Marketing Inbound Marketing Chiến lược Marketing của MoMo – Ví điện tử lớn nhất thị...

Được biết đến là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực thanh toán di động, Momo hiện đang là thương hiệu chiếm lĩnh thị phần cao nhất với 68%, cùng với đó là độ nhận biết lên tới 97%. Để đạt được thành công này, Momo đã triển khai những chiến lược Marketing một cách hiệu quả. Hãy cùng phân tích và tìm hiểu chiến lược Marketing của Momo trong bài viết dưới đây.

Tìm hiểu chiến lược marketing của ví điện tử MoMo
Tìm hiểu chiến lược Marketing của ví điện tử MoMo

I. Giới thiệu tổng quan về ví điện tử Momo

Được thành lập vào năm 2007, M_service là một trong những đơn vị tiên phong trong lĩnh vực cung cấp giải pháp thanh toán di động, với mong muốn mang lại nhiều giá trị và sự tiện lợi cho người dân Việt Nam. Sau 3 năm hình thành và phát triển, M_service đánh dấu cột mốc quan trọng đầu tiên của mình với việc hợp tác với VinaPhone cho ra mắt ứng dụng ví điện tử Momo. Là đối tác chiến lược với các ngân hàng và tổ chức tài chính, MoMo mang đến sứ mệnh “phổ cập” dịch vụ tài chính tới nhiều người hơn, đặc biệt là bà con ở vùng sâu vùng xa hay những đối tượng chưa có cơ hội tiếp xúc với dịch vụ ngân hàng.

giới thiệu tổng quan về ví điện tử MoMo
Giới thiệu tổng quan về ví điện tử MoMo

Lấy điều đó làm cốt lõi phát triển sản phẩm, MoMo đã mở rộng mạng lưới của mình trên khắp lãnh thổ Việt Nam. Sức hút của thương hiệu này ngày càng mạnh mẽ khi mà số lượng người sử dụng ví điện tử Momo đã chạm tới hơn 30 triệu người. Hiện nay, không chỉ dừng lại với chức năng của ví điện tử thông thường, Momo còn cho phép người dùng truy cập hàng trăm tiện ích khác nhau trên ứng dụng của mình, góp phần đẩy mạnh xu hướng “không sử dụng tiền mặt”.

II. Phân tích mô hình SWOT của Momo

phân tích chiến lược marketing của ví momo
Tìm hiểu SWOT của Momo

Mô hình SWOT là một công cụ nổi tiếng được nhiều doanh nghiệp biết đến và áp dụng bởi tính hữu ích trong việc giúp các nhà quản lý phân tích các yếu tố quan trọng bên trong và ngoài doanh nghiệp, từ đó thiết lập nên các chiến lược vận hành doanh nghiệp phù hợp.

SWOT là viết tắt của 4 từ: Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Thách thức).

Về phân tích SWOT của MoMo, thương hiệu này có một số điểm mạnh cần phát huy, điểm yếu cần khắc phục cũng như cơ hội có thể nắm bắt và thách thức cần đối mặt như sau:

1. Điểm mạnh của ví điện tử MoMo (Strengths)

1.1. Độ nhận diện thương hiệu cao:

Có thể nói MoMo là một trong những nhà phát triển dịch vụ Fintech (công nghệ tài chính) nói chung và ví điện tử nói riêng đầu tiên ở Việt Nam. Với lợi thế dẫn đầu nên không khó hiểu vì sao MoMo luôn là thương hiệu chiếm vị trí “top of mind” trong lòng người sử dụng.

1.2. Cung cấp dịch vụ tiện lợi:

Momo là một ứng dụng trên điện thoại di động, hiện Momo đã có mặt tại 2 hệ điều hành lớn nhất là IOS và Android, chính vì vậy bất kỳ ai cũng có thể tải và sử dụng ví điện tử Momo. Đồng thời hãng còn cho phép người dùng nạp tiền vào ví không cần thông qua thẻ ngân hàng, phù hợp với đối tượng không muốn mất thêm phí giao dịch từ tài khoản ngân hàng.

1.3. Dễ dàng nạp tiền trực tiếp:

Hiện nay, Momo đã tiến hành hợp tác với các đối tác lớn như FPT Shop, Circle K, Ministop, Cheers, F88,… cho phép người dùng có thể nạp/rút tiền trực tiếp tại hơn 4000 điểm giao dịch.

1.4. Tích hợp nhiều dịch vụ, tiện ích:

Không chỉ dừng lại đơn thuần với chức năng của một ví điện tử, các nhà phát triển ngày càng tích hợp nhiều tiện ích với tham vọng trở thành một “siêu ứng dụng” – nơi người dùng có thể truy cập nhiều loại dịch vụ hỗ trợ trong đời sống thường ngày. Momo hiện cung cấp những dịch vụ như: đặt vé xem phim, đặt phòng khách sạn, mua vé máy bay, thanh toán hóa đơn, đầu tư tài chính…

1.5. Chiến lược giữ chân khách hàng hiệu quả:

Với việc ra mắt tính năng “điểm tin cậy”, Momo khuyến khích khách hàng nâng cao điểm số để nhận được các quyền lợi độc quyền. Để tăng điểm tin cậy, người dùng có thể thực hiện các nhiệm vụ như xác thực thông tin cá nhân, tăng tần suất thanh toán bằng ví Momo, trả các khoản vay đúng hạn. Qua đó, AI sẽ tính toán và đưa ra kết quả, dựa trên thông số này người dùng nhận được các quyền lợi như sau:

  • Chiết khấu khi mua bảo hiểm.
  • Tăng hạn mức tiết kiệm với túi thần tài.
  • Tăng hạn mức ví trả sau và các khoản vay.
điểm mạnh của ví điện tử momo
Điểm mạnh của ví điện tử MoMo chiết khấu cao, thanh toán nhanh chóng, an toàn

>> Đọc thêm: Retention Rate là gì? 7 Cách tăng tỷ lệ giữ chân khách hàng

2. Điểm yếu (Weaknesses)

2.1. Độ bao phủ chưa rộng:

Mặc dù hợp tác với nhiều đối tác lớn, song các điểm đến của Momo hầu hết đều ở các tỉnh, thành phố lớn. Điều này khiến nhiều người dân vùng nông thôn chưa tiếp cận được với hình thức nạp/ rút trực tiếp. Đồng thời việc ở các vùng nông thôn cũng chưa có nhiều cửa hàng chấp nhận hình thức thanh toán qua Momo, qua đó thương hiệu này chưa phủ sóng hiệu quả dịch vụ của mình.

2.2. Phí dịch vụ cao:

Mặc dù trong các chiến dịch Marketing của Momo, doanh nghiệp này vẫn luôn nhấn mạnh về tính năng chuyển tiền miễn phí. Tuy nhiên, điều này chỉ thực sự áp dụng với hình thức chuyển tiền nội bộ trong ứng dụng. Đối với việc chuyển tiền hay rút tiền về ngân hàng, Momo đều đưa ra giới hạn chuyển miễn phí, khi sử dụng hết người dùng sẽ phải trả mức phí lên tới 0.6% giá trị giao dịch.

điểm yếu của ví điện tử momo
Điểm yếu của ví điện tử Momo phí dịch vụ cao, độ phủ thương hiệu chưa rộng

3. Cơ hội (Opportunities)

3.1. Nhu cầu sử dụng ví điện tử gia tăng:

Trong những năm gần đây có thể nhận thấy rõ nhu cầu thanh toán trực tuyến ngày càng gia tăng. Để lý giải cho điều này chúng ta cần xem xét tới sự dịch chuyển giữa các thế hệ người tiêu dùng. Gen Z đang dần trở thành thế hệ thống thống trị thị trường lao động, vì vậy họ chính là người tiêu dùng chủ chốt trong thời gian sắp tới.

Theo nghiên cứu của Nielsen, hơn 70% gen Z được khảo sát cho rằng họ có sức ảnh hưởng nhất định đến các quyết định mua sắm, sinh hoạt cho gia đình. Đối với thế hệ này họ thường nhanh chóng tiếp nhận sự thay đổi và phát triển nhất là công nghệ. Với những tiện ích mà ví điện tử mang lại, gen Z nhanh chóng thay đổi thói quen thanh toán của mình, dẫn đến sự gia tăng đáng kể về nhu cầu sử dụng.

3.2. Tiềm năng thị trường lớn:

Với dân số trẻ ngày càng kết nối cùng với một nền kinh tế đang phát triển mạnh mẽ đã khiến Việt Nam trở thành một thị trường đầy hứa hẹn cho lĩnh vực Fintech nói chung và ví điện tử nói riêng. Mới chỉ bắt đầu từ năm 2015, trải qua 7 năm phát triển hiện người tiêu dùng có nhiều sự lựa chọn với hơn 30 nhà cung cấp dịch vụ ví điện tử.

Điều này minh chứng cho tiềm năng phát triển thị trường ví điện tử tại Việt Nam là rất lớn. Trong năm 2020, theo ước tính có khoảng 19.2 triệu người dùng ví điện tử trong cả nước và số lượng người dùng được dự báo sẽ tăng gần gấp ba lần trong 5 năm tới.

cơ hộ phát triển ví momo
Cơ hội phát triển của Momo

4. Thách thức (Threats)

4.1. Momo phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt:

Nhìn được tiềm năng của thị trường ví điện tử, không ít doanh nghiệp đã bắt đầu “nhảy vào cuộc chơi” với mong muốn chiếm lĩnh được thị phần. Chỉ tính riêng các nhà cung cấp dịch vụ ví điện tử, đến nay đã có hơn 30 doanh nghiệp gia nhập thị trường màu mỡ này. Mặc dù đối thủ chính của Momo chỉ xoay quanh những cái tên như: Moca, ZaloPay, Viettel Pay, tuy nhiên các nhà cung cấp nhỏ hơn cũng đang tiến hành tung ra nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn để thu hút người dùng. Vì vậy, Momo vẫn cần cẩn trọng giúp đưa ra chiến lược hợp lý.

4.2. Rủi ro trong thanh toán ví điện tử:

Có thể nói đây là một thách thức không hề nhỏ đối với lĩnh vực Fintech. Thật vậy, khi nhắc tới hình thức thanh toán qua ví điện tử không ít người e ngại về tính an toàn của chúng. Mặc dù đến nay vẫn chưa có vụ việc nào quá nghiêm trọng, tuy nhiên người dùng ví điện tử vẫn có thể gặp một số rủi ro như mất tiền, lừa đảo hay đánh cắp thông tin cá nhân. Ngoài những yếu tố bên ngoài tác động, khách hàng cũng phải đối mặt với rủi ro khi hệ thống nội bộ xảy ra lỗi gây gián đoạn thanh toán.

Bộ công cụ tối ưu hoạt động Marketing doanh nghiệp – MISA AMIS aiMarketing 

MISA AMIS aiMarketing cung cấp tất cả các modules cần thiết trên một nền tảng giúp các Marketers triển khai các chiến dịch Marketing hiện đại thành công theo các tệp khách hàng riêng biệt, thu hút được nhiều khách hàng tiềm năng, gia tăng chuyển đổi, bứt phá doanh thu.

  • Customer Profile – Thấu hiểu hành vi, nhu cầu khách hàng nhờ sự lưu trữ tập trung toàn bộ data khách hàng ở từng điểm chạm.
  • Email Marketing – Thiết kế & gửi email số lượng lớn chuyên nghiệp, dễ dàng, nhanh chóng để tiếp cận nhiều tệp khách hàng tiềm năng.
  • Landing page – Tạo trang đích chuyên nghiệp, đẹp mắt, thao tác dễ dàng dù không có kiến thức về lập trình chỉ với vài phút.
  • Workflow – Tự động hóa quy trình chăm sóc khách hàng theo luồng thiết lập sẵn để không bỏ lỡ bất kỳ khách hàng tiềm năng nào.
  • Liên thông dữ liệu giữa Sales & Marketing giúp doanh nghiệp hạn chế sai sót nhập liệu thủ công, chăm sóc tốt khách hàng tiềm năng, tối ưu chất lượng cơ hội.
  • Tổng hợp 30+ loại báo cáo đa chiều về hiệu quả Marketing đầy đủ, tự động và chính xác giúp theo dõi hiệu quả và tối ưu các chiến dịch tiếp thị kịp thời.

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN 1-1 & DÙNG THỬ MIỄN PHÍ MISA AMIS AIMARKETING:

 

III. Phân tích chi tiết chiến lược Marketing của Momo

1. Chiến lược STP của Momo

STP là viết tắt của: Segmentation (Phân khúc thị trường), Targeting (Lựa chọn thị trường theo mục tiêu) và Positioning (Định vị sản phẩm trên thị trường). Đây là chiến lược Marketing quan trọng, giúp doanh nghiệp có thể sở hữu được lợi thế cạnh tranh bằng cách tập trung vào việc phục vụ một nhóm khách hàng trong thị trường mục tiêu cụ thể.

>> Đọc thêm: STP là gì? 4 bước xây dựng chiến lược STP Marketing tại đây: https://amis.misa.vn/26570/stp-la-gi/

Khi áp dụng chiến lược STP, doanh nghiệp cần phân tích cụ thể 3 thành tố đó là xác định phân khúc thị trường, thị trường mục tiêu cụ thể, và sau đó là định vị thương hiệu. Điều này có nghĩa, doanh nghiệp cần thu hẹp đối tượng mục tiêu của mình, sau đó tiến hành xây dựng hình ảnh riêng, rõ nét trên thị trường đó. Việc làm này giúp các nhà quản lý sử dụng hiệu quả nguồn lực, tránh mất nhiều thời gian khi ôm đồm quá nhiều đối tượng khách hàng dẫn đến chiến lược Marketing kém hiệu quả.

chiến lược STP của MOmo
Chiến lược STP của Momo

Đối với MoMo, chiến lược Marketing của MoMo theo mô hình STP có thể được phân tích như sau:

1.1. Phân khúc thị trường của MoMo:

Nhận biết được những điểm mạnh và yếu của mình, MoMo không dàn trải tất cả mảng thị trường mà họ lựa chọn cho mình phân khúc phù hợp nhất. Nhóm đối tượng này bao gồm những người có thu nhập thấp hoặc làm việc xa nhà. Về nhu cầu chuyển tiền, họ không đòi hỏi hạn mức lớn.

>> Đọc thêm: Phân khúc thị trường là gì? 4 loại phân khúc thị trường phổ biến nhất hiện nay

1.2. Thị trường mục tiêu của MoMo:

Sau khi tiến hành phân khúc thị trường, doanh nghiệp cần chọn ra nhóm khách hàng mục tiêu của mình để tiến hành các chiến dịch Marketing. Đây là nhóm khách hàng có khả năng quan tâm đến sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp hơn là với những nhóm khách hàng khác. Đối với nhóm khách hàng mục tiêu, họ có chung những đặc điểm như: nhân khẩu học, trình độ học vấn, thu nhập, tâm lý và hành vi,…

  • Về nhân khẩu học: Ví điện tử MoMo hướng tới tập khách hàng đang trong độ tuổi từ 18-45, họ là những người dân lao động phổ thông làm việc xa quê hương.
  • Về trình độ học vấn: Phần lớn khách hàng sử dụng MoMo đều có trình độ học vấn ở bậc trung học phổ thông, hoặc sinh viên.
  • Về thu nhập: Tối thiểu khoảng 3-5 triệu đồng.
  • Về hành vi: Họ là nguồn thu nhập chính của gia đình, vì vậy họ thường có hành vi chăm lo cho gia đình của mình, cũng như tần suất chuyển tiền khá đều đặn.

>> Đọc thêm: Top 4 cách xác định thị trường mục tiêu hiệu quả cho doanh nghiệp

1.3. Định vị thương hiệu của MoMo:

MoMo định vị mình là một ứng dụng giúp khách hàng chuyển tiền nhanh, miễn phí, an toàn và không cần liên kết tài khoản ngân hàng. Ngoài ra, hiện nay thương hiệu còn nới rộng định vị của mình thành siêu ứng dụng thanh toán, tích hợp hàng trăm tiện ích giúp khách hàng có trải nghiệm sống tốt hơn.

>> Đọc thêm: Doanh nghiệp đã có Brandkey để định vị thương hiệu chưa?

2. Chiến lược Marketing Mix của ví điện tử MoMo

2.1. Chiến lược Marketing của MoMo về sản phẩm (Product)

Chiến lược Marketing của Momo
Chiến lược Marketing sản phẩm của Momo

Ví điện tử MoMo hiện đang cung cấp rất nhiều dịch vụ được tích hợp trong ứng dụng, và tất nhiên khi đã gọi là ví điện tử thì dịch vụ nổi bật nhất chính là tính năng liên quan đến thanh toán. MoMo cho phép người dùng chuyển tiền nội bộ, hoặc sang các ngân hàng khác, thanh toán tiêu dùng tại các bên đối tác liên kết. Thương hiệu này còn cung cấp các sản phẩm tài chính như mua bảo hiểm, đầu tư sinh lời, hay vay tiền nhanh. Về mảng giải trí, MoMo hỗ trợ khách hàng đặt vé xem phim, phòng khách sạn và vé máy bay.

Ngoài ra, hiện nay MoMo còn tích cực mở rộng mảng thanh toán hóa đơn như điện, nước, viện phí… Để làm được điều này, họ sẵn sàng đưa ra mức lương hấp dẫn nhằm thu hút đội ngũ nhân viên xuất sắc, dành nhiều nguồn lực giúp tìm kiếm thêm đối tác.

Có thể nói MoMo đang dần hoàn thiện mình hơn để trở thành một siêu ứng dụng tiềm năng. Các dịch vụ mà thương hiệu này cung cấp rất gần gũi với người dùng, là những tiện ích riêng lẻ hàng ngày mà ai cũng cần tới. Với chiến lược sản phẩm xuất sắc, MoMo đã thành công trong việc thu hút và giữ chân khách hàng.

2.2. Chiến lược Marketing của MoMo về giá (Price)

Trong các chiến lược Marketing Mix của doanh nghiệp, giá cả luôn là yếu tố được cân nhắc kỹ càng. Điều này là hoàn toàn đúng khi mà giá cả đóng vai trò quyết định trong việc mua hàng của người tiêu dùng. Mặt khác đối với doanh nghiệp thì đây là yếu tố góp phần tạo nên lợi thế cạnh tranh, xây dựng rào cản cho đối thủ cùng ngành.

Theo McKinsey, chỉ cần cải thiện hợp lý yếu tố giá 1% sẽ làm tăng lợi nhuận lên 6%. Điều đó có tác động hơn cả việc giảm 1% chi phí biến đổi (làm tăng lợi nhuận 3,8%) hoặc giảm 1% chi phí cố định (làm tăng 1,1% lợi nhuận).

Chiến lược Marketing của MoMo về giá
Chiến lược Marketing của MoMo về giá

Dựa trên ma trận thể hiện mối tương quan giữa giá và chất lượng, có thể thấy rằng các dịch vụ mà MoMo cung cấp đáp ứng được tiêu chí chất lượng tốt giá phải chăng. Hiểu đơn giản, các nhà quản lý đã áp dụng chiến lược định giá xâm nhập. Mục tiêu của chiến lược này giúp lôi kéo khách hàng dùng thử sản phẩm mới và củng cố thêm thị phần với hy vọng giữ chân khách hàng ở lại, đồng thời hạn chế rủi ro cạnh tranh về giá từ đối thủ cùng phân khúc.

Hiện tại, MoMo chỉ thu phí ở 2 dịch vụ là rút tiền và chuyển tiền mặt ở điểm giao dịch MoMo. Biểu phí áp dụng giao động từ 8.000 – 35.000 đồng hay 0.6% giá trị giao dịch.

2.3. Chiến lược Marketing của MoMo về hệ thống phân phối (Place)

Qua việc lựa chọn đúng các kênh phân phối, doanh nghiệp có thể đảm bảo sự hiện diện của mình đối với khách hàng một cách hiệu quả. Từ đó mang lại thị phần lớn hơn cho doanh nghiệp, giúp họ tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận nhanh chóng.

Chiến lược Marketing của Momo về hệ thống phân phối
Chiến lược Marketing của Momo về hệ thống phân phối

Chiến lược về hệ thống phân phối, MoMo đã tiến hành hợp tác với các đối tác lớn như FPT Shop, Circle K, Ministop, Cheers, F88,… cho phép người dùng có thể nạp/ rút tiền trực tiếp tại hơn 4.000 điểm giao dịch. Ngoài ra hình thức thanh toán qua ví MoMo còn mở rộng tại các cửa hàng tiện lợi, siêu thị lớn, hay hệ thống nhà hàng, khách sạn.

Với sự hiện diện rộng rãi, phủ khắp mọi nhu cầu của người tiêu dùng, MoMo đã dần trở thành ứng dụng không thể thiếu trong đời sống.

2.4. Chiến lược Marketing của MoMo về xúc tiến hỗn hợp (Promotion)

Xúc tiến là một hoạt động kinh doanh cần thiết để bắt kịp nhịp độ với thị trường tiêu thụ. MoMo là thương hiệu rất thành công với các chiến lược quảng bá sản phẩm của mình thông qua các hoạt động quảng cáo, khuyến mại.

  • Khuyến mại

Đối với người dùng MoMo, không ai là xa lạ những chương trình ưu đãi của ví điện tử này. Có thể nói MoMo là thương hiệu chăm đưa ra nhiều hình thức khuyến mại nhất, thậm chí người dùng còn không thể biết hết các ưu đãi của hãng. MoMo thường xuyên chiết khấu các dịch vụ thanh toán hóa đơn, cung cấp nhiều mã giảm giá khi sử dụng dịch vụ.

chiến lược marketing của momo về xúc tiến hỗn hợp
Chiến lược marketing của MoMo về xúc tiến hỗn hợp
  • Quảng cáo

Để quảng bá sản phẩm của mình, MoMo không hề do dự mà chi mạnh tay trong các chiến dịch quảng cáo như TVC trên đài truyền hình quốc gia (VTV1,VTV3…). Ngoài ra, thương hiệu này cũng vận dụng hiệu quả nền tảng social bằng những clip viral. Một trong những chiến dịch nổi bật nhất gần đây của MoMo có thể kể tới “Chuyển tiền – MoMo liền”.

Qua đó, thông điệp mà MoMo mong muốn truyền tải là nhắc tới chuyển tiền là nhớ tới MoMo. Xác định rõ thông điệp, vậy làm cách nào để thay đổi nhận thức người tiêu dùng? Và lúc này các nhà tiếp thị đã liền nghĩ ra việc sử dụng âm nhạc trong chiến dịch lần này. Việc hợp tác với nhạc sĩ trẻ tiềm năng Bùi Công Nam, MoMo đã cho ra mắt bài hát có giai điệu vui nhộn, dễ thuộc dễ nhớ giúp ăn sâu vào tiềm thức khán giả. Ngoài ra, MoMo cũng hợp tác với dàn KOL, Influencer Marketing chất lượng để truyền tải thông điệp như Diệu Nhi, Long Chun, Minh Dự, Mạc Văn Khoa,…

Chiến dịch này mang lại hiệu quả rất lớn khi mà làn sóng viral chưa có dấu hiệu sụt giảm, gây ấn tượng mạnh mẽ đến đối tượng mục tiêu.

Triển khai Marketing đa kênh là một chiến lược quan trọng trong việc tiếp cận và tương tác với khách hàng ở nhiều kênh truyền thông khác nhau. Khi triển khai, Marketers cần theo dõi sát sao hiệu quả để đánh giá, tối ưu,… Vì vậy, việc cần báo cáo Marketing là cần thiết, giúp Marketers đo lường, theo dõi hiệu quả Marketing, tối ưu các chiến dịch để gia tăng chuyển đổi. Tải trọn bộ mẫu Báo cáo Marketing tại form dưới đây.

IV. Tối ưu hiệu quả các chiến dịch Marketing với MISA AMIS AIMARKETING

Làm Marketing mà không có công cụ, muôn vàn vấn đề khó khăn:
  • Nhà quản lý khó theo dõi hiệu quả các hoạt động Marketing, khó đo đếm kết quả của từng kênh, hiệu suất nhân viên
  • Nhân viên thì không có công cụ hỗ trợ triển khai các chiến dịch: vật lộn dựng Landing page, không thể bắn chiến dịch Email Marketing với data lớn, ngày ngày làm báo cáo thủ công…

Bộ giải pháp MISA AMIS aiMarketing được phát triển nhằm giúp các doanh nghiệp có đầy đủ bộ công cụ để làm Marketing hiệu quả. Các tính năng của MISA AMIS aiMarketing được phát triển theo đúng nhu cầu của các Marketers giúp nhân viên có công cụ triển khai các chiến dịch Marketing, nhà quản lý có công cụ theo dõi & đánh giá hiệu quả các hoạt động Marketing dễ dàng & chính xác.

Mời anh chị xem video giới thiệu bộ sản phẩm AMIS aimarketing tại đây

 

  • Nhà quản lý dễ dàng theo dõi hiệu quả hoạt động của Marketing, thể hiện qua hệ thống báo cáo đa chiều như tình hình doanh số, doanh số đem về theo sản phẩm, kênh nguồn, số lương & chất lượng các cơ hội kinh doanh/ khách hàng tiềm năng…
báo cáo kết quả marketing từ aiMKT
Báo cáo hiệu quả Marketing từ MISA AMIS AIMARKETING

Đăng ký dùng thử để nhận tài khoản trải nghiệm miễn phí trọn bộ công cụ của MISA AMIS aiMarketing TẠI ĐÂY:

  • Cung cấp công cụ giúp Nhân viên Marketing thực hiện các nghiệp vụ Marketing như: thu thập quản lý & lưu trữ thông tin khách hàng, xây dựng Landing page, bắn Email Marketing hàng loạt bằng phần mềm Email Marketing, nuôi dưỡng khách hàng bằng Workflow, làm báo cáo tự động, Tự động chuyển khách hàng tiềm năng và Đồng bộ dữ liệu về khách hàng tiềm năng với bộ phận Sales.
giao diện phần mềm email marketing gửi mail hàng loạt
Giao diện phần mềm Email Marketing gửi email hàng loạt
>> Có MISA AMIS aiMarketing, triển khai chiến dịch Marketing hiệu quả, thu hút nhiều khách hàng tiềm năng & gia tăng chuyển đổi.

V. Tổng kết chiến lược Marketing của MoMo

Qua bài viết trên, hy vọng bạn đã học hỏi được những kiến thức hữu ích từ chiến lược Marketing của MoMo, từ đó giúp triển khai các chiến lược Marketing hiệu quả cho doanh nghiệp của mình.

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]