Chiến lược Marketing của thép Hòa Phát: Tận tâm tạo nên giá trị

16/06/2022
8635

Không chỉ là đơn vị giữ vững vị thế số 1 Việt Nam mà Hòa Phát còn là doanh nghiệp sản xuất thép lớn nhất khu vực Đông Nam Á. Để đạt được thành công này, Hòa Phát đã triển khai những chiến lược Marketing một cách hiệu quả. Hãy cùng phân tích và tìm hiểu chiến lược Marketing của thép Hòa Phát trong bài viết dưới đây.

Chiến lược Marketing của thép Hòa Phát
Tổng quan của thép Hòa Phát

I. Giới thiệu tổng quan về thép Hòa Phát

Thành lập vào tháng 8/1992 bởi ông Trần Đình Long, Hòa Phát là tập đoàn sản xuất công nghiệp hàng đầu của Việt Nam. Bắt nguồn từ việc buôn bán các loại máy xây dựng, Hòa Phát đã phát triển không ngừng và mở rộng sang nhiều ngành khác nhau như nội thất, ống thép, thép xây dựng, điện lạnh, bất động sản và nông nghiệp.

Để đạt được thành công như ngày hôm nay cũng góp phần bởi quyết định đúng đắn từ ban lãnh đạo đó là việc huy động nguồn vốn bên ngoài, vào năm 2007, tập đoàn Hòa Phát chính thức niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam với mã chứng khoán HPG.

Không chỉ là đơn vị giữ vững vị thế số 1 Việt Nam mà Hòa Phát còn là doanh nghiệp sản xuất thép lớn nhất khu vực Đông Nam Á. Vốn hóa thị trường của Hòa Phát đạt 11 tỷ đô la Mỹ, nằm trong top 15 công ty thép có mức vốn hóa lớn nhất trong ngành thép thế giới.

II. Phân tích mô hình SWOT của thép Hòa Phát

mô hình swot thép Hòa Phát
Mô hình swot thép Hòa Phát

Mô hình SWOT là một công cụ nổi tiếng được nhiều doanh nghiệp biết đến và áp dụng bởi tính hữu ích trong việc giúp các nhà quản lý phân tích các yếu tố quan trọng bên trong và ngoài doanh nghiệp, để từ đó thiết lập nên các chiến lược cũng như kế hoạch kinh doanh phù hợp.

SWOT là viết tắt của 4 từ: Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Thách thức) – là một mô hình nổi tiếng giúp doanh nghiệp có thể phân tích cũng như xây dựng được chiến lược kinh doanh của mình một cách hiệu quả.

Thông qua phân tích mô hình SWOT, doanh nghiệp sẽ nhìn rõ mục tiêu của mình cũng như các yếu tố trong và ngoài tổ chức có thể ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực tới mục tiêu mà doanh nghiệp đề ra, từ đó có những chiến lược bán hàng phù hợp để có thể tăng doanh thu.

Về phân tích SWOT của Hòa Phát, thương hiệu này có một số điểm mạnh cần phát huy, điểm yếu cần khắc phục cũng như cơ hội có thể nắm bắt và thách thức cần đối mặt như sau:

1. Điểm mạnh (Strengths)

1.1. Dây chuyền sản xuất tối tân: Là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực sản xuất thép, Hòa

Phát luôn chú trọng trong từng khâu sản xuất ra thành phẩm của mình. Cụ thể toàn bộ sản phẩm của thép Hòa Phát đều được hoàn thiện trên dây chuyền công nghệ khép kín đồng bộ với quy trình sản xuất nghiêm ngặt. Để hiện thực hóa điều này, doanh nghiệp đã lắp đặt hệ thống cán thép Danieli của Ý giúp tăng cơ tính và khả năng chịu hàn, tối ưu hóa độ bền uốn, cũng như giảm mức độ gỉ.

Bên cạnh đó, Hòa Phát cũng tập trung vào mục tiêu mở rộng cơ sở sản xuất. Với việc đầu tư dây chuyền sản xuất toàn diện của Primetals Technologies giúp thương hiệu này tăng quy mô sản xuất lên tới 5.6 triệu tấn/năm. Qua đó, cung ứng đủ nhu cầu thị trường hiện nay, hạn chế tình trạng nhập khẩu từ các nước khác giúp tối đa hóa doanh thu mang lại.

aiMarketing
aiMarketing – BỘ công cụ làm marketing hợp nhất tối ưu

1.2. Đạt nhiều giải thưởng lớn: Với 30 năm hình thành và phát triển, Hòa Phát từng nhiều lần chạm tay tới những giải thưởng danh giá mà mọi đối thủ đều khao khát. Nổi bật nhất có thể kể tới:

  • Top 50 công ty kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam.
  • Top 10 cổ phiếu niêm yết có giá trị vốn hóa lớn nhất thị trường.
  • Top 50 công ty niêm yết tốt nhất năm 2018 do Forbes Việt Nam xếp hạng.
  • Top 20 doanh nghiệp nộp thuế TNDN lớn nhất Việt Nam.
  • Top 40 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam.

1.3. Thị phần lớn: Tính tới tháng 1/2022, sản lượng thép xây dựng được bán ra của Hòa Phát đạt gần 382.000 tấn, tăng gấp 2 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Theo đó, thị phần của doanh nghiệp cũng tăng lên đáng kể, cụ thể đạt 36.3%. Với con số này, Hòa Phát hiện vẫn giữ vững vị thế dẫn đầu trong ngành thép, bỏ xa doanh nghiệp nắm giữ thị phần đứng thứ 2 (12.5%)

2. Điểm yếu (Weaknesses)

2.1. Chưa tối ưu được chi phí nguyên liệu đầu vào: Hiện nay, Hòa Phát vẫn chưa thể giữ mức giá nguyên liệu đầu vào ở mức thấp nhất. Theo đó, thương hiệu này còn phụ thuộc vào diễn biến của thị trường khiến cho nguồn thu chưa được tối đa hóa.

2.2. Rủi ro dư cung: Với việc tập trung mở rộng quy mô sản xuất ngày càng lớn có thể khiến Hóa Phát rơi vào tình cảnh dư cung. Thực tế cho thấy nhu cầu thị trường thép xây dựng hiện tại rơi vào mức tiêu thụ khoảng 10 triệu tấn/năm. Tuy nhiên, khi dự án Dung Quất đi vào hoạt động, hãng hoàn toàn có thể cung ứng ra thị trường khoảng nửa mức tiêu thụ hiện tại. Số lượng cung quá nhiều khiến thị trường chưa thể thích nghi và tiêu thụ được dẫn đến việc sản xuất dư thừa.

3. Cơ hội (Opportunities)

3.1. Nền kinh tế hội nhập: Kể từ khi gia nhập WTO, chính phủ Việt Nam luôn tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước hợp tác phát triển. Qua đó, mở ra nhiều cơ hội giúp doanh nghiệp thu hút nguồn vốn từ ngoài nước nhằm mở rộng kinh doanh, gia tăng xuất nhập khẩu ngành thép.

3.2. Tiềm năng thị trường lớn: Có thể nhận thấy trong vài năm trở lại đây thị trường thép Việt Nam đang trở nên sôi động hơn bao giờ hết, một phần là do tác động từ các dự án xây dựng đang đua nhau mọc lên. Trong năm 2022, theo ước tính thị trường thép nội địa tăng trưởng tới 20%, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp trong ngành cùng nhau phát triển.

aiMarketing
aiMarketing – Bộ công cụ marketing hợp nhất

4. Thách thức (Threats)

4.1. Đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt: Khi thị trường ngày càng mở rộng, việc xuất hiện thêm nhiều đối thủ gia nhập là không tránh khỏi. Hiện nay, Hòa Phát đang phải chịu sự cạnh tranh gay gắt từ nhiều ông lớn như Formosa, Thép Thái Nguyên, Vina Kyoei,…

4.2. Rào cản gia nhập thị trường khác: Thép vẫn luôn là ngành quan trọng trên thế giới với tốc độ tăng trưởng đáng kinh ngạc. Tuy nhiên, rất nhiều nước hiện nay vẫn còn đặt nhiều rào cản gia nhập nhằm bảo vệ doanh nghiệp nội địa. Điều này khiến các doanh nghiệp Việt Nam gặp khó khăn khi tiếp cận các thị trường khác.

III. Phân tích thị trường mục tiêu của Hòa Phát

Thị trường mục tiêu là sự phân khúc khách hàng vào từng nhóm nhất định phù hợp với chiến lược, mục tiêu của từng doanh nghiệp. Hay nói cách khác, thị trường mục tiêu bao gồm những khách hàng tiềm năng thực sự quan tâm đến sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.

Nhóm khách hàng cụ thể này là nhóm khách hàng mà doanh nghiệp muốn tiếp cận thông qua các hoạt động và chiến dịch marketing của mình. Đây là nhóm khách hàng có khả năng quan tâm đến sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp hơn là với những nhóm khách hàng khác. Đối với nhóm khách hàng mục tiêu, họ có chung những đặc điểm như: nhân khẩu học, trình độ học vấn, thu nhập, tâm lý và hành vi,…

Bằng cách phân tích phân khúc thị trường mục tiêu, doanh nghiệp có thể hiểu được nhóm khách hàng lý tưởng của mình là ai. Khi tiếp cận nhóm khách hàng này sẽ không cần phải cố gắng thuyết phục họ quá nhiều để mua sản phẩm hoặc dịch vụ của mình, bởi họ đã có nhu cầu sử dụng sản phẩm từ trước đó rồi. Tất cả những gì doanh nghiệp cần làm là khiến họ biết nhiều hơn đến thương hiệu sản phẩm của mình và cung cấp dịch vụ chăm sóc khách hàng hiệu quả.

Về thị trường mục tiêu, Hòa Phát đánh vào những đối tượng như sau:

  • Khách hàng bên ngoài: Là những doanh nghiệp sản xuất thép, phôi thép, hàng gia dụng, các nhà máy đóng tàu, đơn vị xây lắp thủy lợi, đường bộ, nhà thầu thi công xây dựng… mỗi đơn đặt hàng đều theo số lượng lớn. Vậy nên, nhóm khách hàng này yêu cầu cao về chuẩn kích thước, khối lượng.
  • Khách hàng nội bộ: Đây là những công ty thành viên trong tập đoàn Hòa Phát như công ty thép, công ty thiết bị phụ tùng, công ty điện lạnh, công ty nội thất. Mặc dù về số lượng, khách nội bộ không thể so sánh được với khách bên ngoài, tuy nhiên đây lại là đối tượng trung thành, sử dụng sản phẩm của công ty lâu dài.
aiMarketing
aiMarketing  – BỘ công cụ làm marketing hợp nhất tối ưu

IV. Phân tích chiến lược Marketing Mix của thép Hòa Phát

Hòa Phát là một trong những đơn vị tiên phong trong lĩnh vực thép ở Việt Nam. Để đạt được thành công này, Hòa Phát đã triển khai những chiến lược Marketing Mix theo mô hình 4P một cách hiệu quả. Vậy chiến lược Marketing của thép Hòa Phát là gì? Hòa Phát đã triển khai chiến lược Marketing Mix như thế nào?

1. Chiến lược Marketing của thép Hòa Phát về sản phẩm (Product)

Sản phẩm luôn là cốt lõi của mọi doanh nghiệp, và một sản phẩm tốt cần đáp ứng được nhu cầu cũng như mong muốn của khách hàng, nếu không sẽ bị đối thủ giành mất thị phần hay thậm chí bị đào thải khỏi thị trường.

Về chiến lược sản phẩm của Hòa Phát, hiện nay hãng đang tiến hành triển khai chiến lược đa dạng hóa sản phẩm. Quá trình này giúp doanh nghiệp đưa ra nhiều danh mục sản phẩm mới nhằm đáp ứng nhu cầu phù hợp với thị trường.

Ngoài việc đạt được lợi nhuận cao hơn, có một số lý do để một công ty phải đa dạng hóa, như:

  • Giảm thiểu rủi ro trong trường hợp ngành suy thoái.
  • Sự đa dạng hóa có thể được sử dụng như một biện pháp phòng thủ. Bằng cách đa dạng hóa sản phẩm hoặc dịch vụ, công ty có thể tự bảo vệ mình khỏi các đối thủ cạnh tranh.
  • Đa dạng hóa cho phép nhiều lựa chọn đa dạng hơn về các sản phẩm và dịch vụ. Nếu được thực hiện đúng cách, đa dạng hóa sẽ thúc đẩy tích cực hình ảnh thương hiệu.

Một số dòng sản phẩm đáng chú ý của Hòa Phát có thể kể tới:

  • Thép xây dựng: Phôi thép, Thép cuộn, Thép thanh, Thép cuộn cán nóng, Thép đặc biệt và các sản phẩm liên quan đến quá trình luyện thép.
  • Ống thép: Ống thép đen, Ống thép mạ kẽm nhúng nóng, Ống thép tôn mạ kẽm, Ống thép cỡ lớn, Tôn cuộn mạ kẽm, Thép công nghiệp khác.
  • Tôn mạ màu, mạ kẽm: Tôn cuộn tẩy gỉ và phủ dầu, Tôn cuộn cán nguội, Tôn cuộn mạ kẽm,
  • Tôn cuộn mạ kẽm phủ màu, Tôn cuộn mạ nhôm kẽm, Tôn cuộn mạ nhôm kẽm phủ màu.
  • Chế tạo kim loại: Cung cấp các thiết bị phụ tùng – Thiết bị mỏ, Thiết bị xây dựng
  • Điện máy gia dụng: Điều hoà, Tủ đông, Tủ lạnh
  • Nội thất: Nội thất văn phòng, công trình, trường học, bệnh viên, gia dụng, decor với bàn ghế các loại…
  • Bất động sản: Căn hộ, Văn phòng, Trung tâm thương mại
  • Nông nghiệp

Ngoài ra, đối với dòng sản phẩm chủ lực như thép, Hòa Phát luôn tuân thủ quy trình sản xuất nghiêm ngặt với 5 bước: chế biến quặng sắt; thiêu kết và vê viên; luyện gang; luyện thép; và cán thép. Hòa Phát áp dụng công nghệ tuần hoàn khép kín, kiểm soát và gia công từ nguyên liệu đầu vào đến thành phẩm, đảm bảo sản phẩm sản xuất ra đạt chất lượng ưu việt.

chiến thuật marketing Hòa Phát
Chiến thuật marketing Hòa Phát

2. Chiến lược Marketing của thép Hòa Phát về giá (Price)

Giá (Price) là một trong bốn yếu tố cấu thành quan trọng trong marketing mix. Nó đóng vai trò quyết định trong việc mua hàng của người tiêu dùng, còn đối với công ty, giá có vai trò quyết định việc cạnh tranh trên thị trường. Việc đưa ra chiến lược giá trong marketing có ý nghĩa quan trọng đối với doanh nghiệp vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến doanh số và lợi nhuận của doanh nghiệp.

Theo McKinsey, chỉ cần cải thiện yếu tố giá 1% sẽ làm tăng lợi nhuận lên 6% . Điều đó có tác động hơn cả việc giảm 1% chi phí biến đổi (làm tăng lợi nhuận 3,8%) hoặc giảm 1% chi phí cố định (làm tăng 1,1% lợi nhuận).

Đối với chiến lược giá, Hòa Phát đã áp dụng chiến lược định giá theo dòng sản phẩm.

Định giá theo dòng sản phẩm là chiến lược mà các doanh nghiệp sử dụng nhằm phân tách sản phẩm, dịch vụ của mình thành nhiều mức giá, mục đích là để người tiêu dùng hình thành nên những cảm nhận về chất lượng khác biệt của từng sản phẩm. Hiểu đơn giản thì đây là quy trình nhóm những sản phẩm tương tự với nhau và đưa ra mức giá khác biệt, đối với mỗi phiên bản là những tính năng được thêm vào, nhằm lôi kéo người tiêu dùng chọn sản phẩm mà doanh nghiệp mong muốn.

Nhận thấy ngành thép có đặc thù là có nhiều sản phẩm nhưng lại khác kích thước, chất liệu, vì vậy Hòa Phát đã đưa ra mức giá phù hợp cho từng loại sản phẩm của mình.

Chiến lược Marketing của thép Hòa Phát
Chiến lược Marketing của thép Hòa Phát về giá
aiMarketing
aiMarketing – Bộ công cụ marketing hợp nhất

3. Chiến lược Marketing của thép Hòa Phát về hệ thống phân phối (Place)

chiến thuật marketing của thép hòa phát
Chiến lược Marketing của thép Hòa Phát về hệ thống phân phối (Place)

Thông qua việc sử dụng đúng hệ thống phân phối, một công ty có thể tăng doanh số và duy trì những số liệu tích cực trong một khoảng thời gian dài hơn. Điều này có nghĩa là một thị phần lớn hơn và tăng doanh thu và lợi nhuận.

Xác định vị trí chính xác là một hoạt động quan trọng mà nó được tập trung vào việc tiếp cận đúng khách hàng mục tiêu vào đúng thời điểm.

Hệ thống phân phối của Hòa Phát được đầu tư rất mạnh, khi mà thương hiệu này đã có thể phủ sóng được sản phẩm của mình trên khắp 63 tỉnh thành Việt Nam. Để làm được điều này, Hòa Phát đã tìm kiếm và tiếp cận nhiều đại lý, doanh nghiệp uy tín hợp tác, cùng với mức chiết khấu cao giúp người tiêu dùng có thể tìm thấy sản phẩm của mình một cách dễ dàng nhất.

4. Chiến lược Marketing của Hòa Phát về xúc tiến hỗn hợp (Promotion)

Xúc tiến là một hoạt động kinh doanh cần thiết để bắt kịp nhịp độ với thị trường tiêu thụ. Hiện tại, các chiến lược xúc tiến của Hòa Phát đều tập trung vào hoạt động quảng bá như TVC hay OOH.

Đối với TVC, hãng luôn lựa chọn đài truyền hình quốc gia như VTV1, VTV3… làm kênh quảng bá chính. Với tỷ suất người xem thuộc top đầu các kênh truyền hình, cộng việc chọn lựa thời gian chiếu TVC vào khung giờ vàng, Hòa Phát thành công tăng độ nhận diện thương hiệu cho sản phẩm.

Dù là đơn vị có tuổi đời 30 năm, không vì thế mà Hòa Phát đứng ngoài các xu hướng thịnh hành. Nhận biết được xu hướng lồng ghép quảng cáo vào những MV ca nhạc đang “hot” trong những năm trở lại đây. Hòa Phát không ngại chi mạnh tay khi mà cùng Bích Phương tung ra sản phẩm “Kén cá chọn canh”. Chiến dịch này cũng đạt được kết quả khá thành công khi thu về hơn 6 triệu lượt xem trên Youtube, cùng với hàng chục nghìn lượt thích.

V. Tối ưu hiệu quả chiến dịch Marketing với MISA AMIS aiMarketing

aiMarketing
aiMarketing – Bộ công cụ marketing hợp nhất

Làm Marketing mà không có công cụ, muôn vàn vấn đề khó khăn:

  • Nhà quản lý khó theo dõi hiệu quả các hoạt động Marketing, khó đo đếm kết quả của từng kênh, hiệu suất nhân viên
  • Nhân viên thì không có công cụ hỗ trợ triển khai các chiến dịch: vật lộn dựng Landing page, không thể bắn chiến dịch Email Marketing với data lớn, ngày ngày làm báo cáo thủ công…

Bộ giải pháp MISA AMIS aiMarketing được phát triển nhằm giúp các doanh nghiệp có đầy đủ bộ công cụ để làm Marketing hiệu quả. Tính năng nổi bật trên AiMarketing bao gồm:

  • Báo cáo doanh thu, chi phí marketing
  • Gửi email marketing hàng loạt
  • Dựng landing page
  • Workflow
  • Lưu trữ data tập trung và chuyển tự động cho sale

Đăng ký dùng thử miễn phí 15 ngày

cta dùng thử miễn phí

VI. Tổng kết

Qua bài viết trên, hy vọng bạn đã học hỏi được những kiến thức hữu ích từ chiến lược Marketing của thép Hòa Phát, từ đó giúp triển khai các chiến lược Marketing hiệu quả cho doanh nghiệp của mình. Chúc các bạn thành công!

Tìm kiếm liên quan:

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 1 Trung bình: 5]
Tuyến Phạm
Tác giả
Giám đốc Kinh doanh tại MISA
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả