Xây dựng lòng tin không yêu cầu Doanh nghiệp phải bỏ qua lợi ích mà cung cấp hết tất cả nhằm hài lòng đối tác tiềm năng. Tuy nhiên lòng tin chính là một trong những chìa khóa vàng giúp doanh nghiệp đạt được những giá trị lớn về lợi nhuận từ khách hàng và đối tác.
Lòng tin với doanh nghiệp cũng chính là yếu tố then chốt tạo nên sức mạnh cho thương hiệu. Vì vậy, song hành cùng một chiến lược kinh doanh hoàn hảo, doanh nghiệp cần xây dựng hình ảnh đáng tin cậy trong lòng khách hàng.
Cùng AMIS.VN tham khảo 6 tuyệt chiêu giúp doanh nghiệp tạo dựng niềm tin nơi khách hàng trong năm 2019:
1. Tiếp thị thông qua người nổi tiếng
Thương hiệu không hoàn toàn là những gì doanh nghiệp cam kết, công bố. Đó còn là những điều khách hàng và đối tác nhận định. Bởi vậy, tiếp thị thông qua những người có ảnh hưởng trên mạng xã hội là một trong những cách xây dựng lòng tin khách hàng mà doanh nghiệp không thể bỏ qua.
Năm 2019, tiếp thị thông qua KOLs đã có một bước ngoặt mới. Doanh nghiệp cần cẩn trọng trong việc lựa chọn người nổi tiếng. Đối với những khách hàng cảm thấy hình thức quảng cáo gián tiếp này đã trở nên nhàm chán.
Điều quan trọng là chia sẻ của những người nổi tiếng cần trở nên chân thực, thông qua những trải nghiệm thực tế. Doanh nghiệp cũng nên lựa chọn những người thực sự yêu mến sản phẩm, dịch vụ của mình để hợp tác cùng.
2. Tiếp thị qua video
Ngày càng nhiều doanh nghiệp áp dụng phương thức truyền thông mới, tiếp thị qua video, để tạo dựng lòng tin với khách hàng.
Qua các video này, doanh nghiệp có thể giới thiệu các sản phẩm của mình. Đồng thời lồng ghép các câu chuyện, để phần nào làm rõ hơn thông điệp của thương hiệu. 93% doanh nghiệp thấy rằng, tiếp thị qua video giúp họ thu hút được lượng lớn khách hàng mới. Qua việc cung cấp chất lượng và nhấn mạnh giá trị mà sản phẩm mang lại, bạn sẽ dễ dàng thuyết phục được khách hàng.
Bạn có thể truyền tải nội dung theo các cách khác nhau khi tạo video. Bạn cũng có thể chia sẻ nhiều câu chuyện hơn trên mạng xã hội và website của doanh nghiệp. Để tăng sức lan tỏa và phát huy tối đa lợi thế của phương thức này.
3. Trung thực và minh bạch
Che giấu, nói dối về tình trạng kinh doanh hiện thời có thể xem là “thẻ đỏ” trong quan hệ hợp tác bền vững. Bạn không nên thổi phồng quá mức những điểm mạnh hoặc cố gắng che lấp đi điểm yếu của sản phẩm hoặc công ty. Cách tốt nhất là bạn hãy cởi mở. Trung thực chia sẻ về những thất bại sản phẩm đã từng có trong quá khứ. Cũng như triển vọng phát triển có thể có trong tương lai.
Trung thực về những hạn chế của sản phẩm, dịch vụ sẽ giúp người mua tin tưởng vào những điểm mạnh còn lại của doanh nghiệp khi hợp tác.
4. Cung cấp ưu đãi cho khách hàng
Để giữ chân khách hàng, doanh nghiệp có thể cung cấp các ưu đãi như, tạo các trò chơi có thưởng, phiếu giảm giá. Tuy nhiên, những ưu đãi có thực sự có giá trị từ doanh nghiệp hay không phụ thuộc rất nhiều vào cách tiếp cận của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp có thể cung cấp các mã giảm giá thông qua những người nổi tiếng, trang web, thẻ quà tặng, các dịp kỷ niệm, ngày lễ hay sinh nhật của khách hàng. Mức giá ưu đãi phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Như là các chi phí sản xuất của doanh nghiệp, giá từ đối thủ cạnh tranh, tính thời vụ…
Thời gian áp dụng ưu đãi cũng vô cùng quan trọng. Chuyên gia bán hàng, Dave Brock khuyên rằng nên cẩn trọng với việc giảm giá, bởi, giảm giá thường xuyên sẽ hạ thấp giá trị của thương hiệu.
5. Theo dõi, hỗ trợ trong suốt quá trình hợp tác
Theo dõi và hỗ trợ đối tác kịp thời là điều kiện tiên quyết để xây dựng lòng tin. Cho dù là trả lời một cuộc điện thoại hoặc cung các tài liệu yêu cầu đúng hạn. Khi bạn nỗ lực chăm sóc khách hàng từ những điều nhỏ nhất thì dần dần người mua sẽ gia tăng sự tin tưởng và hợp tác với bạn nhiều hơn trong tương lai.
6. Cung cấp thông tin trực quan
“Trăm nghe không bằng một thấy”. Tổ chức cho người mua một chuyến tham quan trực tiếp các sản phẩm, hoạt động của doanh nghiệp là cách tốt để gia tăng mức độ tin tưởng. Thay vì chỉ tương tác trên bàn đàm phán và qua các tài liệu bán hàng.
Những chuyến tham quan này cũng là cơ hội để hai bên xây dựng mối quan hệ hợp tác lâu dài. Điều cần lưu ý là hoạt động này nên đến sau khi việc hợp tác đã dần thành hình và bạn đã hiểu rõ về đối tác của mình.
Cuối cùng, hãy nỗ lực để đáp ứng cho tất cả các câu hỏi và yêu cầu của người mua trên tinh thần tôn trọng lẫn nhau. Khi đó sự tin tưởng sẽ phát triển dần trong quá trình hợp tác về sau.
Xem thêm:
>> Quản trị doanh nghiệp mắc phải 5 sai lầm này dễ khiến công ty lao đao
>> 3 cách biến phản hồi của khách hàng thành doanh thu
>> Làm thế nào để giữ chân khách hàng cũ?
>> Chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp với phần mềm quản lý doanh nghiệp