Hiện nay những người có thể làm nhiều việc một lúc được đánh giá rất cao. Những người này được gọi là người đa nhiệm – Multitasking. Vậy thực chất Multitasking là gì? Hãy MISA đi tìm hiểu qua bài viết này nhé.
I. Multitasking là gì?
Multitasking là gì? Đây là thuật ngữ chỉ sự đa nhiệm, có thể thực hiện nhiều tác vụ, công việc trong một khoảng thời gian nhất định. Khái niệm này bắt đầu từ môi trường làm việc số khi máy tính ra đời và có thể chạy nhiều ứng dụng cùng một lúc.
MỜI BẠN ĐĂNG KÝ NHẬN NGAY EBOOK MIỄN PHÍ: XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ XUẤT SẮC
II. Multitasking có thực sự hiệu quả?
Gần đây, nhà nghiên cứu Zhen Wang đã đề cập vấn đề multitasking. Ông phân tích rằng multitasking không giúp mọi người làm việc hiệu quả hơn mà chỉ tạo ra cảm thấy hài lòng với bản thân.
Cụ thể, nếu một nhà phân tích dữ liệu đang chạy một thuật toán mà cùng lúc làm báo cáo hay trao đổi thông tin với đồng nghiệp, anh ta sẽ có cảm giác vượt trội. Anh ấy đã làm tất cả cùng một lúc và trở nên tự hào hơn về bản thân. Nhưng công việc của anh ấy vẫn có thể kém hiệu quả hơn nhiều đồng nghiệp khác vì các nhiệm vụ bị chồng chéo lên nhau.
Kết luận cho câu hỏi não bộ con người hiểu multitasking là gì sẽ khiến bạn kinh ngạc. Bởi não bộ của chúng ta không thể đáp ứng việc multitasking hiệu quả. Nói cách khác, khi chúng ta cố gắng làm nhiều việc cùng một lúc, thực chất ta không tập trung 100%.
Thay vào đó, multitasking chia bộ não thành nhiều phần. Nó tạo nên một sự tập trung ngắn hạn khi chúng ta liên tục chuyển đổi giữa các nhiệm vụ.
Ngoài ra, bộ não của bạn phải khởi động lại mỗi lúc chuyển đổi hành vi từ nhiệm vụ này sang nhiệm vụ khác. Nó đồng nghĩa với việc tiêu hao nhiều năng lượng và thời gian hơn.
III. Nhược điểm của multitasking là gì?
1. Bộ não của bạn kém hiệu quả hơn
Multitasking diễn ra do bạn yêu cầu bộ não của mình không được phân tâm nhằm theo dõi nhiều việc một lúc. Thế nhưng, nó không chỉ không đáp ứng được mệnh lệnh mà còn bị tổn hại nếu bạn ép mọi thứ hoạt động hết công suất.
Sự gián đoạn liên tục khi Multitasking mang lại mức độ căng thẳng cao hơn. Đây là tình trạng quá tải về nhận thức, dẫn đến các phản ứng tiêu cực cho não bộ.
Theo một nghiên cứu của Đại học Sussex, làm việc multitasking liên tục có thể để lại các tác hại lâu dài. Họ phát hiện ra những người thường xuyên multitasking có mật độ não thấp hơn ở các vùng chịu trách nhiệm kiểm soát nhận thức và cảm xúc.
Vì vậy, đừng thực hiện multitasking một cách tiêu cực. Nó thực sự ảnh hưởng đến sức khỏe và cách bạn xử lý công việc.
2. Giảm hiệu suất công việc
Nhiều người tin rằng multitasking có thể cải thiện năng suất của họ. Nhưng đây là một quan điểm không chính xác hoàn toàn.
Ví dụ, nếu bạn đang trong một cuộc họp quan trọng nhưng vẫn viết email, bạn sẽ không nhận được thông tin chính xác trong cuộc họp đó.
Đồng thời làm hai việc cùng một lúc vô hình tạo ra các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả công việc. Với sự chú ý bị hạn chế, bạn rất dễ dàng mắc sai lầm và bị đánh giá kém trong tập thể.
Ngoài ra, não của bạn cũng phải khởi động lại và tiếp tục hoạt động. Thường xuyên tư duy như vậy có thể khiến não hoạt động kém hiệu quả và giảm năng suất hơn nhiều lần.
3. Làm giảm khả năng sáng tạo
Sự sáng tạo đòi hỏi chúng ta tập trung cao độ để khơi gợi các ý tưởng và cảm hứng mới. Thế nhưng điều này dường như là không thể nếu bạn áp dụng multitasking trong công việc.
Đa nhiệm có thể tạo ra phản hồi tốt về sự nhanh nhẹn, tháo vát trong công việc cho bạn. Song nó cũng dễ khiến bạn đánh mất khả năng sáng tạo.
Bởi lẽ, mục tiêu của bạn chỉ đơn giản là hoàn thành công việc càng nhanh càng tốt. Như vậy, khả năng sáng tạo, tìm tòi và phát triển cái mới không thể phát huy trọn vẹn.
KIẾN TẠO MÔI TRƯỜNG LÀM VIỆC CHUYÊN NGHIỆP, HIỆU QUẢ VỚI BỘ GIẢI PHÁP MISA AMIS Văn PHÒNG SỐ
IV. Cải thiện khả năng multitasking
4.1. Lập danh sách việc cần làm
Khi phải thực hiện nhiều công việc cùng lúc, bạn nên tạo danh sách việc cần làm. Lập danh sách sẽ giúp bạn sắp xếp mọi thứ logic và rõ ràng.
Đây là một trong những kỹ năng multitasking quan trọng nhất. Cách lập bảng kế hoạch công việc cũng ngăn bạn quên các yếu tố quan trọng trong phạm vi trách nhiệm của mình.
4.2. Đưa ra ưu tiên
Như đã đề cập ở trên, một trong những điểm yếu của multitasking là thiếu trình tự công việc. Vì vậy, để thay đổi hoàn toàn tình trạng này, chúng ta nên học cách phân biệt giữa việc cần làm, nên làm và không cần thiết.
Tìm ra nhiệm vụ nào thực sự quan trọng cho phép bạn dành ra thời gian và nguồn lực lớn hơn. Nhờ đó, các công việc quan trọng sẽ đạt kết quả cao nhất. Đồng thời, nó cũng đem đến cân bằng và duy trì tiến độ trong thời gian làm việc multitasking.
4.3. Làm chủ thời gian
Để ứng dụng multitasking, bạn nên biết kỹ năng quản lý thời gian hợp lý. Đầu tiên, hãy lựa chọn những thời điểm bạn làm việc năng suất nhất trong ngày và đề ra giới hạn. Sau đó, bạn chỉ cần bám sát theo kế hoạch nhiệm vụ ưu tiên ban đầu nhằm đảm bảo hoàn thành mục tiêu đề ra.
>> Tìm hiểu ngay: Top 7 app quản lý thời gian cho IOS hiệu quả nhất
4.4. Nhóm các nhiệm vụ tương tự với nhau
Bạn đang thấy các nhận định không tích cực về multitasking nhưng trong nhiều trường hợp, công việc cũng sẽ yêu cầu nhân viên phải có kỹ năng xử lý đa tác vụ. Do đó, bạn cần có sự sắp xếp thông minh để tự động chuyển đổi các nhiệm vụ.
Lời khuyên ở đây là hãy phân bổ các công việc cần làm có đặc điểm hoặc kỹ năng giống nhau thành một tập hợp. Nhóm các công việc có tính chất tương đồng sẽ giúp não bộ của bạn nhanh chóng làm quen và xử lý thông tin chính xác. Sự ngang hàng của một nhóm nhiệm vụ cũng giúp bạn chuyển trọng tâm làm việc liên tục mà không tốn quá nhiều thời gian.
4.5. Học cách tập trung
Tập trung cao độ là nền tảng của multitasking. Những người làm chủ hiệu suất tốt nhất thường tập trung hoàn toàn vào những gì họ đang làm tại một thời điểm nhất định. Sau đó, họ mới chuyển giao sang nhiệm vụ mới.
Nếu bạn còn băn khoăn cách ứng dụng tốt nhất cho multitasking là gì, hãy tham khảo các mẹo sau:
5.5.1. Làm việc theo cách bạn muốn
Mỗi người có một cách khác nhau để duy trì sự tập trung. Có những người phải làm việc trong không gian thật tĩnh lặng nhưng số khác lại muốn nghe nhạc nhẹ để thư giãn.
Đó cũng có thể là việc bạn dành thời gian trên văn phòng hoặc lựa chọn một địa điểm khác biệt hơn nhằm tìm kiếm cảm hứng. Tất cả cách thức làm việc trên đều được khuyến khích, chỉ cần bạn đảm bảo tiến độ cũng như sự phối hợp nhịp ngàng với đồng nghiệp.
4.5.2. Ghi chú
Ghi chú sẽ giúp bạn lưu lại công việc nào là cấp thiết, cần được ưu tiên và việc nào có thể làm sau. Ngoài ra, kiến thức và kỹ năng ghi chú có thể giúp bạn vượt qua thời hạn và khối lượng công việc trong một ngày.
4.5.3. Xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp
Sự phân tâm ảnh hưởng đến đa nhiệm bằng cách giảm khả năng tập trung của bạn. Các cách để loại bỏ yếu tố phiền nhiễu bao gồm:
- Giữ cửa văn phòng của bạn đóng trong khi làm việc với các nhiệm vụ quan trọng.
- Đi vào một phòng họp yên tĩnh nếu không gian làm việc chính quá ồn ào.
- Tắt điện thoại di động và đặt nó ra khỏi tầm nhìn.
- Nghe nhạc nếu nó làm tăng sự tập trung của bạn.
- Nghỉ giải lao ngắn mỗi giờ để nạp lại năng lượng.
Đây cũng là biện pháp bạn nên áp dụng trong mọi nghiệp vụ bên cạnh multitasking. Nó giúp bạn trở nên chuyên nghiệp, đáng tin cậy và có khả năng hoàn thành công việc tối ưu hơn.
4.6. Giám sát sự tiến bộ
Bạn cần thường xuyên theo dõi những nội dung đã hoàn thành để đảm bảo tiến độ công việc. Nếu bạn đang chậm tiến độ, bạn cần phải chuyển hướng tập trung hoàn toàn vào một nhiệm vụ duy nhất thay vì cố gắng xem xét nhiều việc khác.
>> Xem thêm: Phần mềm dành cho lãnh đạo điều hành doanh nghiệp
4.7. Chuyển giao nhiệm vụ kịp thời
Khi bạn ưu tiên các nhiệm vụ chính với khối lượng và thời lượng lớn, những nhiệm vụ có mức độ ưu tiên thấp hơn nên được chuyển giao.
Ví dụ, bạn đã phụ trách lên kế hoạch, chuẩn bị nội dung cho chiến dịch truyền thông mạng xã hội. Lúc này, bạn có thể ủy quyền việc chỉnh sửa và tải lên cho trợ lý. Nếu bạn chỉ là nhân viên phụ trách, bạn vẫn có quyền yêu cầu người quản lý cử các thành viên trong nhóm hỗ trợ.
V. Kết luận
Bài viết trên đã cung cấp cho bạn kiến thức về multitasking là gì. Kỹ năng multitasking thường không được đánh giá cao bởi những giới hạn về sự tập trung khiến nhân viên không đạt hiệu suất cao.
Tuy nhiên, chúng ta vẫn phải đối mặt với những tình huống yêu cầu sự đa nhiệm trong công việc và cuộc sống. Vì vậy, việc trang bị những thông tin và phương pháp thực hiện multitasking là vô cùng cần thiết. Nó sẽ giúp bạn cải thiện khả năng tập trung, tăng nhanh năng suất và hoàn thành công việc tốt hơn.
MISA AMIS – giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện Multitasking hiệu quả
Phần mềm AMIS Công việc là công cụ hỗ trợ đắc lực cho nhà quản lý – vị trí luôn phải thực hiện đa tác vụ để đảm bảo một bộ máy lớn hoạt động ổn định. Với AMIS, doanh nghiệp không chỉ tiết kiệm thời gian tổng hợp báo cáo, cắt giảm chi phí mà còn theo dõi quy trình làm việc của tất cả các cá nhân, phòng ban trên một nền tảng hợp nhất.
ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN VÀ KHÁM PHÁ SỨC MẠNH CỦA AMIS CÔNG VIỆC