Phân tích SWOT và chiến lược kinh doanh của Alibaba

31/05/2022
4182

Alibaba và Jack Ma là những cái tên chắc hẳn bất cứ ai nghiên cứu trong lĩnh vực kinh tế, đặc biệt là thương mại điện tử đều đã nghe ít nhất một lần. Đó là tên của nhà sáng lập và tập đoàn hàng đầu đến từ quốc gia tỷ dân – Trung Quốc. Vậy có điều gì đặc biệt về Alibaba? Họ kinh doanh và gặt hái thành công ra sao? Hãy cùng AMIS MISA tìm hiểu về tập đoàn Alibaba trong bài viết này.

I. Giới thiệu tổng quan về Alibaba

Alibaba - tập đoàn thương mại lớn nhất Trung Quốc
Alibaba – tập đoàn thương mại lớn nhất Trung Quốc

Alibaba là tập đoàn thương mại lớn nhất Trung Quốc. Tập đoàn được thành lập vào năm 1999 bởi Jack Ma thông qua sự ra mắt của trang web Thương mại điện tử Alibaba.com. Trang web này đã và đang kết nối các nhà cung cấp tại Trung Quốc và trên toàn thế giới đến với khách hàng mua sắm trực tuyến, với bất kỳ mặt hàng nào.

Kể từ khi thành lập và cho đến thời điểm hiện tại, Alibaba đã mở rộng qua các nền tảng thương mại điện tử khác như Tmail và Taobao. Các chuyên gia kinh tế gọi Alibaba là “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc, mô tả tập đoàn Alibaba chính là sự kết hợp của các sàn thương mại điện tử nổi tiếng thế giới Amazon, eBay, PayPal và cả Google.

Alibaba hoàn toàn không có đối thủ cạnh tranh nào tại thị trường Mỹ và  thống trị thị trường nhỏ. Khoảng 80% tổng doanh số bán lẻ trực tuyến ở Mỹ đều vào tay của Alibaba. Có thể nói rằng, Alibaba là tập hợp một lượng lớn nhiều doanh nghiệp khác nhau, hoạt động dựa trên những mô hình kinh doanh, thị trường, tập khách hàng và lợi nhuận riêng biệt.

Giới thiệu tổng quan về Alibaba
Giới thiệu tổng quan về Alibaba

Ý tưởng khi thành lập Alibaba của Jack Ma rất đơn giản: kết nối các nhà máy Trung Quốc với các nhà cung cấp ngoài nước. Trong thời điểm đó, ông dựa vào lợi thế Trung Quốc là đất nước đi đầu trong sản xuất và xuất khẩu hàng hóa vì chi phí sản xuất rẻ và sự hỗ trợ từ Chính phủ.

II. Phân tích mô hình SWOT của Alibaba

1. Điểm mạnh (Strengths)

Điểm mạnh đầu tiên và cũng là rõ rệt nhất của Alibaba chính là quy mô hoạt động và độ phủ thị trường của tập đoàn. Khác với các doanh nghiệp B2B thông thường, Alibaba tập trung vào việc tạo ra một nền tảng liên kết giữa các nhà cung cấp với các doanh nghiệp, người tiêu dùng. Qua đó, sản phẩm của các nhà cung cấp có thể được bán với giá bán buôn, tùy biến về số lượng, đem lại lợi ích cho các nhà cung cấp và các doanh nghiệp trên toàn thế giới. Đồng thời, việc mở rộng sang các cổng Web thương mại điện tử khác như Taobao, Tmall,… tạo thêm đà khiến Alibaba trở nên vô cùng tiện ích, lôi kéo được nhiều doanh nghiệp, nhà phân phối, người tiêu dùng tham gia, lên tới 58% thị phần vào 2015, bỏ xa mọi đối thủ khác. 

Trung Quốc luôn là quốc gia đông dân nhất thế giới, được xem là thị trường lý tưởng với lượng khách hàng dồi dào, tuy nhiên các chính sách của quốc gia này lại khiến cho các tập đoàn quốc tế gặp khó khăn trong việc xâm nhập. Việc Alibaba xuất thân là một tập đoàn Trung Quốc mở ra vô số cơ hội, lợi thế so với các tập đoàn quốc tế khác khi được kinh doanh trong thị trường tỷ dân này.

Tuy nhiên, tầm nhìn của Jack Ma, người sáng lập ra tập đoàn khổng lồ này, cũng không thể xem nhẹ và được xem là một lợi thế lớn mà Alibaba có được. Không chỉ với tầm nhìn, bằng khả năng quan hệ công chúng tốt, ông đã gây dựng được hình ảnh của mình đến với công chúng trên toàn thế giới, ở mọi tầng lớp từ học sinh, sinh viên, đến với những CEO hay quản lý, giám đốc công ty trong các buổi diễn thuyết của mình. Hình ảnh của Jack Ma đã gắn liền với tập đoàn, kéo theo tên tuổi và thương hiệu của Alibaba được khắc sâu trong tâm trí cộng đồng. 

>> Đọc thêm: Phân tích điểm tích điểm mạnh trong mô hình SWOT của Vinamilk tại đây https://amis.misa.vn/28324/phan-tich-swot-cua-vinamilk/

Điểm mạnh (Strengths) của Alibaba
Điểm mạnh (Strengths) của Alibaba

2. Điểm yếu (Weaknesses)

Việc Alibaba trở nên vô cùng lớn mạnh đã khiến cho một bộ phận không nhỏ các nhà cung cấp, doanh nghiệp rút khỏi hoặc lựa chọn không tham gia vào thị trường này. Alibaba hiện giờ đang có khoảng 10 triệu “gian hàng” trực tuyến từ vô số các nhà cung cấp khác nhau. Khi đó, sự cạnh tranh diễn ra trên thị trường này trở nên vô cùng gay gắt, gây ra những bất lợi không nhỏ cho cả phía nhà cung cấp lẫn khách hàng, khiến cho họ lựa chọn không tham gia thị trường mà chuyển qua hướng kinh doanh khác an toàn hơn.

Mức độ cạnh tranh đó không chỉ khiến các nhà phân phối quay lưng lại với Alibaba, mà còn ảnh hưởng tới thu nhập của các nhà phân phối lựa chọn tham gia vào thị trường. Việc cạnh tranh lớn khiến các bên bán hàng phải hạ thấp mức giá xuống nhiều lần nhằm có thể cạnh tranh với đối thủ. Điều này khiến các nhà bán hàng không đạt được mức giá hợp lý và thua lỗ về lợi nhuận. 

3. Cơ hội (Opportunities)

Trong bối cảnh công nghệ ngày càng phát triển, thay đổi, nhu cầu sử dụng các thiết bị điện tử, mạng Internet của người dân cũng ngày càng tăng cao. Người dân ở các phân khúc trung lưu trở xuống đang ngày càng được tiếp xúc nhiều hơn với công nghệ, kiến thức về mạng Internet được phổ cập rộng rãi khiến cho nhu cầu mua sắm và sử dụng các tiện ích trên mạng lớn hơn rất nhiều. Đây chính là cơ hội lớn đối với mọi doanh nghiệp, đặc biệt là Alibaba để có thể tiếp tục bảo vệ vị thế trên thị trường số. 

Cơ hội (Opportunities) của Alibaba
Cơ hội (Opportunities) của Alibaba

Không chỉ vậy, công nghệ phát triển khiến cho thị trường trực tuyến chuyển mình một cách nhanh chóng. Trong những năm vừa qua, thị trường mạng dần xuất hiện các thuật ngữ mới như tiền ảo, NFT, điện toán đám mây,… và đã được những tập đoàn lớn đưa vào áp dụng thực tiễn. Đặc biệt, công nghệ điện toán đám mây ở Trung Quốc đang trên đà phát triển, do lượng dân số đông đảo cung cấp dữ liệu khổng lồ mà mọi doanh nghiệp đều mong muốn được khai thác.

Cũng do đó, việc quảng bá, truyền thông trên mạng Internet ngày càng trở nên đặc biệt quan trọng đối với mọi ngành nghề trong cuộc sống. Cuộc chạy đua quảng cáo diễn ra liên tục hàng ngày, kéo theo vô vàn lợi ích, kèm theo là những thách thức cho các doanh nghiệp. Trong năm 2020, Alibaba đã chi tiêu xấp xỉ 4,8 tỷ đô ngân sách cho việc quảng cáo, là một con số lớn khiến tập đoàn phải cân đối lại về chính sách quảng cáo của họ.

4. Thách thức (Threats)

Sự thành công của Alibaba trong những năm vừa qua đã hướng sự chú ý của nhiều doanh nghiệp đến với thị trường thương mại điện tử đầy hấp dẫn này. Trong nhiều năm vừa qua, vô số những đối thủ cạnh tranh mới đã xuất hiện trên thị trường như Lazada, Tiki,… Tuy không phải thương hiệu nào cũng thành công trên thị trường này, sự xuất hiện một cách ồ ạt các doanh nghiệp tham gia vào thị trường đã gây ra sự xói mòn, ảnh hưởng đến vị thế vững chắc của Alibaba và các ông lớn khác trong ngành thương mại điện tử.

Thách thức (Threats) của Alibaba
Thách thức (Threats) của Alibaba

Về bản thân Alibaba và các cổng thương mại điện tử thuộc tập đoàn gồm Tmall, Taobao,… việc cho phép không giới hạn các nhà cung cấp, doanh nghiệp tư nhân, nhà bán lẻ tham gia đã khiến cho chất lượng hàng hóa và độ tin cậy của trang web giảm xuống. Các vấn đề như hàng giả, kém chất lượng, lừa đảo diễn ra luôn là một vấn đề đau đầu cho phía tập đoàn, gây khó khăn cho việc kiểm soát, giải quyết.

Không chỉ vậy, tình hình bất ổn về chính trị và dịch bệnh cũng phần nào kiềm chế hoạt động kinh doanh của hầu hết các doanh nghiệp, trong đó có Alibaba. Trung Quốc đã siết chặt các luật, nghị định của họ về quan hệ đối tác với nước ngoài, lẫn việc đảm bảo phòng chống dịch bệnh. Đối với một tập đoàn kinh doanh B2B, bất kỳ sự kiện nào diễn ra ảnh hưởng đến việc giao dịch, làm ăn với đối tác quốc tế đều là một đòn chí mạng, gây tác động tiêu cực đến tập đoàn.

Bộ công cụ tối ưu hoạt động kinh doanh MISA AMIS CRM

MISA AMIS CRM là giải pháp phần mềm hỗ trợ các nghiệp vụ bán hàng, giúp doanh nghiệp chăm sóc khách hàng tốt hơn, nâng cao năng suất cho sales, tối ưu hoạt động kinh doanh và bứt phá doanh thu.

Những tính năng nổi bật của MISA AMIS CRM bao gồm:

  • Lưu trữ, quản lý thông tin khách hàng tập trung, xuyên suốt.
  • Quản lý, theo dõi, đánh giá nhân viên sales nói chung & nhân viên đi thị trường nói riêng.
  • Tối ưu & tự động quy trình bán hàng, quy trình phê duyệt đơn hàng – báo giá
  • Liên thông dữ liệu về khách hàng tiềm năng với Marketing; thông tin tồn kho, công nợ, đơn hàng… với Kế toán
  • +30 loại báo cáo đa chiều – chính xác – kịp thời: tình hình thực hiện mục tiêu doanh số, hiệu suất nhân viên, hàng hóa, thị trường…

ĐĂNG KÝ NHẬN TÀI KHOẢN TRẢI NGHIỆM THỬ MIỄN PHÍ:

 

III. Phân tích chiến lược kinh doanh của Alibaba

Tầm nhìn của Jack Ma là một điều không thể phủ nhận trong việc gây dựng và phát triển, đạt được vị thế của Alibaba hiện giờ. Ông là người được biết đến với các lý tưởng, triết lý kinh doanh đáng để mọi doanh nghiệp học hỏi.

1. Triết lý kinh doanh của Alibaba

Triết lý kinh doanh của doanh nghiệp
Triết lý kinh doanh của doanh nghiệp

Sự thành công của Alibaba được gây dựng nên từ việc hướng đến hai giá trị cốt lõi: sự sáng tạo và con người. Theo những chia sẻ của Jack Ma, Alibaba luôn luôn học hỏi không ngừng từ những đối thủ cạnh tranh của họ, vận dụng những điểm mạnh của từng đối thủ cạnh tranh để quảng bá, sáng tạo, phát triển tập đoàn. Ông chia sẻ: Chúng tôi luôn học hỏi đối thủ, nhưng chúng tôi không bao giờ sao chép. Với chúng tôi, sao chép có nghĩa là chết”.

Không chỉ vậy, ông đã xây dựng tập đoàn Alibaba với một tổ chức nội bộ chặt chẽ, đồng nhất về tư tưởng với nhau. Jack Ma đã không ngần ngại thay thế, cải tổ lại hoàn toàn đội ngũ nhân viên của mình ở mọi cấp, chọn lọc ra các nhân viên có ý tưởng, tư duy đồng nhất với hướng phát triển của tập đoàn. Qua đó, nhân viên làm việc trong tập đoàn luôn luôn có khả năng kết hợp hài hòa các ý tưởng sáng tạo, giảm thiểu các tranh cãi không cần thiết, khiến cho mục tiêu phát triển không bị lệch nhịp, đi sai hướng. 

2. Mục tiêu chiến lược kinh doanh của Alibaba

Mục tiêu đầu tiên trong quá trình phát triển của Alibaba là được biết đến với cộng đồng người tiêu dùng. Trong những năm đầu phát triển, Alibaba dường như không đem về lợi nhuận vì thị trường mua sắm trực tuyến vẫn còn là điều gì đó lạ lẫm, mới mẻ với đa số người tiêu dùng. Jack Ma đã dành những năm đầu đó phát triển nhận diện Website Alibaba.com, xây dựng Taobao và Tmall hướng đến thị trường nội địa và các đơn vị kinh doanh, mở rộng mức độ ảnh hưởng thông qua việc mua lại các trang Web, công ty khác trong lĩnh vực giải trí, truyền thông, cổng thanh toán điện tử,…

Mục tiêu chiến lược kinh doanh
Mục tiêu chiến lược kinh doanh của Alibaba

Alibaba ngoài ra đã thực hiện chính sách ưu đãi hướng đến những khách hàng thân thiết của họ. Alibaba Passport là một hệ thống thành viên ưu đãi, cho phép người tiêu dùng sở hữu các quyền lợi dựa trên mức chi tiêu của họ trong một năm. Hệ thống này đã thành công trong việc kích thích tiêu dùng từ phía khách hàng, nâng cao việc tương tác giữa khách hàng với trang Web. Qua đó, lượng người tiêu dùng tham gia vào hệ thống của Alibaba ngày càng gia tăng. 

3. Lợi thế cạnh tranh của Alibaba

Là một tập đoàn Trung Quốc, Alibaba hiện đang có trong tay một lợi thế lớn về khả năng hoạt động tại Quốc Gia này. Trước đó, eBay từng nỗ lực xâm nhập thị trường Trung Quốc nhưng đã thất bại và rút lui khỏi thị trường tỷ dân. Alibaba lại đã tận dụng điều đó phát triển Website Taobao hướng đến người tiêu dùng nội địa, dựa vào sự cạnh tranh với eBay trong thời gian đó hướng sự chú ý của cộng đồng đến mình, chiếm lĩnh được 70% thị phần Trung Quốc.

Việc Alibaba mở rộng lĩnh vực của mình sang nhiều mảng khác nhau đã lôi kéo được vô số các doanh nghiệp lớn nhỏ trở thành đối tác của họ. Dựa vào lượng khách hàng, nhà phân phối, nhà cung cấp lớn tham gia vào hệ thống, các doanh nghiệp có thể dễ dàng tìm được đối tác họ cần trên Alibaba, khiến cho trang Web của tập đoàn còn có chức năng như một trung gian giữa các doanh nghiệp. Không chỉ vậy, chi phí thấp, mức giá rẻ và mật độ cạnh tranh cao là điều mà mọi doanh nghiệp đều mong muốn tại đối tác của mình. So với Alibaba, điều đó là rất khó để tìm được tại thị trường thông thường bên ngoài, khiến nhiều doanh nghiệp hơn nữa tham gia vào hệ thống.

4. Phạm vi chiến lược kinh doanh của Alibaba

Phạm vi chiến lược kinh doanh
Phạm vi chiến lược kinh doanh của Alibaba

Không chỉ dừng lại ở thị trường nội địa, Alibaba cũng tạo ra các quan hệ đối tác tốt với các tập đoàn quốc tế, giúp mở rộng thương hiệu hướng đến thị trường toàn cầu. Tại thị trường Nhật Bản, Alibaba đã mở thêm một trang Web nội địa, với tên miền là Alibaba.co.jp, đồng thời lên kế hoạch thực hiện điều tương tự trong thời gian dài với thị trường Hàn Quốc và Châu Âu. Đây là bước tiến lớn nhằm địa phương hóa thương hiệu của tập đoàn tại thị trường quốc gia, giúp mở rộng mức độ ảnh hưởng, hình ảnh của thương hiệu đối với người tiêu dùng quốc tế. 

Thông qua hoạt động mở rộng, mua lại các công ty thuộc các lĩnh vực khác, Alibaba đang dần “lấn sân” vào nhiều thị trường khác nhau. Vào năm 2012, Alibaba mua lại 40% cổ phần còn lại của Yahoo, sở hữu cho họ công cụ tìm kiếm và trao đổi thông tin được nhiều người biết đến. Đến năm 2018, Lazada chính thức thuộc về tay Alibaba, mở rộng thị trường của họ sang khắp các khu vực và thống lĩnh hoàn toàn thị trường Đông Nam Á. Sau thành công với Alibaba.com, họ tiếp tục tạo nên trang Web 1688.com, tập trung hướng về khai thác thị trường nội địa, trở thành nơi trao đổi hàng hóa cho vô số các doanh nghiệp, kết nối chuỗi cung ứng của Trung Quốc ra toàn thế giới. 

5. Hoạt động chiến lược kinh doanh của Alibaba

Khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh khác, chiến lược kinh doanh của Alibaba tập trung tạo ra một hệ sinh thái, dẫn dắt các doanh nghiệp, nhà cung cấp, người tiêu dùng đến với nhau, đưa mọi thành tố của hệ thống bán lẻ lên thị trường trực tuyến. Ý tưởng này đã tạo cho Alibaba khả năng tiếp cận, sự tập trung vào khách hàng của họ hiệu quả hơn rất nhiều các mô hình khác. 

Hoạt động chiến lược kinh doanh
Hoạt động chiến lược kinh doanh của Alibaba

Đối với khách hàng, họ đưa ra các chiến dịch kích thích nhu cầu tiêu dùng của khách hàng. Tháng 11 năm 2009, Alibaba tổ chức ngày hội mua bán “Lễ độc thân” đầu tiên, đem lại 7,8 triệu USD chỉ trong một ngày. Ngày hội này có sức ảnh hưởng lớn đến mức độ toàn cầu, khiến cho nhiều sàn giao dịch trực tuyến khác cũng thực hiện Lễ độc thân trong các năm sau đó. Hệ thống thành viên theo mức tiêu dùng cũng là một trong các nhân tố quan trọng góp phần tăng trưởng doanh thu của Alibaba, do người tiêu mong muốn có được những lợi ích từ việc tham gia làm khách hàng cao cấp của Alibaba.

Không chỉ vậy, chiến lược kinh doanh của Alibaba còn tập trung khai thác tại các thị trường ngách. Chiến dịch “bán lẻ mới” tạo thêm một chuỗi hệ thống bán lẻ Hema tại các vùng nông thôn, giúp tập đoàn tăng trưởng doanh thu 44%, lượng khách hàng gia tăng 70% so với năm trước đó. Đồng thời, Hema kết hợp giữa việc mua sắm online và offline, giúp mang lại sự tiện lợi, khả năng tùy biến cao cho người tiêu dùng. “Bán lẻ mới” được ghi nhận mức tăng trưởng 134% cho Alibaba.

IV. Bộ công cụ tối ưu hoạt động kinh doanh MISA AMIS CRM

Là nhà quản lý kinh doanh, bạn luôn trăn trở những vấn đề như:

  • Làm thế nào để quản lý lượng lớn dữ liệu khách hàng tập trung, tránh thất thoát?
  • Làm sao để quản lý đội ngũ sales, nhân viên đi thị trường hiệu quả?
  • Làm sao để có báo cáo tình hình kinh doanh tức thì để kịp thời ra quyết định?
  • Làm sao để tối ưu các quy trình, tránh chồng chéo, số liệu không đồng nhất giữa bộ phận Marketing – Kế toán – Bán hàng?

Những vấn đề trên sẽ được giải quyết khi sử dụng công cụ MISA AMIS CRM. Với MISA AMIS CRM:

– Tất cả data khách hàng được lưu trữ tập trung tránh thất thoát

data khách hàng được lưu trữ tập trung
Data khách hàng được lưu trữ tập trung

– Mọi thông tin về khách hàng như liên hệ, thông tin giao dịch, lịch sử mua bán được ghi nhận tại một nơi giúp Sales thấu hiểu khách hàng, tiện chăm sóc từ đó gia tăng doanh số.

Tối ưu các quy trình phê duyệt báo giá, hợp đồng… nhanh chóng giúp chăm sóc khách hàng kịp thời, gia tăng sự hài lòng của khách hàng.

– Nhà quản lý dễ dàng quản lý đội sales nhờ hệ thống báo cáo đa chiều đánh giá tình hình thực hiện mục tiêu doanh số của từng phòng ban/nhân viên, tỷ lệ chuyển đổi cơ hội sang hợp đồng, lý do thắng thua, vòng đời cơ hội để kịp thời điều chỉnh, đào tạo, động viên giúp gia tăng năng suất đội ngũ bán hàng.

Giao diện báo cáo năng lực nhân viên trên AMIS CRM
Giao diện báo cáo năng lực nhân viên trên AMIS CRM

Đăng ký dùng thử để nhận tài khoản trải nghiệm miễn phí trọn bộ công cụ của MISA AMIS CRM TẠI ĐÂY:

crm quản lý nhân viên đi tuyến
CRM quản lý nhân viên đi tuyến

– Đối với doanh nghiệp có nhân viên đi thị trường, nhà quản lý dễ dàng theo dõi lộ trình đi tuyến của nhân viên nhờ tính năng Check-in điểm đến.

MISA AMIS CRM cung cấp hơn 30+ loại báo cáo
MISA AMIS CRM cung cấp hơn 30+ loại báo cáo

– Ngoài báo cáo về hiệu suất nhân viên, MISA AMIS CRM cung cấp hơn 30+ loại báo cáo khác về doanh số, thị trường, đơn hàng, sản phẩm, kênh bán… giúp nhà quản lý nắm bắt tình hình kinh doanh tức thời và ra quyết định chính xác.

đồng bộ liên thông dữ liệu
MISA AMIS CRM đồng bộ & liên thông dữ liệu

Đồng bộ và liên thông dữ liệu về thông tin khách hàng tiềm năng với Bộ phận Marketing, dữ liệu về thông tin khách hàng, tồn kho, công nợ, báo giá, đơn hàng với Kế toán.

Khi sử dụng MISA AMIS CRM:

  • Khách hàng được chăm sóc tốt hơn từ đó gia tăng sự hài lòng, bứt phá doanh số
  • Các quy trình bán hàng được tối ưu, doanh nghiệp vận hành trơn tru hơn
  • Đội ngũ bán hàng được tổ chức và quản lý hiệu quả hơn, tăng năng suất
  • Nhân viên sale có công cụ hỗ trợ làm việc hiệu quả hơn

Đặc biệt, MISA AMIS CRM có thể tùy chỉnh để doanh nghiệp ở bất cứ quy mô nào cũng đều có thể sử dụng.

Đăng ký dùng thử để nhận tài khoản trải nghiệm miễn phí trọn bộ công cụ của MISA AMIS CRM tại đây:

V. Tổng kết chiến lược kinh doanh của Alibaba

Alibaba hiện nay đã và đang là một đế chế thương mại điện tử khó có thể bị “soán ngôi” bởi bất cứ doanh nghiệp đối thủ nào trên thị trường. Tuy rằng Jack Ma đã rời khỏi Alibaba sau gần 2 thập kỷ gây dựng, triết lý và tư tưởng của ông vẫn luôn gắn liền với tập đoàn Alibaba cho đến bây giờ.

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Tuyến Phạm
Tác giả
Giám đốc Kinh doanh tại MISA
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả