Phân tích chiến lược kinh doanh của Tesla chi tiết nhất

17/06/2022
1808

Chiến lược kinh doanh của Tesla đã giúp thương hiệu này phát triển trở thành một trong những thương hiệu xe hơi nổi tiếng trên toàn thế giới. Hãy cùng MISA AMIS tìm hiểu chi tiết về chiến lược kinh doanh của Tesla trong bài viết dưới đây.

I. Giới thiệu tổng quan về Tesla – Thương hiệu xe hơi nổi tiếng trên thế giới

Tesla là một thương hiệu xe hơi nổi tiếng trên thế giới, được thành lập năm 2003 bởi Martin Eberhard và Marc Tarpenning tại San Carlos, California, Hoa Kỳ. Sau này, đây là thương hiệu không thể tách rời Elon Musk – Chủ tịch hội đồng quản trị hiện giờ của Tesla.

Tìm hiểu tổng quan chiến dịch marketing của Tesla
Tìm hiểu tổng quan chiến dịch marketing của Tesla

Vào năm 2005, Elon Musk – Một doanh nhân sở hữu đam mê về công nghệ và có khát vọng đem lại những giá trị có sức ảnh hưởng lớn trên thế giới gia nhập Tesla với tư cách là một nhà đầu tư số một của doanh nghiệp này và trở thành Chủ tịch hội đồng quản trị. Tại cương vị là một nhà lãnh đạo của thương hiệu xe hơi nổi tiếng toàn thế giới, Elon Musk đã đưa ra chiến lược sản xuất những chiếc xe điện thể hiện phong cách và sức mạnh dành cho người giàu, đồng thời sản xuất các loại xe điện phổ thông để hướng tới khách hàng trên toàn cầu.

Trong quá trình hình thành và phát triển, Tesla đã vươn lên trở thành đại diện cho thương hiệu mới, là biểu tượng cho sự sáng tạo và nhiệt huyết của tuổi trẻ. Từng bước, Tesla đã thay đổi ngành ô tô toàn cầu với những thông điệp riêng biệt của mình. Cụ thể, logo của Tesla được đầu tư khá kỹ lưỡng. Logo của thương hiệu này là biểu tượng chữ T cách điệu nhưng vẫn mang phong cách tối giản mà hiệu quả và nổi bật.

Logo của Tesla là biểu tượng đáng để các nhà thiết kế logo học hỏi về cách thiết kế, đó là nhấn mạnh vào sự tối giản nhưng vẫn nổi bật, chú trọng đến từng chi tiết để tạo ra biểu tượng dễ nhận diện. Logo của thương hiệu này đã truyền cảm hứng về sự táo bạo, mạnh mẽ và đầy nhiệt huyết. Đây chắc chắn là một trong những biểu tượng số 1 về xe hơi trong tương lai.

Hiện nay trên thị trường, Tesla đã cho ra mắt những dòng sản phẩm đa dạng, nổi bật nhất có thể kể đến các dòng xe như:

  • Tesla Roadster
  • Model S
  • Tesla Motors
Tổng quan về Tesla và chiến lược Marketing của Tesla
Tổng quan về Tesla và chiến lược Marketing của Tesla

II. Phân tích mô hình SWOT của Tesla

Tesla đã tận dụng điểm mạnh, khắc phục điểm yếu, tận dụng cơ hội và phòng tránh những rủi ro trên thị trường để đạt được những thành tựu đáng nể như hiện nay. Vậy mô hình SWOT của Tesla là gì?

1. Điểm mạnh

Về điểm mạnh, Tesla đang sở hữu một số những điểm mạnh nổi bật sau.

  • Thương hiệu nổi tiếng trên thị trường xe điện

Một điểm mạnh nổi bật của Tesla phải kể đến thương hiệu nổi tiếng trên thị trường xe điện, đặc biệt là thị trường hạng sang. Cụ thể, Tesla là doanh nghiệp chiếm hữu thị phần lớn, làm chủ thị trường xe điện hạng sang. Trong khi đó, các doanh nghiệp đối thủ như Toyota hay Honda là những cái tên quen thuộc đối với thị trường ô tô điện giá rẻ thì Tesla đã định vị thương hiệu là dành cho phân khúc khách hàng cao cấp và là nhà sản xuất ô tô duy nhất nhắm đến thị trường xe hạng sang.

  • Không phụ thuộc vào bên đại lý trung gian

Một điểm mạnh khác của Tesla là thương hiệu này trực tiếp bán hàng cho khách mà không qua bên trung gian hay đại lý nào. Điều này giúp Tesla tiết kiệm phần lớn chi phí và tự chủ hoàn toàn về tổng thể chất lượng của sản phẩm mà thương hiệu này đưa ra thị trường.

Phân tích điểm mạnh chiến lược kinh doanh của Tesla
Phân tích điểm mạnh chiến lược kinh doanh của Tesla

2. ĐIểm yếu

Bên cạnh những điểm mạnh kể trên thì Tesla cũng cần phải khắc phục một số những điểm yếu như sau.

  • Hạn chế về việc xây dựng trung tâm sản xuất

ĐIểm yếu đầu tiên mà Tesla cần khắc phục là những hạn chế về việc xây dựng những trung tâm sản xuất ô tô.

Nếu so sánh Tesla với đối thủ cạnh tranh lớn và lâu đời, thương hiệu xe này sở hữu ít trung tâm sản xuất hơn và phải đối mặt với việc bị giới hạn về số lượng xe mà Tesla có thể sản xuất. Vì vậy, Tesla cần bổ sung thêm trung tâm sản xuất để theo kịp nhu cầu của khách hàng.

Theo báo cáo của CNBC, Tesla đã bỏ lỡ mục tiêu giao hàng hàng năm, giao 499.550 xe vào năm 2020 so với mục tiêu công khai là 500.000 xe.

  • Không phải là thương hiệu phù hợp với các đối tượng khách hàng đa dạng

Định vị là thương hiệu sản xuất xe hơi hạng sang, Tesla hướng tới đối tượng mục tiêu là tầng lớp khách hàng có thu nhập cao. Điều này khiến những phân khúc khách hàng có thu nhập trung bình khá cũng không thể đáp ứng được những mức giá mà thương hiệu này định giá cho sản phẩm của mình.

3. Cơ hội

Một số cơ hội mà Tesla có thể nắm bắt bao gồm:

  • Châu Á là thị trường vô cùng tiềm năng

Các quốc gia phát triển và đang trên đà phát triển tại Châu Á thường là mục tiêu đầu tư của doanh nghiệp trên toàn thế giới, trong đó không thể thiếu các doanh nghiệp về xe ô tô. Với danh tiếng về thương hiệu, Tesla đang dần khẳng định được vị thế độc nhất và củng cố được thị phần của mình ở thị trường Châu Á. Điều này giúp Tesla có cơ hội tăng lợi nhuận và doanh thu bán hàng đáng kể để mở rộng sản xuất hơn nữa.

  • Nhu cầu của khách hàng về những phương tiện bảo vệ môi trường tăng cao

Nổi tiếng là một thương hiệu xe ô tô điện, Tesla có thể nắm bắt cơ hội để phát triển bởi nhu cầu của khách hàng về phương tiện bảo vệ môi trường ngày càng tăng cao. Ngoài ra, sự thân thiện về môi trường cũng là một điểm riêng biệt mà Tesla có thể tận dụng trong chiến lược Marketing hiệu của mình.

Cơ hội phát triển của Tesla
Cơ hội phát triển của Tesla

4. Thách thức

Ngoài những cơ hội, Tesla cũng phải phòng tránh những thách thức lớn như:

  • Mức độ cạnh tranh tăng cao

Mặc dù là thương hiệu xe ô tô điện chiếm thị phần lớn, Tesla vẫn phải đối mặt với những tập đoàn lớn và cung cấp những mức giá cạnh tranh hơn so với Tesla. Tesla sẽ cần phải làm nhiều hơn nữa để chứng minh được việc định giá sản phẩm cao cấp sẽ phù hợp với thương hiệu này để có thể cạnh tranh hiệu quả trên thị trường.

  • Bất lợi về những quy định pháp lý

Tesla có một số vấn đề cần khắc phục trong không gian pháp lý. Một là thiếu quy định đối với hoạt động của phương tiện tự lái. Vì nó là một công nghệ mới và chưa có nhiều thông tin về cách nó có thể được áp dụng vào thực tế, nên cần phải nghiên cứu sâu rộng trước khi các quy định bắt kịp công nghệ.

Tesla cần đối mặt với một số những quy định chặt chẽ về pháp lý. Ví dụ, với những quy định về phương tiện tự lái, vì đây là một công nghệ hoàn toàn mới và chưa có nhiều trường hợp áp dụng vào thực tế nên Tesla cần phải nghiên cứu sâu và đảm bảo an toàn trước khi doanh nghiệp này được phép đưa ra sản phẩm tự lái.

Ngoài ra, một số quy định về chủ sở hữu phương tiện bán trực tiếp cho công chúng cũng gây bất lợi cho Tesla. Vì thương hiệu này không bán sản phẩm qua đại lý nên Tesla có thể phải đối mặt với việc đóng cửa nếu không vượt qua được rào cản này.

 

III. Phân tích chi tiết chiến lược kinh doanh của Tesla

Để trở thành một trong những thương hiệu xe ô tô nổi tiếng trên thế giới, Tesla đã xây dựng và triển khai chiến lược kinh doanh hiệu quả. Vậy chiến lược kinh doanh của Tesla là gì?

Về cơ bản, chiến lược kinh doanh của Tesla gồm 3 chiến lược nổi bật.

1. Chiến lược kinh doanh của Tesla dựa trên sự đồng nhất

Chiến lược kinh doanh nổi bật đầu tiên của Tesla đó là dựa vào sự đồng nhất. Hướng tới mục tiêu từng bộ phận của xe ô tô mà Tesla sản xuất có thể tương thích và vận hành ăn khớp với nhau, Tesla đã sử dụng quy trình giống nhau, tránh áp dụng công nghệ đa dạng và tạo nên phần mềm đến từ một nhà cung cấp duy nhất.

So với các thương hiệu xe khác sử dụng những thiết kế từ hệ thống không đồng nhất hay áp dụng những linh kiện, phần mềm điện tử và hệ thống đến từ nhiều nhà cung cấp khác nhau vì sự đồng nhất của Tesla đã đem lại cảm giác của một doanh nghiệp và thương hiệu công nghệ hiện đại nhiều hơn.

Chiến lược kinh doanh của Tesla dựa trên sự đồng nhất
Chiến lược kinh doanh của Tesla dựa trên sự đồng nhất

2. Chiến lược kinh doanh của Tesla hướng tới phương tiện thân thiện với môi trường

Hiện nay, khi toàn thế giới đang phải đối mặt với hiện tượng biến đổi khí hậu hay ô nhiễm môi trường mà phần lớn là do khí thải từ các phương tiện như ô tô, xe máy gây nên thì chiến lược kinh doanh của Tesla đã hướng tới việc sản xuất những sản phẩm thân thiện với môi trường, xoá đi nỗi lo của khách hàng. Elon Musk đã tuyên bố sứ mệnh “đẩy nhanh quá trình chuyển đổi của thế giới sang năng lượng bền vững”.

Một trong những lợi thế đặc biệt của Tesla khi triển khai chiến lược kinh doanh này là Tesla đã phát triển là một thương hiệu xe điện thuần tuý. Thương hiệu này có thể được coi là tiên phong trong thị trường xe điện, như ông Peter Drucker – người được mệnh danh là cha đẻ của quản trị kinh doanh hiện đại từng chia sẻ: “Muốn làm những điều mới mẻ thì trước tiên, hãy mạnh dạn từ bỏ những gì đã cũ.”

Chiến lược kinh doanh này của Tesla đã mang đến cho thương hiệu này những thành công nhất định: 160 cửa hàng tại Hoa Kỳ, hơn 14.000 bộ sạc trên toàn cầu, trong đó có 5.000 bộ sạc tăng áp cho phép sạc đầy trong vòng chưa đến 30 phút.

Chiến lược kinh doanh của Tesla hướng tới phương tiện thân thiện với môi trường
Chiến lược kinh doanh của Tesla hướng tới phương tiện thân thiện với môi trường

3. Chiến lược kinh doanh của Tesla không phụ thuộc vào bên trung gian thứ 3

Với mục tiêu hướng tới người dùng cuối cùng và đem đến cho họ những dịch vụ tốt nhất, chiến lược kinh doanh của Tesla là không phụ thuộc vào bên trung gian thứ 3 và trực tiếp bán sản phẩm đến tận tay người dùng cuối của mình.

Không sử dụng hệ thống đại lý nhượng quyền toàn cầu, Tesla lại sở hữu chuỗi những cửa hàng độc quyền và không gian trưng bày sản phẩm chất lượng, đẳng cấp ở khắp nơi trên thế giới để tiếp cận và phục vụ trực tiếp khách hàng.

Nhờ việc làm chủ các kênh bán hàng và phân phối, Tesla đã có thể tối ưu chi phí, đồng thời tự chủ trong việc mang đến cho khách hàng những dịch vụ hoàn hảo nhất, đáp ứng được mọi nhu cầu của khách hàng và giải quyết kịp thời những vấn đề mà họ đang gặp phải.

Về khía cạnh nhân sự và tuyển dụng, Tesla cũng chủ động trong việc xây dựng đội ngũ nhân sự. Tesla luôn coi yếu tố con người là trên hết và tập trung đào tạo nhân sự để có thể đem đến sự hài lòng cho khách hàng một cách tối ưu nhất.

IV. Bộ công cụ tối ưu hoạt động kinh doanh MISA AMIS CRM

Là nhà quản lý kinh doanh, bạn luôn trăn trở những vấn đề như:

  • Làm thế nào để quản lý lượng lớn dữ liệu khách hàng tập trung, tránh thất thoát?
  • Làm sao để quản lý đội ngũ sales, nhân viên đi thị trường hiệu quả?
  • Làm sao để có báo cáo tình hình kinh doanh tức thì để kịp thời ra quyết định?
  • Làm sao để tối ưu các quy trình, tránh chồng chéo, số liệu không đồng nhất giữa bộ phận Marketing – Kế toán – Bán hàng?

Những vấn đề trên sẽ được giải quyết khi sử dụng công cụ MISA AMIS CRM. Với MISA AMIS CRM:

  • Quản lý tập trung mọi data khách hàng
  • Quản lý & giám sát sale hiệu quả 
  • Quản lý hàng hóa, tồn kho, danh mục hàng hóa dễ dàng
  • Tối ưu các quy trình tạo báo giá, lên đơn hàng, phê duyệt 
  • Báo cáo hiệu quả bán hàng đa chiều 

ĐĂNG KÝ TRẢI NGHIỆM NGAY 15 NGÀY MIỄN PHÍ

V. Tổng kết

Với chiến lược kinh doanh hiệu quả, Tesla đã trở thành một trong những thương hiệu xe ô tô điện nổi tiếng trên thế giới. Hy vọng qua bài viết này, bạn có thể hiểu rõ hơn về chiến lược kinh doanh của Tesla. Ghé thăm blog của MISA AMIS để đọc thêm những bài viết khác về những chiến lược kinh doanh của các thương hiệu nổi tiếng nhé!

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 1 Trung bình: 5]
Tuyến Phạm
Tác giả
Giám đốc Kinh doanh tại MISA
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả