2011. Đây là một thành tựu to lớn của công ty tại Miền Trung nói riêng và trên cả Việt Nam nói chung.
Sản phẩm sữa đậu nành Vinasoy là sản phẩm truyền thống của thương hiệu này từ năm 2003, với hai dòng sản phẩm con là sữa đậu nành Fami dạng hộp và loại dạng túi. Thương hiệu Fami đã dần chiếm được cảm tình của người tiêu dùng như một loại sữa thơm ngon, bổ dưỡng, cung cấp protein, chất xơ và vitamin cho tất cả mọi người.
II. Phân tích mô hình SWOT của thương hiệu Vinasoy
1. Điểm mạnh
- Sử dụng công nghệ hiện đại được nhập từ Thụy Điển do tập đoàn Tetra Pak cung cấp để tạo nên những sản phẩm chất lượng, chính nhờ điều này mà thương hiệu Vinasoy có thể nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phí và hạ giá thành.
- Chất lượng sản phẩm sữa đậu nành Vinasoy có độ ổn định cao.
- Đánh giá các đặc tính, các chỉ tiêu kỹ thuật vượt trội của sản phẩm sữa đậu nành Vinasoy so với các sản phẩm cùng loại. Đầu tư vào các thị trường tập trung, không mở rộng giúp tiết kiệm chi phí và tăng khả năng cạnh tranh của thương hiệu này khi chiếm lĩnh thị trường.
- Hiện công ty dẫn đầu thị phần tại miền Bắc và miền Trung.
- Vinasoy đã xây dựng được một tập thể nhân viên có tinh thần trách nhiệm cao và bộ máy làm việc hiệu quả.
- Xây dựng mạng lưới đại lý mạnh và rộng khắp, khoảng cách giao thông thuận tiện.
- Sản phẩm của công ty đã được biết đến từ lâu.
- Sản phẩm đa dạng, khuyến mãi hấp dẫn, rộng rãi.
- Giá cả cạnh tranh. Chiến dịch quảng cáo rầm rộ và đa dạng với khẩu hiệu “Tốt tự nhiên”.
>> Đọc thêm: Mô hình SWOT là gì? Các bước phân tích SWOT chi tiết từ A-Z
2. Điểm yếu
- Chưa đa dạng về số sản phẩm.
- Hạn chế về tài chính đối với việc đầu tư vào hoạt động Marketing so với các đối thủ cạnh tranh.
- Sản phẩm của công ty còn đơn điệu, bao bì chưa được bắt mắt.
- Đội ngũ nhân viên tiếp thị và bán hàng còn thiếu kinh nghiệm và chưa thâm nhập sâu vào thị trường phía Nam.
- Năng lực sản xuất còn thấp so với nhu cầu thị trường.
3. Cơ hội
- Người Việt Nam ngày càng có ý thức về sức khỏe hơn, họ có xu hướng chuyển sang sử dụng các sản phẩm, thực phẩm có nguồn gốc tự nhiên.
- Công nghệ truyền thông tại Việt Nam đã phát triển vượt bậc giúp các công ty quảng bá hình ảnh sản phẩm của công ty đến với người tiêu dùng một cách dễ dàng và hiệu quả hơn.
- Thị trường phía Nam chưa được khai thác mạnh mẽ, đây sẽ là cơ hội để VinaSoy mở rộng thị trường.
4. Thách thức
- Sự cạnh tranh sản phẩm giữa các công ty trong ngành cũng ngày càng gia tăng.
- Cơ hội gia nhập ngành của các công ty đa quốc gia đang hoạt động tại Việt Nam đang rất lớn.
- Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu để lại nhiều hậu quả và đe dọa công ty trong quá trình phát triển.
- Giá xăng và các nguyên liệu chính phục vụ sản xuất liên tục tăng.
- Lãi suất ngân hàng tăng cũng đe dọa đến tiềm lực của Vinasoy.
III. Chiến lược Marketing của Vinasoy
1. Chính sách sản phẩm (Product)
Chất lượng và chủng loại: Nâng cao chất lượng sản phẩm là một trong những yếu tố quyết định đến sự thành công của chính sách sản phẩm mà Vinasoy đang áp dụng.
Công ty đã không ngừng đa dạng hóa mẫu mã, chủng loại sản phẩm, hương vị… để phục vụ cho từng phân khúc thị trường đồng thời thực hiện một số cải tiến về bao bì sản phẩm để tạo sự khác biệt, cải thiện doanh số hiệu quả và thu hút sự chú ý của khách hàng.
2. Chính sách sách giá (Price)
Cơ sở để định giá sản phẩm: Hiện tại, thương hiệu sữa đậu nành Vinasoy đang định giá cao hơn giá của đối thủ cạnh tranh như: Vinamilk hay Tân Hiệp Phát. Tuy nhiên, mức giá này vẫn được đông đảo khách hàng đón nhận và đem về nguồn doanh số khổng lồ cho thương hiệu này. Hiện tại sản phẩm sữa đậu nành của Vinamilk cũng đang nhận được sự quan tâm của nhiều khách hàng. Chiến lược giá hợp lý của Vinasoy là cơ sở để ngăn chặn đối thủ cạnh tranh chiếm thị trường mục tiêu.
>> Đọc thêm: Tổng hợp các chiến lược định giá sản phẩm mới phổ biến nhất hiện nay
3. Chiến lược chiêu thị
Với slogan “ Fami ngon sánh mịn, uống không ngừng” cùng một số TVC tiêu biểu, thương hiệu Vinasoy đã hoàn toàn truyền tải được nội dung của từng chiến dịch đến với khách hàng. Tập trung vào các hoạt động quảng cáo trên truyền hình, tivi, như đài HTV7, HTV9, đài truyền hình Việt Nam VTV3,…Vinasoy luôn để lại những ấn tượng đằng sau những TVC này. Không chỉ dừng lại ở đó, thương hiệu sữa đậu nành Việt Nam còn thực hiện những chiến dịch treo bảng cáo ngoài trời tại các điểm xe bus, trên các bảng đèn LED, quảng cáo trên ô tô BeCar… nhằm định vị hình ảnh trong lòng khách hàng.
4. Chính sách phân phối (Place)
Tổ chức thường xuyên hơn các chiến lược xúc tiến bán hàng cho đa dạng kênh phân phối. Xúc tiến hỗ trợ bán hàng cho các thành viên của kênh phân phối. Tăng cường sử dụng áp phích, poster trưng bày… Hỗ trợ hệ thống đại lý trong việc lựa chọn, đào tạo nhân viên bán hàng theo các tiêu chí chung nhằm tăng uy tín, đồng bộ hóa dịch vụ và chuẩn hóa hình ảnh thương hiệu. Tham gia hội chợ và triển lãm thương mại, đầu tư nhiều vào các kênh quảng cáo qua các phương tiện truyền thông, áp dụng nhiều chương trình khuyến mãi cho khách hàng. Thương hiệu Vinasoy tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng như: tổ chức các hoạt động từ thiện, tham gia các buổi hội thảo quảng bá hình ảnh thương hiệu.
>> Đọc thêm: Các chiến lược phân phối sản phẩm hiệu quả trong marketing
IV. Tối ưu hiệu quả chiến dịch Marketing với MISA AMIS aiMarketing
Làm Marketing mà không có công cụ, muôn vàn vấn đề khó khăn:
- Nhà quản lý khó theo dõi hiệu quả các hoạt động Marketing, khó đo đếm kết quả của từng kênh, hiệu suất nhân viên
- Nhân viên thì không có công cụ hỗ trợ triển khai các chiến dịch: vật lộn dựng Landing page, không thể bắn chiến dịch Email Marketing với data lớn, ngày ngày làm báo cáo thủ công…
Bộ giải pháp MISA AMIS aiMarketing được phát triển nhằm giúp các doanh nghiệp có đầy đủ bộ công cụ để làm Marketing hiệu quả. Tính năng nổi bật trên AiMarketing bao gồm:
- Báo cáo doanh thu, chi phí marketing
- Gửi email marketing hàng loạt
- Dựng landing page
- Workflow
- Lưu trữ data tập trung và chuyển tự động cho sale
ĐĂNG KÝ TRẢI NGHIỆM NGAY 15 NGÀY MIỄN PHÍ
Trên đó là thông tin tổng hợp về chiến lược Marketing của Vinasoy, mong rằng MISA AMIS đã mang đến cho bạn thông tin hữu ích. Đừng quên theo dõi những thông tin hữu ích khác trên website https://amis.misa.vn/ nhé!
Tin bài liên quan:
- #3 chiến lược marketing của Vinamilk thành công tại Việt Nam
- Phân tích chiến lược Marketing hiệu quả của TH True Milk
- Chiến lược Marketing của Milo : “Chị đại” của ngành FMCG