Marketing – bán hàng Bán hàng Chiến lược kinh doanh của Microsoft – “Đế chế” công nghệ hàng...

Hiện nay, Microsoft được mệnh danh là đế chế công nghệ hàng đầu thế giới. Vậy chiến lược kinh doanh của Microsoft ra sao, có gì nổi bật, cùng MISA AMIS tìm hiểu cụ thể qua bài viết dưới đây.

I. Giới thiệu tổng quan về Microsoft

Tìm hiểu chiến lược kinh doanh của Microsoft
Tìm hiểu thông tin tổng qua và chiến lược kinh doanh của Microsoft

Microsoft là tập đoàn đa quốc gia lớn trên thế giới, chuyên phát triển, sản xuất, kinh doanh bản quyền phần mềm và hỗ trợ trên diện rộng các sản phẩm/ dịch vụ liên quan đến máy tính. Công ty được sáng lập bởi Bill Gates và Paul Allen vào năm 1975 có trụ sở tại Washington, Hoa Kỳ. 

Ngày nay, Microsoft có mặt ở hơn 90 quốc gia. Microsoft tự hào là nhà cung cấp những phần mềm và dịch vụ giúp cho con người kết nối với nhau, thực hiện công việc, giải trí và kiểm soát cuộc sống trên nền tảng công nghệ số. Trải qua 3 thập kỷ, cũng những sự chuyển mình của cuộc cách mạng công nghệ, trong đó Microsoft đã làm con người thay đổi cách tiếp cận và chia sẻ thông tin, thay đổi cách làm việc cũng như cách quản lý công việc. Cuối cùng, Microsoft làm cho thế giới “thu hẹp” lại để con người dễ dàng tiếp cận với nhau, tìm kiếm thông tin ở bất cứ đâu.

II. Phân tích mô hình SWOT của Microsoft

1. Điểm mạnh Microsoft (Strengths)

  • Công ty phần mềm Microsoft là doanh nghiệp dẫn đầu thị trường thế giới về công nghệ phần mềm đặc biệt trong điện toán đám mây. Tập đoàn Microsoft còn là nhà phát triển Windows OS lớn nhất và trình phát đám mây hàng đầu. 
  • Microsoft được xếp hạng là một trong những công ty lớn nhất thế giới với thị phần đứng thứ 4 có giá trị thị trường 750,6 tỷ USD trong năm 2018. Đặc biệt, Microsoft cũng sở hữu thị phần tăng 3% trong số 4 nhà cung cấp dịch vụ đám mây là AWS, IBM, Oracle và Google.
  • Tiếp cận thị trường rộng lớn giúp Microsoft hoạt động mạnh mẽ tại hơn 190 quốc gia. Phiên bản Windows 10 ra mắt đã có hơn 700 triệu lượt cài đặt trên toàn thế giới.
  • Kết quả doanh thu mới nhất của Microsoft cho thấy sự tăng trưởng liên tục trong kinh doanh đám mây. Trong tương lai gần, Microsoft sẽ có giá trị 1 nghìn tỷ đô la.
  • Thương hiệu có uy tín với 1.2 tỷ người dùng Office và 60 triệu khách hàng thương mại Office 365.
Microsoft - thương hiệu uy tín với hơn 1 tỷ người dùng Office
Tìm hiểu chiến lược kinh doanh của Microsoft – Thương hiệu uy tín với hơn 1 tỷ người dùng Office
  • Với 776 tỷ đô la Mỹ vốn hóa thị trường, Microsoft là một trong những công ty công nghệ nằm trong Top 10 công ty toàn cầu trong báo cáo của PriceWaterhouseCoopers vào năm 2018.
  • Microsoft xây dựng nền tảng quảng cáo hiệu quả đã ảnh hưởng đến nhiều đối tượng khách hàng trên toàn thế giới.
  • Danh tiếng thương hiệu lừng lẫy – Microsoft được Interbrand xếp hạng là một trong những thương hiệu có giá trị nhất thế giới với sức mạnh và tài sản thương hiệu cao nhất trong ngành công nghiệp kỹ thuật số.
  • Các sản phẩm phần mềm của Microsoft, bao gồm Windows OS và Office khá thân thiện với người dùng với các tiêu chuẩn chất lượng cao.

2. Điểm yếu (Weaknesses)

  • Trộm cắp an ninh mạng ngày càng gia tăng khiến Microsoft rơi vào tình trạng dễ bị tấn công. Bằng chứng, tin tặc đã tấn công an ninh mạng của Hệ điều hành Windows nhiều lần.
  • Microsoft thiếu sự đổi mới, bị đối thủ Apple, Google và Amazon vượt mặt. Khách hàng liên tục khiếu nại Microsoft nâng cấp sản phẩm của mình nhưng không có nhiều thay đổi. Về việc nâng cấp của hệ điều hành, Apple vượt xa Microsoft và dần trở thành hệ điều hành được sử dụng phổ biến hiện nay.
  • Microsoft vướng vào nhiều vụ kiện về các thủ tục pháp lý (thiết kế sản phẩm, sản xuất, trách nhiệm thực hiện, hợp đồng…), vấn đề việc làm hoặc quyền sở hữu trí tuệ.
  • Không thể kiểm soát việc sử dụng bất hợp pháp hệ thống vận hành phần mềm của Microsoft ở các quốc gia đang phát triển Trung Quốc, Ấn Độ,…

3. Cơ hội (Opportunities)

tìm hiểu chiến lược kinh doanh của microsoft
Microsoft tận dụng cơ hội thị trường Smartphone và máy tính bảng đang phát triển nhanh
  • Cơ hội mở rộng kinh doanh trên nền tảng đám mây.
  • Đổi mới và áp dụng trí tuệ nhân tạo (AI, công nghệ trò chơi).
  • Microsoft tập trung tham gia vào các liên minh và đối tác chiến lược mới để giành được thị phần cao. Việc mua lại các công ty công nghệ cao sẽ là cơ hội sinh lời cho Microsoft.
  • Tận dụng thị trường Smartphone và máy tính bảng đang phát triển nhanh chóng, Microsoft có thể sản xuất và đáp ứng nhu cầu.
  • Cung cấp các sản phẩm với giá thấp để đạt được cơ hội tăng doanh thu, đồng thời hạn chế tình trạng tin tặc sử dụng phần mềm bất hợp pháp.

4. Thách thức (Threats)

  • Thị trường phần mềm có tính cạnh tranh cao ảnh hưởng đến hiệu suất của công ty. Microsoft phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt trong tất cả các phân khúc. Trong đó, các đối thủ cạnh tranh phần mềm và dịch vụ Windows Live bao gồm Apple, Google và Yahoo !. Còn sản phẩm Internet Explorer của hãng phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ trình duyệt được phát triển bởi Google (Chrome), Apple (Safari), Mozilla và Opera Software Company. 
  • Mỗi năm Microsoft mất hàng tỷ đô la do sự lưu hành của các phiên bản lậu trên toàn thế giới. Ngoài ra, Microsoft mất một khoản doanh thu đáng kể do tỷ lệ vi phạm bản quyền từ 30% trở lên ở một số quốc gia.
  • Microsoft chưa linh hoạt trong việc đáp ứng sự thay đổi liên tục của người dùng.

Bộ công cụ tối ưu hoạt động kinh doanh MISA AMIS CRM

MISA AMIS CRM là giải pháp phần mềm hỗ trợ các nghiệp vụ bán hàng, giúp doanh nghiệp chăm sóc khách hàng tốt hơn, nâng cao năng suất cho sales, tối ưu hoạt động kinh doanh và bứt phá doanh thu.

Những tính năng nổi bật của MISA AMIS CRM bao gồm:

  • Lưu trữ, quản lý thông tin khách hàng tập trung, xuyên suốt.
  • Quản lý, theo dõi, đánh giá nhân viên sales nói chung & nhân viên đi thị trường nói riêng.
  • Tối ưu & tự động quy trình bán hàng, quy trình phê duyệt đơn hàng – báo giá
  • Liên thông dữ liệu về khách hàng tiềm năng với Marketing; thông tin tồn kho, công nợ, đơn hàng… với Kế toán
  • +30 loại báo cáo đa chiều – chính xác – kịp thời: tình hình thực hiện mục tiêu doanh số, hiệu suất nhân viên, hàng hóa, thị trường…

ĐĂNG KÝ NHẬN TÀI KHOẢN TRẢI NGHIỆM THỬ MIỄN PHÍ:

 

III. Phân tích chi tiết chiến lược kinh doanh của Microsoft

1. Cải tiến sản phẩm liên tục

Microsoft là một tập đoàn phầm mềm hàng đầu với các sản phẩm bao gồm hệ điều hành cho máy chủ, máy tính cá nhân và các thiết bị thông minh, ứng dụng máy chủ trong môi trường công nghệ thông tin, ứng dụng năng suất thông tin, giải pháp kinh doanh và các công cụ phát triển phần mềm.

Những sản phẩm của Microsoft được sử dụng bởi hơn 90% máy tính cá nhân trên toàn thế giới. Để có vị thế hiện nay trên thị trường, Microsoft đã trở thành người tiên phong trong cuộc cách mạng máy tính cá nhân tạo ra cho người sử dụng nhiều cơ hội, giá trị và sự thuận tiện trong 10 thập kỉ qua. Đồng thời, trong thời gian đó, cuộc cách mạng của Microsoft đã tạo ra nhiều sản phẩm mới và cải tiến sản phẩm liên tục. 

Microsoft “bành trướng” ở mọi lĩnh vực, từ thị trường âm nhạc, thiết bị ngoại vi máy tính, hệ điều hành, máy tính bảng đến cách mạng hóa game với XBOX 360. Những sản phẩm Microsoft cho ra mắt đều mang lại những sự cải tiến lớn, mang đến những trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng cũng như gây áp lực lớn đối với các đối thủ cạnh tranh. 

Điển hình trong số đó, những phần mềm Windows trên máy tính được hãng cải tiến qua từng thời kỳ như sau: Windows (1.0), Windows 2, Windows 3.1, Windows 95, Windows 98, Windows 2000, Windows Me, Windows XP, Windows Vista, Windows 7, Windows 8, Windows 8.1 và cuối cùng phiên bản Windows mới nhất hiện nay là Windows 10…

2. Chiến dịch truyền thông nổi bật của Microsoft

Chiến dịch truyền thông nổi bật là một trong những chiến lược kinh doanh của Microsoft
Chiến dịch truyền thông nổi bật là một trong những chiến lược kinh doanh của Microsoft

Một trong những chiến lược kinh doanh của Microsoft đáng học hỏi chính là chiến dịch truyền thông nổi bật. Ngay từ khi ra mắt những bản hệ điều hành sơ khai, hãng đã đẩy mạnh những chiến dịch truyền thông quảng cáo nhằm mục đích giới thiệu lợi ích của sản phẩm và đã mang lại những phản hồi tích cực từ khách hàng.

Điển hình, Microsoft kết hợp với Agency Crispin Porter và Bogusky để tạo ra chiến dich mang tên “I’m a PC”. Trước khi tung ra quảng cáo chính thức Microsoft đã rất khôn khéo khi tung ra “quảng cáo nhử” thu hút sự chú ý của khách hàng.

Trong đoạn quảng cáo “I’m a PC” với thời lượng khoảng 1 phút 30 giây có sự xuất hiện của Bill Gates và diễn viên hài Jerry Seinfeld. Đoạn quảng cáo miêu tả sự gặp gỡ tình cờ của Jerry Seunfeld và Bill Gates ở tiệm giày. Ở đó, họ cùng nhau chọn giày, ăn xúc xích và trò chuyện cười đùa với nhau một cách gần gũi và thân thiện. Mặc dù thông điệp quảng cáo đơn giản và không quá chú trọng quảng cáo cho các sản phẩm của Microsoft, nhưng thông điệp chính của đoạn quảng cáo muốn mang lại là nhân vật Bill Gates đại diện cho một Microsoft luôn thân thiện và đầy tính nhân văn.

Vài tuần sau đó, Microsoft tung ra một đoạn quảng cáo dài khoảng 1 phút có tên “I’m a PC”. Trong đoạn quảng cáo, Microsoft đã phác họa sự hiện diện của PC trong công việc hắng ngày của kiến trúc sư, giáo viên, ca sĩ, nhà thám hiểm đại dương, cậu nhóc học sinh đều sử dụng khẩu hiệu “I’m a PC”.

“I’m a PC” đã chứng tỏ sự trở lại mạnh mẽ của Microsoft giúp chấn an tinh thần của những người đã và đang sử dụng PC với hệ điều hành Windows đồng thời giáng một đòn mạnh mẽ vào “Get a Mac” của Apple.

3. Chiến lược kinh doanh của Microsoft – Khác biệt hóa sản phẩm

Microsoft đã rất thành công trong việc mang lại những sản phẩm mới mẻ đến với người tiêu dùng
Microsoft đã rất thành công trong việc mang lại những sản phẩm mới mẻ đến với người tiêu dùng

Microsoft được ra sản phẩm mới khác hoàn toàn với sản phẩm đối thủ cạnh tranh và được khách hàng đánh giá cao. Để làm tốt việc này, Microsoft đã bỏ không ít thời gian để nghiên cứu nhu cầu của khách hàng tiềm năng, từ đó đáp ứng tốt kỳ vọng của họ. Microsoft đã rất thành công trong việc mang lại những sản phẩm mới mẻ đến với người tiêu dùng, điều này thể hiện rõ qua những thành tựu lớn:

  • Windows Phone Store đã có hơn 170.000 ứng dụng và game
  • Dịch vụ lưu trữ đám mây SkyDrive có hơn 250 triệu người sử dụng 
  • Tiêu thụ 76 triệu sản phẩm Máy chơi game Xbox 360
  • Công cụ tìm kiếm Bing chiếm 17.86% thị phần tìm kiếm ở Mỹ
  • Mỗi ngày ứng dụng Skype truyền đi 2 tỉ phút hội thoại.
  • Chiến lược kinh doanh của Microsoft thành công giúp tập đoàn này bán được hơn 100 triệu bản Windows 8
  • Nhân viên Microsoft làm từ thiện 1 tỉ USD tại 31.000 tổ chức từ thiện khác nhau
  • Dịch vụ Xbox Live có 48 triệu người dùng ở 41 quốc gia
  • Windows Store có hơn 250 triệu lượt tải ứng dụng
  • 7 triệu thành viên tham gia vào mạng xã hội cho doanh nghiệp Yammer
  • Outlook.com là dịch vụ email phát triển nhanh nhất thế giới, hiện có hơn 400 triệu người tham gia

IV. Bộ công cụ tối ưu hoạt động kinh doanh MISA AMIS CRM

Là nhà quản lý kinh doanh, bạn luôn trăn trở những vấn đề như:

  • Làm thế nào để quản lý lượng lớn dữ liệu khách hàng tập trung, tránh thất thoát?
  • Làm sao để quản lý đội ngũ sales, nhân viên đi thị trường hiệu quả?
  • Làm sao để có báo cáo tình hình kinh doanh tức thì để kịp thời ra quyết định?
  • Làm sao để tối ưu các quy trình, tránh chồng chéo, số liệu không đồng nhất giữa bộ phận Marketing – Kế toán – Bán hàng?

Những vấn đề trên sẽ được giải quyết khi sử dụng công cụ MISA AMIS CRM. Với MISA AMIS CRM:

– Tất cả data khách hàng được lưu trữ tập trung tránh thất thoát

AMIS CRM giúp lưu trữ mọi thông tin giao dịch, tương tác giúp chăm sóc khách hàng tốt hơn
MISA AMIS CRM giúp lưu trữ mọi thông tin giao dịch, tương tác giúp chăm sóc khách hàng tốt hơn

– Mọi thông tin về khách hàng như liên hệ, thông tin giao dịch, lịch sử mua bán được ghi nhận tại một nơi giúp Sales thấu hiểu khách hàng, tiện chăm sóc từ đó gia tăng doanh số.

Tối ưu các quy trình phê duyệt báo giá, hợp đồng… nhanh chóng giúp chăm sóc khách hàng kịp thời, gia tăng sự hài lòng của khách hàng.

– Nhà quản lý dễ dàng quản lý đội sales nhờ hệ thống báo cáo đa chiều đánh giá tình hình thực hiện mục tiêu doanh số của từng phòng ban/nhân viên, tỷ lệ chuyển đổi cơ hội sang hợp đồng, lý do thắng thua, vòng đời cơ hội để kịp thời điều chỉnh, đào tạo, động viên giúp gia tăng năng suất đội ngũ bán hàng.

Giao diện báo cáo năng lực nhân viên trên AMIS CRM
Giao diện báo cáo năng lực nhân viên trên MISA AMIS CRM

Đăng ký dùng thử để nhận tài khoản trải nghiệm miễn phí trọn bộ công cụ của MISA AMIS CRM TẠI ĐÂY:

– Đối với doanh nghiệp có nhân viên đi thị trường, nhà quản lý dễ dàng theo dõi lộ trình đi tuyến của nhân viên nhờ tính năng Check-in điểm đến.Quản lý nhân viên kinh doanh đi thị trường

– Ngoài báo cáo về hiệu suất nhân viên, MISA AMIS CRM cung cấp hơn 30+ loại báo cáo khác về doanh số, thị trường, đơn hàng, sản phẩm, kênh bán… giúp nhà quản lý nắm bắt tình hình kinh doanh tức thời và ra quyết định chính xác.

Đồng bộ và liên thông dữ liệu về thông tin khách hàng tiềm năng với Bộ phận Marketing, dữ liệu về thông tin khách hàng, tồn kho, công nợ, báo giá, đơn hàng với Kế toán.AMIS CRM liên thông dữ liệu phòng ban

Khi sử dụng MISA AMIS CRM:

  • Khách hàng được chăm sóc tốt hơn từ đó gia tăng sự hài lòng, bứt phá doanh số
  • Các quy trình bán hàng được tối ưu, doanh nghiệp vận hành trơn tru hơn
  • Đội ngũ bán hàng được tổ chức và quản lý hiệu quả hơn, tăng năng suất
  • Nhân viên sale có công cụ hỗ trợ làm việc hiệu quả hơn

Đặc biệt, MISA AMIS CRM có thể tùy chỉnh để doanh nghiệp ở bất cứ quy mô nào cũng đều có thể sử dụng.

>> Xem video demo tính năng chi tiết Tại đây:

Đăng ký dùng thử để nhận tài khoản trải nghiệm miễn phí trọn bộ công cụ của MISA AMIS CRM tại đây:


V. Tổng kết chiến lược kinh doanh của Microsoft

Microsoft ngày càng thống trị thị trường với những chiến lược kinh doanh đúng đắn đánh vào khách hàng tiềm năng. Những chiến lược kinh doanh của Microsoft đã rất thành công với vị trí xếp thứ 7 trong top những thương hiệu đắt giá nhất hành tinh trong năm 2018. Microsoft sẽ tiếp tục phát triển trở thành đối thủ lớn của các thương hiệu về công nghệ, phần mềm.

Qua bài phân tích trên, MISA AMIS hi vọng các anh/ chị đã hiếu được phần nào chiến lược kinh doanh của Microsoft và xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp với doanh nghiệp của mình.

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 2 Trung bình: 3]