Nhắc đến doanh nghiệp có tiếng hàng đầu Việt Nam thì không thể bỏ qua cái tên FLC. Các chiến lược kinh doanh của FLC được xây dựng và phát triển hiệu quả như thế nào? Cùng MISA AMIS tìm hiểu và phân tích chi tiết trong bài viết sau đây.
I. Giới thiệu tổng quan về tập đoàn FLC
Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC tiền thân là Công ty TNHH Đầu tư Trường phú Fortune, thành lập năm 2008 với số vốn điều lệ ban đầu là 18.000.000.000 đồng. Ngày 12/1/2015, tăng vốn điều lệ lên 3.748.938.820.000 đồng.
Khởi đầu từ một doanh nghiệp nhỏ, được tổ chức theo nhiều loại hình doanh nghiệp và các tên gọi khác nhau, cho đến năm 2010 do nhu cầu mở rộng và phát triển về quy mô, lĩnh vực hoạt động và nâng cao hiệu quả đầu tư, doanh nghiệp đổi tên thành Công ty cổ phần Tập đoàn FLC. Chiến lược kinh doanh của FLC hoạt động dựa trên mô hình công ty mẹ với nhiều công ty con, công ty liên kết, kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực, tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực như: phát triển dự án bất động sản, đầu tư tài chính, cung ứng nhân lực quốc tế, thương mại, du lịch và dịch vụ.
Ngày nay tập đoàn FLC đã phát triển thành một tập đoàn tư nhân lớn trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản. Họ đầu tư vào rất nhiều phân khúc của thị trường như: bất động sản nhà ở và cho thuê, bất động sản nghỉ dưỡng (sân golf, khách sạn 5 sao, hệ thống tích hợp khu vui chơi giải trí và du lịch sinh thái)… Những năm trở lại đây, doanh nghiệp này vẫn liên tục mở rộng kinh doanh và phát triển doanh thu, lợi nhuận ổn định.
II. Phân tích mô hình SWOT của FLC
1. Điểm mạnh FLC (Strengths)
- Hệ thống chính sách đã có những Bộ luật và Nghị định mang tính hỗ trợ ngành xây dựng, bất động sản như: Luật xây dựng, Luật nhà ở (sửa đổi), Luật kinh doanh Bất động sản (sửa đổi) và các Nghị định liên quan bước đầu đã có tác động tích cực đến sự phát triển của ngành.
- Lực lượng nhân công đông đảo, giá rẻ, luôn trong tình trạng sẵn sàng cho các dự án mới. Có khả năng tiếp thu công nghệ xây dựng mới từ các nước phát triển và áp dụng cho từng dự án khác nhau. Nhờ điểm mạnh đó mà các chiến lược kinh doanh của FLC luôn đạt thành tựu tốt.
2. Điểm yếu của tập đoàn FLC (Weaknesses)
- Năng lực thi công của các doanh nghiệp trong ngành không đồng đều dẫn đến tình trạng không kịp tiến độ thi công giữa các doanh nghiệp khi hợp tác với nhau.
- Một lượng lớn nhân công không được đào tạo bài bản, chủ yếu do di dân từ vùng nông thôn tìm kiếm việc làm ở các đô thị.
- Thủ tục hành chính rườm rà, gây khó khăn cho công tác triển khai thi công và xây dựng công trình.
- Các doanh nghiệp quy mô nhỏ có năng lực thầu kém và sử dụng công nghệ lạc hậu, con số này chiếm tỷ lệ lớn trong ngành. Chất lượng công trình xây dựng không đồng đều, bộc lộ nhiều yếu kém. Tình trạng đội vốn, kéo dài thời gian thi công còn tiếp diễn.
3. Cơ hội FLC (Opportunities)
- Xu hướng đô thị hoá ngày một gia tăng cùng với nhu cầu xây dựng nhà ở, nhà xưởng, cơ sở hạ tầng đô thị cũng tăng theo. Thị trường bất động sản trong nước có những dấu hiệu khôi phục.
- Giá vật liệu xây dựng các dự án của FLC vẫn duy trì ở mặt bằng thấp. Lãi vay có xu hướng tăng trở lại nhưng ở mức thấp giúp doanh nghiệp có thể huy động vốn dễ dàng phục vụ cho các dự án mới.
- Đất nước tham gia vào các hiệp định thương mại tự do mở ra cơ hội dịch chuyển nhà máy sản xuất từ các nước láng giềng sang Việt Nam, đặc biệt là ở Trung Quốc. Nguồn vốn FDI cũng được gia tăng đáng kể mở ra nhiều cơ hội hợp tác hơn với các doanh nghiệp nước ngoài.
4. Thách thức (Threats)
- Do đặc thù của ngành nên tập đoàn FLC vẫn phải phụ thuộc nhiều vào giá nguyên vật liệu. Trình độ tư vấn, giám sát, quản lý các dự án còn kém.
- Nguồn vốn FDI tăng kéo theo sự gia nhập của các nhà thầu thi công lớn từ nước ngoài vào Việt Nam làm tăng áp lực cạnh tranh với các doanh nghiệp trong ngành.
- Kinh tế toàn cầu giảm tốc tác động đến nhu cầu đầu tư và ảnh hưởng đến nền kinh tế chung của đất nước.
Bộ công cụ tối ưu hoạt động kinh doanh MISA AMIS CRM
MISA AMIS CRM là giải pháp phần mềm hỗ trợ các nghiệp vụ bán hàng, giúp doanh nghiệp chăm sóc khách hàng tốt hơn, nâng cao năng suất cho sales, tối ưu hoạt động kinh doanh và bứt phá doanh thu.
Những tính năng nổi bật của MISA AMIS CRM bao gồm:
- Lưu trữ, quản lý thông tin khách hàng tập trung, xuyên suốt.
- Quản lý, theo dõi, đánh giá nhân viên sales nói chung & nhân viên đi thị trường nói riêng.
- Tối ưu & tự động quy trình bán hàng, quy trình phê duyệt đơn hàng – báo giá
- Liên thông dữ liệu về khách hàng tiềm năng với Marketing; thông tin tồn kho, công nợ, đơn hàng… với Kế toán
- +30 loại báo cáo đa chiều – chính xác – kịp thời: tình hình thực hiện mục tiêu doanh số, hiệu suất nhân viên, hàng hóa, thị trường…
ĐĂNG KÝ NHẬN TÀI KHOẢN TRẢI NGHIỆM THỬ MIỄN PHÍ:
III. Phân tích chi tiết chiến lược kinh doanh của FLC
1. Triết lý kinh doanh của FLC
Tập đoàn FLC đã chọn cho mình một triết lý kinh doanh khác biệt: Khi có cơ hội, sẵn sàng “đi ngược chiều gió” so với nhìn nhận, đánh giá chung của cộng đồng. Sau đó là sự nỗ lực đến cùng của toàn bộ doanh nghiệp để vượt qua những thách thức và thực hiện bằng được những cơ hội ấy.
2. Mục tiêu chiến lược kinh doanh của FLC
Sau 15 năm hình thành và phát triển, FLC đã mở rộng, phát triển về nhiều mặt trong các ngành, lĩnh vực mà họ tham gia đầu tư: bất động sản, nghỉ dưỡng, thương mại, dịch vụ chuyên sâu…
Chiến lược kinh doanh của FLC trong năm 5 đã xác định tái cơ cấu, tập trung vào các lĩnh vực kinh doanh cốt lõi và xây dựng lại hệ thống quản lý với các mục tiêu cụ thể như:
- Chuẩn hoá hệ thống quản trị, quản lý và tài chính Công ty.
- Phát hành trái phiếu quốc tế và mục tiêu trước mắt là sớm có thể niêm yết tại thị trường chứng khoán Singapore.
- Tái cơ cấu lại lĩnh vực kinh doanh tập trung vào các mảng kinh doanh cốt lõi bao gồm: bất động sản nhà ở và nghỉ dưỡng, dịch vụ nghỉ dưỡng, kinh doanh sân Golf.
- Chiến lược kinh doanh của FLC tập trung vào phát triển chuỗi giá trị như: dịch vụ vận tải Logistic, kinh doanh Casino và vui chơi có thưởng.
3. Lợi thế cạnh tranh của FLC
3.1 Tài chính FLC vững chắc
Nguồn vốn luôn là vấn đề của bất kỳ doanh nghiệp lớn nào, FLC giải quyết bài toán này bằng cách đa dạng hóa các nguồn thu, hạch toán chi tiết nhu cầu vốn trước khi triển khai. Bốn nguồn tài trợ vốn lớn của FLC hiện nay bao gồm:
- Vốn đầu tư chủ sở hữu
- Vốn vay ngân hàng
- Vốn góp từ các nhà đầu tư
- Nguồn vốn từ khách hàng mua sản phẩm và từ các nhà cung cấp.
Tập đoàna FLC triển khai 11 đợt tăng vốn chỉ trong 7 năm. Kết quả đã tăng vốn điều lệ đầy ngoạn mục, từ 18 tỷ đồng lúc mới thành lập (năm 2008) lên hơn 6.380 tỷ đồng (thời điểm năm 2016). Trong 6 tháng đầu năm 2016, doanh thu đạt hơn 3.600 tỷ đồng, tăng hơn 80% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, bất động sản là nguồn thu chính, góp 54% tổng doanh thu cho FLC, theo báo cáo xét 6 tháng đầu năm 2016.
3.2. Nguồn nhân lực chất lượng cao
Chất lượng nguồn nhân lực luôn là nhân tố có tính quyết định sống còn của doanh nghiệp. Tại FLC, nguồn nhân lực luôn được đảm bảo về cả số lượng và chất lượng.
Giải pháp quản trị và hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực từ HiStaff của Tinhvan Consulting đã được FLC Group lựa chọn. Các phân hệ quản trị nhân sự tiên tiến nhất hiện nay như: ESS, Training & Development, Staffing & Talent Management, Employee relations, C&B, KPI… sẽ được HiStaff triển khai và áp dụng đầy đủ.
3.3 Những người cung ứng
Ông Trịnh Văn Quyết chia sẻ: “Làm thật tốt khâu bán hàng để có nguồn tiền bổ sung cho dự án; hợp tác chặt chẽ với các ngân hàng để có bảo trợ về tín dụng, có nguồn sẵn sàng khi dự án cần tới; làm việc với các nhà cung ứng và đối tác chiến lược để có thể huy động vốn đầu tư, vốn thương mại trong cung ứng vật tư, trang thiết bị, dịch vụ; lên phương án huy động vốn từ các cổ đông… là cách để chúng tôi không chỉ luôn sẵn sàng về mặt tài chính, mà còn là nguồn tiền với chi phí rẻ nhất.”
3.4. Chính sách đầu tư hợp lý
Năm 2011 là giai đoạn biến động lớn của thị trường tài chính, nhưng tập đoàn FLC vẫn có thể tiến hành trả cổ tức cho cổ đông ở mức 8%. Cũng trong năm 2011, ông Trịnh Văn Quyết vẫn nằm trong danh sách “Top 100 người giàu nhất sàn chứng khoán Việt” do VnExpress bình chọn.
Trong năm 2012, thời điểm được xem là thời kỳ đen tối nhất của thị trường Bất động sản khi các doanh nghiệp luôn trong tình trạng chờ phá sản thì doanh thu của FLC vẫn đạt con số ấn tượng, trên 1.000 tỷ đồng chỉ trong 9 tháng đầu năm.
>> Tham khảo thêm: Phân tích chiến lược kinh doanh của Vingroup chi tiết nhất
4. Phạm vi chiến lược kinh doanh của FLC
Duy trì và tăng cường hoạt động kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực và phát triển theo chiều sâu, tập trung vào lĩnh vực kinh doanh chính là bất động sản, các dự án nghỉ dưỡng nhằm khai thác tối đa tiềm năng, cơ hội cũng như đón đầu xu thế mới của nền kinh tế. Việc mở rộng các lĩnh vực kinh doanh mới (như nông nghiệp, hàng không, giáo dục, …) là bổ sung cho hoạt động kinh doanh chính và nâng cao năng lực cạnh tranh của Tập đoàn.
Trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản, chiến lược kinh doanh của FLC tập trung đầu tư và khai thác khu vực có nhiều tiềm năng phát triển du lịch. Đầu tư đồng bộ, đa dạng hóa sản phẩm tạo điều kiện cho khu vực phát triển. Tập đoàn tiếp tục kiên định với chiến lược xây dựng và phát triển các dự án đa tiện ích nhằm tạo ra “hệ sinh thái khép kín”.
Vận tải hàng không: FLC sở hữu hãng hàng không Bamboo Airways với đội bay gồm hơn 40 chiếc của Airbus và Boeing (A321Neo, Boeing 787-9 Dreamliner…); khai thác 85 đường bay trong nước và quốc tế.
Nông nghiệp công nghệ cao: FLC đã đầu tư và phát triển các dự án trồng cây ăn quả công nghệ cao với quy mô lớn tại Vĩnh Phúc, Hà Tĩnh, Bình Định. Tập đoàn FLC tiếp tục xúc tiến đầu tư, tìm kiếm quỹ đất, phát triển dự án và tìm kiếm đối tác bao tiêu đầu ra để xây dựng mặt bằng mở rộng trong những năm tới.
Công nghiệp Y dược: Tập đoàn FLC chính thức bước chân vào lĩnh vực y dược với Khu công nghiệp y tế công nghệ cao FLC Vân Đồn tại Quảng Ninh. Ngoài ra, bệnh viện đa khoa quốc tế Thái Bình với quy mô 1.000 giường được khởi công xây dựng vào tháng 2/2019.
5. Hoạt động chiến lược kinh doanh của FLC
Trái với tình trạng ảm đạm của thị trường bất động sản trong nước giai đoạn 2012 – 2014, FLC đã thực hiện những thương vụ M&A đáng chú ý trên thị trường Việt Nam:
Năm 2013, FLC công bố mua lại Dự án Alaska Garden City với diện tích hơn 53.000 m2 và đổi tên thành FLC Garden City. Thương vụ này có giá trị lên tới 3.500 tỷ đồng.
Năm 2014, FLC mua Ion Complex Tower – Với tổng diện tích gần 4.000 m2, quy mô xây dựng 39 tầng tại 36 Phạm Hùng, Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Chiến lược kinh doanh của FLC trong năm 2014 đã hoàn thành thương vụ mua lại dự án The Lavender với tổng diện tích gần 3.000 m2 (sau này có tên mới là FLC Star Tower).
Trong giai đoạn nhiều doanh nghiệp bất động sản vẫn đang gặp khó khăn thì CTCP Tập đoàn FLC được coi là một hiện tượng của ngành khi phát triển nhanh với chi phí thấp thông qua các thương vụ M&A.
IV. Bộ công cụ tối ưu hoạt động kinh doanh MISA AMIS CRM
Là nhà quản lý kinh doanh, bạn luôn trăn trở những vấn đề như:
- Làm thế nào để quản lý lượng lớn dữ liệu khách hàng tập trung, tránh thất thoát?
- Làm sao để quản lý đội ngũ sales, nhân viên đi thị trường hiệu quả?
- Làm sao để có báo cáo tình hình kinh doanh tức thì để kịp thời ra quyết định?
- Làm sao để tối ưu các quy trình, tránh chồng chéo, số liệu không đồng nhất giữa bộ phận Marketing – Kế toán – Bán hàng?
Những vấn đề trên sẽ được giải quyết khi sử dụng công cụ MISA AMIS CRM. Với MISA AMIS CRM:
– Tất cả data khách hàng được lưu trữ tập trung tránh thất thoát
– Mọi thông tin về khách hàng như liên hệ, thông tin giao dịch, lịch sử mua bán được ghi nhận tại một nơi giúp Sales thấu hiểu khách hàng, tiện chăm sóc từ đó gia tăng doanh số.
– Tối ưu các quy trình phê duyệt báo giá, hợp đồng… nhanh chóng giúp chăm sóc khách hàng kịp thời, gia tăng sự hài lòng của khách hàng.
– Nhà quản lý dễ dàng quản lý đội sales nhờ hệ thống báo cáo đa chiều đánh giá tình hình thực hiện mục tiêu doanh số của từng phòng ban/nhân viên, tỷ lệ chuyển đổi cơ hội sang hợp đồng, lý do thắng thua, vòng đời cơ hội để kịp thời điều chỉnh, đào tạo, động viên giúp gia tăng năng suất đội ngũ bán hàng.
Đăng ký dùng thử để nhận tài khoản trải nghiệm miễn phí trọn bộ công cụ của MISA AMIS CRM TẠI ĐÂY:
– Đối với doanh nghiệp có nhân viên đi thị trường, nhà quản lý dễ dàng theo dõi lộ trình đi tuyến của nhân viên nhờ tính năng Check-in điểm đến.
– Ngoài báo cáo về hiệu suất nhân viên, MISA AMIS CRM cung cấp hơn 30+ loại báo cáo khác về doanh số, thị trường, đơn hàng, sản phẩm, kênh bán… giúp nhà quản lý nắm bắt tình hình kinh doanh tức thời và ra quyết định chính xác.
– Đồng bộ và liên thông dữ liệu về thông tin khách hàng tiềm năng với Bộ phận Marketing, dữ liệu về thông tin khách hàng, tồn kho, công nợ, báo giá, đơn hàng với Kế toán.
Khi sử dụng MISA AMIS CRM:
- Khách hàng được chăm sóc tốt hơn từ đó gia tăng sự hài lòng, bứt phá doanh số
- Các quy trình bán hàng được tối ưu, doanh nghiệp vận hành trơn tru hơn
- Đội ngũ bán hàng được tổ chức và quản lý hiệu quả hơn, tăng năng suất
- Nhân viên sale có công cụ hỗ trợ làm việc hiệu quả hơn
Đặc biệt, MISA AMIS CRM có thể tùy chỉnh để doanh nghiệp ở bất cứ quy mô nào cũng đều có thể sử dụng.
>> Xem video demo tính năng chi tiết Tại đây:
Đăng ký dùng thử để nhận tài khoản trải nghiệm miễn phí trọn bộ công cụ của MISA AMIS CRM tại đây:
V. Tổng kết chiến lược kinh doanh của FLC
Tập đoàn FLC đã trở thành một trong những doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam nhờ chiến lược kinh doanh độc đáo và tài tình. Họ biết cách tận dụng những lợi thế của mình để chinh phục mục tiêu chung của doanh nghiệp. Hy vọng với những phân tích chiến lược kinh doanh của FLC từ MISA AMIS, các nhà quản lý có thể áp dụng cho doanh nghiệp mình.