Outbound Marketing là gì? – Giải pháp tiếp thị hiệu quả hay đã lỗi thời?

30/05/2022
1508

Outbound Marketing là gì? Outbound Marketing là một thuật ngữ không hề xa lạ đối với các Marketer và là nền tảng ban đầu đối với hầu hết các chiến dịch tiếp thị hiện đại chúng ta đang có ngày nay. Vậy Outbound Marketing là gì? Liệu Outbound Marketing còn khả dụng? Hãy cùng AMIS MISA khám phá trong bài viết sau đây.

I. Outbound Marketing là gì?

Outbound Marketing là một thuật ngữ chỉ chung cho tất cả các hoạt động Marketing truyền thống được thực hiện từ xưa đến giờ. Các phương pháp Marketing truyền thống thường sẽ tập trung khai thác khách hàng của doanh nghiệp thông qua các cuộc nói chuyện, truyền tải thông điệp trực tiếp đến khách hàng.

Outbound Marketing là gì?
Outbound Marketing là gì?

Các phương pháp Outbound Marketing bao gồm:

  • Quảng cáo trên giấy (tờ rơi, báo, catalogue,…)
  • Quảng cáo âm thanh (đài, nhạc hiệu,…)
  • Quảng cáo trên truyền hình 
  • Triển lãm thương mại
  • Cuộc gọi bán hàng (Telesale, Cold Calling- tiếp thị ngẫu nhiên,…)

II. Ưu nhược điểm của các hình thức Outbound Marketing

Tuy Outbound Marketing bao gồm các hình thức Marketing theo phương thức cũ, mang đậm nét truyền thống, một bộ phận không nhỏ các doanh nghiệp vẫn lựa chọn sử dụng Outbound Marketing do các ưu điểm sau:

  • Tỉ lệ “ngó lơ” thấp: các phương pháp Marketing truyền thống đều có chung một đặc điểm: chúng tác động trực tiếp vào thị giác hoặc thính giác của người nghe. Điều này khiến cho người theo dõi rất khó để lờ đi quảng cáo, thông điệp của doanh nghiệp, cho dù họ có chủ ý theo dõi hay không.
  • Dễ dàng thực hiện: so với các hình thức Marketing hiện đại, Outbound Marketing có thể được triển khai một cách vô cùng dễ dàng, dựa trên loại hình quảng cáo doanh nghiệp muốn thực hiện. 
  • Hiệu quả tức thì: một trong những lý do các doanh nghiệp nhỏ thường ưa chuộng các phương pháp Outbound Marketing đơn giản, là do chúng có thể đem lại cho doanh nghiệp lợi nhuận và dữ liệu khách hàng ngay lập tức, đặc biệt thông qua các hình thức telesale, tư vấn trực tiếp.
  • Dễ dàng định vị mục tiêu: nhiều doanh nghiệp nhỏ sử dụng Outbound Marketing như một cách để tiếp cận thị trường mục tiêu trong khu vực của họ và nhận được các phản hồi tích cực. Phương pháp này có thể được thực hiện thông qua việc thuê quảng cáo trên sóng truyền hình, đài báo trong phạm vi địa phương, tỉnh, quận, huyện thay vì toàn quốc. 
Ưu điểm của Outbound Marketing
Ưu điểm của Outbound Marketing

Tuy nhiên, Outbound Marketing cũng dần thể hiện rõ nét những nhược điểm sau trong quá trình triển khai các chiến lược Outbound:

  • Chi phí tốn kém: có thể dễ dàng nhận ra được chi phí chiếu và phát sóng quảng cáo, đặc biệt trên sóng truyền hình, là vô cùng tốn kém, phụ thuộc vào các khung giờ khác nhau. Đây là rào cản cạnh tranh lớn đối với các doanh nghiệp mới, vừa và nhỏ, có ít tiềm lực về tài chính.
  • Phải duy trì lâu dài: thực tế cho thấy, để các chiến lược quảng bá, định vị của doanh nghiệp in sâu vào trong tiềm thức của khách hàng, các phương pháp Marketing truyền thống yêu cầu rất nhiều thời gian phát sóng để có thể làm được điều này. Việc phát sóng lâu dài đồng thời kéo chi phí quảng cáo lên rất nhiều, khiến nguồn vốn của doanh nghiệp bị tiêu tốn là rất lớn.
  • Khả năng chuyển đổi không cao: tuy Outbound Marketing cho phép doanh nghiệp tiếp cận nhiều người trong thời gian ngắn, khả năng chuyển đổi từ khách hàng tiềm năng sang khách hàng của doanh nghiệp không cao do khách hàng có ít thông tin về những giá trị vượt trội mà doanh nghiệp có thể cung cấp cho họ. Điều này còn khiến các chỉ số ROI của doanh nghiệp không cho kết quả như mong muốn.
  • Khó khăn trong việc kiểm soát, đo lường: Outbound Marketing có thể cung cấp cho doanh nghiệp hiệu quả tức thì, nhưng khi triển khai lâu dài, doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong việc đánh giá mức độ hiệu quả thực tế mà các chiến dịch quảng cáo đem lại. Họ sẽ không thể đưa ra các dự đoán được do thiếu cơ sở, dữ liệu cho tới khi chiến dịch đã được thực hiện và thu về kết quả.
Nhược điểm của Outbound Marketing
Nhược điểm của Outbound Marketing

Dễ dàng đo lường, đánh giá hiệu quả Marketing nhờ hệ thống 30+ báo cáo đa chiều – trực quan – chi tiết trên MISA AMIS aiMarekting 

MISA AMIS aiMarekting giúp các nhà quản lý Marketing dễ dàng tổng hợp – đo lường hiệu quả của nhân viên thông qua hệ thống báo cáo đa chiều:

  • Báo cáo hiệu quả doanh thu – chi phí Marketing
  • Báo cáo cơ hội – khách hàng theo phễu chuyển đổi (MQL, SQL, Khách hàng, Khách hàng trung thành…)
  • Báo cáo hiệu quả từng nguồn tiếp thị (Content Marketing, Paid Ads, Email Marketing…)
  • Báo cáo hiệu quả theo từng nhân viên, từng chiến dịch Marketing

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN 1-1 & DÙNG THỬ MIỄN PHÍ MISA AMIS AIMARKETING:

 

III. So sánh Outbound Marketing và Inbound Marketing

Không khó để các doanh nghiệp có thể nhận ra được điểm khác biệt giữa Outbound và Inbound Marketing, vì về cơ bản hai phương pháp trên sở hữu hình thức tiếp cận khách hàng khác biệt nhau:

Outbound Marketing Inbound Marketing
  • Doanh nghiệp chủ động đi tìm kiếm khách hàng.
  • Đa số là khách hàng chưa xuất hiện nhu cầu.
  • Khách hàng tương tác một cách bị động với doanh nghiệp thông qua việc theo dõi quảng cáo, được nhân viên gọi điện tư vấn,…
  • Thương hiệu khơi gợi nhu cầu trong khách hàng
  • Thông điệp của doanh nghiệp được truyền tải một chiều, khiến họ khó khăn trong việc nắm bắt khách hàng.
  • Doanh nghiệp tìm kiếm khách hàng, đồng thời khiến khách hàng có nhu cầu tìm đến với doanh nghiệp.
  • Bao gồm cả khách hàng có và chưa xuất hiện nhu cầu.
  • Khách hàng không chỉ được doanh nghiệp tìm đến, mà họ còn chủ động tìm đến thương hiệu khi có nhu cầu.
  • Khách hàng đa số đã có sẵn nhu cầu trước khi tìm đến.
  • Có sự tương tác 2 chiều giữa doanh nghiệp và khách hàng, giúp doanh nghiệp nắm được khách hàng mong muốn điều gì.

Qua bảng so sánh trên, các doanh nghiệp có thể nhận thấy rằng Outbound Marketing trái ngược hoàn toàn so với Inbound Marketing. Việc lựa chọn Outbound hay Inbound trong các chiến dịch tiếp thị tùy thuộc vào chiến lược của mỗi doanh nghiệp, nhưng đại đa số các doanh nghiệp hiện nay lựa chọn kết hợp cả 2 mảng để tối ưu hiệu quả tiếp thị, vừa nuôi dưỡng khách hàng từ bên trong (Inbound), vừa đánh nhanh thắng nhanh từ bên ngoài (Outbound). 

So sánh Outbound Marketing và Inbound Marketing
So sánh Outbound Marketing và Inbound Marketing

IV. Sự dịch chuyển từ Outbound Marketing sang Inbound Marketing thời nay

Với sự phát triển vượt bậc bởi cách mạng công nghiệp 4.0 và xu thế hội nhập hiện nay, các doanh nghiệp đã dần ý thức được lợi thế to lớn từ việc ứng dụng Internet như một công cụ nhằm truyền bá thông điệp, hình ảnh, quảng cáo cho thương hiệu của họ. Nhờ việc đơn giản hóa trong các thuật toán và sự xuất hiện ngày càng nhiều của các bên trung gian, các doanh nghiệp có thể dễ dàng thực hiện Inbound Marketing trên các nền tảng mạng xã hội (Facebook, Twitter,…), sàn giao dịch trực tuyến (Shopee, Lazada,…) với chi phí không quá đắt đỏ mà dễ thực hiện, giám sát.

Quá trình dịch chuyển có thể sẽ tốn thời gian, tuy nhiên các doanh nghiệp đều có thể thực hiện được thông qua việc thực hiện tốt các công việc sau: 

  • Bắt đầu với nghiên cứu từ khóa: tạo danh sách các từ khóa có liên quan đến sản phẩm của doanh nghiệp của bạn, qua đó doanh nghiệp có thể tìm kiếm được khách hàng mục tiêu phù hợp.
  • Tạo chiến dịch trên Google Ads: Google là công cụ tìm kiếm được sử dụng phổ biến nhất hiện nay và là nơi lý tưởng để tìm kiếm khách hàng dựa trên các từ khóa, thúc đẩy lưu lượng truy cập mới đến trang Web của doanh nghiệp. 
  • Tối ưu hóa chiến dịch Google Ads: Sắp xếp các nhóm từ khóa theo mức độ liên quan để đạt được kết quả sàng lọc tốt nhất.
  • Nghiên cứu kết quả: Lưu lại số liệu từ những khách hàng ghé thăm trang Web của doanh nghiệp để hiểu rõ hơn về nhu cầu của họ, qua đó nâng cao cách khả năng đáp ứng nhu cầu khách hàng.
Sự dịch chuyển từ Outbound Marketing sang Inbound Marketing thời nay
Sự dịch chuyển từ Outbound Marketing sang Inbound Marketing thời nay
  • Thiết kế nội dung liên quan đến từ khóa: Sử dụng dữ liệu thu thập được để nắm bắt xu hướng thị trường, qua đó xây dựng các chiến dịch hấp dẫn nhằm hấp dẫn khách hàng đến với doanh nghiệp.
  • Lặp lại các bước trên và tối ưu hóa: tiếp tục lặp lại các bước trên thường xuyên, theo định kỳ. Qua đó, doanh nghiệp có thể xác định được những điểm cần khắc phục, cải thiện, nâng cao hiệu quả chiến dịch và khả năng thành công cho kế hoạch sau này.

Bộ công cụ tối ưu hoạt động Marketing doanh nghiệp – MISA AMIS aiMarketing 

MISA AMIS aiMarketing cung cấp tất cả các modules cần thiết trên một nền tảng giúp các Marketers triển khai các chiến dịch Marketing hiện đại thành công theo các tệp khách hàng riêng biệt, thu hút được nhiều khách hàng tiềm năng, gia tăng chuyển đổi, bứt phá doanh thu.

  • Customer Profile – Thấu hiểu hành vi, nhu cầu khách hàng nhờ sự lưu trữ tập trung toàn bộ data khách hàng ở từng điểm chạm.
  • Email Marketing – Thiết kế & gửi email số lượng lớn chuyên nghiệp, dễ dàng, nhanh chóng để tiếp cận nhiều tệp khách hàng tiềm năng.
  • Landing page – Tạo trang đích chuyên nghiệp, đẹp mắt, thao tác dễ dàng dù không có kiến thức về lập trình chỉ với vài phút.
  • Workflow – Tự động hóa quy trình chăm sóc khách hàng theo luồng thiết lập sẵn để không bỏ lỡ bất kỳ khách hàng tiềm năng nào.
  • Liên thông dữ liệu giữa Sales & Marketing giúp doanh nghiệp hạn chế sai sót nhập liệu thủ công, chăm sóc tốt khách hàng tiềm năng, tối ưu chất lượng cơ hội.
  • Tổng hợp 30+ loại báo cáo đa chiều về hiệu quả Marketing đầy đủ, tự động và chính xác giúp theo dõi hiệu quả và tối ưu các chiến dịch tiếp thị kịp thời.

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN 1-1 & DÙNG THỬ MIỄN PHÍ MISA AMIS AIMARKETING:

 

V. Outbound Marketing hiện có còn tốt cho doanh nghiệp không?

Trên thực tế, cho dù có hoặc đang thực hiện các phương pháp Marketing hiện đại, đa số các doanh nghiệp vẫn tiếp tục sử dụng Outbound Marketing, cho dù chi phí có tốn kém cùng những thua thiệt so với những gì mà Inbound Marketing thể hiện. 

Các số liệu thống kê đã cho thấy: 90% ngân sách tiếp thị của doanh nghiệp được dành cho các hình thức, nội dung liên quan tới Outbound Marketing. Điều đó được lý giải bởi vẫn có bộ phận không nhỏ khách hàng chưa thích hợp với các hình thức Marketing hiện đại. Có thể lấy ví dụ như nhóm khách hàng người cao tuổi. Họ là nhóm khách hàng thường xuyên gặp khó khăn trong việc sử dụng các thiết bị điện tử, truy cập mạng Internet, đồng thời họ cũng tỏ ra hứng thú hơn trong việc theo dõi truyền hình, báo đài, tạp chí thay vì sử dụng mạng xã hội.

Không chỉ đối với nhóm tuổi, Outbound Marketing còn thể hiện thế mạnh trong các lĩnh vực công việc đặc thù. Tài xế lái xe thường là những người làm việc trong môi trường yêu cầu sự tập trung cao độ và không có khả năng thao tác tay trong lúc làm việc. Vì vậy, nhu cầu theo dõi đài của họ sẽ cao hơn so với khán giả thông thường, do việc lắng nghe tin tức trên đài không ảnh hưởng quá nhiều đối với công việc của họ. Rất nhiều các doanh nghiệp đã tận dụng điều này nhằm phát sóng quảng cáo thông qua đài, đặc biệt vào khung giờ cao điểm, giờ tan tầm,…

Outbound Marketing hiện có còn tốt cho doanh nghiệp không?
Outbound Marketing hiện có còn tốt cho doanh nghiệp không?

Ngoài ra, còn rất nhiều các yếu tố xã hội khác khiến các hình thức Marketing truyền thống có được ưu thế cao hơn so với các phương pháp khác. Tại Việt Nam, các gia đình có xu hướng theo dõi thời sự vô tuyến trong bữa ăn gia đình, theo dõi phim vào các khung giờ buổi tối, đọc báo vào sáng sớm,… Các yếu tố trên chính là nguyên nhân chính khiến cho Outbound Marketing vẫn thể hiện một cách vô cùng hiệu quả, cho dù xu thế đang dần đổi sang Inbound Marketing.

VI. Một số lĩnh vực khác ngoài Outbound Marketing

1. Outbound Logistics

Outbound Logistics hay còn được gọi với tên khác là Logistics đầu ra, là quá trình lưu trữ, vận chuyển và phân phối hàng hóa đến cửa hàng, đại lý, nhà bán lẻ và người tiêu dùng cuối cùng.

Theo đó, để giảm thiểu chi phí và đảm bảo quá trình Outbound Logistic  diễn ra suôn sẻ, mọi bước trong giai đoạn này cần được tối ưu hóa, từ địa điểm, thời gian, doanh thu cho đến chi phí. Tuy nhiên, do hoạt động trên có thể được ủy thác cho đối tác vận chuyển, các doanh nghiệp thường tập trung chủ yếu vào khâu sản xuất, hoàn thiện sản phẩm hoặc Marketing, bán hàng mà không cần phải chú ý nhiều đến hoạt động Logistics đầu ra.

Cụ thể, quy trình hoạt động của Outbound Logistics được thực hiện như sau:

  • Bước 1: Tiếp nhận đơn đặt hàng từ khách hàng.
  • Bước 2: Kiểm tra hàng hóa tồn kho để đảm bảo khả năng đáp ứng, sau đó tiến hành việc xử lý đơn hàng cho khách.
  • Bước 3: Gửi đơn hàng đến kho để làm thủ tục xuất kho và tiến hành đóng gói.
  • Bước 4: Sau khi lấy hàng và đóng gói, nhân viên phụ trách kho cần cập nhật mức tồn kho của hàng hóa.
  • Bước 5: Vận chuyển hàng đến tay khách hàng.
  • Bước 6: Lập hóa đơn và thu tiền đơn hàng từ khách.
Outbound Logistics
Outbound Logistics

2. Outbound Call

Outbound Call là thuật ngữ được dùng trong hoạt động chăm sóc khách hàng qua tổng đài điện thoại, dùng để chỉ các cuộc gọi từ tổng đài đến số điện thoại của khách hàng. Doanh nghiệp sử dụng Outbound Call để triển khai các chiến dịch tiếp thị đến với khách hàng tiềm năng của họ. 

Chức năng chính của Outbound Call là tiếp thị, xây dựng nhu cầu trong khách hàng tiềm năng và thu thập dữ liệu khách hàng qua các cuộc gọi, qua đó hỗ trợ doanh nghiệp nghiên cứu, phát triển, đánh giá thị trường. Được đánh giá là một trong những hình thức tiếp thị phổ biến với chi phí thấp, Outbound Call yêu cầu doanh nghiệp sở hữu nguồn nhân sự dồi dào nhằm thực hiện Telesales, chính sách phân bố hợp lý giữa tệp data khách hàng cho các nhân viên, cân đối chi phí vận hành.

Hiện nay, Outbound Call đã trở nên thuận tiện hơn nhờ có sự xuất hiện của các phần mềm quản lý dữ liệu khách hàng, giúp các doanh nghiệp nhanh chóng hơn trong việc tiếp cận khách hàng, nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

Outbound Call
Outbound Call

6.3. Outbound Sales

Outbound Sales là chiến lược bán hàng tập trung vào việc tiếp cận khách hàng mục tiêu thông qua những phương pháp như cold – calling (tiếp thị ngẫu nhiên), gửi email, phát tờ rơi, quảng cáo,… Đây đều là những hình thức giúp doanh nghiệp giao tiếp với khách hàng, qua đó thu hút sự quan tâm, chú ý, tạo dựng nhu cầu trong tâm trí khách hàng.

Chiến lược bán hàng này tỏ ra đặc biệt hiệu quả đối với các doanh nghiệp B2B, do tính chất B2B yêu cầu doanh nghiệp chủ động tiếp cận khách hàng thay vì đợi khách hàng tìm đến doanh nghiệp. Không chỉ vậy, trong thời đại công nghệ phát triển, doanh nghiệp có thể dễ dàng tiếp cận khách hàng thông qua hệ thống chat trực tuyến, mạng xã hội. Điều đó giúp cho chiến lược bán hàng này vẫn có được sự tín nhiệm từ phía các doanh nghiệp. 

VII. Công cụ tối ưu hiệu quả các chiến dịch Outbound Marketing – MISA AMIS AIMARKETING

Làm Marketing mà không có công cụ, muôn vàn vấn đề khó khăn:
  • Nhà quản lý khó theo dõi hiệu quả các hoạt động Marketing, khó đo đếm kết quả của từng kênh, hiệu suất nhân viên
  • Nhân viên thì không có công cụ hỗ trợ triển khai các chiến dịch: vật lộn dựng Landing page, không thể bắn chiến dịch Email Marketing với data lớn, ngày ngày làm báo cáo thủ công…

Bộ giải pháp MISA AMIS aiMarketing được phát triển nhằm giúp các doanh nghiệp có đầy đủ bộ công cụ để làm Marketing hiệu quả. Các tính năng của MISA AMIS aiMarketing được phát triển theo đúng nhu cầu của các Marketers giúp nhân viên có công cụ triển khai các chiến dịch Marketing, nhà quản lý có công cụ theo dõi & đánh giá hiệu quả các hoạt động Marketing dễ dàng & chính xác.

  • Nhà quản lý dễ dàng theo dõi hiệu quả hoạt động của marketing, thể hiện qua hệ thống báo cáo đa chiều như tình hình doanh số, doanh số đem về theo sản phẩm, kênh nguồn, số lương & chất lượng các cơ hội kinh doanh/ khách hàng tiềm năng…
báo cáo kết quả marketing từ aiMKT
Báo cáo kết quả marketing từ aiMKT

Đăng ký dùng thử để nhận tài khoản trải nghiệm miễn phí trọn bộ công cụ của MISA AMIS aiMarketing TẠI ĐÂY:

  • Cung cấp công cụ giúp Nhân viên Marketing thực hiện các nghiệp vụ Marketing như: thu thập quản lý & lưu trữ thông tin khách hàng, xây dựng Landing page, bắn Email Marketing hàng loạt bằng phần mềm Email Marketing, nuôi dưỡng khách hàng bằng Workflow, làm báo cáo tự động, Tự động chuyển khách hàng tiềm năng và Đồng bộ dữ liệu về khách hàng tiềm năng với bộ phận Sales.
giao diện phần mềm email marketing gửi mail hàng loạt
Giao diện phần mềm email marketing gửi mail hàng loạt
>> Có MISA AMIS aiMarketing, triển khai chiến dịch Marketing hiệu quả, thu hút nhiều khách hàng tiềm năng & gia tăng chuyển đổi.

VIII. Tổng kết Outbound Marketing là gì?

Tuy rằng xu thế thị trường hiện đại khiến các doanh nghiệp chuyển dịch sang các hình thức Inbound Marketing thuận tiện và tiết kiệm chi phí hơn, chúng ta không thể phủ nhận lợi thế của Outbound Marketing trong việc tiếp cận cùng lúc một lượng lớn khách hàng, giúp gia tăng mức độ nhận diện thương hiệu một cách nhanh chóng, khiến doanh nghiệp trở nên cạnh tranh một cách mạnh mẽ trên thị trường. MISA hy vọng các thông tin về outbound Marketing là gì đã hữu ích cho các bạn.

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Hà Nguyễn
Tác giả
Trưởng phòng Inbound Marketing viện MIBI MISA
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả