Các chiến lược định giá sản phẩm mới quyết định sự tăng trưởng về doanh thu, giữ chân khách hàng và xây dựng danh tiếng của một thương hiệu trên thị trường. Hãy cùng MISA AMIS tìm hiểu chiến lược giá cho sản phẩm mới trong marketing.
I. Chiến lược giá là gì trong marketing?
Chiến lược định giá sản phẩm mới là chiến thuật các doanh nghiệp sử dụng để tìm ra mức giá sản phẩm hoặc dịch vụ cạnh tranh nhất trên thị trường. Chiến lược định giá mà doanh nghiệp chọn cho sản phẩm sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến lợi nhuận và khả năng giữ chân khách hàng của họ.
Còn phương pháp định giá là cách thức để tính giá một sản phẩm/ dịch vụ cụ thể của doanh nghiệp dựa trên chi phí, lợi nhuận kỳ vọng,… để đạt được mục tiêu theo chiến lược giá mà doanh nghiệp đã chọn.
II. Chiến lược định giá sản phẩm mới phụ thuộc vào những yếu tố nào?
Khi xây dựng chiến lược giá sản phẩm sẽ bị phụ thuộc vào các yếu tố bên trong doanh nghiệp như chi phí sản xuất, chi phí marketing,… và các yếu tố bên ngoài như chiến tranh, dịch bệnh, nhân khẩu học, tệp khách hàng mục tiêu….
2.1. Chiến lược giá sản phẩm phụ thuộc vào mục tiêu kinh doanh
Các chiến lược giá sản phẩm mới thường gắn chặt với mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp. Để giá sản phẩm mới phục vụ tốt cho mục tiêu kinh doanh, doanh nghiệp cần quan tâm đến ba yếu tố chính:
- Lợi nhuận: Xác định mức lợi nhuận mong muốn để thiết lập giá bán sản phẩm mới.
- Thị phần: Định giá nhằm mục tiêu chiếm lĩnh thị phần, có thể là định giá thấp để thu hút khách hàng hoặc giá cao để xây dựng thương hiệu cao cấp.
- Khác biệt hóa: Định giá để tạo sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh và xây dựng thương hiệu riêng.
2.2. Giá sản phẩm phụ thuộc vào chi phí sản xuất & phân phối
Việc định giá sản phẩm mới chịu ảnh hưởng lớn nhất từ chi phí sản xuất, phân phối sản phẩm đó. Để doanh nghiệp có lợi nhuận từ sản phẩm thì giá bán ra phải lớn hơn tổng chi phí để sản xuất ra nó theo một tỷ lệ doanh nghiệp đặt ra. Chi phí sản xuất, phân phối mỗi sản phẩm càng lớn thì giá sản phẩm sẽ càng cao và ngược lại.
Các chi phí sản xuất & phân phối phổ biến:
- Chi phí cố định: Bao gồm chi phí nhà xưởng, thiết bị, và chi phí quản lý.
- Chi phí biến đổi: Bao gồm chi phí nguyên vật liệu, lao động, và vận chuyển.
- Chi phí phân phối: Bao gồm chi phí vận chuyển, lưu kho, và các khoản hoa hồng cho kênh phân phối.
2.3. Chiến lược giá sản phẩm mới phụ thuộc vào nguồn lực tài chính của doanh nghiệp
Doanh nghiệp muốn chiếm lĩnh thị phần khi giới thiệu sản phẩm mới thì họ có thể bán sản phẩm với mức giá bằng hoặc thấp hơn chi phí sản xuất trong một khoảng thời gian nhất định. Để làm được điều này, buộc doanh nghiệp phải có nguồn tài chính dồi dào để duy trì hoạt động của công ty trong khi phải chịu lỗ.
Các doanh nghiệp có nguồn tài chính eo hẹp thì sẽ không thể áp dụng phương pháp chiến lược định giá sản phẩm mới này được. Nguồn tài chính càng dồi dào thì doanh nghiệp sẽ có nhiều sự lựa chọn trong công tác định giá sản phẩm.
2.4. Chiến lược marketing sản phẩm mới
Giá sản phẩm mới thường phụ thuộc nhiều vào chiến lược marketing của chính nó. Một sản phẩm có thể được điều chỉnh giá dựa trên các chiến dịch tiếp thị, quảng cáo, khuyến mãi, kênh bán (trực tuyến, cửa hàng bán lẻ, đại lý)….
Bên cạnh đó định vị sản phẩm mới cũng là một trong các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc định giá. Bản chất của định vị sản phẩm là xác định mức giá và chất lượng của sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp ở phân khúc nào trên thị trường và so sánh với đối thủ cạnh tranh. Chính vì thế, khi doanh nghiệp có chiến lược định vị sản phẩm thì trong đó đã phần nào quy định giá sản phẩm/dịch vụ nằm ở một khoảng nào đó trên bản đồ định vị sản phẩm.
2.5 Chiến lược giá phụ thuộc vào nền kinh tế
Nền kinh tế của một quốc gia, hay một địa phương tác động một phần đến giá cả của sản phẩm/dịch vụ trên thị trường. Khi nền kinh tế đi xuống, khả năng chi tiêu của khách hàng cũng giảm xuống, doanh nghiệp cần có những điều chỉnh về giá sao cho phù hợp với khả năng tài chính của đối tượng khách hàng mục tiêu theo từng giai đoạn của thị trường.
Hầu như các quốc gia hiện nay đều áp dụng mô hình kinh tế thị trường, nhưng đâu đó vẫn còn trường hợp giá của sản phẩm/dịch vụ bị kiểm soát và quy định bởi chính phủ. Các trường hợp này thường rơi vào các mặt hàng độc quyền và thiết yếu như điện, nước, xăng dầu…
2.6 Cầu thị trường tác động đến chiến lược giá sản phẩm mới
Trong nền kinh tế thị trường, cung và cầu thị trường là yếu tố vĩ mô tác động đến giá của sản phẩm/dịch vụ. Giá sản phẩm sẽ có xu hướng tăng khi lượng cầu tăng so với cung, và ngược lại khi lượng cầu giảm so với cung, giá sản phẩm cũng sẽ có xu hướng giảm theo.
2.7 Các chiến lược giá sản phẩm mới phụ thuộc vào mức độ cạnh tranh
Quá trình định giá sản phẩm của một doanh nghiệp luôn chịu những tác động nhất định từ các đối thủ cạnh tranh. Người tiêu dùng có xu hướng đánh giá về giá cả, giá trị nhận được của những sản phẩm tương đương. Do đó, doanh nghiệp cần phải nghiên cứu, tìm hiểu về giá cả và giá trị của mỗi sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh để định ra một mức giá cho mình.
2.7 Đặc điểm của khách hàng mục tiêu
Mỗi sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp luôn hướng đến đối tượng khách hàng mục tiêu khác nhau. Mức giá của sản phẩm/dịch vụ đó cũng được điều chỉnh tùy thuộc vào các đặc điểm tài chính của đối tượng khách hàng mục tiêu như thu nhập, nghề nghiệp, gia cảnh…
2.8 Các chiến lược giá sản phẩm mới phụ thuộc vào mùa vụ, lễ, tết
Với các loại sản phẩm mùa vụ, thông thường giá sẽ tăng cao vào những thời điểm trái mùa và giảm mạnh vào thời điểm vào mùa. Các dịch vụ như du lịch, nghỉ dưỡng, giải trí luôn có xu hướng tăng giá vào những dịp lễ, tết, sự kiện vì lượng cầu tăng cao.
III. 10+ chiến lược định giá sản phẩm mới phổ biến hiện nay
1. Chiến lược giá thâm nhập thị trường
Là chiến lược mà các doanh nghiệp tung ra sản phẩm mới với mức giá thấp trong một khoảng thời gian. Mục tiêu của chiến lược này là để thu hút lượng khách hàng nhiều nhất có thể và chiếm lĩnh thị phần trên thị trường. Khi chọn chiến lược này, doanh nghiệp phải chấp nhận chịu lỗ ban đầu nhưng về lâu dài, doanh nghiệp sẽ có được lượng lớn khách hàng mục tiêu.
2. Chiến lược định giá hớt váng (Pricing skimming)
Là chiến lược mà doanh nghiệp chọn giá cho sản phẩm/dịch vụ của mình ở mức cao nhất trong giai đoạn xâm nhập thị trường. Theo chiến lược định giá hớt váng, doanh nghiệp sẽ hướng đến mục tiêu doanh thu và lợi nhuận cao nhất trong một thời điểm nhất định.
Sau khi nhu cầu của nhóm khách hàng chịu chi này đã được đáp ứng và các đối thủ cạnh tranh bắt đầu gia nhập thị trường, các công ty sẽ chủ động áp dụng chiến lược hạ giá để tiếp cận nhóm khách hàng thấp hơn nhằm giữ doanh số. Lúc này, doanh nghiệp sẽ có những chương trình khuyến mại, giảm giá “sốc” để thu hút thêm khách hàng.
Ví dụ minh họa rõ nhất cho chiến lược định giá hớt váng là các chiến dịch tung sản phẩm mới của Apple. Đa số các sản phẩm điện thoại của Apple đều có giá khởi điểm khá cao. Giá này sẽ giảm dần theo thời gian và đặc biệt giảm khi một sản phẩm điện thoại mới ra mắt.
3. Chiến lược giá phân khúc (Segmented pricing)
Là cách mà doanh nghiệp sắp xếp các sản phẩm cùng loại vào những nhóm có mức giá khác nhau để phục vụ cho những phân khúc thị trường khác nhau. Mục đích là tạo sự sự đa dạng về sản phẩm và tính năng để khách hàng lựa chọn.
Nhờ vậy, doanh nghiệp có thể đáp ứng được nhiều phân khúc khách hàng hơn. Nhiệm vụ của doanh nghiệp lúc này là phải xây dựng được sự khác biệt giá trị mà khách hàng cảm nhận trong từng sản phẩm được để hợp lý hóa sự chênh lệch về giá bán giữa các dòng sản phẩm đó.
Ví dụ: Giá các sản phẩm dành cho sinh viên sẽ thấp hơn giá các dòng sản phẩm tiêu chuẩn.
4. Chiến lược định giá sản phẩm bắt buộc
Chiến lược định giá bắt buộc là chính sách mà doanh nghiệp cung cấp mức giá cho các sản phẩm phụ trợ cho sản phẩm chính. Sản phẩm chính sẽ không thể sử dụng được nếu thiếu các sản phẩm phụ này.
Thông thường thì sản phẩm chính sẽ được định giá ở mức thấp, sản phẩm bổ trợ được định giá ở mức cao, lợi nhuận chủ yếu sẽ dồn vào sản phẩm bổ trợ.
Với máy chụp hình, phần body (thân máy) được bán với giá gần như không có lãi để kích thích người dùng mua sắm, nhưng hệ thống lens (ống kính), phụ kiện được bán với giá cao để “moi tiền” từ người dùng.
5. Chiến lược giá theo gói (Bundle pricing)
Là chiến lược giá được sử dụng cho sự kết hợp của nhiều sản phẩm. Để chiến lược này đạt hiệu quả, doanh nghiệp thường kết hợp một số sản phẩm lại với nhau và bán dưới dạng combo với giá thấp hơn khi mua lẻ những sản phẩm đó.
Khi đó, doanh số của những sản phẩm ít có nhu cầu sẽ tăng lên. Doanh nghiệp có thể vừa giới thiệu sản phẩm mới vừa tạo thêm nhu cầu cho người tiêu dùng.
Cụ thể, một ví dụ về chiến lược định giá theo gói là bộ sưu tập sữa tươi chất lượng cao của Vinamilk. Bộ sưu tập này bao gồm: sữa tươi nguyên chất 19,000 VND/chai 180ml, sữa tươi không đường 18,000 VND/chai 180ml và sữa tươi có đường 18,000 VND/chai 180ml.
Giá bán combo của bộ sưu tập này là 49,000 VND/chai, tiết kiệm khoảng 6,000 VND so với việc mua lẻ từng sản phẩm. Thay vì bán lẻ từng loại sản phẩm, Vinamilk tạo ra một gói sản phẩm bao gồm ba loại sữa tươi này với giá cả hợp lý hơn so với việc mua lẻ từng sản phẩm.
>> Xem thêm: Chiến lược định giá sản phẩm mới của Vinamilk
6. Chiến lược giá khuyến mãi (Promotional pricing)
Định giá khuyến mãi là cách mà doanh nghiệp sẽ tạm thời định giá sản phẩm thấp hơn giá niêm yết. Mục đích là tăng doanh số bán hàng và thu hút thêm người tiêu dùng trong thời gian ngắn.
Các hình thức giảm giá 20%, 30%,… so với giá niêm yết hoặc mua 1 tặng 1 vào các dịp lễ, tết hoặc theo mùa để tăng doanh thu và giảm hàng tồn kho. Chiến lược định giá này sẽ phù hợp với những sản phẩm bán theo mùa như thời trang, nông sản…
7. Chiến lược định giá theo chi phí (Cost-plus pricing)
Đây là chiến lược định giá sản phẩm theo cách tính tổng chi phí sản xuất và thêm vào giá một khoản lợi nhuận mong muốn để bù lại phần chi phí sản xuất đã mất đi.
Ví dụ: Nếu chi phí sản xuất là 100.000 VNĐ và bạn muốn lợi nhuận 20%, giá bán sẽ là 120.000 VNĐ.
8. Chiến lược định giá theo giá trị (Value-based pricing)
Định giá dựa trên giá trị sản phẩm mang lại cho khách hàng.
Ví dụ: Một sản phẩm chăm sóc da cao cấp có thể định giá cao hơn vì khách hàng tin rằng nó hiệu quả hơn.
9. Chiến lược giá cạnh tranh (Competitive pricing)
Chiến lược định giá theo cạnh tranh sẽ dựa trên mức giá của đối thủ cạnh tranh. Khi đó, doanh nghiệp có thể quyết định bán ngang giá, thấp hơn hoặc thậm chí định giá cao hơn đối thủ cạnh tranh. Tùy từng sản phẩm, dịch vụ và hậu mãi thì doanh nghiệp sẽ có chiến lược lựa chọn giá phù hợp.
Ví dụ: Nếu đối thủ bán sản phẩm tương tự với giá 1.200.000 VNĐ, bạn có thể định giá thấp hơn để thu hút khách hàng. Tuy nhiên nếu doanh nghiệp bạn có dịch vụ bảo hành và chăm sóc khách hàng tốt hơn, bạn có thể định giá sản phẩm cao hơn cho những giá trị tăng thêm này.
10. Định giá sản phẩm mới theo thời gian (Dynamic Pricing)
Với chiến lược này, doanh nghiệp thường sẽ thay đổi giá theo thời gian dựa trên nhu cầu hoặc tình hình giá cả của thị trường. Các chiến lược định giá sản phẩm theo thời gian giúp doanh nghiệp tối ưu hóa doanh thu, phản ứng nhanh với thị trường nhưng có thể gây khó khăn khi quản lý hoặc có thể gây bức xúc cho khách hàng.
IV. Cách chọn chiến lược giá phù hợp cho sản phẩm
Chọn chiến lược định giá phù hợp cho sản phẩm mới là bước quan trọng để đảm bảo sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp vừa thu hút khách hàng vừa mang lại lợi nhuận. Để chọn được chiến lược giá phù hợp, các doanh nghiệp sẽ cần một quá trình nghiên cứu, xác định và quyết định phù hợp.
MISA đưa ra các bước định giá sản phẩm chi tiết dưới đây, giúp doanh nghiệp tham khảo thêm trong chiến lược định giá sản phẩm mới.
1. Phân tích nghiên cứu thị trường & đối thủ cạnh tranh
- Phân tích thị trường: Nghiên cứu thị trường để hiểu rõ nhu cầu, mong muốn và khả năng chi trả của khách hàng. Điều này giúp bạn định vị sản phẩm một cách chính xác.
- Phân tích đối thủ cạnh tranh: Xem xét giá cả và chiến lược định giá của các đối thủ cạnh tranh. Việc này giúp bạn có cái nhìn tổng quan về vị trí của mình trong thị trường và điều chỉnh giá cả hợp lý.
2. Xác định chi phí
Chi phí của sản phẩm thường bao gồm chi phí biến đổi & chi phí cố định. Trong đó, chi phí cố định thường gồm các khoản chi không thay đổi theo số lượng sản phẩm sản xuất, như tiền thuê nhà xưởng, lương nhân viên quản lý. Ngược lại, các chi phí thay đổi theo số lượng sản phẩm sản xuất, như nguyên liệu, lao động trực tiếp sẽ là chi phí biến đổi.
3. Chọn chiến lược định giá phù hợp
- Định giá theo chi phí (Cost-plus pricing): Tính tổng chi phí sản xuất và thêm vào một khoản lợi nhuận mong muốn.
- Định giá theo giá trị (Value-based pricing): Định giá dựa trên giá trị sản phẩm mang lại cho khách hàng.
- Định giá theo cạnh tranh (Competitive pricing): Định giá dựa trên mức giá của đối thủ cạnh tranh.
- Định giá phân khúc (Segmented pricing): Định giá khác nhau cho các phân khúc khách hàng khác nhau.
- Định giá theo gói (Bundle pricing): Bán một nhóm sản phẩm với giá thấp hơn so với mua lẻ từng sản phẩm.
4. Thử nghiệm và điều chỉnh
Thử nghiệm & điều chỉnh là bước quan trọng trong quá trình định giá sản phẩm mà nhiều doanh nghiệp thường bỏ qua. Khi tung một sản phẩm vào thị trường, bước thử nghiệm các mức giá khác nhau sẽ giúp doanh nghiệp xem phản ứng của khách hàng và tìm ra mức giá tối ưu.
Khi đã có thông tin này, doanh nghiệp có thể dựa trên dữ liệu phản hồi của khách hàng và kết quả kinh doanh, điều chỉnh giá để tối ưu hóa doanh thu và lợi nhuận.
5. Theo dõi và đánh giá
- Theo dõi hiệu quả: Liên tục theo dõi hiệu quả của chiến lược định giá để đảm bảo nó phù hợp với mục tiêu kinh doanh.
- Đánh giá và điều chỉnh: Dựa trên kết quả theo dõi, đánh giá và điều chỉnh chiến lược định giá nếu cần thiết.
V. Ví dụ về chiến lược định giá sản phẩm mới
Chiến lược định giá sản phẩm phù hợp đã giúp nhiều thương hiệu thành công trong việc đưa sản phẩm mới vào thị trường, giúp họ tạo ra sự khác biệt trên thị trường và đạt được các kết quả nhất định. Các ông lớn như Apple, Starbucks, Tesla, IKEA hay Netflix cũng không nằm ngoài ngoại lệ này.
1. Chiến lược định giá theo giá trị của Apple
Apple nổi tiếng với việc định giá sản phẩm cao hơn so với nhiều đối thủ cạnh tranh. Chiến lược này dựa trên giá trị mà sản phẩm của họ mang lại cho khách hàng, bao gồm thiết kế tinh tế, chất lượng cao, hệ sinh thái sản phẩm đồng bộ và trải nghiệm người dùng tuyệt vời.
Apple đã thành công trong việc tạo ra sự khao khát và lòng trung thành từ phía khách hàng, giúp họ duy trì mức giá cao mà vẫn có doanh số ấn tượng.
2. Tesla với chiến lược định giá theo giá trị và theo chi phí
Tesla đã sử dụng chiến lược giá dựa trên giá trị mà các phương tiện điện của họ mang lại, bao gồm công nghệ tiên tiến, hiệu suất cao, và tầm nhìn bền vững. Đồng thời, họ cũng tính toán chi phí sản xuất và thêm vào một khoản lợi nhuận mong muốn. Điều này giúp Tesla duy trì mức giá cao hơn so với nhiều nhà sản xuất ô tô truyền thống, nhưng vẫn thu hút được một lượng lớn khách hàng.
3. Chiến lược định giá theo chi phí và phân khúc của IKEA
IKEA nổi tiếng với chiến lược giá cạnh tranh, dựa trên việc tối ưu hóa chi phí sản xuất và logistics. Họ cũng định giá các sản phẩm của mình dựa trên phân khúc khách hàng, cung cấp nhiều mức giá khác nhau để phù hợp với các đối tượng khách hàng khác nhau. Điều này giúp IKEA tiếp cận được nhiều đối tượng khách hàng và trở thành một trong những nhà bán lẻ đồ nội thất lớn nhất thế giới.
4. Starbucks với chiến lược định giá theo giá trị
Starbucks đã thành công trong việc định giá sản phẩm của mình cao hơn so với các quán cà phê khác. Chiến lược của họ dựa trên việc cung cấp một trải nghiệm đặc biệt cho khách hàng, không chỉ là cà phê mà còn là không gian thoải mái, dịch vụ tốt và sự cá nhân hóa trong từng cốc cà phê. Nhờ đó, Starbucks đã xây dựng được một thương hiệu mạnh và khách hàng sẵn sàng trả thêm để có được trải nghiệm này.
5. Chiến lược giá của Netflix theo gói
Netflix đã thành công trong việc cung cấp các gói dịch vụ theo nhiều mức giá khác nhau, từ gói cơ bản đến gói cao cấp. Điều này giúp họ thu hút được nhiều phân khúc khách hàng khác nhau, từ những người chỉ cần dịch vụ cơ bản đến những người muốn trải nghiệm tối ưu với nhiều tính năng hơn. Netflix liên tục điều chỉnh giá và gói dịch vụ của mình để tối ưu hóa doanh thu và giữ chân khách hàng.
VI. Sử dụng công nghệ hỗ trợ định giá sản phẩm mới
Chiến lược định giá sản phẩm sẽ không thể thành công nếu không có dữ liệu và công cụ phần mềm hỗ trợ. Các dữ liệu từ thị trường, khách hàng, đối thủ được nhiều doanh nghiệp kế thừa & phân tích từ quá trình sử dụng phần mềm CRM.
Trong định giá sản phẩm, phần mềm CRM có thể mang lại nhiều lợi ích quan trọng giúp doanh nghiệp định giá sản phẩm một cách hiệu quả và tối ưu hơn như:
1. Phân tích dữ liệu khách hàng
Các dữ liệu từ phần mềm CRM giúp doanh nghiệp thu thập và phân tích dữ liệu khách hàng, từ đó hiểu rõ nhu cầu, mong muốn và khả năng chi trả của từng nhóm khách hàng. Thông qua việc phân tích này, doanh nghiệp có thể xác định phân khúc khách hàng & dự đoán xu hướng mua hàng của thị trường.
Ví dụ: doanh nghiệp dùng phần mềm MISA AMIS CRM luôn có một cơ sở dữ liệu toàn diện về khách hàng từ thông tin liên hệ đến lịch sử mua hàng, thói quen mua hàng, công nợ,… Toàn bộ cơ sở dữ liệu này chính là cơ sở hiểu rõ khách hàng của chính doanh nghiệp, từ đó định giá phù hợp khi đưa sản phẩm mới vào thị trường.
2. Đo lường giá trị khách hàng
CRM giúp doanh nghiệp theo dõi giá trị trọn đời của khách hàng (Customer Lifetime Value – CLV). Bằng cách định giá sản phẩm dựa trên CLV, doanh nghiệp có thể tối đa hóa lợi nhuận dài hạn bằng việc Định giá cao hơn cho các sản phẩm/dịch vụ mang lại giá trị cao hoặc Cung cấp giá ưu đãi cho khách hàng trung thành để tăng cường mối quan hệ và giữ chân khách hàng.
>> Trải nghiệm thử ngay phần mềm MISA AMIS CRM để định giá sản phẩm phù hợp:
3. Quản lý chiến dịch tiếp thị và khuyến mãi
CRM cung cấp các công cụ để quản lý và theo dõi hiệu quả của các chiến dịch tiếp thị và khuyến mãi. Doanh nghiệp có thể:
- Phân tích hiệu quả chiến dịch: Đánh giá xem chiến dịch nào đem lại hiệu quả tốt nhất và điều chỉnh giá sản phẩm dựa trên kết quả.
- Tạo ưu đãi cá nhân hóa: Đưa ra các chương trình khuyến mãi và giảm giá dựa trên lịch sử mua sắm và hành vi của từng khách hàng.
Tuy nhiên với những chương trình khuyến mãi cá nhân hóa, đòi hỏi doanh nghiệp phải quản lý tốt, tránh tình trạng quá nhiều chương trình khuyến mãi gây sai sót, nhầm lẫn. Trong trường hợp này, phần mềm MISA AMIS CRM hoàn toàn đáp ứng nhu cầu quản lý khuyến mãi linh hoạt của doanh nghiệp khi có sẵn hơn 50+ chương trình khuyến mãi.
4. Phân tích dữ liệu bán hàng để ra quyết định phù hợp
CRM cung cấp báo cáo chi tiết về doanh số bán hàng, giúp doanh nghiệp phân tích hiệu suất bán hàng như xác định sản phẩm nào bán chạy nhất ở mức giá nào; dự đoán doanh thu để điều chỉnh giá sản phẩm cho phù hợp; tìm ra các cơ hội trong thị trường để điều chỉnh giá nhằm thu hút khách hàng từ đối thủ.
Như phần mềm quản lý bán hàng MISA AMIS CRM hiện đang cung cấp hơn 50 báo cáo bán hàng theo thời gian thực, giúp CEO & quản lý kinh doanh ra quyết định kịp thời, chuẩn xác.
Đăng ký dùng thử để nhận tài khoản trải nghiệm miễn phí trọn bộ công cụ của MISA AMIS CRM TẠI ĐÂY
Ngoài ra, khi sử dụng MISA AMIS CRM:
- Khách hàng được chăm sóc tốt hơn từ đó gia tăng sự hài lòng, bứt phá doanh số
- Các quy trình bán hàng được tối ưu, doanh nghiệp vận hành trơn tru hơn
- Đội ngũ bán hàng được tổ chức và quản lý hiệu quả hơn, tăng năng suất
- Nhân viên sale có công cụ hỗ trợ làm việc hiệu quả hơn
Đặc biệt, MISA AMIS CRM có độ phù hợp cao, mọi doanh nghiệp, mọi ngành nghề, mọi loại hình, mọi quy mô đều có thể sử dụng & mở rộng bất cứ lúc nào.
Xem video demo tính năng chi tiết Tại đây:
Đăng ký dùng thử để nhận tài khoản trải nghiệm miễn phí trọn bộ công cụ của MISA AMIS CRM TẠI ĐÂY:
V. Tổng kết
Sau khi tìm hiểu về chiến lược giá, chúng ta có thể thấy việc áp dụng chúng phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Việc chuẩn bị, phân tích và thực hiện cẩn thận các bước là điều kiện tiên quyết tuyệt đối. Chỉ khi đó, các cách định giá mới thành công, giúp doanh nghiệp gia tăng doanh số bán hàng, tăng lợi nhuận và tăng sự cạnh tranh với đối thủ.